LIÊn thành và MẮm tôm bảo quốc Kiếm Chương I: Về tác giả và người giới thiệu


Phải chăng cuộc tàn sát tại Huế là cuộc tàn sát được dấu kín nhất



tải về 1.3 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích1.3 Mb.
#38971
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14
Phải chăng cuộc tàn sát tại Huế là cuộc tàn sát được dấu kín nhất ? Đúng như vậy nếu ta tin vào ngành truyền thông đại chúng Hoa kỳ cũng như trong môn học về lịch sử. Đó là lời kết luận của tôi sau 40 năm làm báo, phục vụ trong hai hãng thông tấn quan trọng nhất thế giới là United Press quốc tế (UPI) và Associated Press (AP).

Tôi về hưu năm 2000 và như vậy ra khỏi ngành truyền thông, một ngành được coi như liên hệ tới nhiều cơ quan khác và nhằm thổi còi ra lệnh. Có thể việc giới hạn mọi báo cáo về cuộc tàn sát tại Huế là một màn dấu giếm cố ý và có tổ chức đã khiến tôi băn khoăn ngay từ khi tôi còn là phóng viên non trẻ phục vụ cho UPI, lúc tôi được thông báo ngắn ngủi về vụ thảm sát này……Mồ chôn tập thể được tìm thấy tại Huế ngày 26-02-1968 sau khi chiếm lại Huế đáng lẽ xứng đáng là đề tài mà giới truyền thông phải nói lên nỗi khủng khiếp của cuộc thảm sát này. Nhưng tôi chờ đợi năm này qua năm khác không ai nhắc tới chuyện này”.
Đọc tới đây tôi cảm thấy xấu hổ cho mình là một cư dân tại Huế lúc đó. Mặc dầu lúc xảy ra thảm trạng này, tôi còn ở Vũng Tàu êm thấm. Chỉ biết khóc và lo lắng cho gia đình và đồng bào. Qua những chiếc Radio, cả bọn chúng tôi đều giật mình, sốt ruột. Nhưng khi trở lại, sau những giọt nước mắt ngắn ngủi, chúng tôi chỉ biết nguyền rủa kẻ Cộng sản phi nhân, mà không hề nghĩ gì khác, chẳng hề thắc mắc về nguyên nhân và hậu quả của nó. Thì ra, một người ngoại quốc còn biết tự vấn lòng mình trước những phi lý của vấn đề hơn chúng ta. Đúng như lời ông James đã nói, đây là cuộc thảm sát được giấu kín nhất !!! Nhưng tại sao là “MỘT MÀN GIẤU GIẾM CỐ Ý VÀ CÓ TỔ CHỨC” ??? Ai cố ý dấu chuyện này và Tổ chức nào ? Hẳn nhiên phe Cộng sản không những không giấu giếm, mà còn khoe khoang khoác lác trên máu lệ đồng bào; và dù chúng có muốn giấu cũng không thể. Miền Nam Viêt nam sống dưới chế độ tự do, qua sự lãnh đạo của Mỹ, mà Mỹ là một nước truyền thông được ưu tiên nhất, mạnh nhất. Thế thì, tại sao cả Mỹ lẫn Việt nam Cộng hoà phải giấu giếm ? Câu trả lời mà đứa trẻ con nào cũng có thể nói là: CÓ SỰ MỜ ÁM BÊN TRONG NỘI VỤ DO MỸ VÀ ÔNG TỔNG THỐNG THIỆU NHÚNG TAY VÀO. Nếu ai có câu trả lời khác, xin vui lòng chỉ giáo. Trực tiếp lãnh đạo chính quyền Thừa thiên Huế lúc đó thuộc phe nhóm nào, tại sao bốn mươi năm sau Trưởng ty Cảnh sát mới cho ra cuốn sách đầy dối láo và tàn độc ? Điều làm cho chúng ta ngạc nhiên là, nếu như chỉ và chỉ có Cộng sản gian ác Hà nội do Hồ chí Minh lãnh đạo đã ra lệnh tàn sát đồng bào vô tội, thì đó là cơ hội quý giá để chính quyền Miền Nam do Tổng thống Nguyễn văn Thiệu lãnh đạo lên án tội ác diệt chủng của chúng trước quốc tế và quốc nội. Đặc biệt, Mỹ là ông chủ của chương trình chống Cộng sản lan tràn, thế tại sao họ không kịch liệt lên án, không nắm lấy cơ hội để đánh bại chúng trước lương tri nhân loại, ngược lại còn giấu kín ? Tạm gác chuyện đó sau này sẽ tìm hiểu thêm, bây giờ hãy chia xẻ với cụ Tú Gàn về bài viết đề cập ở trên. Trong đoạn hai của mở đầu câu chuyện, cụ Tú viết:

Có lẽ cuốn sách viết đầy đủ hơn cả về vụ thảm sát Tết Mậu thân ở Huế là cuốn “The Vietcong massacre at Hue” (Cuộc thảm sát của Việt cộng ở Huế) xuất bản năm 1976 của Bác sĩ Elje Vannema, người có mặt ở Huế khi biến cố xảy ra. Mới đây hai linh mục Phan văn Lợi và Nguyễn hữu Giải có đưa ra lời khai của một nhân chứng dấu tên kể lại vụ thảm sát ở khe Đá mài. Đọc câu chuyện này chúng tôi thấy giống hệt câu chuyện do một người có bí danh là Lương đã kể và được Bác sĩ Elje Vannema ghi lại trong cuốn “The Vietcong massacre at Hue”, chỉ thêm bớt một số chi tiết. Chúng tôi tin câu chuyện do Bác sĩ Elje và linh mục Phan văn Lợi ghi lại cùng do một người kể. Đây là một câu chuyện bi thảm”.


Trước hết, xin góp ý với cụ Tú Gàn là, khi “tin” như thế, vô tình cụ đã xúc phạm hai vị linh mục rồi đấy. Câu chuyện của Bác sĩ Elje Vannema đã cho ra đời từ năm 1976; nhưng hai linh mục mới nói đây thôi. Vậy không lẽ hai vị này đọc chuyện kia rồi “thêm bớt một số chi tiết” cho thành “cái mới” hay sao ? Mới đây, ông Liên Thành được bà Hồng Hạnh tổ chức hội luận, Thành cũng có một giọng tương tự. Khi được hỏi ai nói với ông về việc Tố Hữu nói kia nói nọ, Thành bảo là một người bí mật xin giấu kín. Lẽ nào, hai vị linh mục cũng một kiểu như nhau ? Xin cụ cẩn thận, kẻo “mất lòng” lắm đó. Tôi hơi ngạc nhiên, vì sau khi Liên Thành cho tác phẩm ghê gớm của ông ra đời, thì một “phong trào Mậu thân” nở rộ; trong đó có khối 8406 biên tập khá nhiều. Tôi băn khoăn, những nhóm người này thương Huế vậy sao ? Vì thế, tôi sẽ điểm mặt tất cả tác phẩm ấy để tìm “bàn tay bí mật” trong thảm trạng Mậu thân tại Huế. Chỉ riêng Huế mà thôi. Không cần phải học cao, chức lớn; không cần phải đảng phái tùm lum, nông dân tôi cũng hiểu được rằng bàn tay “tàn độc chính” là bọn Bắc bộ phủ do Hồ chí Minh và Lê Duẫn lãnh đạo. Thế nhưng, biến cố tang thương khủng khiếp này chỉ xảy ra tại Huế, thủ đô Phật giáo mà thôi. Tại sao ? Nếu như Minh và Duẫn chủ trương giết dân vô tội, thì tại sao các nơi khác không bị nhiều như Huế, trong lúc Tăng sĩ, Phật tử Huế bị xem là Cộng sản ? Lấy chuyện vì “giữ Huế lâu” để minh chứng là một trò “con khỉ”. Ai cho nó “giữ Huế lâu” ? Hãy nghe chính Liên Thành nói:

Riêng MAC-V nơi BCH của Phái bộ quân sự Hoa kỳ trú đóng, từ 2 giờ 33 phút ngày mồng hai Tết cho đế ngày mồng 7 Tết, không một lực lượng nào của Việt cộng tấn công cơ quan này, không một viên đạn nào của Việt cộng bắn vào. Lực lương Hoa kỳ phòng thủ án binh bất động, Việt cộng không tấn công họ, và chính họ khi nhìn thấy những cán binh Việt cộng chạy ngang qua, họ không hề nổ súng, một vài binh sĩ Hoa kỳ đồn trú còn vẫy tay; Hello! thật là khó hiểu. Lực lượng Hoa kỳ hoàn toàn án binh bất động trong bảy ngày đầu Việt cộng tấn công Huế (trang 86)


Rồi cũng lại chính Liên Thành thắc mắc, ngớ ngẩn:

Có lẽ chuyện mua bán giữa Tổng thống Mỹ, quốc hội Hoa kỳ với ông Hồ cùng Chính trị bộ đảng Cộng sản Việt nam chưa xong, nên lính Mỹ mới đánh giặc kiểu này” (trang 116)

Chỉ tạm chừng ấy thôi, thì chính Liên Thành đã thấy rằng kẻ để cho CS ở lại lâu là do quan thầy Mỹ, chứ ai khác. Kẻ phụng mệnh Hoa kỳ là Tổng thống Thiệu, Phó Tổng thống Kỳ, và Thủ tướng Trần thiện Khiêm. Cấp quân khu có Trung tướng Hoàng xuân Lãm Tư lệnh Quân đoàn I, Tư lệnh Sư đoàn I Chuẩn tướng Ngô quang Trưởng. Ở tại Thừa thiên Huế thì có Trung tá Phan văn Khoa, Trưởng ty Cảnh sát Đoàn công Lập và Phó trưởng ty Cảnh sát đặc biệt Liên Thành, chứ ai vô đó !!!
Quay trở lại với chuyện “khe Đá mài” của cụ Tú và hai vị linh mục, tôi thấy ông Thẩm phán đã thẩm định “chỉ đúng một phần không tư pháp”. Xin trích dẫn và so sánh cho rõ ràng hơn. Trong trích đoạn của cụ Tú trích lại:
Ngày kế tiếp, cuộc hành trình kéo dài từ chiều tới tối, thoạt tiên rời Từ đàm đi về hướng Nam, rồi bẻ hướng Đông nam. Sáu cây số đường đi mà Lương nghĩ là một cuộc trường chinh. Không ai nói với ai. Chỉ một lần yên lặng bị cắt đứt bởi một câu hỏi của ai đó:”Ta đi mô đây ?” Có tiếng phụ hoạ:”Lên núi hay tới chỗ chết ?”…Lương nhớ lại mình đã đi qua thôn Tứ tây. Ít lâu sau chừng 18 người đã bị kêu lên phía trước. Họ bị tố cáo có tội ác với nhân dân. Các nạn nhân bị lôi đi ngay. Chả ai biết về số phận của họ vì chẳng bao giờ gặp lại họ nữa. Những người khác được lệnh đi về phía lăng Đồng khánh….Dù vậy, trong một hoàn cảnh có thể nói là tuyệt vọng, anh và người lính trẻ vẫn cố tìm cách thoát thân. Hai người thất thần nhìn nhau, mở mắt lớn…..Đa số là công giáo, chả ai quan tâm tới chính trị, một số do hoàn cảnh lịch sử phải vào lính như bao nhiêu thanh niên Việt nam và các thanh niên khác trên khắp thế giới đến tuổi như họ…Chung quanh cán bộ gác đầy dẫy, nhưng nếu lao vào được bóng tối thì có cơ thoát. Ác mộng tiếp tục. Người la kẻ bị đánh. Người rú lên kinh hoàng. Lương ở trong một đám khá đông đang bước đi. Đám người khập khễnh lê lết xuyên qua một đám cây rậm đi xuống đụn cát phía nam. Khi họ xuống đồi, Lương lách vào bóng tối. Một viên đạn rít bên tai. Anh phóng qua đám rừng tai vẫn nghe tiếng đạn và tiếng la hét. Chỉ vài phút sau anh tới một con suối và chạy theo dòng nước hướng về phía đông. Anh đi suốt đêm, thỉnh thoảng bị khuấy động bởi trái sáng thả từ máy bay và tiếng đại bác. Sáng ra anh thấy mình băng qua một con đường sắt. Từ đó anh tiếp tục đi tới quốc lộ, lòng mong sớm thoát được vùng tử địa. Xế chiều anh tới con đường phía nam cách Phú bài mấy dặm. Mãi tới ngày 16-02, Lương mới về lại được thành và kể cho chị Kim những gì đã xảy ra”.
Qua đoạn văn trích dẫn, tôi thấy hoàn toàn khác với chuyện hai vị linh mục kể lại; nhưng sao cụ Tú lại “tin” là giống nhau ? Xin tóm lược một đoạn để so sánh:

Khi chúng tôi bị lôi ra đường (đường Phan bội Châu hiện nay) chừng 7 giờ tối…Áp giải chúng tôi lúc này không phải là VC nằm vùng…Hết đường Phan bội Châu chúng tôi đi vào đường Tam thai (bên trái Nam giao) sau đó men theo đường Đan viện Thiên an, hướng về lăng Khải định…phía sau trụ sở quận Nam hoà, ra tới bờ sông Tả trạch….Tới bờ sông VC chặt lồ ô (nứa) làm bè để tất cà đoàn người vượt qua phía bên kia mà sau này tôi mới biết là khu vực lăng Gia long…lúc ấy khoảng 9 giờ tối.. Đến khoảng 11 giờ rưõi đêm….chừng 15 phút sau tôi bỗng nghe phía dưới vọng lên tiếng súng AK nổ vang rền và lựu đạn nổ tới tấp”.(trích trong bài hai vị linh mục)


Như thế, thời gian khởi phát khác nhau xa. Một bên đi từ chiều tới tối, một bên đi lúc 7 giờ tối. Một bên đi lên dòng Thiên an, một bên quẹo phía đông nam, qua Thôn Tứ Tây. Một bên chỉ đi 6 cây số, một bên lên tận Khe Đá mài. Môt bên bị trói từng chùm hai mươi người, một bên không bị trói, nên anh ta tự tách ra khỏi đoàn người đi vào bụi rậm một cách dễ dàng. Một bên nói CÁN BỘ dẫn đi, một bên nói không phải Việt cộng nằm vùng mà là BỘ ĐỘI BẮC VIỆT. Một bên nói trên đường đi chỉ 6 cây số có nhiều vụ giết chóc, kêu khóc, la hét, đào hầm, chia nhóm...bên kia không nói gì cả. một bên nói đi về phía lăng Khải định, một bên nói về lăng Đồng khánh....Như thế, nó hoàn toàn khác nhau, chứ sao cụ Tú nói là giống ? Có một điều làm tôi thấy khó nghĩ là, người bí mật kể chuyện cho hai vị linh mục ghi đã sau bốn mươi năm có nhiều cơ hội kiểm chứng lại ký ức của mình nhưng sao lại đưa ra chi tiết toàn sai bét ? Và tại sao hai vị này cũng thuận theo mà không bổ chính cho “tác giả bí mật” này ?

Đọc bài “dưới dạng tự thuật” của hai vị, chúng ta thấy “người bí mật” kể rất rõ về đường đi:

Hết đường Phan bội Châu chúng tôi đi vào đường Tam thai. Sau đó men đường Đan viện Thiên an, xuôi về lăng Khải định…phía sau trụ sở quận Nam hoà, ra bờ sông Tả trạch…Tới bờ sông VC chặt lồ ô làm bè để tất cả đoàn người vượt qua phía bên kia, mà sau này tôi mới biết là khu vực lăng Gia long….lúc ấy khoảng 9 giờ tối…đến khoảng 11 giờ rưỡi đêm…Chừng 15 phút sau tôi bỗng nghe phía dưới vọng lên tiếng súng AK nổ vang rền và lựu đạn nổ tới tấp…”

Như thế, từ Chùa Từ đàm lên tận khe Đá mài chỉ mất 4 giờ 45 phút !!! Nhưng khoảng ấy bao xa ? Xin nghe ông Liên Thành giải thích trong cuộc hội luận do bà Hồng Hạnh làm xướng ngôn viên mới đây:

Mật khu Lương miêu Dương hoà cách Huế khoảng 30 cây số đường chim bay. Muốn lên khu vực đó ta phải đi từ Huế lên chợ Tuần theo đường sông lên vùng lăng Gia long, cách lăng Gia long khoảng chừng 10 cây số nữa”.

Vậy thì “Thiên thần Việt cộng” đã nương oai thần lực Thiên chúa mới kéo hơn hai mươi lăm chùm, gồm hơn 500 người bay về “thiên đàng chết Đá mài” được, chứ người thường làm sao đi được ? Ba mươi cây số đường chim bay, nghĩa là phải 40-50 cây số trên đường cong queo, dốc núi. Mẹ ươi, làm sao tin được ! Có một chuyện khác làm tôi khó hiểu là, hơn 500 người bị VC trói dẫn đi, và trên đường đi không ai bị giết cả, thì tại sao chỉ có 428 xác người tại khe Đá mài thôi ? Phải chăng, hơn 100 người khác là “tù giả mạo” để đưa những kẻ vô tội vào “thảm sát bịt miệng”, trong đó có người kể chuyện lại cho hai vị linh mục ? Từ câu hỏi này, cho phép chúng ta nghĩ rằng, không lấy gì làm bảo đảm cho việc nói rằng những người bị thảm sát tại khe Đá mài là người Phủ cam. Việc đem bỏ những tín vật như tượng Chúa, tràng hạt…vào đống xương để tráo lận là chuyện rất thường của trò chơi tình báo. Phải có một cuộc thử DNA mới chứng thực được. Và phải chăng do lo sợ những yêu cầu như thế, bọn Chủ đã sai VC phá vỡ nghĩa trang Ba tuần ? Tôi nghi rằng, những người Phủ cam là trong số hơn 1200 người mất tích, chứ không phải số chết tại khe Đá mài. Còn chuyện “mất tích” hay “mật chuyển” đi nơi khác, lại là một bí mật nữa. Suy nghĩ này phát xuất từ việc vô cớ ông Tỉnh trưởng Phan văn Khoa bổ nhiệm Liên Thành Phó Trưởng ty Cảnh sát Đặc biệt kiêm nhiệm Quận trưởng quận 3 Thành phố Huế. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là, ông Quận trưởng quận 3 là ai, đi đâu, làm gì, tại sao mất chức và Tỉnh/Tiểu khu Thừa thiên không còn ai xứng đáng làm quận trưởng hay sao mà phải để Liên Thành kiêm nhiệm gần hai năm ? Phải chăng quận 3 là nơi bao gồm Chùa Từ đàm và khu Phủ cam “chưa dọn sạch vết nhơ Mậu thân”, nên ông Trung tá Khoa làm việc này ? Trong 7 ngày đầu ông Khoa Tỉnh trưởng làm gì, ở đâu ? Đừng đem chuyện trốn trong Bệnh viện Huế ra nói, chuyện bà Xơ che chở “đùm bọc”nghe mà dơ dáy làm sao ấy !!! Có thể nào một ông Trung tá Tỉnh/ Tiểu khu trưởng nắm toàn bộ lực lượng Quân báo, Cảnh sát, Phòng 2, An ninh quân đội, Xây dựng nông thôn…nhận chỉ thị trực tiếp của Thủ tướng, Tổng thống mà Việt cộng mang 40 ngàn quân tấn công Tỉnh/Thị của mình mà không biết nên nằm im trong tư thất cho đến khi “lòn” vào tay bà Xơ nương náu. Do chuyện này, nên ông James O. Cliffford Sr. nói một câu hết sức đau đớn cho người Việt:”MỘT MÀN GIẤU GIẾM CỐ Ý VÀ CÓ TỔ CHỨC”. Và cũng trong cảm niệm ấy, cụ Tú gàn Nguyễn Cần, một người “cần lao công giáo” đã thốt lên: “không có một tác phẩm nào nói về tội ác của CSVN trong Tết Mậu thân có giá trị tư pháp hay sử liệu”.

Xin cụ Tú hãy lưu tâm đến một chuyện giống nhau, đó là trong tất cả các bài viết này đều đưa ra một luận điệu:”Công giáo không quan tâm đến chính trị”; ngay cả trong sách của Liên Thành cũng thế. Tại sao họ lại đồng loạt nói như thế ? Vì họ muốn tố cáo Phật giáo làm chính trị; mà chính trị này đồng nghĩa với Cộng sản ! Thế nhưng, các ngài sẽ phải trả lời thế nào về vị linh mục đầu tiên là Trần Lục đã có công diệt ngài Đinh công Tráng ? Trả lời sao về Giám mục đầu tiên là Nguyễn bá Tòng với Bắc đẩu bội tinh của thằng Tây ? Làm sao giải mã cho Giám mục Lê hữu Từ, cố vấn Hồ chí Minh ? Ai giải mật cho linh mục Hoàng Quỳnh khi ông tuyên bố “THÀ MẤT NƯỚC KHÔNG THÀ MẤT CHÚA”” ? Ai có khả năng hoá giải Trung tâm Cần lao Nhân vị Vĩnh long của Tổng Giám mục Ngô đình Thục… ? Thưa các ngài, con sẽ giúp cho mọi người hiểu thấu, xin đừng trách hậu nhân ngoại đạo; vì sách Lục vân Tiên có câu: “Trước gây sự dữ bởi mầy”.

BQK- 21-3-09


LIÊN THÀNH VÀ MẮM TÔM 15

Bảo quốc Kiếm

Chương 15:Cả vú lấp miệng em

Có đau đớn lắm không khi đọc đi đọc lại: “MỘT MÀN GIẤU DIẾM CỐ Ý VÀ CÓ TỔ CHỨC” ? Đau lắm chứ; nhưng đau thì phải làm gì hay cứ mãi cúi đầu đi dưới cái gậy của “lũ chăn bò ngoại bang”? Tại sao không dám đứng dậy, mà cứ bò mãi thế ? Có người than thở rằng: “Đứng dậy thì bị nhiều thảm khốc hơn”. Như thế, họ phải chịu bò mãi, bò từ đời cha đến đời con và bò liên tu bất tận, không bao giờ dám ngẩng đầu lên. Ôi, cuộc đời như thế đã biến thành cầm thú, vĩnh viễn là cầm thú !!! Một tầng lớp thứ hai là khoa bảng, và có chút tiền, lại nói:”Đấu tranh để làm gì, phải tận hưởng lạc thú cho chính mình, còn tư tưởng yêu nước đã trở thành cổ lỗ, bị kẻ khác lợi dụng. Đấu tranh để được gì ngoài việc chuốc lấy những khổ lụy cho chính mình, gia đình mình…rồi ta được gì ?”. Tóm lại, SỢ HÃI VÀ HƯỞNG THỤ là nguyên nhân thời đại đã làm cho tinh thần Dân tộc vụt biến đi; và những kẻ nắm lấy quyền hành, tiền bạc làm chủ tất cả. Với họ, hãy muôn đời “khôn khéo như Rắn và đơn sơ như bồ câu”; nghĩa là cứ “lừa mị” thì có thể sống sung sướng hạnh phúc. Tiếc thay, đó chỉ là lạc thú của bầy thú ngoan ! Và để thực hiện tư tưởng thú ấy, người ta “vĩnh viễn đầu phục bất cứ thứ bạo quyền cai trị nào; vì bạo quyền nào cũng do đấng quyền năng sắp đặt” ! Thế thôi ! Sợ, thì phải chịu cái gậy trên đầu. Tham hưởng thụ, thì bị củ cà rốt nhét vào miệng ! Do chính tư tưởng ấy, mọi khổ đau cứ triền miên đổ lên đầu đồng bào chúng ta. Một sự kiện lớn lao như vụ thảm sát Mậu thân 1968 đã bị “giấu kín một cách cố ý và có tổ chức” giữa thanh thiên bạch nhật. Hãy nghe Douglas Pike diễn cảm trong tác phẩm “Thảm sát tại Huế” của ông:


Trong một cung giọng hết sức cay đắng, người dân ở đây sẽ nói với bạn rằng, thế giới không biết chuyện gì đã xảy ra ở Huế, hoặc nếu biết thì cũng chẳng bận tâm”.

Câu hỏi đặt ra tức khắc cho người đọc là: “Tại sao thế giới không biết, hoặc có biết cũng chẳng bận tâm“ ? Câu trả lời đơn giản là vì truyền thông VNCH và Mỹ đã cố tình “giấu giếm”. Ngặt một nỗi lại là “giấu giếm có tổ chức”. Vậy tổ chức nào ngoài hai chính quyền của hai nước ấy ? Tại sao ? Xin mời đọc tiếp một đoạn nữa:


Tại quận Nam hoà là phát hiện thứ ba hay còn gọi là phát hiện khe Đá mài, cũng được gọi là Phủ cam tử lộ (Dead march) diễn ra ngày 19-9-1969. Ba hồi chánh viên của VC đã kể cho các SỸ QUAN TÌNH BÁO CỦA LỮ ĐOÀN I KHÔNG KỴ HOA KỲ rằng họ đã chứng kiến cuộc thảm sát vài trăm người tại khe Đá mài, cách phía Nam Huế khoảng 10 dặm vào tháng 2-1968”.
Bỏ qua một vài chữ không chính xác, chúng ta thấy ngay rằng nhờ ba hồi chánh viên nói với lính Mỹ cho nên những xác nạn nhân khe Đá mài mới được phát hiện; nếu không thì vĩnh viễn bị chôn vào quên lãng. Một “giấu giếm cố ý và có tổ chức”, mà chắc chắn lữ đoàn này không biết nên họ mới nói ra ! Vậy ai đã làm và đã giấu giếm ? Chúng ta lần theo những diễn tả của ông Pike xem sao:
Họ đã đi bộ 9 cây số về hướng nam đến một ngôi chùa nơi CS thiết lập BCH. Tại đó hai mươi người bị kêu ra khỏi nhóm, tập hợp trước một tòa án quân sự dã chiến, bị xét xử, bị tuyên tội, bị hành quyết và chôn trong sân chùa. Số còn lại bị dẫn qua bên kia sông và được giao lại cho một đơn vị CS trong một sự trao đổi có biên nhận đưa cho viên chính ủy. Có lẽ viên chức chính ủy này định rằng tù nhân này của y sẽ được cải tạo rồi trở về, nhưng với chuyện bàn giao, mọi chuyện thoát khỏi sự kiểm soát của y.

Suốt nhiều ngày kế tiếp, chính xác bao nhiêu không ai biết, những người bị bắt và những kẻ bắt người lang thang vùng nông thôn và rồi đến một điểm nào đó, CS địa phương đã quyết định thủ tiêu các nhân chứng: các tù nhân đã bị dẫn qua 6 cây số của một trong những vùng đất gồ ghề, lởm chởm nhất miền Trung VN, đến khe Đá mài”.
Cả hai tác giả ngoại quốc, ông Elje Vannema và Douglas Pike đều có những nguồn tin gần giống nhau là trên đường bị bắt đi đã có những cuộc chém giết giữa đường. Thế nhưng, người “chứng sống” mà hai vị linh mục viết lại thì không nói đến điều đó. Tại sao ? Phải chăng, “người chứng” ấy đã cố tình che dấu một vấn đề; đó là, nếu như có chuyện xử tử, la khóc, xử án, đào hầm, chôn vùi…. thì chính quyền phải biết, phải theo dõi và truy tìm; chứ sao lại không. Như chúng ta thấy, chính quyền của Thừa thiên Huế lúc đó đã không làm gì cả, hay nói như James O. Clifford Sr. đã “giấu giếm cố ý và có tổ chức” để thủ tiêu chuyện khe Đá mài. Người trực tiếp coi chuyện tình báo, an ninh dân sự là Đại úy Liên Thành, Phó Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia đặc trách Cảnh sát Đặc biệt Thừa thiên Huế lúc đương thời phải trả lời thế nào về chuyện mãi tới 19-9-1969 vụ thảm sát tại khe Đá mài mới do Lữ đoàn I Không kỵ Mỹ phát giác, trong lúc an ninh tình báo VNCH nói chung và Cảnh sát của Thành nói riêng không hề hay biết ?
Trong bài “Cuộc tàn sát bị bỏ quên”, James O. Clifford Sr. nói một cách chua chát khi ông so sánh chuyện Mỹ lai với Mậu thân:

Vụ thảm sát tại Huế xảy ra trước vụ Mỹ lai hai tháng. Vậy, việc thiếu sót thông tin, không tường thuật phải chăng vì lý tưởng thiên lệch. Chúng tôi không tin như vậy, vì nếu phóng viên được biết nhiều về vụ Mỹ lai, họ cũng như quần chúng biết rất ít về vụ thảm sát tại Huế. Tuy nhiên cũng có lý khi tin rằng, có phóng viên muốn chôn luôn vụ thảm sát Huế, và lãng quên luôn số nạn nhân trong cuộc thảm sát này. Thực vậy, khi nói tới Mỹ lai người ta tăng dần số nạn nhân, khi nói tới Huế người ta lại giảm số thường dân bị thủ tiêu”.


Đây lại là một bí mật khác không ai để ý. Đúng như ông James nhận xét, việc không tường thuật, hay nói quá ít không phải vì “thiên lệch lý tưởng” gì cả; mà việc ấy xảy ra chỉ vì sự cố ý “giấu giếm có tổ chức”, hay nói cách khác là do Chính quyền che đậy, mà trực tiếp là những kẻ cầm đầu Thừa thiên Huế. Tại sao người ta tăng số nạn nhân của vụ Mỹ lai, nhưng giảm số nạn nhân trong vụ thảm sát tại Huế ? Chỉ có một câu trả lời là: người ta muốn giấu giếm sự thật do chính họ hợp tác với CSBV gây ra. Điều nay dễ nhận ra, vì thực tế, sau Tết Mậu thân không có một cuộc điều tra chính thức nào từ Khóm, Phường của Huế. Liên Thành giữ độc quyền báo cáo Cảnh sát.

Chính Douglas Pike đã viết:

Đã chẳng có một cuộc kiểm kê dân số thực sự ngay sau cuộc tấn công. Đến tháng 3 các viên chức địa phương mới báo cáo rằng 1.900 người thường dân đã nhập viện với những vết thương chiến tranh và họ ước lượng rằng khoảng 5.800 người đã không tìm ra tung tích”.

Không những thế, mãi tới 40 năm sau, Liên Thành, người chịu trách nhiệm an ninh tình báo mới cho ra đời một cuốn sách lếu láo gọi là “Biến đông miền Trung” cốt đổ tội cho Phật giáo. Thành khẳng định tài liệu do ông ta đưa ra là chính thức, vì ông ta là chứng nhân có thẩm quyền. Băng đảng của chúng vội vã viết loạn xị xà ngầu để ủng hộ tối đa cho những luận điểm hoàn toàn trật lất. Chúng cố bám vào con số 5.327 người do Liên Thành đưa ra. Chúng làm “nhân chứng ông trời” cho nhau; mà nói như ông James O Clifford Sr. là :”MỘT MÀN GIẤU GIẾM CỐ Ý VÀ CÓ TỔ CHỨC”, và :”KHI NÓI TỚI HUẾ NGƯỜI TA LẠI GIẢM SỐ THƯỜNG DÂN BỊ THỦ TIÊU”.


Vấn đề đặt ra cho chúng ta là tại sao chúng phải “giảm số nạn nhân bị thủ tiêu” ? Bởi vì trong thực tế, chúng âm thầm “đi trước và đứng sau lưng Việt cộng” giết rất nhiều để trả thù dân Huế. Chính sử gia Trần gia Phụng cũng viết:
Riêng tại Huế, theo thống kê của tác giả Douglas Pike, ước lượng tổng số thiệt hại tại Huế sau biến cố Mậu Thân như sau: Tổng số thường dân thương vong: 7.500 người. Số bị thương vì chiến tranh: 1.900 người. Số thường dân bị tử nạn: 844 người. Số người mất tích:1.946.(33) Theo thống kê của tác giả David T. Zabecki qua một bài viết đăng trong Encyclopedia of the Viet Nam War, tại Huế, số thi hài nạn nhân tìm được trong các mồ chôn tập thể là 2,810 người và hàng ngàn người mất tích. Trong khi đó, Quân đội VNCH có 384 tử trận, 1,830 bị thương; Bộ binh Mỹ 74 tử trận, 507 bị thương; Thủy quân lục chiến Mỹ 142 tử trận, 857 bị thương, Bộ đội Bắc Việt và Việt cộng 5.000 tử trận, số bị thương không tính được.(34) Các con số nầy chắc chắn chưa đầy đủ, vì còn nhiều người mất tích chưa được kê khai. Riêng tại Huế, nếu số tử thi tìm được trong các mồ chôn tập thể là 2.810 xác, thì số người thật sự chết phải cao hơn rất nhiều, vì chắc chắn còn có những nấm mồ chưa được phát hiện, và có thể không bao giờ được phát hiện, mà vùi dập mãi với thời gian; hoặc những người bị cộng sản đem đi các địa phương khác rồi thủ tiêu. Ngoài ra còn có những người chết được gia đình tự lo liệu việc chôn cất. Dầu có tác giả cho rằng tối thiểu số thường dân bỏ mạng trong dịp Tết tại Huế phải khoảng trên 3.000 người, nhưng thực tế con số nầy phải cao hơn nhiều…………………………………….......................”.

Việc nhà cầm quyền Thừa thiên Huế do Trung tá Phan văn Khoa, Trưởng ty Cảnh sát Đoàn công Lập và Phó Trưởng ty Đặc biệt Liên Thành không cho thực hiện một cuộc điều tra rốt ráo từ Khóm, Phường, Quận một cách có hệ thống chính là điều mà các ông Douglas Pike và James O Clifford Sr. đã nêu trên. Việc Nguyễn ngọc Loan có mặt ngay tức khắc tại Huế, và vờ vĩnh làm trại tình thương cũng là một vấn đề cần xét kỹ. Cho đến ngày nay, sau bốn mươi năm, băng đảng nào đó “đồng loạt tiến về Mậu thân” với tất cả dối láo chỉ nhằm mục đích tiếp tục cái trò “cả vú lấp miệng em” hầu che giấu những hành động bỉ ổi của chúng mà thôi. Một trong những kẻ ấy chính là “nhân chứng sống” đã kể cho hai linh mục Nguyễn hữu Giải và Phan văn Lợi vào tháng 11-2007.


Đọc và suy nghĩ kỹ câu nói của Douglas Pike vừa trích dẫn:

Có lẽ viên chức Chính ủy này định rằng tù nhân này của y sẽ được cải tạo rồi trở về. Nhưng với chuyện bàn giao, mọi chuyện thoát khỏi sự kiểm soát của y…..Cộng sản địa phương đã quyết định thủ tiêu các nhân chứng…”.

Ngay ở đó, chúng ta thấy có những phi lý của vấn đề. Thứ nhất, trong hệ thống cai trị độc Đảng của CSBV, thì Chính ủy là kẻ cầm quyền tối thượng của đơn vị hắn phụ trách; thế thì, làm sao bọn Cộng sản địa phương có thể quyết định trái với ý hắn ? Thứ hai, trong bài của hai vị linh mục ghi lại lời kể của “nhân chứng sống bí mật” lại nói dẫn tù đi không phải là CS nằm vùng (địa phương) mà là Bộ đội Bắc Việt, thế thì làm gì có bọn CS địa phương mà quyết định thủ tiêu ? Nhưng, Douglas Pike đã viết ra từ lâu, không thấy ai phản đối, thì liệu “nhân chứng bí mật” này có dối láo hay không ? Căn cứ vào những tin tức sai lầm hoàn toàn của y như đã trình bày trong chương 13, chúng ta có quyền tin vào lời của Douglas. Ngặt một nỗi, nếu tin vào lời này, thì làm sao tin được chuyện CS địa phương có quyền quyết định lớn hơn Chính ủy ? Theo bản nông dân thì chỉ có một cách giải thích thoả đáng, đó là, sau khi nhận sự bàn giao tù binh, viên Chính ủy này đã nhận được một mệnh lệnh Đảng cao hơn do kẻ bàn giao chuyển lại buộc hắn phải để cho bọn đó thủ tiêu nhóm người này. Thế nhưng, viên chính ủy kia là ai, và kẻ dẫn người bị bắt là ai, là những câu hỏi cần được phân tích thêm nữa.
Có lẽ hai chữ “chính ủy” này là do Hồi chánh viên nói ra, nhưng nó gặp một điều không ổn. Vì theo Liên Thành thì cánh 2 tại Hữu ngạn do Đại tá VC Thân trọng Một chỉ huy, có chính ủy đi theo, gồm hai Trung đoàn 5 và 9 của Sư đoàn 309; vậy thì không lý do nào chính ủy Trung đoàn lại ở nhà (khe Đá mài) mà không theo đơn vị tác chiến. Chính ủy chỉ có từ cấp Trung đoàn trở lên, còn Tiểu đoàn trở xuống chỉ được gọi là “chính trị viên” mà thôi. Với CS, mọi quyền quyết định đều do “chính ủy” cả. Vậy thì, chỉ có “chính ủy giả” mà 3 tên VC này nghe thấy, rồi kể lại; hoặc dùng từ sai. Một vô lý khác lại xảy ra. Trong khi đối với những người dân đen thuộc Phật giáo thì chúng xử tử ngay tại chỗ, tại sao chúng lại đưa những người “công giáo”, kẻ thù số một đi “học tập cải tạo” cho mất công ? Không thể nào; không thể nào !
Kiểm điểm lại báo cáo của Liên Thành, chúng ta thấy, từ Tỉnh trưởng, gia đình ông; từ Trưởng ty Cảnh sát và gia đình ông, kể cả thân nhân của Liên Thành không ai bị bắt, bị giết. Phó Tỉnh trưởng được đưa đi ra Bắc, gia đình ông vô sự. Các lãnh đạo cao cấp đảng phái không bị bắt, bị giết, (chỉ trừ Thiếu tá Tỉnh đoàn trưởng Xây dựng nông thôn, Từ tôn Kháng bị lăng trì một cách dã man. Thiếu tá Bào và ông Phó Thị trưởng bị giết mà thôi); cho chúng ta thấy những phi lý của cuộc thảm sát tại Huế. Tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.

Thật sự khó hiểu trước những nguồn tin trái ngược hoàn toàn. Sự diễn tả của ông Pike:

Suốt nhiều ngày kế tiếp, chính xác bao nhiêu không ai biết, những kẻ bị bắt và những kẻ bắt người lang thang vùng nông thôn và rồi đến một điểm nào đó….đến khe Đá mài”. Thế nhưng, với “nhân chứng bí mật”, thì chỉ cần sau 4giờ 45 phút là từ Huế đến Khe Đá mài với những chùm người bị trói. Vậy, bốn mươi năm sau, họ đưa tài liệu giả này ra làm gì ?

Một điều oái oăm khác, là bài viết:” Đặt vấn đề xét xử cuộc tàn sát ở Huế Tết Mậu thân” của Luật sư Trần thanh Hiệp, chủ tịch Trung tâm Việt nam về Nhân Quyền lại viết :

Ngày thứ 27 những tay súng xâm lăng Huế đã bị quân lực VNCH cùng với quân đội đồng minh đánh bật ra khỏi những nơi họ chiếm đóng. Các trận đánh đã chấm dứt, một trong những việc khẩn cấp trong khi chờ đợi cuộc sống bình thường trở lại trên miền sông Hương núi Ngự là lo kiểm điểm thương vong.



tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương