LIÊn bộ TỔng cục du lịCH, BỘ TÀi chính bộ XÂy dựng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 96.4 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích96.4 Kb.
#4773

LIÊN BỘ TỔNG CỤC DU LỊCH, BỘ TÀI CHÍNH - BỘ XÂY DỰNG

---------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -- Tự do -- Hạnh phúc

------------

Số : 1192/TT-LB

Hà nội, ngày 29 tháng 12 năm 1993


THÔNG TƯ LIÊN B

Hướng dẫn việc chuyển nhà khách, nhà nghỉ của các bộ, ngành, đoàn thể và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sang kinh doanh khách sạn du lịch.
Thi hành Quyết định số 317/TTg ngày 29/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển nhà khách, nhà nghỉ của các Bộ, Ngành đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương sang kinh doanh khách sạn du lịch, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp hiện hành, Liên Bộ Tổng cục Du lịch - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng hướng dẫn như sau:

I/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1/ Mục đích:

Việc chuyển nhà khách, nhà nghỉ sang kinh doanh khách sạn du lịch nhằm:

- Sử dụng tốt hơn cơ sở vật chất kỹ thuật của các nhà khách, nhà nghỉ cho việc đón tiếp và phục vụ khách du lịch;

- Thống nhất quản lý nghiệp vụ du lịch và thiết lập lại trật tự trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn du lịch, tạo sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp;

- Nâng cao chất lượng phục vụ, hiệu quả sử dụng vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của các nhà khách, nhà nghỉ.

2/ Đối tượng và phạm vi áp dụng:

2.1/ Các nhà khách, nhà nghỉ của các Bộ, các ngành, các tổ chức Đảng, đoàn thể của Trung ương và Địa phương; các nhà khách, nhà nghỉ của các doanh nghiệp (kể cả đã đăng ký và chưa đăng ký kinh doanh theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 và Công văn số 283/CN ngày 16/1/1993 về quản lý các đơn vị kinh tế của Đảng, đoàn thể) đủ điều kiện như quy định tại mục 1 phần II của Thông tư này đều chuyển sang kinh doanh khách sạn du lịch.

Trường hợp cơ quan chủ quản của doanh nghiệp có nhu cầu phục vụ cán bộ, công nhân viên trong ngành, thì được dành một tỷ lệ phòng cho nhu cầu này.

Đối với hệ thống nhà nghỉ Công đoàn, ngoài việc dành một tỷ lệ phục vụ nêu trên, còn được dành thêm tỷ lệ thực hiện nhiệm vụ phục vụ công nhân lao động theo chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành. Hàng năm, doanh nghiệp phải lập kế hoạch trong đó có tỷ lệ dành cho phục vụ cán bộ công nhân viên trong ngành và phục vụ công nhân lao động, trình cơ quan chủ quản duyệt và đăng ký với Chi cục thuế.

2.2/ Các nhà khách, nhà nghỉ thuộc đối tượng trên đã chuyển sang kinh doanh khách sạn du lịch đều chịu sự quản lý Nhà nước về nghiệp vụ kinh doanh du lịch của ngành Du lịch, nhưng quyền sở hữu, sử dụng tài sản và các mặt quản lý khác vẫn do cơ quan chủ quản điều hành và quản lý theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

2.3/ Chỉ những doanh nghiệp khách sạn du lịch được Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh khách sạn quốc tế mới được đón nhận khách nước ngoài đến lưu trú tại khách sạn.

3/ Nội dung quản lý Nhà nước về nghiệp vụ kinh doanh du lịch đối với các đối tượng trên bao gồm:

- Hướng dẫn việc tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch và nghiệp vụ chuyên môn theo đúng quy định hiện hành của ngành Du lịch và của Nhà nước.

- Giúp việc tuyên truyền quảng cáo kinh doanh khách sạn du lịch trong nước và quốc tế, tìm thị trường khách, đối tác đầu tư.

- Giúp việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và cán bộ, nhân viên nghiệp vụ khách sạn.

- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Pháp luật Nhà nước về kinh doanh du lịch.

II/ NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1/ Điều kiện để chuyển sang kinh doanh khách sạn du lịch:

Để chuyển sang kinh doanh khách sạn du lịch, các nhà khách, nhà nghỉ cần có các điều kiện sau đây:

- Có cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ, công nhân viên theo quy định tại phụ lục số 1 của Thông tư này.

- Được hoạt động theo giấy phép thành lập doanh nghiệp như quy định tại Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991, hoặc theo văn bản cho phép hoạt động tạm thời của cấp có thẩm quyền như hướng dẫn tại cộng điện số 1188/ KTN ngày 26/3/1993 của Chính phủ.

2/ Thủ tục chuyển nhà khách, nhà nghỉ sang kinh doanh khách sạn du lịch:

2.1/ Đối với những nhà khách, nhà nghỉ thuộc các doanh nghiệp, đã được thành lập theo Nghị định số 388/HĐBT, không phân biệt doanh nghiệp thuộc Bộ, Ngành Trung ương hoặc của Địa phương, lập và gửi 3 bộ hồ sơ về Tổng cục Du lịch. Hồ sơ gồm có:

- Đơn đề nghị bổ sung nghề kinh doanh khách sạn du lịch (theo phụ lục số 2A).

- Bản kê khai cơ sở vật chất (phụ lục số 3)

- Danh sách cán bộ CNV (phụ lục số 4)

- Quyết định thành lập doanh nghiệp (bản sao có công chứng)

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng)

Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính trong vòng 30 ngày có trách nhiệm xem xét thẩm định. Trên cơ sở đó Tổng cục Du lịch ra văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho đơn vị được phép kinh doanh khách sạn du lịch. Trường hợp khách sạn đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế, Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh khách sạn quốc tế.

Những hồ sơ không được phê duyệt Tổng cục Du lịch lưu trữ và thông báo bằng văn bản nguyên nhân không được chấp thuận cho đơn vị biết.

2.2/ Đối với nhà khách, nhà nghỉ chưa được thành lập doanh nghiệp theo Nghị định số 388/ HĐBT muốn chuyển sang kinh doanh khách sạn du lịch cần tiến hành các thủ tục sau đây:

2.2.1/ Đối với nhà khách, nhà nghỉ thuộc Bộ, Ngành Trung ương:

Lập hồ sơ gửi về Tổng cục Du lịch. Bộ hồ sơ gửi về Tổng cục Du lịch tương tự như bộ hồ sơ đã quy định ở điều 2.1. Trong đó, đơn xin chuyển nhà khách, nhà nghỉ sang kinh doanh khách sạn du lịch (làm theo mẫu tại phụ lục số 2B), bản kê khai cơ sở vật chất (phụ lục số 3), danh sách CBCNV (phụ lục số 4) và Quyết định của Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cho phép doanh nghiệp tạm thời hoạt động.

Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính trong vòng 30 ngày có trách nhiệm xem xét, thẩm định và trên cơ sở đó Tổng cục Du lịch ra văn bản tạm thời chấp thuận cho đơn vị được phép kinh doanh khách sạn du lịch. Nếu không chấp thuận phải có văn bản trả lời đơn vị về nguyên nhân không chấp thuận. Trường hợp khách sạn đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế, Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh khách sạn quốc tế.

2.2.2/ Đối với nhà khách, nhà nghỉ trực thuộc Địa phương:

Lập hồ sơ gửi về cơ quan quản lý du lịch Địa phương. Bộ hồ sơ này tương tự như trong bộ hồ sơ đã quy định ở điểm 2.2.1. Trong đó, đơn làm theo mẫu tại phụ lục số 2B, nhưng ghi KÍNH GỬI tên cơ quan quản lý du lịch Địa phương (Sở Du lịch hoặc Sở Thương mại - Du lịch). Cơ quan quản lý du lịch Địa phương chủ trì phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá và Sở Nhà đất (Sở Xây dựng) xem xét thẩm định và lập biên bản thẩm định. Sau đó gửi biên bản thẩm định cùng với hồ sơ nói trên về Tổng cục Du lịch xem xét; Nếu khách sạn đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế thì phải ghi kiến nghị trong biên bản.

Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính xem xét và trên cơ sở đó Tổng cục Du lịch ra văn bản tạm thời chấp thuận cho đơn vị được phép kinh doanh khách sạn du lịch trong thời hạn như đã quy định ở điểm 2.2.1. Trường hợp khách sạn đạt tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế, Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh khách sạn quốc tế.

Hội đồng thẩm định bao gồm thành viên là đại diện của ba ngành Du lịch, Xây dựng, Tài chính có chức năng xem xét thẩm định và ra văn bản cho phép doanh nghiệp được kinh doanh khách sạn du lịch. Hội đồng này không thay thế cho Hội đồng thẩm định doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số 388/ HĐBT. Trường hợp một số nhà khách, nhà nghỉ đã được Tổng cục Du lịch ra văn bản tạm thời cho phép kinh doanh khách sạn du lịch, nhưng sau này theo Chỉ thị của Chính phủ, Hội đồng thẩm định doanh nghiệp, hoạt động lại và xác định nhà khách, nhà nghỉ nói trên không đủ tiêu chuẩn được đăng ký lại doanh nghiệp thì quyết định nói trên của Tổng cục Du lịch không còn giá trị hiệu lực.

2.3/ Xử lý nguyên giá TSCĐ, vốn cố định, vốn lưu động của nhà khách, nhà nghỉ chưa đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 388/HĐBT.

Những nhà khách, nhà nghỉ chưa thực hiện việc kiểm kê và đánh giá TSCĐ, vốn cố định, vốn lưu động tại thời điểm 0h ngày 1/1/1990 chưa thực hiện việc giao nhận vốn và chưa tính bảo toàn vốn thì cơ quan chủ quản cấp trên phải hướng dẫn đơn vị tiến hành kiểm kê và đánh giá lại tài sản, tính bảo toàn vốn trong 2 năm theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/TC-CNXD ngày 24/3/1992 và Thông tư số 15/ TC-CN ngày 6/3/1993 của Bộ Tài chính.

3/ Nhiệm vụ của các doanh nghiệip khách sạn du lịch.

Khi được phép hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch, doanh nghiệp cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

3.1/ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và Pháp luật hiện hành của Nhà nước.

3.2/ Khách sạn phải treo biển và niêm yết giá. Doanh nghiệp khách sạn có nhiều cơ sở (nhiều cơ sở nhỏ ghép thành một khách sạn) thì biển hiệu đề tên khách sạn + 1, 2, 3 .... Ví dụ: Khách sạn Hoà bình 1; Khách sạn Hoà bình 2 ...

3.3/ Chấp hành nghiêm túc điều lệ khách sạn du lịch và những quy định tối thiểu về cơ sở vật chất, tiêu chuẩn phục vụ của ngành Du lịch.

3.4/ Chấp hành nghiểm chỉnh các quy định về an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn tính mạng và tài sản của khách, quy định về phòng cháy chữa cháy, bảo đảm hệ thống đèn chiếu sáng phòng ngừa khi có sự cố, bảo đảm những quy định về môi trường sinh thái.



III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1/ Các bộ, các Ngành, các tổ chức Đảng, đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo tổ chức, sắp xếp, hướng dẫn và đôn đốc các nhà khách, nhà nghỉ của mình, lập và gửi hồ sơ theo đúng quy định trong Thông tư này. Thời hạn chậm nhất là 30/6/1994.

2/ Những nhà khách, nhà nghỉ đủ điều kiện mà không lập hồ sơ xin chuyển sang kinh doanh khách sạn du lịch, vẫn tiếp tục đón tiếp phục vụ khách nhằm mục đích sinh lợi và kinh doanh trái phép sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3/ Các nhà khách, nhà nghỉ chưa đủ điều kiện để chuyển sang kinh doanh khách sạn du lịch được tiếp tục hoạt động trong thời hạn 6 tháng (sau khi được sự đồng ý của Tổng cục Du lịch) để cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBCNV theo tiêu chuẩn quy định của ngành Du lịch, đúng với tinh thần Quyết định 317/TTg ngày 29/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Liên Bộ để xem xét, xử lý, bổ sung cho phù hợp./.

K/T BỘ TRƯỞNG

BỘ XÂY DỰNG

K/T BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH

THỨ TRƯỞNG

ã ký)

Phạm Sĩ Liêm

THỨ TRƯỞNG

ã ký)

Phạm Văn Trọng

ã ký)

ĐQuang Trung


Nơi nhận:

- Ban Bí thư TW Đảng

- VP TW và các Ban của Đảng

- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước,

Văn phòng Chính phủ

- Toà án ND Tối cao, Viện KSNDTC

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan

thuộc Chính phủ

- UBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW

- Cơ quan TW của các đoàn thể



- Lưu: TCDL, Bộ TC, Bộ XD.
Каталог: Lists -> vbpq -> Attachments
Attachments -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb
Attachments -> PHỤ LỤc I khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố ĐỊNH
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> PHỤ LỤc số I mẫu phiếu nhận hồ SƠ

tải về 96.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương