Listeria monocytogenes



tải về 130.89 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích130.89 Kb.
#25748



BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

__________________

10TCN TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 732-2006



THỊT VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA THỊT-PHÁT HIỆN

LISTERIA MONOCYTOGENES

Hà Nội - 2006


TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 732-2006


THỊT VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA THỊT-PHÁT HIỆN

LISTERIA MONOCYTOGENES

(Meat and meat products - Detection of Listeria monocytogenes)


(Ban hành kèm theo Quyết định số QĐ/BNN-KHCN

ngày tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)



1. Phạm vi áp dụng:

Qui trình này để phát hiện Listeria monocytogenes trong thịt và sản phẩm của thịt.


2. Định nghĩa:

Listeria monocytogenes là loại vi sinh vật nguy hiểm, gây bệnh cho người và động vật. L. monocytogenes là vi khuẩn hình que, gram dương, chịu lạnh và không sinh nha bào phát triển tốt ở môi trường nghèo oxy. Các phản ứng sinh hoá đặc trưng cho L. monocytogenes là: phản ứng catalase và VP dương tính, oxidase âm tính, di động, thuỷ phân aesculin, lên men đường rhamnose, nhưng không lên men đường xylose và mannitol.
3. Thiết bị, dụng cụ thuỷ tinh và giống vi khuẩn

3.1. Thiết bị và dụng cụ thuỷ tinh

3.1.1. Tủ lạnh

3.1.2 Tủ sấy

3.1.3. Tủ ấm

3.1.4. Máy đồng nhất mẫu (Stomacher)

3.1.5. Máy trộn tốc độ cao (Vortex)

3.1.6. Nồi hấp cách thuỷ

3.1.7. Nồi hấp áp lực

3.1.8. Máy đo pH

3.1.9. Kính hiển vi

3.1.10. Bộ gương, đèn chiếu và giá 3 chân

3.1.11. Que cấy vòng (đường kính 3-4mm) và kim cấy

3.1.12. Đèn cồn

3.1.13. Dụng cụ thuỷ tinh


  • Bình thuỷ tinh 1000ml, 500ml và 200ml

  • Ống đong

  • Pipet các loại 25ml, 10ml, 5ml và 1ml, được chia vạch 0,5ml và 0,1ml

  • Ống nghiệm 13x100mm và 16x125mm

  • Đĩa petri tiệt trùng

  • Phiến kính soi tiêu bản

3.2. Giống vi khuẩn

Chủng L. monocytogenes chuẩn để làm chứng dương

Chủng Staphylococcus aureus và chủng Rhodococcus equi (để sử dụng trong phản ứng CAMP).

Bảo quản các giống gốc L. monocytogenes, L.ivanovii và L.innocua bằng cách nuôi cấy trên môi trường TSA-YE (4.2.). Nuôi giống ở 370C từ 24-48h, bảo quản trong tủ lạnh ở 40C. Cấy chuyển hàng tuần và để không quá 42 tuần.


4. Môi trường nuôi cấy và thuốc thử (xem phần phụ lục)

4.1. Canh thang Trypticase đậu tương có bổ sung 0,6% cao men (Trypticase soy broth

with 0,6% Yeast Extract-TSB-YE)

4.2. Thạch Trypticase đậu tương có bổ sung 0,6% cao men (Trypticase soy agar with

0,6% Yeast Extract-TSA-YE)

4.3. Thạch Oxford

4.4. Thạch máu

4.5. Thuốc nhuộm gram

4.6. Môi trường kiểm tra đặc tính di động

4.7. Môi trường và thuốc thử phản ứng Voges-Proskauer (VP)

4.8. Canh thang kiểm tra sự lên men đường

4.9. Môi trường của phép thử CAMP

4.10. Thuốc thử của phản ứng catalase

4.11. Thuốc thử của phản ứng oxidase


5. Lấy mẫu

Theo TCVN 4833 - 2002


6. Cách tiến hành

Tiến hành nuôi cấy chủng chuẩn L. monocytogenes tuần tự theo qui trình nuôi cấy mẫu để kiểm tra chất lượng môi trường và phương pháp.

6.1. Tăng sinh

6.1.1. Cấy vào môi trường tăng sinh

Cân 25g thịt hoặc sản phẩm thịt đã được nghiền nhỏ vào bình chứa 225ml môi trường tăng sinh TSB-YE (4.1.5) và lắc đều.



6.1.2. Nuôi ấm

Để môi trường tăng sinh đã cấy mẫu vào tủ ấm ở nhiệt độ 300C trong 48 giờ.

6.2. Nuôi cấy phân lập

Dùng que cấy vòng, ria cấy canh trùng (6.1.2) lên bề mặt đĩa thạch Oxford (4.3.). Đặt các đĩa thạch vào tủ ấm ở 370C trong 48 giờ.

6.3. Quan sát khuẩn lạc bằng chùm tia sáng trắng

Từ mỗi đĩa môi trường phân lập thạch Oxford (6.2.) chọn 5 khuẩn lạc điển hình, ria cấy lên bề mặt đĩa thạch TSA-YE (4.2), sao cho các khuẩn lạc mọc riêng rẽ. Đặt các đĩa thạch này trong tủ ấm ở 370C trong 24-48 giờ. Dùng chùm tia sáng trắng (3.1.10) để kiểm tra các đĩa thạch đã cấy mẫu, rọi tới đáy của đĩa thạch tạo góc 450C (xem hình 1 phần phụ lục). Khi kiểm tra các khuẩn lạc dưới ánh sáng truyền qua (độ rọi henry), các khuẩn lạc Listeria ssp có màu xanh lam và bề mặt có dạng hạt.

6.4. Khẳng định vi khuẩn

6.4.1. Đánh giá vi khuẩn học



* Quan sát dưới kính hiển vi

Chọn 1 khuẩn lạc điển hình cấy vào một ống nghiệm chứa môi trường TSB-YE. Nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ 20-250C cho đến khi thấy màu đục rõ (từ 8h-24h). Dùng que cấy, lấy một vòng đầy canh khuẩn (10l) và kiểm tra dưới kính hiển vi. Vi khuẩn Listeria ssp xuất hiện thưa, dạng que ngắn có chuyển động quay nhẹ hoặc hỗn loạn.



* Nhuộm gram

Lấy một khuẩn lạc điển hình trên môi trường TSA-YE (6.3.) để nhuộm gram. Quá trình nhuộm tiến hành trong vòng 3-4 phút, rồi đọc kết quả. Listeria ssp bắt màu tím, nên là vi khuẩn gram dương.

6.4.2 Khẳng định bằng các phản ứng sinh hoá

* Kiểm tra đặc tính di động

Dùng que cấy chọn một khuẩn lạc điển hình trên môi trường TSA-YE (6.3.) cấy trích sâu vào môi trường di động (4.6.), nuôi ở 250C trong 48h. Listeria ssp là loại vi khuẩn di động, có kiểu mọc giống như hình chiếc ô rất đặc thù. Nếu kết quả âm tính nên nuôi thêm 5 ngày nữa.



* Phản ứng catalaza

Lấy một khuẩn lạc điển hình trên môi trường TSA-YE (6.3) hoà vào một giọt dung dịch hydro peroxit 3% trên phiến kính. Đọc kết quả trong vòng 1 phút, khi thấy có tạo bọt khí chứng tỏ là phản ứng dương tính.



* Thử phản ứng oxidase

Nhỏ thuốc thử oxidase, đọc kết quả trong vòng 1 phút, nếu phản ứng dương tính khuẩn lạc biến đổi sang mầu hồng và chuyển dần sang mầu tím. Khuẩn lạc không đổi màu là phản ứng âm tính. L. monocytogenes có phản ứng oxidase âm tính.



* Phản ứng VP

Lấy đầy 1 vòng que cấy canh khuẩn (10l) cấy chuyển vào môi trường VP (4.7.1) và để ở 350C trong 48 2h. Sau đó lấy 1ml canh khuẩn cho vào ống nghiệm kích thước 16x125 mm và thêm vào 0,6 ml dung dịch alpha-naphthol và 0,2 ml potasium hydroxide 40% (4.7.2). Lắc đều và thêm vào một vài tinh thể creatine (4.7.3). Để tại nhiệt độ phòng và đọc kết quả sau 1 giờ. Phản ứng dương tính khi có mầu hồng hoặc màu tím xuất hiện.



* Đặc tính dung huyết

Làm khô bề mặt thạch máu (4.4) trước khi sử dụng. Vạch 20-25 ô hình lưới trên đáy đĩa thạch máu. Dùng kim cấy lấy khuẩn lạc điển hình trên đĩa TSA-YE chấm vào các ô, mỗi ô 1 khuẩn lạc. Đồng thời chấm các chủng kiểm tra dương tính và âm tính (L. monocytogenes, L.ivanovii và L.innocua) vào các ô đối chứng. Sau khi nuôi ấm ở 350C trong 48h, kiểm tra các chủng từ mẫu thử chuẩn. L. monocytogenes tạo nên vùng sáng, trong và hẹp xung quanh vết cấy (kiểu dung huyết ò). So sánh các chủng xét nghiệm với chủng chuẩn.



* Thử đặc tính lên men đường (xem bảng 1)

Lấy 0,1ml từ canh trùng TSB-YE (6.1.2) vào mỗi ống canh thang đường (4.8), nuôi mẫu ở 350C. Phản ứng dương tính, môi trường chuyển sang màu vàng. Phần lớn sự chuyển màu của môi trường xảy ra trong vòng từ 24-48h.



* Phép thử CAMP

Ria cấy các chủng S.aureusR.equi thành những vạch đơn ngang trên mặt đĩa thạch máu (4.4 hoặc 4.9), 2 vết cấy này phải song song và cân đối nhau trên đĩa. Vết cấy

phải mảnh và đều được thực hiện bằng cách gĩư kim cấy hoặc vòng cấy vuông góc với mặt thạch. Ria cấy chủng xét nghiệm theo cách tương tự, vuông góc với các vết cấy trên sao cho chủng xét nghiệm và các chủng chuẩn trên không chạm nhau nhưng phải rất gần nhau, cách từ 1-2mm. Có thể ria cấy được một vài chủng xét nghiệm trên cùng một đĩa thạch.đồng thời, ria cấy các chủng chuẩn làm đối chứng (chủng L. monocytogenes L.ivanovii làm chứng dương, L.innocua làm chứng âm). Đặt các đĩa đã ria cấy vào tủ ấm ở 350C và đọc kết quả sau 24h.

Gần đường cấy S. aureus, dải dung huyết  của L. monocytogenes hẹp hình que diêm. Dải dung huyết  của L. ivanovii rõ hơn gần đường cấy R. equi, tạo ra một quầng tan máu rộng 5-10mm hình đầu mũi tên. L. innocua không có hiện tượng dung huyết.

6.5. Các phản ứng khẳng định

6.5.1. Phân biệt L. monocytogenes với các loài Listeria ssp khác



Bảng 1: Phản ứng phân biệt các loài Listeria
Các loài Listeria
Lên men đường
Thử CAMP
Dung huyết ()

Rhamnose
xylose

S. aureus

R. equi

L. monocytogenes

+

-

+

-

+

L. innocua

V

-

-

-

-

L. ivanovii

-

+

-

+

++

v = Phản ứng có thể thay đổi

+ = Phản ứng dương tính

- = Phản ứng âm tính

6.5.2. Các tiêu chuẩn khẳng định L. monocytogenes


Nhuộm gram

Gram dương, hình que

Đặc tính di động

dương tính

Phản ứng catalase

dương tính

Phản ứng VP

dương tính

Phản ứng oxidase

âm tính

Lên men đường

rhamnose (+), xylose và mannitol (-)

Phản ứng CAMP với S. aureus

dương tính

Phản ứng CAMP với R. equi

âm tính


7. Biểu thị kết quả

Báo cáo sự có mặt hay không của L. monocytogenes trong 25 g mẫu thử.


8. Tài liệu tham khảo

8.1. FAO 1992, 14/4 Rev.1.

8.2. Microbiologycal method for meat industry 1991 New Zealand.

8.3. TCVN 6404: 1998 (ỤSẶ 7218: 1997) Vi sinh vật học - Nguyên tắc chung về kiểm tra vi sinh vật

8.4. TCVN 4833: 2002- Lấy mẫu thịt

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Bùi Bá Bổng


Phụ lục
4. Môi trường nuôi cây và thuốc thử

4.1. Canh thang Trypticase đậu tương có bổ sung 0,6% cao men (Trypticase soy broth with 0,6% Yeast Extract-TSB-YE)

4.1.1. Môi trường cơ bản

Thành phần:



Canh thang Trypticase đậu tương *

30,0g

Cao men

6,0g

Nước cất

1000ml

*Thành phần của canh thang Trypticase đậu tương:


Tripticase peptone

17,0g

Yoytone peptone

3,0g

Glucose

2,5g

NaCl

5,0g

K2HPO4

2,5g

Cách pha chế:

Đun sôi để hoà tan các thành phần khô trong nước. Rót một lượng 225ml vào các bình thí nghiệm dung tích 500ml, hấp ướt ở 1210C trong15 phút.

4.1.2. Thành phần bổ sung 1:

Thành phần


Acriflavin HCl

23,0mg

Nước cất

10,0ml

Cách pha chế:

Hoà tan Acriflavin hydroclorua trong nước. Lọc qua màng lọc vi khuẩn để khử trùng. Bảo quản trong lọ thuỷ tinh màu, trung tính.

4.1.3. Thành phần bổ sung 2:

Thành phần:



Axít nalidixic

46,0mg

Natri hidroxit (0,05mol/l)

10,0ml

Cách pha chế:

Hoà tan axít nalidixic trong dung dịch natri hidroxit, khử trùng qua màng lọc, bảo quản trong lọ thuỷ tinh màu, trung tính.


4.1.4. Phần bổ sung 3:

Thành phần:


Cycloheximide

57,5mg

Cồn

4,0ml

Nước cất

6,0ml

Cách pha chế:

Hoà tan cycloheximide trong hỗn hợp nước/cồn, khử trùng qua màng lọc. Bảo quản trong lọ thuỷ tinh màu, trung tính.

4.1.5. Môi trường hoàn chỉnh:

Bảo quản riêng môi trường cơ bản và các thành phần bổ sung ở chỗ tối với nhiệt độ từ 20C-50C. Chuẩn bị môi trường hoàn chỉnh chỉ trước khi sử dụng bằng cách thêm 1ml của thành phần bổ sung 1; 2ml của thành phần bổ sung 2 và 2ml của thành phần bổ sung 3 vào 225ml môi trường cơ bản (4.1.1) sau khi hấp tiệt trùng.

4.2. Thạch Trypticase đậu tương có bổ sung 0,6% cao men (Trypticase soy agar with 0,6% Yeast Extract-TSA-YE)

Thành phần:



Canh thang Trypticase đậu tương (*)

30,0g

Cao men

6,0g

Thạch (**)

12-18g

Nước cất

1000ml

Ghi chú: (*) Thành phần như 4.1.1*

(**) Tuỳ theo độ đông của thạch

Cách pha chế:

Hoà tan các thành phần khô trong nước bằng cách đun sôi. Chỉnh để sau khi khử trùng môi trường có pH là 7,3 ở nhiệt độ 250C. Rót một lượng khoảng 6ml môi trường vào các ống nghiệm và vào các bình tam giác. Hấp ướt 15 phút ở nhiệt độ 1210C. đặt các ống nghiệm ở tư thế nghiêng.

Để chuẩn bị các đĩa thạch, rót 15ml môi trường từ các bình đã được hấp tiệt trùng vào các đĩa petri vô trùng, để cho đông lại. Bảo quản ở 4-100C, môi trường sử dụng được trong vòng 10 ngày.

4.3. Thạch Oxford

4.3.1. Môi trường thạch cơ bản:

Thành phần:



Thạch máu cơ sở Columbia

39,0g

Aesculin

1,0g

Ferric ammonium citrate

0,5g

Lithium chloride

15,0g

Thạch

2,0g

Nước cất

1000ml

Cách pha chế:

Đun sôi để hoà tan các thành phần khô trong nước. Chỉnh pH để môi trường hoàn chỉnh có pH là 7,2. Đóng môi trường vào các bình tam giác thể tích 500ml, hấp ướt ở 1210C trong10 phút. Lắc đều và làm nguội môi trường. Giữ môi trường ở nhiệt độ 460C bằng bể nước điều nhiệt.

4.3.2 Phần bổ sung cho 500ml môi trường bản 4.3.1:

Thành phần:



Cycloheximide

200,0mg

Colistin sunfate

10,0mg

Acriflavin

2,5mg

Cefotetan

1,0mg

Fosfomycin

5,0mg

Cồn

2,5ml

Nước cất

2,5ml

Cách pha chế:

Hoà tan thành phần rắn trong hỗn hợp nước/cồn, khử trùng qua lọc. Bảo quản trong lọ thuỷ tinh màu, trung tính.

4.3. 3. Môi trường hoàn chỉnh:

500 ml môi trường cơ bản (4.3.1) đã được làm nguội đến 460C, thêm thành phần bổ sung (4.3.2). Rót khoảng 15ml môi trường vào các đĩa petri vô trùng, để cho đông lại, bảo quản ở 4 -100C, dùng được trong vòng 10 ngày.

4.4. Thạch máu

Thành phần:



Môi trường cơ bản của thạch máu N0 2*

40,0g

Nước cất

1000ml

Máu ngựa

(hoặc máu cừu đã loại tơ huyết)



70,0ml



*Thành phần của thạch máu N0 2

Pepton proteose

15,0g

Gan thuỷ phân

2,5g

Cao men

5,0g

NaCl

5,0g

Thạch

12-18g

Cách pha chế:

Hoà tan môi trường thạch máu khô trong nước bằng cách đun sôi, chỉnh độ pH để sau khi khử trùng môi trường có pH là 7,0 ở nhiệt độ 250C. Rót môi trường vào các ống nghiệm hoặc các bình có dung tích không quá 500ml. Hấp ướt 15 phút ở nhiệt độ 1210C. Làm nguội môi trường tới 450C. Bổ sung máu đã loại tơ huyết và lắc đều. Rót khoảng 20ml môi trường vào đĩa Petri vô trùng và để cho đông lại.

4.5. Thuốc nhuộm gram

4.5.1. Hucker’s Crystal violet

Thành phần:


Dung dịch A

Crystal violet

(90% dye content )

Ethanol 95%

Dung dịch B

Ammonium oxalate

Nước cất


2,0g


20,0ml
0,8g

80ml


Cách pha chế:

Trộn đều dung dịch A với dung dịch B, lọc bằng giấy lọc, bảo quản trong 24h.

4.5 2. Gram’s Iodine

Thành phần:



Iodine

Postasdium iodide (KỤ)

Nước cất


1,0g

2,0g


300ml

Cách pha chế:

Đổ KI vào trong cối thêm iodine và nghiền bằng chầy trong 5-10 phút. Sau đó vừa nghiền vừa thêm nước. Lần thứ nhất thêm 1ml, lần thứ 2 thêm 5ml, lần thứ 3 thêm 10ml. Rót dung dịch được nghiền vào chai, rửa chầy cối bằng lượng nước còn lại và đổ vào chai.

4.5.3. Hucker’s counterstain

Thành phần:



Safranin

Ethanol 95%



2,5g

100ml


Cách pha chế:

Hoà tan 2,5g safranin vào 100ml ethanol 95%. Sau đó thêm 10ml dung dịch trên vào 90ml nước cất.

4.6. Môi trường thử đặc tính di động

Thành phần:



Pepton từ casein

20,0g

Pepton từ thịt

6,1g

Thạch

3,5g

Nước cất

1000ml

Cách pha chế:

Hoà tan các thành phần trên trong nước bằng cách đun sôi, chỉnh pH để sau khi khử trùng pH là 7,3. Rót khoảng 5ml môi trường vào các ống nghiệm. Hấp ướt 15 phút ở nhiệt độ 1210C. Bảo quản ở 4 -100C. Môi trường có thể sử dụng được trong vòng 30 ngày.

4.7. Môi trường và thuốc thử phản ứng Voges-Proskauer (VP)

4.7.1 Môi trường VP

Thành phần:


Pepton proteose

Glucose


NaCl

Nước cất



7,0g

5,0g


5,0g

1000ml


Cách pha chế:

Đun nóng để hoà tan các thành phần trong 1000ml nước cất, điều chỉnh để cuối cùng môi trường có pH là 6,5  0,2. Đóng 5ml môi trường vào ống nghiệm, hấp ướt 10 phút ở 1210 C. Môi trường được bảo quản ở 4-100C dùng được trong 1 tháng.

4.7.2 Thuốc thử (VP)

Thành phần:



Dung dịch 1:

a-Naphtol

Cồn tuyệt đối

5,0g


100ml

Dung dịch 2:

Potassium hydroxide

Nước cất vừa đủ

40,0g


100ml

4.7.3. Tinh thể creatine
4.8. Canh thang kiểm tra sự lên men đường

4.8.1. Môi trường cơ bản

Thành phần:


Pepton proteose

10,0g

Cao thịt bò

1,0g

NaCl

5,0g

Bromcresol đỏ tía

0,02g

Nước cất

1000ml

Cách pha chế:

Hoà tan các thành phần trên trong nước bằng cách đun sôi, chỉnh pH để sau khi khử trùng pH là 6,8 ở nhiệt độ 250C. Rót 9ml môi trường vào các ống nghiệm.

4.8.2. Canh thang đường

Thành phần:



Đường*

5,0 hay 10,0g

Nước cất


100ml

Ghi chú: *rhamnose hay xylose cân 5,0g;

mannitol cân 10,0g

Cách pha chế:

Hoà tan từng loại đường rhamnose, xylose và mannitol trong 100ml nước cất vô trùng. Khử trùng qua màng lọc.

4.8.3. Môi trường hoàn chỉnh:

Thêm vô trùng 1ml dung dịch mỗi loại đường (4.8.2) vào 9ml môi trường cơ bản (4.8.1). Bảo quản ở nhiệt độ 4-100C, môi trường có thể sử dụng được trong vòng 30 ngày.

4.9. Môi trường dùng cho phép thử CAMP

Có thể dùng các đĩa thạch máu (4.4) cho thử nghiệm này nhưng tốt nhất dùng các đĩa thạch máu kép (4.9.3)

4.9.1. Môi trưòng cơ bản :

Thành phần:


Môi trường cơ bản của thạch máu N0 2 (xem 4.4)

40,0g

Nước cất

1000ml

Cách pha chế:

Hoà tan môi trường cơ bản trong nước bằng cách đun sôi nước. Chỉnh pH để sau khi khử trùng pH là 7,0. Rót 100ml môi trường cơ bản vào các lọ hoặc bình. Hấp ướt 15 phút ở nhiệt độ 1210C. Làm nguội tới 450C.


4.9.2. Môi trường máu

Thành phần:


Môi trường cơ bản (4.9.1)

100ml

Máu cừu (hoặc máu ngựa đã loại tơ huyết)

7,0 ml

Cách pha chế :

Thêm máu đã loại tơ huyết vào môi trường cơ bản tan chảy đã khử trùng (4.9.1)

4.9.3. Môi trường hoàn chỉnh

Rót 10ml môi trường (4.9.2) vào đĩa petri vô trùng và để cho đông lại. Làm khô các đĩa trước khi sử dụng. Môi trường sử dụng ngay.

4.10. Thuốc thử của phản ứng catalase*

Dung dịch H2O2 3%

4.11. Thuốc thử của phản ứng oxidase*

Thành phần:



N,N,N,N,-tetramethyl- phenylenediamine. 2HCl

1,0g

Nước cất

100ml

Cách pha chế:

Hoà tan 1g N,N,N,N,-tetramethyl-phenylenediamine. 2HCl bằng 100ml nước cất. Dung dịch chuẩn bị xong bảo quản lạnh (4-100C) trong chai thuỷ tinh mầu, sử dụng được trong vòng 7 ngày.



  • Thuốc thử được pha mới trước khi tiến hành phản ứng


P

Đồng nhất mẫu


Dung dịch pha loãng (0,1% peptone & 0,85%NaCl)

Nhuộm Gram

VP

HƯƠNG PHÁP P HÁT HIỆN


L
Di động

Catalase


Tăng sinh 48h/30oC

Quan sát khuẩn lạc

bằng chùm tia sáng trắng


Khẳng định Listeria ssp


Đĩa thạch phân lập 48h/37oC

Oxydase


Kiểm tra CAMP

Lên men đường

Khẳng định Listeria monocytogenes


Thạch TSA-YE 24h-48h/37oC

ISTERIA MONOCYTOGENES





tải về 130.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương