Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/02/2013



tải về 386.84 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích386.84 Kb.
#3715
  1   2   3   4




MỘT CUỐN SÁCH

NHƯ THẾ ĐÓ



Quyển Hạ (nhất tập)

Lm. Giuse NGUYEÃN HÖÕU TRIEÁT

01/02/2013


(SAÙCH BIEÁU - KHOÂNG BAÙN

LÖU HAØNH NOÄI BOÄ)








Chú thích :

  1. Gutenberg (người Đức, 1400–1468) : 1436 đúc chữ để xếp và phát minh máy in đầu tiên.

  2. Năm 1450 Gutenberg (Johannes Gensfleisch) hợp tác với J. Fust, in tuyệt tác phẩm là cuốn Kinh Thánh được mệnh danh là "Kinh Thánh 42 dòng" vào năm 1455 tại Mayence (Đức).

(La Civillisation Écrite, Encyclopédie Française XVIII 1943 printed in France par Julien Cain).

  1. Theo các bản dịch Việt ngữ, Thánh Kinh hay Kinh Thánh đều đúng, đôi khi còn gọi là Sách Thánh.

THÁNH KINH

BỘ SÁCH CỦA NHỮNG ĐIỀU LẠ



[Nhũng điều lạ ở đây không có ý ám chỉ những kỷ lục mặc dù Thánh Kinh cũng đã từng có các kỷ lục được ghi, ở đây chỉ nhắc tới những điều khác thường ít thấy hay không thấy nơi các sách khác, cũng không loại trừ những trường hợp được coi như một phép mầu vậy – Bạn đọc có thể hoài nghi về quả quyết này và có quyền phủ nhận, nhưng đối với người viết và những người hiểu biết và tin tưởng Thánh Kinh, thì đây là lời khẳng định chính xác]

  1. Một Viện Đại học chỉ dạy về một cuốn sách.

Thánh Kinh học là một ngành học ngang tầm đại học và trên đại học được mở ra để chỉ nghiên cứu về một bộ sách duy nhất là Thánh Kinh với tầm vóc quốc tế. Cho tới hôm nay, chưa có sách nào có được vinh dự cao như thế.

Ở Trung Quốc có bộ môn Hồng Học, cũng là một ngành học chuyên nghiên cứu về một bộ tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc, đó là bộ Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần vào thế kỷ 18, nhưng tầm vóc và ảnh hưởng khiêm tốn hơn nhiều so với Thánh Kinh Học.

Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia (internet), Hồng Học là một môn học chuyên nghiên cứu về Hồng Lâu Mộng, một trong tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Quốc. Do Hồng Lâu Mộng có nhiều văn bản khác nhau, quan điểm của các nhà nghiên cứu về Hồng Lâu Mộng cũng khác nhau … nên lịch sử Hồng Học có thể chia làm hai thời kỳ : Cựu Hồng Học và Tân Hồng Học.


  • Cựu Hồng Học : gồm các lời bình trong Chi Nghiễn Trai Trùng Bình Thạch Đầu Ký – các bản Giáp Tuất (Càn Long năm thứ 19), Kỷ Mão (Càn Long năm thứ 24), Canh Thìn (Càn Long năm thứ 25), đây là những tư liệu Hồng Học sớm nhất (trong khi những tư liệu về Thánh Kinh Học đã có trước đây hơn 2000 năm).

  • Tân Hồng Học : Sau phong trào Ngũ Tứ, các học giả nghiên cứu về Hồng Học có tới 10 vị, đặc biệt nhất là học giả Hồ Thích với tác phẩm Hồng Lâu Mộng Khảo Chứng (1921) đã chính thức khai sáng ra Tân Hồng Học.

Sau thời cải cách văn hóa ở Trung Quốc tới thời mở cửa (thập niên 60 thế kỷ 20), việc nghiên cứu Hồng Lâu Mộng lại được tiếp tục với sự ra đời của Sở Nghiên cứu Hồng Lâu Mộng, và hai tập san Hồng Lâu Mộng Học San và Hồng Lâu Mộng Nghiên Cứu Tập san. Hội thảo Hồng Lâu Mộng quy mô toàn Trung Hoa lần thứ nhất họp tại Cáp Nhĩ Tân mùa thu năm 1980, có hơn 70 bản tham luận. Tại hội thảo này Hồng Lâu Mộng Học Trung Quốc chính được thành lập.

Hồng Học ngày nay đã thành một ngành học vấn ở phạm vi quốc tế. Mùa Xuân năm 1980, trường đại học Wisconsin ở Mỹ đã đứng ra triệu tập hội nghị nghiên cứu Hồng Lâu Mộng quốc tế, và tháng 6/1986 hội thảo Hồng Lâu Mộng quốc tế lần thứ hai họp tại Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc.

Những năm gần đây, các cuộc tranh luận về Hồng Lâu Mộng vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt với ý kiến của nhà Hồng Học Thổ Mặc Nhiệt cho rằng Hồng Lâu Mộng không phải của Tào Tuyết Cần (vi.wikipedia.org/wiki/ Hồng Học).

Tính quốc tế của Hồng Học mới chỉ là một cuộc hội thảo ở Wisconsin (Mỹ) ngoài Trung Quốc, người viết chưa nghe nơi nào có Học viện Hồng Học với những học vị cử nhân, tiến sĩ Hồng Học. Trong khi Thánh Kinh Học đã có những Học viện tầm cỡ đại học lớn trên thế giới như Học viện Thánh Kinh Giêrusalem, Học viện Thánh Kinh Roma cấp bằng cử nhân, tiến sĩ Kinh Thánh Công giáo, còn các nước có đông tín đồ Kitô giáo như Anh quốc, Đức, Mỹ … chắc chắn đã có những Học viện Kinh Thánh riêng của họ. Ngay tại Việt Nam nhỏ bé, tín hữu Tin lành còn ít thế mà trước năm 1975 cũng đã từng có Học viện Kinh Thánh Tin lành ở Nha Trang, Khánh Hòa (xem Những Suy Nghĩ Vẩn Vơ tập 8, trang 44-46).



  1. Điều kiện và thời gian để học Kinh Thánh cực kỳ gắt gao.

Để vào học ở Viện Thánh Kinh Roma và Giêrusalem, và để trở thành nhà nghiên cứu, chú giải Thánh Kinh chính thức, học viên sau tú tài, cử nhân, phải đủ điều kiện về ngôn ngữ, nghĩa là ngoài tiếng mẹ đẻ phải thông thạo ít là 3 trong các sinh ngữ Tây Âu : Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý … và thông thạo ít là 4 cổ ngữ La-tinh, Hy Lạp, Hêbrêu (Do Thái) và Aram, và 1 trong 3 ngôn ngữ Đông phương như Ai Cập, Ả Rập, Copt. rồi còn phải miệt mài chuyên chú học chỉ một môn này mà thôi trong ít là 9 năm, và phải thi đậu, được cấp bằng mới đủ tư cách giải thích Kinh Thánh. Không phải chỉ lõm bõm vài câu tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức … mà học được.

Linh mục Giuse Đỗ Quang Khang sau khi tốt nghiệp đại học đã có một thời đi dạy học rồi vào tu sau 6 năm làm Linh mục, rồi được gửi qua Học viện Thánh Kinh Rôma, sau 9 năm mới về nước, ngài tâm sự : "Nếu vì bất cứ lý do gì mà nghỉ 1 tuần thôi thì không thể theo kịp nữa, phải bỏ giở mà về". Linh mục Giuse Nguyễn Văn Hội (Dòng CCT) được gửi qua Pháp học Thần học Thánh Kinh tại Học viện Công giáo Paris (Institut Catholique de Paris) từ năm 2008 đến 2012, ròng rã 4 năm trời mà mới chỉ học khái niệm về Cựu Ước, chuyên sâu về 25 chương đầu sách Sáng Thế Ký, đặc biệt nghiên cứu chỉ có 1 chương là chương 18 sách Sáng Thế - ngài chia sẻ : "Thật vất vả, 4 năm trời chỉ học được 1 chương sách mà thôi". Nếu Thánh Kinh là một cuốn sách vô giá trị thì thế giới văn minh này làm gì phải nhọc công và tốn kém như vậy ? Làm gì phải dịch ra hơn 2445 thứ tiếng, (theo Nguyệt san Dân Chúa âu châu) [trong các văn bản của thế giới, bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được dịch ra 375 ngôn ngữ đã chiếm kỷ lục, chưa sách nào vượt được], xuất bản hàng chục tỷ cuốn như vậy ? Và làm gì mỗi ngày có hàng tỷ người đọc và noi theo như vậy ?



  1. Thánh Kinh – sách của sự thật.

Thánh Kinh không phải là sử ký thuần túy, nhưng có tính lịch sử rất cao, nghĩa là hoàn toàn tôn trọng sự thật, tác giả Thánh Kinh biết sao kể vậy, không bao giờ cố tình bóp méo sự thật, khác với lịch sử của các triều đại chính trị luôn có khuynh hướng "xấu che, tốt khoe", nhiều khi sử gia không muốn vậy nhưng do những áp lực nhiều phía nên buộc phải "uốn cong ngòi bút".

Thông thường người ta rất sợ sự thật, sợ đối mặt với sự thật, nhất là những sự thật không mấy tốt đẹp, do đó mới có vấn đề những người có thế lực "sát nhân diệt khẩu" trong mọi thời đại.

Một vua Hêrôđê (thế kỷ 1) loạn luân với chị dâu ngay khi anh mình còn sống, ông Gioan Tẩy Giả đã dũng cảm lên tiếng : "Ngài không được làm như vậy", lập tức ông bị bay đầu (Lc 3,19-20). Với ông vua khét tiếng độc ác này cũng như ông trùm độc tài Hitler, sử gia nào dám nói động tới những việc sai quấy các ông làm ? Với các vua chúa, những nhà độc tài khát máu khác cũng vậy.

Trong khi đó các tác giả Kinh Thánh tôn trọng sự thật cách tuyệt đối, không mảy may che giấu sự thật :



  • Quyền uy và lẫy lừng như nhà lãnh đạo Môsê mà vẫn bị "kể tội và hình phạt" vào lúc cuối đời : chết mà chỉ được nhìn thấy Đất Hứa chứ không được vào – Ds 27,12-15 :

  • ĐỨC CHÚA phán với ông Môsê : "Ngươi hãy lên ngọn núi kia của dãy Avarim, và hãy nhìn xem miền đất mà Ta ban cho con cái Israel. Khi đã nhìn xem rồi, ngươi cũng sẽ về sum họp với gia tiên, như Aharon anh ngươi, vì ở sa mạc Xin, trong lúc cộng đồng chống đối Ta, các ngươi đã chống lại lệnh Ta truyền làm cho nước chảy ra để tỏ bày sự thánh thiện của Ta trước mắt chúng. Đó là vụ nước ở Mơriva miền Cađê, trong sa mạc Xin"1.

  • Tất cả lỗi lầm của vua Đavít đã được kể lại một cách tỉ mỷ : Vua Đavít đã chiến thắng mọi kẻ thù, đã thống nhất đất nước và làm cho nước hùng mạnh. Một hôm nhà vua lên sân thượng đi dạo mát vào buổi chiều, nhìn sang hàng xóm thấy bà Batseva vợ của ông Urigia, người Khết đang tắm, bà hết sức xinh đẹp, quyến rũ, vua Đavít đã "phải lòng" và đã dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt, kể cả thủ đoạn "giết chồng để đoạt vợ" người ta. Thế nhưng một bề tôi của vua là ngôn sứ Nathan đã hạch tội vua một cách "thẳng thừng", không sợ hãi, không nể nang – 2Sm 12,1-13a :

  • ĐỨC CHÚA sai ông Nathan đến với vua Đavít. Ông vào gặp vua và nói với vua : "Có hai người ở trong cùng một thành, một người giàu, một người nghèo. Người giàu thì có chiên, dê và bò nhiều lắm. Còn người nghèo chẳng có gì cả, ngoài con chiên cái nhỏ độc nhất ông đã mua. Ông nuôi nó, nó lớn lên ở bên ông, cùng với con cái ông,
    nó ăn chung bánh với ông, uống chung chén với ông, ngủ trong lòng ông : ông coi nó như một đứa con gái. Có khách đến thăm người giàu, ông này tiếc của, không bắt chiên dê hay bò của mình mà làm thịt đãi người lữ khách đến thăm ông. Ông bắt con chiên cái của người nghèo mà làm thịt đãi người đến thăm ông". Vua Đavít bừng bừng nổi giận với người ấy và nói với ông Nathan : "Có ĐỨC CHÚA hằng sống ! Kẻ nào làm điều ấy, thật đáng chết ! Nó phải đền gấp bốn con chiên cái, bởi vì nó đã làm chuyện ấy và đã không có lòng thương xót". Ông Nathan nói với vua Đavít : "Kẻ đó chính là Ngài !". ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Israel, phán thế này : "Chính Ta đã xức dầu phong ngươi làm vua cai trị Israel, chính Ta đã giải thoát ngươi khỏi tay vua Saun. Ta đã ban cho ngươi nhà của chúa thượng ngươi, và đã đặt các người vợ của chúa thượng ngươi vào vòng tay ngươi. Ta đã cho ngươi nhà Israel và Giuđa. Nếu bấy nhiêu mà còn quá ít, thì Ta sẽ ban thêm cho ngươi gấp mấy lần như thế nữa. Vậy tại sao ngươi lại khinh dể lời ĐỨC CHÚA mà làm điều dữ trái mắt Người ? Ngươi đã dùng gươm đâm Urigia, người Khết ; vợ y, ngươi đã cướp làm vợ ngươi ; còn chính y, ngươi đã dùng gươm của con cái Ammon mà giết. Ấy vậy, gươm sẽ không bao giờ ngừng chém người nhà của ngươi, bởi vì ngươi đã khinh dể Ta và cướp vợ của Urigia, người Khết, làm vợ ngươi". ĐỨC CHÚA phán thế này : "Ta sắp dùng chính nhà của ngươi mà gây họa cho ngươi. Ta sẽ bắt các vợ của ngươi trước mắt ngươi mà cho một người khác, và nó sẽ nằm với các vợ của ngươi giữa thanh thiên bạch nhật. Thật vậy, ngươi đã hành động lén lút, nhưng Ta, Ta sẽ làm điều ấy trước mặt toàn thể Israel và giữa thanh thiên bạch nhật". Bấy giờ vua Đavít nói với ông Nathan : "Tôi đắc tội với ĐỨC CHÚA".

  • Vua Salômon khôn ngoan lẫy lừng như thế, được Chúa thương như thế, mà cuối đời đã "gục ngã" trước sắc đẹp của đàn bà. Tội của vua đã được kể lại không một chút "nương tay" – 1V 11,1-11 :

  • "Vua Salômon yêu nhiều người đàn bà ngoại bang ; ngoài ái nữ của Pharaô, còn có các bà thuộc dân Môáp, Ammon, Êđôm, Xiđôn, Khết, những dân mà ĐỨC CHÚA đã truyền cho con cái Israel là : "các ngươi không được đi lại với chúng, và chúng cũng chẳng được đi lại với các ngươi ; vì chắc chắn chúng sẽ làm cho lòng các ngươi ngả theo các thần của chúng". Nhưng vua Salômon thì lại mê những người đàn bà ấy. Và các bà ấy làm cho lòng vua ra hư hỏng. Quả vậy, khi vua Salômon về già, các bà vợ của vua đã làm cho lòng vua ngả theo các thần ngoại ; lòng vua không còn chung thủy với ĐỨC CHÚA Thiên Chúa của vua, như lòng phụ vương Đavít nữa. Vua Salômon đi theo nữ thần Áttôrét của dân Xiđôn, theo thần Mincôm ghê tởm của dân Ammon. Như thế, vua Salômon làm điều dữ trái mắt ĐỨC CHÚA, chứ không theo ĐỨC CHÚA trọn vẹn như phụ vương Đavít. Bấy giờ vua Salômon xây trên núi đối diện với Giêrusalem một nơi cao cho thần Cơmốt ghê tởm của dân Môáp, cho thần Môléc ghê tởm của con cái Ammon. Vua làm như thế với tất cả các bà vợ ngoại đạo của vua ; họ đốt hương và sát tế kính các thần của họ. ĐỨC CHÚA nổi giận với vua Salômon, vì lòng vua rời xa ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Israel, Đấng đã hiện ra với vua hai lần, và truyền cho vua là đừng đi theo các thần ngoại, nhưng vua không giữ điều ĐỨC CHÚA đã truyền. ĐỨC CHÚA phán với vua Salômon : "Vì ngươi đã như vậy và đã không giữ giao ước cũng như các giới răn Ta truyền cho ngươi, thì chắc chắn Ta sẽ giựt lấy vương quốc ngươi mà trao cho một thuộc hạ của ngươi".

Các vua khác nối tiếp nhau cho tới thời Chúa Giêsu cũng đều được những ngòi bút lịch sử "nhọn sắc" ghi chép – Vị nào thánh thiện thì được khen ngợi, tôn vinh, vị nào gian ác xấu xa đều bị phê phán thẳng mặt. Vụ việc vua Akháp và hoàng hậu Ideven giết ông Navốt để chiếm đoạt vườn nho của ông một cách "hợp pháp" đã không qua mắt của ngôn sứ Êlia, ông đến vạch tội nhà vua và công bố án phạt của Thiên Chúa : "Tại chính nơi chó đã liếm máu Navốt, thì chó cũng sẽ liếm máu ngươi" (1V 21,1-26).

Bước sang thời Tân Ước, nguyên tắc "tôn trọng sự thật một cách tuyệt đối" còn được thể hiện tỉ mỉ hơn.

Ngôn sứ Gioan Tẩy Giả đã đối mặt với vua Hêrôđê, một vị vua rất độc tài và tàn ác, khiển trách ông về tội loạn luân với chị dâu, bà Hêrôđia trong khi anh của vua đang sống sờ sờ. Gioan đã nói : "Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài", trong khi cả triều đình từ trên xuống dưới đều "nín khe" vì sợ vua Hêrôđê. Kết quả của "chén thuốc đắng chữa tật" là Gioan Tẩy Giả đã bị cầm tù và bị chém đầu (Ga 6,17-29).

Đối với Đức Giêsu, người được các môn đệ tôn xưng là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế đầy uy lực và quyền năng, Người được các môn đệ yêu mến hơn hết mọi sự, đến nỗi bỏ cả cơ nghiệp, gia đình để đi theo Chúa, thế nhưng các ông vẫn không che giấu những điều sỉ nhục mà những kẻ thù ghét Chúa đã nói và làm cho Chúa, nhất là trong cuộc khổ nạn và cái chết đau đớn của Ngài.



  • Chúa Giêsu mới sinh ra đã bị vua Hêrôđê tìm giết, nên thánh Giuse và Đức Mẹ Maria phải bồng Ngài trốn sang Ai Cập (Mt 2,13-16).

  • Chúa Giêsu là Đấng Thánh cao cả như vậy mà cũng khiêm tốn đến xin ông Gioan làm phép rửa cho mình (Mt 3,13) – [phép rửa của ông Gioan dành cho những người tội lỗi, để giúp họ sám hối].

  • Chúa Giêsu là Chúa Tể trời đất thế mà cũng chịu để cho Satan cám dỗ (Mt 4,1-12) – [trong cơn cám dỗ này Chúa Giêsu đã chiến thắng và xua đuổi Satan đi xa].

  • Chúa Giêsu là chủ vũ trụ mà sống nghèo ơi là nghèo ! "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu" (Mt 8,20).

  • Chúa chữa cho một người câm nói được, dân chúng ca tụng Chúa nhưng người Pharisêu lại bảo "Ông ấy dựa vào thế quỷ vương mà trừ quỷ" (Mt 9,33-35).

  • Chúa Giêsu nói với các môn đệ : "Chủ nhà (Chúa Giêsu) mà người ta còn gọi là (quỷ) Bêendêbun huống chi là người nhà (các môn đệ)" (Mt 10,25).

  • Chính Chúa nói về dư luận của dân chúng đối với Ngài : "Con Người đến cũng ăn uống như ai thì thiên hạ lại bảo : đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi" (Mt 11,19).

  • Chúa Giêsu làm chủ ngày Sabat mà lại bị nhóm Pharisêu hạch hỏi về luật giữ ngày Sabat (Mt 12,1-8).

  • Sự thù ghét của nhóm Pharisêu lên tới cực độ : "Ra khỏi đó, nhóm Pharisêu bàn bạc để tìm cách giết Đức Giêsu" (Mt 12,14).

  • Chúa Giêsu về thăm quê nhà Nazarét và vào giảng trong Hội đường, dân nghe lấy làm sửng sốt nhưng họ không tin Ngài, Ngài buồn lòng thốt ra lời than trách : "Ngôn sứ có bị rẻ rúng thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi" – Ngài không làm nhiều phép lạ ở đó vì họ không tin (Mt 13,54-58).

  • Các Tông Đồ nghe Chúa Giêsu thông báo về cuộc khổ nạn của Người, ông Phêrô, nhóm trưởng vội can ngăn Chúa (đừng chấp nhận cuộc khổ nạn), đã bị Chúa quở trách nặng lời : "Satan, lui lại đàng sau Thầy, anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải tư tưởng của Thiên Chúa mà là của loài người" (Mt 16,23).

  • Trong một dịp lễ Lều, Chúa Giêsu giảng dạy cho dân … họ bàn tán nhiều về Người, kẻ thì bảo : "Đó là một người tốt", kẻ thì nói : "Không, ông ta mê hoặc dân chúng" … Dân chúng nói : "Ông bị quỷ ám rồi !" (Ga 7,12-21).

  • "Người Do Thái đã đồng lòng trục xuất khỏi Hội đường kẻ nào dám tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô" (Ga 9,22).

  • Người Do Thái nói với anh mù mới được Chúa Giêsu chữa lành : "Chúng ta đây, chúng ta biết ông ấy là người tội lỗi" (Ga 9,24).

  • Người Do Thái lại lấy đá để ném Đức Giêsu, Người bảo họ : "Tôi đã cho các ông thấy nhiều điều tốt đẹp … vì việc nào mà các ông ném đá tôi ?", người Do Thái đáp : "Chúng tôi ném đá ông không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng : Ông là người phàm mà lại tự cho mình là Thiên Chúa" (Ga 10,31-34).

  • "Nay họ đã thấy rồi mà ghét cả Thầy lẫn Cha Thầy" (Ga 15,24).

  • Lần thứ ba Đức Giêsu loan báo cuộc khổ nạn : "Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư, họ sẽ kết án xử tử Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá, ngày thứ ba Người sẽ chỗi dậy" (Mt 20,18-20).

  • "Anh em biết còn hai ngày nữa là đến lễ Vượt Qua và Con Người sắp bị nộp để chịu đóng đinh vào thập giá" (Mt 26,2).

  • Môn đệ Giuđa phản bội Thầy, anh đến gặp và nói với các thượng tế : "Tôi nộp ông ấy cho quý vị thì quý vị cho tôi bao nhiêu ?", họ quyết định cho hắn 30 đồng bạc, từ lúc đó hắn cố tìm dịp để nộp Đức Giêsu (Mt 26,14-17).

  • Chúa Giêsu bị bắt, bị tra tấn, hành hạ, bị vu cáo là kẻ phá Đền thờ … bị kết án tử hình bằng cách lột hết y phục và đóng đinh vào thập giá, còn Phêrô – Tông Đồ trưởng thì sợ hãi chối Thầy 3 lần, các môn đệ khác thì mạnh ai nấy trốn biệt, còn duy nhất môn đệ Gioan theo Thầy đến đỉnh núi Sọ, chứng kiến cuộc hành hình Chúa Giêsu, và sau đó an táng Người. Thật không còn cái chết nào nhục nhã và đau đớn hơn, bốn tác giả Tin Mừng đều kể lại đầy đủ chi tiết (bài tường thuật cuộc thương khó của Chúa : Mt 26–28, Mc 14–16, Lc 22–24, Ga 18–21).

  • Chúa Giêsu nói với người Do Thái đang tìm cách giết Ngài :

"Tại sao các ông không hiểu lối nói của tôi ? Là vì các ông không thể nghe lời tôi nói. Cha các ông là ma quỷ, và các ông muốn làm những gì cha các ông ham thích. Ngay từ đầu, nó đã là tên sát nhân. Nó đã không đứng về phía sự thật, vì sự thật không ở trong nó. Khi nó nói dối là nó nói theo bản tính của nó, bởi vì nó là kẻ nói dối, và là cha sự gian dối. Còn tôi, chính vì tôi nói sự thật, nên các ông không tin tôi. Ai trong các ông chứng minh được là tôi có tội ? Nếu tôi nói sự thật, sao các ông lại không tin tôi ? …".

Người Do Thái đáp : "Chúng tôi bảo ông là người Samari và là người bị quỷ ám thì chẳng đúng lắm sao ?". Đức Giêsu trả lời : "Tôi không bị quỷ ám. Nhưng tôi tôn kính Cha tôi; còn các ông, các ông lại làm nhục tôi … Thật, tôi bảo thật các ông : ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết". Người Do Thái liền nói : "Bây giờ, chúng tôi biết chắc là ông bị quỷ ám. Ông Ápraham đã chết, các ngôn sứ cũng vậy ; thế mà ông lại nói : Ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết. Chẳng lẽ ông lại cao trọng hơn cha chúng tôi là ông Ápraham sao ?" …Đức Giê-su đáp : "Thật, tôi bảo thật các ông : trước khi có ông Ápraham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu !". Họ liền lượm đá để ném Người. Nhưng Đức Giêsu lánh đi và ra khỏi Đền Thờ (Ga 8,31-59).



  • Trong một lời cầu nguyện, nữ thánh Bigítta (người Thụy Điển – thế kỷ 14) đã viết :

"Chúa đã chịu sỉ nhục, vì phải mặc áo đỏ, đội mão gai, và để cho người ta khạc nhổ vào khuôn mặt vinh quang của Chúa ; Chúa lại kiên nhẫn chịu để cho người ta bịt mắt và quân gian ác đưa tay đấm tàn bạo vào cằm vào cổ Chúa – Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa của con, con ngợi khen Chúa : Chúa đã kiên nhẫn để cho người ta trói vào cột, đánh đòn dã man, giải đến trước tòa Philatô máu me đầm đìa như con chiên vô tội – Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa của con, con tôn vinh Chúa ; Khi toàn thân vinh quang Chúa đã đẫm máu, Chúa bị kết án tử hình trên thập giá ; rồi Chúa đã đưa đôi vai chí thánh vác lấy thập giá đau thương. Sau khi Chúa bị quân dữ điệu tới chỗ hành hình, bị lột hết áo, Chúa đã chấp nhận chịu đóng đinh vào thập giá như vậy" (trích trong Kinh Sách Các Bài Đọc của Nhóm phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, cuốn 3, trang 713).

Đọc những lời tường thuật trên, bất cứ ai dù là một người ít học cũng phải thắc mắc : "Có bề tôi nào ghi chép về Lãnh tụ muôn vàn kính yêu mà lại dám viết những điều sỉ nhục cho Lãnh tụ của mình như vậy không ?". Giả như có ai dám viết như vậy, liệu họ có được yên thân không ? Hay lập tức bị những thuộc hạ khác của vị Lãnh tụ thủ tiêu ngay !

Các tác giả Tin Mừng không những luôn được yên thân mà còn được phong Thánh nữa. Ngày nay chúng ta có thánh Mátthêu, thánh Máccô, thánh Luca, thánh Gioan … điều này chắc chỉ có trong Thánh Kinh mà thôi.

Thói quen ở đời từ xưa tới nay, chỉ những ông vua, những triều đại, những lãnh tụ nào bị cướp quyền, bị chiếm ngôi, bị lật đổ, bị đánh bại thì mới mới bị đối thủ hạ nhục, kết án, chửi bới, mạt sát kể cả vu khống, thêm điều, đặt chuyện cũng không sao, càng chửi mạnh thì lại càng được ghi công tưởng thưởng. Chúng ta cứ đọc lại lịch sử Việt Nam thời Nguyễn và Tây Sơn thì sẽ hiểu.



  • Với anh em trong nhóm Tông Đồ và môn đệ, những khuyết điểm, những yếu đuối, những lỗi lầm của nhau cũng phải được "thành thật khai báo". Cho dù Phêrô có được đặt làm chủ tịch của đoàn, cũng không có miễn trừ.

  • "Họ (lãnh đạo Do Thái) ngạc nhiên khi thấy ông Phêrô và ông Gioan mạnh dạn, và biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân" (Cv 4,13).

  • Môn đệ hám danh, chức tước : Hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Đức Giêsu và nói : "Thưa Thầy ! Chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây", Người hỏi : "Các anh muốn Thầy thực hiệncho các anh điều gì ?". Các ông thưa : "Xin cho hai anh em chúng con một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang". Đức Giêsu bảo : "Các anh không biết các anh xin gì" … Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và Gioan. Đức Giêsu khiển trách các ông và dạy các ông : "Ai muốn làm lớn thì phải làm đầy tớ mọi người" (Mc 10,35-45).

  • Các môn đệ bị Chúa quở : "Sao nhát thế, hỡi những người kém tin" (Mt 8,26).

  • Cha đứa trẻ bị kinh phong nói với Đức Giêsu : "Tôi đã đem cháu đến cho các môn đệ Ngài mà họ không chữa được …" (Chúa Giêsu đã chưa lành em bé). Các môn đệ đến hỏi Chúa : "Tại sao chúng con đây lại không chữa nổi ?", Người đáp : "Tại anh em kém tin" (Mt 17,14-21).

  • Phêrô bị Chúa quở nặng lời : "Satan ! Lui lại sau Thầy, anh cản lối Thầy vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người" (Mt 16,23).

  • Các môn đệ tranh giành địa vị : "Đức Giêsu hỏi các ông : Dọc đường anh bàn tán điều gì vậy ?, các ông làm thinh vì khi đi đường, các ông cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả …" (Mc 9,33-34).

  • Ông Phêrô nói : "Lạy Chúa xin tránh xa con vì con là kẻ tội lỗi" (Lc 5,8).

  • Nghe giảng về Bánh hằng sống, nhiều môn đệ không hiểu và họ "rút lui không còn đi theo Người nữa" (Ga 6,66).

  • Ông Giacôbê và ông Gioan nóng tính muốn lạm quyền khi thấy dân Samari không đón tiếp Đức Giêsu : "Thưa Thầy ! Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó không ?", Đức Giêsu quay lại quở mắng các ông rồi Người đi sang làng khác (Lc 9,54).

  • Chúa báo trước : "Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy" (Mt 26,21).

  • Phêrô chối Thầy, các môn đệ khác cũng vấp ngã : "Đêm nay tất cả anh em sẽ vấp ngã vì Thầy … còn Phêrô, Thầy bảo thật anh, nội đêm nay gà chưa kịp gáy anh đã chối Thầy ba lần" (Mt 26,30-35).

  • Giuđa tự tử : "Giuđa ném số bạc vào đền thờ rồi ra đi thắt cổ" (Mt 27,5).

Còn nhiều "điểm yếu kém" khác của đoàn môn đệ, mọi người có thể đọc trong toàn bộ Tân Ước.

Thử hỏi có chế độ nào mà các sử gia dám viết về các cấp lãnh đạo của mình như vậy, khi mà họ còn đang sống và hoạt động chung với mọi người ? Điều đó chỉ có trong Thánh Kinh mà thôi.



  1. Каталог: tulieu -> nam2013
    nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 08/07/2013
    nam2013 -> -
    tulieu -> BÁo cáo về hoạT ĐỘng của bộ TƯ pháp trong ba tháng đẦu năM 1948 ĐẠi hội nghị TƯ pháp toàn quốc lần thứ nhất các cuộC Đi kinh lý
    tulieu -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
    tulieu -> Kinh ngày chúa nhật hôm nay
    tulieu -> LUẬt công đOÀN 1990 VÀ 2012 ĐỐi chiếU
    nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 20/04/2012
    nam2013 -> GIẢi viết văN ĐƯỜng trưỜng 2013 BẢn tin 08
    nam2013 -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/06/2012
    nam2013 -> THÔng đIỆP Ánh sáng đỨc tin lumen fidei củA ĐỨc thánh cha phanxicô cho các giám mụC, linh mục và phó TẾ những ngưỜI ĐÃ thánh hiến và TÍn hữu giáo dân về ĐỨc tin

    tải về 386.84 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương