Liên Hiệp Quốc A/hrc/28/66/Ad



tải về 216 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích216 Kb.
#22449
  1   2   3





Liên Hiệp Quốc

A/HRC/28/66/Add.2



Đại Hội Đồng

Lưu hành: Chung

30 tháng 1 năm 2015

Bản gốc: Tiếng Anh

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Kỳ họp thứ 28

Chương trình nghị sự mục 3



Thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người, dân sự,
các quyền chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội,
bao gồm cả các quyền phát triển.

Báo cáo của Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng, Heiner Bielefeldt

Phụ lục Nhiệm vụ đến Việt Nam (từ ngày 21 đến 31 tháng 7 năm 2014)* **

Tóm lược

Báo cáo trình bày các kết quả chính của chuyến thăm tới đất nước Việt Nam được thực hiện bởi Báo cáo viên Đặc biệt về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, Heiner Bielefeldt, từ ngày 21 đến ngày 31 tháng 7 năm 2014. Sau khi phân tích các khuôn khổ và chuẩn mực liên quan đến tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng của pháp luật Việt Nam, Báo cáo viên Đặc biệt xác định những phát triển tích cực nhưng cũng có một số vấn đề nghiêm trọng, chủ yếu là sự thiếu rõ ràng trong các quy định pháp lý có xu hướng tạo khả năng rộng rãi để điều chỉnh, giới hạn, hạn chế hoặc cấm việc thực thi quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng vì lợi ích của "sự thống nhất quốc gia và trật tự công cộng". Những thách thức khác bắt nguồn từ sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ đối với các cộng đồng tôn giáo. Trong khi đời sống tôn giáo và đa dạng và phong phú là một thực tế ở Việt Nam hiện nay, quyền tự chủ và hoạt động của các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng độc lập, tức là, những cộng đồng không được công nhận, vẫn còn bị hạn chế và không an toàn, khi mà các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của các cộng đồng này bị vi phạm rõ ràng với sự giám sát, đe dọa, sách nhiễu và đàn áp liên tục. Báo cáo viên Đặc biệt thấy cần phải cải thiện và chia sẻ kiến nghị của ông với mục đích duy trì một cuộc đối thoại mang tính xây dựng và hợp tác với Chính phủ.





Phụ lục
Báo cáo của Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng, Heiner Bielefeldt, trong chuyến thăm tới Việt Nam (từ ngày 21 đến ngày 31 tháng 7 năm 2014)

Nội dung


Đoạn Trang

I. Lời mở đầu 1–5 3

II. Tổng quan về bức tranh tôn giáo tại Việt Nam 6–11 3

III. Khuôn khổ pháp lý và chuẩn mực quốc gia của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng 12–39 5

A. Quy phạm pháp luật có liên quan đến tự do tôn giáo hay tín ngưỡng 12–15 5

B. Hạn chế quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng 16–25 6

C. Quy định hành chính về hoạt động và thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng 26–35 8

D. Vấn đề truy đòi khắc phục pháp lý 36–39 10

IV. Quyền tự trị của các cộng đồng tôn giáo và tín ngưỡng 40–58 10

A. Thái độ phủ nhận hướng tới cộng đồng tôn giáo không được công nhận 40–49 11

B. Giáo dục và đào tạo tôn giáo 50–52 12

C. Bổ nhiệm giáo chức 53–54 12

D. Vấn đề tài sản và đất đai 55–58 14

V. Thực hành tôn giáo trong các trường hợp đặc biệt 59–63 15

A. Tù nhân 59–61 15

B. Quân nhân 62–63 16

VI. Báo cáo về vi phạm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng 64–79 16

VII. Các kết luận và khuyến nghị 80–84 20



I. Lời mở đầu

        1. Báo cáo viên Đặc biệt về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng đã đến thăm Việt Nam từ ngày 21 đến ngày 31 tháng 7 năm 2014. Đây là chuyến thăm thứ hai của thủ tục đặc biệt sau chuyến thăm năm 1998 của BCV tiền nhiệm đáng kính, ông Abdelfattah đã quá cố1 . Ông muốn cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã mời và duy trì hợp tác với thủ tục mà ông phụ trách. Đặc biệt Bộ Ngoại giao đã rất nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình chuẩn bị và chuyến thăm, bao gồm cả việc tạo điều kiện gặp gỡ với một tù nhân. Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đã hợp tác tương tự.

        2. Báo cáo viên Đặc biệt cám ơn tất cả các bên đã gặp và tham gia trao đổi trong chuyến thăm này, từ các cơ quan lập pháp hành pháp và tư pháp của Chính phủ ở Trung ương và địa phương, cũng như các cộng đồng và các tổ chức tôn giáo (được công nhận về mặt pháp lý và không được công nhận), các tác nhân xã hội dân sự, cộng đồng ngoại giao và các cơ quan của Liên Hợp Quốc. Các cuộc trao đổi tại Hà Nội, Tuyên Quang, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long hầu hết đều cởi mở, thẳng thắn và mang tính chất xây dựng. Ông cũng cảm ơn Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Hà Nội đã hỗ trợ về mặt hậu cần.

        3. Tuy nhiên, Báo cáo viên Đặc biệt đã thất vọng vì các chuyến thăm dự kiến tới các tỉnh An Giang, Kon Tum và Gia Lai không thể được hoàn thành từ ngày 28 tới ngày 30 tháng 7 do nhiều gián đoạnảnh hưởng đến các điều khoản tham chiếu của một chuyến thăm quốc gia, khi sự riêng tư và bí mật của một số cuộc gặp gỡ và các nguồn thông tin đã bị tổn hại nghiêm trọng. Ông có kinh nghiệm trực tiếp và nhận được thông tin đáng tin cậy rằng một số cá nhân khác mà ông muốn gặp đã bị giám sát chặt chẽ, cảnh báo, đe dọa, quấy rối hoặc bị chặn đi lại bởi cảnh sát. Ngay cả những người gặp ông thành công cũng không thoát khỏi các mức độ giám sát hoặc thẩm vấn khác nhau của công an.

        4. Hơn nữa, những "nhân viên an ninh và cảnh sát" không công khai đã theo dõi chặt chẽ địa điểm của Báo cáo viên Đặc biệt và những người đã gặp gỡ, trao đổi với ông ấy. Mọi sự cố như vậy đã vi phạm rõ ràng các điều khoản tham chiếu của chuyến thăm quốc gia đã được Chính phủ đồng ý trước chuyến thăm. Báo cáo viên Đặc biệt quan ngại sâu sắc và cảm thấy bị xúc phạm bởi những vụ trả thù2, bao gồm việc đe dọa, quấy rối bằng cách thẩm vấn của cảnh sát và thậm chí tổn thương về thể xác của những người gặp gỡ ông trong và sau chuyến thăm. BCV đã đưa ra các trường hợp cần sự chú ý của Chính phủ, bày tỏ lo ngại của mình và tìm cách giải thích và can thiệp để ngăn chặn chúng. Trong một trong những cuộc họp chính thức với Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định lại tầm quan trọng của chuyến thăm này và chỉ ra rằng sự cố gián đoạn sẽ được làm rõ và xác minh với các nhà chức trách địa phương.

        5. Mặc dù một số cuộc họp không thể diễn ra do sự gián đoạn của các phần sau của chuyến thăm, Báo cáo viên Đặc biệt tiếp tục nhận được thông tin có liên quan trong phạm vi của chuyến thăm. Ông cũng tìm những xác minh thực tế từ Chính phủ và các bên liên quan.

II. Tổng quan về bức tranh tôn giáo tại Việt Nam

        1. Một thành viên của Ban Tôn giáo Chính phủ đã mô tả bức tranh tôn giáo tại Việt Nam như một "bảo tàng của các tôn giáo và tín ngưỡng". Theo số liệu thống kê chính thức được trình bày bởi các cơ quan Chính phủ khác nhau, hiện nay có 38 tổ chức tôn giáo đã đăng ký trong nước. Số lượng tổng thể của những người theo các tôn giáo được công nhận là khoảng 24 triệu trong tổng dân số gần 90 triệu dân. Các cộng đồng tôn giáo chính thức được công nhận bao gồm 11 triệu tín đồ Phật giáo, Công giáo 6,5 triệu, 2,5 triệu tín đồ Cao Đài, 1,5 triệu người Tin Lành, hơn 1,3 triệu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, 78.000 người Hồi giáo, Baha'i 7.000, 1.500 người Hindu cũng như những người có tín ngưỡng khác, chẳng hạn như Thuyết duy linh và thuyết vô thần. Có khoảng 25.000 nơi thờ tự trong nước. Việt Nam cũng có khoảng 9.000 lễ hội tín ngưỡng truyền thống được tổ chức mỗi năm và luôn tự hào đã tổ chức hội nghị quốc tế của các nhà lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt là ngày lễ Vesak, một hội nghị thượng đỉnh của các vị chức sắc Phật giáo diễn ra vào tháng 5 năm 2014. Người dân Việt Nam bao gồm 54 các nhóm dân tộc khác nhau, một số trong đó bao gồm các nhóm khá lớn của các tôn giáo thiểu số.

        2. Trong khi đa số người Việt Nam không thuộc về một trong những cộng đồng tôn giáo được công nhận chính thức, họ có thể vẫn - thỉnh thoảng hoặc thường xuyên - thực hành các nghi lễ truyền thống nhất định, thường được đề cập tại Việt Nam dưới thuật ngữ "tín ngưỡng". Nhiều trong số những lễ hội truyền thống thể hiện sự tôn kính tổ tiên. Trong những năm gần đây,đã có những nỗ lực rõ ràng trong việc bảo tồn, khôi phục những nghi lễ truyền thống như vậy trong số các dân tộc, tôn giáo thiểu số.

        3. Hơn nữa, đó cũng là một thực tế của các đức tin và thực hành tôn giáo bên ngoài của các cộng đồng tôn giáo được công nhận chính thức. Tuy nhiên, rất khó để có được một hình ảnh rõ ràng và toàn diện của đời sống tôn giáo bên ngoài những cộng đồng tôn giáo đã đăng ký. Trong khi một số chuyên gia Chính phủ đã đưa ra một ước lượng thấp về số lượng tín đồ của các cộng đồng tôn giáo không đăng ký, Báo cáo viên Đặc biệt cũng nghe phỏng đoán rằng số lượng người thực hành tôn giáo bên ngoài cộng đồng đã đăng kí - hoặc có nhu cầu thực hành - có thể lên đến vài triệu người.

        4. Ngoài các ước tính về số lượng rất khác biệt, Báo cáo viên Đặc biệt cũng nhận được thông tin mâu thuẫn liên quan đến các điều kiện theo đó người dân có thể được hưởng quyền con người của họ để tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của sự phát triển tôn giáo gần đây tại Việt Nam là sự gia tăng mạnh mẽ của đạo Tin Lành, đặc biệt ở một số dân tộc, tôn giáo thiểu số. Đồng thời, điều này đã dẫn đến một số trường hợp đáng lo ngại của việc đàn áp tôn giáo. Sự cùng tồn tại của những người thuộc tôn giáo hay giáo phái khác nhau không dẫn đến những vấn đề lớn.

        5. Nhiều đại diện của các cộng đồng tôn giáo khác nhau thừa nhận rằng có không gian rộng hơn cho việc thực thi quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là so với tình hình sau năm 1975. Đời sống tôn giáo là một thực tế hữu hình, bằng chứng là nơi thờ tự thuộc các tôn giáo khác nhau và các giáo phái và sự tham gia của người dân từ các hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau. Đồng thời, các điều kiện theo đó các cá nhân hoặc nhóm có thể thực hiện quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng vẫn không thể đoán trước, thường phụ thuộc vào thiện chí của chính quyền địa phương, đặc biệt là các cơ quan Chính phủ.

        6. Mặc dù việc mở rộng không gian cho các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, các cộng đồng tôn giáo vẫn chịu sự kiểm soát chặt chẽ. Thành viên của các cộng đồng tôn giáo không được công nhận đối mặt với những khó khăn rất lớn trong việc thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng của họ, đặc biệt là nơi có tập quán hay các nghi lễ như vậy không được coi là phù hợp với các "lợi ích chính đáng của số đông " - một cụm từ thường được viện dẫn trong các cuộc thảo luận với các đại diện của các cơ quan chức năng. Hơn nữa, nhiều thành viên của các cộng đồng không được công nhận đối mặt với đàn áp tôn giáo liên tục, kết quả là, phải chạy trốn khỏi đất nước và không thể trở về nhà với gia đình và người thân của họ. Cần chú ý là không thể viện dẫn lý do lịch sử để biện minh cho việc vi phạm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.

III. Khuôn khổ pháp lý và chuẩn mực quốc gia của vi phạm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng

A. Quy phạm pháp luật có liên quan đến tự do tôn giáo hay tín ngưỡng

        1. Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các văn kiện nhân quyền quốc tế , bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Hiến pháp Việt Nam mới được sửa đổi, được thông qua vào ngày 28 tháng 11 năm 2013, bao gồm một chương về "Quyền con người, Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" không có trong Hiến pháp năm 1992. Đây là một bước đi tích cực nhằm thúc đẩy và tôn trọng nhân quyền, mặc dù một số quy định khá mơ hồ và không rõ ràng.

        2. Đại diện của Chính phủ nhiều lần nhấn mạnh rằng quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng theo Điều 24 của Hiến pháp mới là dành cho tất cả mọi người, không giống như quy định của Hiến pháp năm 1992 chỉ giới hạn ở công dân Việt Nam. Điều này được trình bày như dấu hiệu của một thái độ tích cực hơn đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Điều 24 khẳng định rằng: (1) mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật; (2) Chính phủ tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng; và (3) không ai có quyền xâm phạm tự do tín ngưỡng hoặc tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

        3. Việt Nam chưa có một đạo luật nào điều chỉnh vấn đề tôn giáo. Văn bản pháp luật có liên quan nhất là Pháp lệnh Tín ngưỡng và Tôn giáo (Pháp lệnh 21), được thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2004sau các cuộc bàn bạc kĩ lưỡng. Pháp lệnh 21 là văn bản pháp lý toàn diện đầu tiên điều chỉnh vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam. Mặc dù với ngôn ngữ hạn chế, việc áp dụng pháp lệnh đó tượng trưng cho một bước tiến hướng đặt cơ sở pháp lý cho các cộng đồng tôn giáo và tín ngưỡng. Điều 38 của Pháp lệnh quy định rằng các quy định của bất kỳ điều ước quốc tế đã kí kết hoặc tham gia sẽ có hiệu lực trong trường hợp có sự khác biệt giữa quy định của Pháp lệnh và điều ước quốc tế. Một Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáođã được ban hành ngày 8 tháng 11 năm 2012 (nghị định 92).

        4. Báo cáo viên Đặc biệt được biết một dự thảo sẽ được đệ trình vào năm 2015 để thông qua một luật về tôn giáo hay tín ngưỡng dựa trên Pháp lệnh hiện hành; Luật mới dự kiến sẽ được thông qua vào năm 2016. Bên cạnhvị thế pháp lý cao hơn của một Luật so với Pháp lệnh hiện hành, quá trình tạo ra một luật mới toàn diện tạo cơ hội để đưa ra những sửa đổi cụ thể với Pháp lệnh 21 để phù hợp với luật nhân quyền quôc tế nhằm tăng cường bảo vệ quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Khi thảo luận về vấn đề này với các chuyên gia của Chính phủ về công tác tôn giáo, đã có dấu hiệu cho thấy vấn đề đất đai sẽ được giải quyết tốt hơn. Đồng thời, sự tự do cho người nước ngoài để thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng của họ cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Các quan chức khác cũng bày tỏ sự sẵn sàng của họ để cân nhắc những thay đổi cụ thể để khắc phục cách thức quy định hạn chế của Pháp lệnh 21.

B. Hạn chế quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng

        1. Theo tiêu chuẩn quốc tế, việc thực hiện các quyền của con người như tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng được bảo vệ một cách rộng rãi bởi Điều 18 của Công ước Quốc tế nhưng không phải là không có giới hạn. Điều 18, khoản 3, của Công ước quy định một số tiêu chí để cho những hạn chế như vậy được coi là hợp pháp.

        2. Các điều khoản giới hạn được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Pháp lệnh 21 và Nghị định 92 có phạm vi rộng hơn nhiều so với các điều khoản giới hạn quy định trong Công ước Quốc tế. Vấn đề là điều khoản giới hạn quá rộng có thể làm hẹp mức độ tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện trong thực tế. Một yếu tố còn thiếu trong các quy định pháp luật này về tôn giáo hay tín ngưỡng là làm rõ về các khía cạnh bên trong về niềm tin tôn giáo, đạo đức hay những niềm tin triết lý của một người - phần hồn, phần nội tâm (forum internum) - phần phải được tôn trọng vô điều kiện và không bao giờ bị hạn chế hoặc sách nhiễu đối với bất cứ lý do gì, thậm chí trong các tình huống của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hoặc trường hợp khẩn cấp3.

        3. Việc bảo vệ vô điều kiện của phần nội tâm phản ánh nguyên tắc rằng việc buộc con người phải giả vờ theo một đức tin mà họ không tự thân tin vào, hay lên án những niềm tin sâu sắc của họ sẽ làm tổn hại nghiêm trọng lòng tự trọng và nhân quyền của họ. Việc cấm bất kỳ sự can thiệp cưỡng ép vào niềm tin cốt lõi bên trong về tôn giáo, đạo đức hay những niềm tin triết lý của một người có vị thếtrong luật pháp quốc tế tương tự như việc cấm chế độ nô lệ hay việc cấm tra tấn. Đây là những điều cấm tuyệt đối không có trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, Điều 24 của Hiến pháp năm 2013, khi nhắc đến tự do tín ngưỡng hay tôn giáo nói chung, không bảo vệ riêng khía cạnh nội tâm của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Điều này có thể dẫn đến lỗ hổng bảo vệ nghiêm trọng.

        4. Không giống như phần nội tâm (forum internum), sự biểu đạt của tôn giáo hay tín ngưỡng trong đời sống xã hội - phần bên ngoài - không được bảo vệ một cách vô điều kiện bởi luật pháp quốc tế. Do đó, các điều kiện để hạn chế phải được quy định trong pháp luật một cách rõ ràng và có thể dự đoán được. Điều này nên được thực hiện trên cơ sở nhận thức rằng tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, ở cả khía cạnh cá nhân và cộng đồng, có tư cách chuẩn mực của một quyền con người phổ quát. Mối quan hệ giữa tự do này và giới hạn của nó do đó nên được xem như là một mối quan hệ giữa quy tắc và ngoại lệ. Điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng, trong trường hợp còn nghi ngờ thì quy tắc chiếm ưu thế, có nghĩa là, trách nhiệm thuộc về Chính phủ trong việc cung cấp bằng chứng thực nghiệm và lý luận chuẩn mực để biện minh cho những giới hạn được coi là cần thiết.

        5. Trong các cuộc thảo luận với đại diện Chính phủ, BCV thường xuyên nghe các tham chiếu rộng tới "pháp luật Việt Nam". Sự viện dẫn chung này của trật tự pháp lý trong nước có thể làm tối nghĩa và suy yếu cấp bậc giá trị của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng như một quyền phổ quát không thể xâm phạm được. Trên quan điểm về các quyền con người không thể xâm phạm, phạm vi của những quyền ấy, bao gồm quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, không thể để tự các nhà lập pháp quốc gia định đoạt.

        6. Bất kỳ hạn chế nào cũng phải theo đuổi mục đích chính đáng – đó là bảo vệ "an toàn công cộng, trật tự, sức khỏe, đạo đức hay những quyền tự do căn bản của người khác" quy định tại Điều 18, khoản 3 của Công ước Quốc tế4. Hơn nữa, các hạn chế phải tuyệt đối nằm trong phạm vi cần thiết và tương xứng, trong đó, ngoài những điều khác, có nghĩa là những hạn chế phải được giới hạn trong một mức độ can thiệp tối thiểu. Những điều này, cùng với các tiêu chí khác được quy định với mục đích bảo vệ bản chất của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đồng thời trong những tình huống có thể có mâu thuẫn hoặc thực sự có mâu thuẫn với với các quyền hoặc những lợi ích công cộng quan trọng khác.

        7. Nhiều điều khoản trong Hiến pháp năm 2013, Pháp lệnh 21 và Nghị định 92 cho Chính phủ khả năng xoay xở rộng rãi để điều chỉnh, giới hạn, hạn chế hoặc cấm việc thực thi quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng5. Điều 14, khoản 2 của Hiến pháp năm 2013 có một số lý do để hạn chế quyền con người và quyền công dân, có lẽ, cũng sẽ áp dụng đối với quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Khả năng hạn chế quyền con người vì lợi ích của "quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe của cộng đồng" hơi khác so với tiêu chí đặt ra tại Điều 18, khoản 3 của Công ước Quốc tế, mặt khác Điều 24, khoản 3, của Hiến pháp năm 2013 cho phép hạn chế rộng rãi để ngăn cấm bất cứ ai "lợi dụng quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng để vi phạm pháp luật".

        8. Hơn nữa, Pháp lệnh 21 và Nghị định 92 thường tham chiếu đến các mục đích như "sự hòa hợp và đoàn kết dân tộc", "đoàn kết của nhân dân", "lợi ích quốc gia" và "thuần phong mỹ tục của dân tộc", mở rộng tới những diễn giải chủ quan. Ví dụ, Điều 8, khoản 2, của Pháp lệnh 21 quy định rằng "Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác". Còn chưa có định nghĩa rõ ràng hành vi nào sẽ cấu thành việc "tuyên truyền chống lại các chính sách pháp luật của Nhà nước", hành động "chia rẽ" hay "mê tín dị đoan". Hơn nữa, điều 87, 88 và 258 của Bộ luật Hình sự Việt Nam thường được áp dụng tùy tiện để kết hợp trừng phạt những người bị cáo buộc là vi phạm các giới hạn quy định trong Pháp lệnh 21 và / hoặc Nghị định 92.

        9. Đại diện cấp cao của Chính phủ, bao gồm từ các cơ quan tư pháp, thường tham chiếu tới những điều khoản hạn chế một cách rộng rãi này. Những viện dẫn từ những mục đích trừu tượng nêu trên, chẳng hạn như "lợi ích của Nhà nước", dễ dẫn đến bị truy tố hình sự. Điều khoản đầu tiên của điều luật 258 của Bộ luật Hình sự được quy định như sau: "Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm". Việc không quy định rõ hành vi nào sẽ cấu thành "lợi dụng" quyền tự do tôn giáo và các quyền tự do dân chủ khác trong điều khoản này là đặc biệt đáng lo ngại. Ngay cả các thành viên của một tòa án địa phương cấp tỉnh và Toà án Nhân dân Tối cao cũng không thể làm rõ ý nghĩa của thuật ngữ "lợi dụng" và không xác định được những hành vi nào sẽ cấu thành sự vi phạm pháp luật. Diễn đạt mơ hồ trong điều luật 258 cho phép các cơ quan có liên quan toàn quyền hành động để xử phạt tất cả các loại hoạt động – và kể cả thái độ ngầm của họ - được coi là bằng cách nào đó đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước. Điều này có thể đặc biệt áp dụng đối với các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng, do khả năng tổ chức quần chúng của họ.

        10. BCV đặc biệt đã nhận thấy từ nhiều thảo luận trong suốt chuyến thăm của ông rằng việc quy định của pháp luật không rõ ràng như trên không phải chỉ là vấn đề lý thuyết. Điều 258 thường được viện dẫn trong thực tế và đã được áp dụng để bắt giữ những người chống lại các hạn chế đối với quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền con người khác, chẳng hạn như tự do ngôn luận và tự do hiệp hội và hội họp. Khi nêu lên vấn đề tù nhân lương tâm, Báo cáo viên Đặc biệt đã được đảm bảo rằng không có trường hợp nào ở Việt Nam. Với sự diễn đạt mơ hồ và số lượng lớn các vụ việc bị buộc tội theo Điều 258, sự đảm bảo này tuy nhiên, vẫn đáng nghi ngờ.

C. Quy định hành chính về hoạt động và thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng

        1. Một vấn đề trung tâm của hầu như tất cả các cuộc thảo luận trong chuyến thăm này liên quan việc đăng ký của các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng. Mặc dù Điều 5 của Pháp lệnh 21 quy định rằng Nhà nước đảm bảo quyền tiến hành các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, Pháp lệnh 21 có một số lượng lớn các quy định, được củng cố bởi Nghị định 92, điều chỉnh các hoạt động của cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng.

        2. Nghị định 92 quy định các điều kiện và yêu cầu đối với việc đăng ký sinh hoạt và hoạt động tôn giáo. Các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng phải xin giấy phép riêng cho việc xây dựng mới hoặc cải tạo nơi thờ tự; họ phải xuất trình cho cơ quan chức năng địa phương một bản kế hoạch các hoạt động hàng năm; họ phải thông báo cho cơ quan chức năng về việc phong chức cho các giáo chức tôn giáo và trong một số trường hợp phải nhận được sự chấp thuận của những cơ quan đó; và họ phải có được sự cho phép của chính quyền địa phương liên quan để thực hiện các nghi lễ công cộng. Như vậy, các quy định nêu trong Pháp lệnh 21 và Nghị định 92 bao gồm các nghĩa vụ liên quan đến thông tin và thông báo cũng như các quy định về chính thức phê duyệt trước khi được phép tiến hành một số hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.

        3. Các yêu cầu quá mức trong các quy định này chắc chắn trở thành một gánh nặng cho hoạt động của các cộng đồng tôn giáo. Nghị định 92 có vẻ đã không làm cho cuộc sống của các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng dễ dàng hơn với thêm một tầng yêu cầu hành chính mang tính quan liêu, mặc dù khung thời gian mà các cơ quan chức năng cần phải trả lời là ngắn hơn so với trước đây. Trong trường hợp quyết định tiêu cực, họ bắt buộc phải nêu rõ lý do.

        4. Theo Điều 16 của Pháp lệnh, các tổ chức phải đáp ứng một số tiêu chí để được công nhận là một tổ chức tôn giáo hợp pháp về mặt pháp lý. Những điều kiện này là nhằm mục đích, ngoài những điều khác, đảm bảo sự tôn trọng "thuần phong mỹ tục và lợi ích quốc gia"6. Điều 6 của Nghị định 92 cũng đòi hỏi các yêu cầu khác được đáp ứng trước khi đăng ký là có thể, bao gồm cả các tổ chức tôn giáo đã tiến hành các hoạt động tôn giáo thường xuyên ít nhất là 20 năm kể từ ngày được chấp thuận bởi một Ủy ban nhân dân cấp xã cho các sinh hoạt tôn giáo. Không đi vào chi tiết của các quy định này, BCV muốn nêu hai điểm cần lưu tâm đặc biệt quan trọng liên quan đến tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.

        5. Điểm đầu tiên liên quan đến bản chất của việc đăng ký và liệu việc đăng ký nên là một đề nghị hay một yêu cầu chính thức. Báo cáo viên Đặc biệt nhận được những quan điểm khác nhau về điều này, và có vẻ là không rõ ràng. Trong khi một số đại diện của Chính phủ rõ ràng đã nói rằng nếu không có đăng ký hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền, các cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng sẽ không được phép hoạt động. Những người khác chỉ ra rằng các cá nhân từ các giáo phái không đăng ký có thể được "cho phép" để thực hiện một số chức năng tôn giáo cơ bản, chẳng hạn như tổ chức các cuộc họp tôn giáo tại nhà riêng, miễn là các nhà chức trách được thông báo về các hoạt động của họ. Ngay cả trong cách diễn giải sau dù có thích hợp hơn một chút, tuy nhiên, phạm vi của quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng vẫn còn rất hạn chế và không an toàn. Hơn nữa, “sự cho phép” thực sự nghĩa là gì cũng không rõ ràng. Thực tế, cái quyền hợp pháp mà cộng đồng tôn giáo có thể dựa vào để nhận được sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng còn đang ở khá xa.

        6. Trong bối cảnh này, thuật ngữ "công nhận" thường được đề cập đến trong các cuộc trò chuyện, có thể đảm bảo một cách giải thích ngắn gọn. Việc thực hiện quyền con người về tự do tôn giáo, tín ngưỡng, bởi các cá nhân và / hoặc trong cộng đồng với những người khác, không thể bị phụ thuộc vào bất kỳ hành vi cụ thể nào để công nhận, cho phép hoặc phê duyệt về mặt hành chính. Là một quyền phổ quát, tự do tôn giáo hay tín ngưỡng gắn liền với tất cả con người và do đó có một vị thế chuẩn mực ở trên bất kỳ hành vi hành chính hay thủ tục hành chính nào. Lời mở đầu của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền bắt đầu bằng "việc công nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và bất khả xâm phạm của tất cả các thành viên của gia đình nhân loại". Rõ ràng, "công nhận" ở đây là nguyên tắc cơ bản theo đó bất kỳ sự tương tác có ý nghĩa giữa con người đều cần phải tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền. "Công nhận" trong ý nghĩa cơ bản của sự tôn trọng phẩm giá con người và các quyền con người là như vậy, có trước bất kỳ "công nhận" về các hoạt động hành chính cụ thể7.

        7. Cần phải thấy rõ rằng quyền của một cá nhân hay một nhóm người cho tới quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng không bao giờ có thể được "tạo ra" bằng bất kỳ thủ tục hành chính nào. Thay vào đó, phải là chiều ngược lại:việc đăng ký cần phải phụng sự quyền con người, mà bản thân quyền đó phải được tôn trọng trước bất kỳ sự đăng ký nào. Từ nhận thức cơ bản này, việc đăng ký nên là một đề nghị của Nhà nước chứ không phải là một yêu cầu pháp lý bắt buộc. Tình hình của các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng chưa đăng ký cho thấy chất lượng của một câu hỏi kiểm tra quan trọng đối với nhận thức về vị thế chuẩn mực của quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng nói chung.

        8. Điểm thứ hai mà Báo cáo viên Đặc biệt quan tâm đó là có các tư cách pháp lý thay thế cho các cộng đồng không đăng ký với tư cách tổ chức tôn giáo. Với ngưỡng khá cao đặt ra bởi Điều 16 của Pháp lệnh, cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng rất cần một phương án khả thi để có được một dạng tư cách pháp nhân khác nếu họ có nhu cầu.

        9. Trong quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, Nhà nước có trách nhiệm cung cấp cơ sở hạ tầng pháp lý và thể chế phù hợp để tạo điều kiện cho các hoạt động tự do của các cộng đồng tôn giáo và tín ngưỡng mà không phải chịu gánh nặng quá mức và bị phân biệt đối xử. Điều này bao gồm các lựa chọn cho các cộng đồng tôn giáo và tín ngưỡng để có được tư cách pháp nhân mà họ có thể cần phải thực hiện các hoạt động cộng đồng quan trọng, chẳng hạn như mua bất động sản, sử dụng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, điều hành tổ chức từ thiện, thành lập cơ sở đào tạo giáo chức hay giáo dục thế hệ trẻ. Nếu không có sự sẵn có và khả năng tiếp cận thực tế của một tư cách pháp nhân phù hợp, chỉ các cá nhân luôn mang theo tư tưởng vì lợi ích của cộng đồng trong mỗi hành động của họ mới có thể thu. Kết quả là, triển vọng phát triển lâu dài của cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng, đặc biệt, trong các nhóm nhỏ hơn có thể gặp nguy hiểm nghiêm trọng.

        10. Sau nhiều cuộc thảo luận với đại diện của Chính phủ về vấn đề đăng ký, BCV tin rằng đây là một lĩnh vực đáng nhận được sự quan tâm và đòi hỏi việc lập pháp và các biện pháp khắc phục khác.


tải về 216 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương