LỜi nóI ĐẦU



tải về 16.6 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích16.6 Kb.
#189

LỜI NÓI ĐẦU

Qua những thống kê về số linh mục, mục sư và tín đồ Ca Tô cũng như Tin Lành bỏ đạo, số tín đồ đi lễ nhà thờ ngày thứ Tám, số tiền thu vào của các giáo hội Ki Tô giảm sút, số nhà thờ được rao bán và được biến đổi thành kho chứa hàng, hộp đêm, phòng ngủ cho thuê v..v.., số trường học Ca Tô phải đóng cửa vì không có đủ sĩ số, và trước những vấn nạn của Ki Tô Giáo như linh mục và mục sư loạn dâm, nghiện rượu, đồng giống luyến ái, tỉ số bị bệnh AIDS gấp 4 lần dân thường v..v..., hiện tượng suy thoái của Ki Tô Giáo nói chung, Ca Tô Giáo Rô Ma nói riêng, ở trong các phương trời Âu Mỹ, là một hiện tượng đã rõ rệt.

Sự suy thoái của Ki Tô Giáo là điều tất nhiên phải xảy ra vì nhiều lý do. Những thời đại Lý Trí, Khai Sáng, Phân Tích v..v.. đã đưa con người ra khỏi vòng đen tối và man rợ trí thức (Intellectual darkness and barbarism) của Ki Tô Giáo, một tôn giáo đồng hành với súng ống của các thế lực thực dân Âu Châu với chính sách diệt chủng dân da mầu của Tin Lành ở Mỹ châu và Phi châu, một tôn giáo với 200 triệu nạn nhân trên bờ vai của Ca Tô Giáo Rô Ma. Ngày nay, bó củi để thiêu sống người và gươm giáo để chém giết người đã bị tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Ki Tô Giáo nên Ki Tô Giáo không còn khả năng dùng bạo lực để cưỡng bách con người vào đạo cũng như tàn sát người ngoại đạo như trong quá khứ. Sự tiến hóa trí thức của nhân loại đã đưa đến sự phá sản của nền Thần học Ki Tô Giáo, phản ánh qua những tác phẩm nghiên cứu về lịch sử, về những luận cứ thần học ngụy biện mà ngày nay đã không còn giá trị v..v.. Điều này thể hiện rõ trong các tác phẩm của chính những bậc trí thức trong các giáo hội Ki Tô Giáo, điển hình là của các nhà thần học Hans Kung, Uta Ranke-Heinemann, các giám mục linh mục như Peter de Rosa, Malachi Martin, John P. Meier, Leonardo Boff, Joseph McCabe, James Kavanaugh, John Dominic Crossan v..v.., các giám mục mục sư Tin Lành như John Shelby Spong, Ernie Bringas, Ruben Alves, các học giả KiTô như Karen Armstrong, Joseph L. Daleiden v..v..các bậc trí thức như Robert G. Ingersoll, Bertrand Russell v..v.., các khoa học gia như Carl Sagan, Stephen Hawking, Paul Davies v..v.. Mặt khác, trí tuệ của người dân thường, trừ những người sống trong những ốc đảo của Ki Tô Giáo, đã mở mang, đời sống vật chất của con người đã cải tiến, cho nên Ki Tô giáo không còn đất dụng võ.

Cái hồ nước ngu dốt và nghèo khổ mà trong đó con cá Ki Tô đã bơi lội vẫy vùng trong nhiều thế kỷ ở Tây phương nay đã cạn, cho nên Ki Tô Giáo phải đi tìm một hồ nước khác để có thể sống còn. Và Ki Tô Giáo nghĩ rằng, Á Châu chính là cái hồ nước ngu dốt và nghèo khổ đó để Ki Tô Giáo có thể bơi lội trong thiên niên kỷ thứ ba của thường lịch. Từ niềm hoang tưởng này, Ki Tô Giáo đã sáng chế ra cái gọi là “Thần Học Ki Tô Giáo Theo Cung Cách Á Châu”, khoác bộ áo Á Châu để cải đạo Á Châu. Nhưng dù cho có khoác bộ áo Á Châu với những chiêu bài như “Giê-su là người Á Châu”, “hội nhập văn hóa Á Châu” v..v.. , Ki Tô Giáo cũng không thể che đậy được cái ruột thần học Tây phương đã mọt rỗng qua nhiều thế kỷ. Chứng minh sự kiện này chính là nội dung của tác phẩm mà quý độc giả đang cầm trên tay, một tác phẩm qui tụ ba bài phân tích rất trí thức, rất khoa học, về bản chất sách lược Cải Đạo Á Châu của Ki Tô Giáo, của ba tác giả: Tỳ kheo Thích Nhật Từ, nhà trí thức Ngô Triệu Lịch, và cư sĩ Trần Chung Ngọc.

Sách lược Cải Đạo Á Châu bản chất ra sao và có thể thành tựu được không? Câu trả lời nằm trong nội dung cuốn sách quý vị đang cầm trên tay. Đây là một tác phẩm với sự đóng góp của ba trí thức Việt Nam, ở trong nước (Thích Nhật Từ) ở trên trang nhà Giao Điểm (Ngô Triệu Lịch) và ở Mỹ (Trần Chung Ngọc), ba nhân vật đã được giới độc giả biết đến nhiều, ở trong cũng như ở ngoài nước, mà giá trị nghiên cứu trong những tác phẩm của họ không ai có thể nghi ngờ về tính lương thiện trí thức, về kiến thức rộng rãi và sâu sắc, về lý luận chặt chẽ và khoa học.

Sách lược cải đạo Á Châu của Ki Tô Giáo chẳng qua chỉ là sách lược xâm lăng các nền văn hóa và truyền thống Á Đông qua những thủ đoạn bất lương trí thức gian xảo như một số phê bình gia Tây phương, Ấn Độ, Thái Lan v..v.. đã nhận định. Thực chất của sách lược này, người Việt Nam chúng ta sẽ thấy rõ qua ba bài nghiên cứu và phân tích rất công phu của ba trí thức Việt Nam nêu trên mà Giao Điểm có được cơ duyên góp thành một cuốn sách và xuất bản để cống hiến bạn đọc. Sau đây Giao Điểm xin giới thiệu sơ lược cùng quý độc giả ba tác giả trên.

Tỳ Kheo Thích Nhật Từ là một vị Tăng trẻ, hiện trụ trì tại Chùa Giác Ngộ, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với học vị Tiến Sĩ Phật Học, Tỳ Kheo Thích Nhật Từ hiện là trang chủ của trang nhà Đạo Phật Ngày Nay (Buddhismtoday.com) và là tác giả của nhiều bài biên khảo về Phật Giáo rất công phu. Tỳ kheo cũng là tác giả cuốn Kinh Tụng Hằng Ngày, một cuốn có thể nói là có giá trị nhất trong những cuốn Kinh Nhật Tụng hiện hữu.

Cách đây 12 năm, năm 1991, ở Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Nhật Từ đã gây chấn động dư luận quốc nội qua bài thuyết trình tại 2 ngày hội thảo do Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, phê bình “Thần Học Ki Tô Giáo Theo Cung Cách Châu Á” của Mục sư Tống Tuyền Thịnh, chủ đề của cuộc hội thảo. Đây là bài đầu tiên trong cuốn sách này mà Giao Điểm được hân hạnh in lại và xin có lời cảm tạ tác giả.

Bài thứ hai trong cuốn sách này là bài của Ngô Triệu Lịch, một trí thức đạo gốc như Charlie Nguyễn: “Nhận Định Về Văn Kiện “Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á” (Ecclesia in Asia) của Giáo hoàng John Paul II. Ngô Triệu Lịch là tác giả của một số bài nghiên cứu sâu sắc, đúng đắn về Ki Tô Giáo, rất được tán thưởng trên trang nhà Giao Điểm (giaodiem.com) như: “Ki Tô Nguyên Thủy! Họ Là Ai?”; “Tản Mạn Noel”; “Đôi Điều Về “Thánh Truyền” Và “Huấn Quyền Hội Thánh””; “Đấu Tranh Cho Quyền Tự Do Tôn Giáo Hay Đấu Tranh Cho Sự Bành Trướng Của Nhà Nước Vatican?”.

Bài sau cùng là của Giáo sư Trần Chung Ngọc viết về đề tài “Công Giáo, Tin Lành Và Sách Lược Cải Đạo Á Châu”. Giá trị của những tác phẩm nghiên cứu về Ki Tô Giáo trước đây của Giáo sư Trần Chung Ngọc khó có ai có thể phủ nhận nên Giao Điểm không thấy cần thiết phải giới thiệu thêm nữa.



Cũng như tất cả những cuốn sách do Giao Điểm xuất bản trước đây đã được đánh giá cao, chúng tôi tin rằng quý độc giả sẽ không thất vọng với tác phẩm mới này.
Giao Điểm, Vào Hè 2005
Каталог: TCN -> TCNtg
TCN -> Ubnd tỉnh tiền giang trưỜng cđn tiền giang
TCN -> Thiết bị ĐẦu cuối hệ thống thông tin an toàn và CỨu nạn hàng hải toàn cầu gmdss
TCN -> TIÊu chuẩn ngành tcn 68 135: 2001 chống sét bảo vệ CÁc công trình viễn thôNG
TCN -> Tcn 68 132: 1998 CÁp thông tin kim loại dùng cho mạng đIỆn thoại nội hạt yêu cầu kỹ thuật multipair metallic telephone cables for local networks Technical requirement MỤc lụC
TCN -> Technical standard
TCN -> TIÊu chuẩn ngành tcn 68 216: 2002
TCNtg -> NHẬN ĐỊnh về VĂn kiệN “TÔng huấn giáo hội tại châU Á”
TCNtg -> PHÊ BÌnh “Thần Học Ky-tô Giáo Theo Cung Cách Á Châu” Của Mục Sư Choan Seng Song (Tống Tuyền Thịnh) Thích Nhật Từ
TCNtg -> Năm 1994, Nhà Xuất Bản Alfred A. Knopf ở New York phát hành cuốn

tải về 16.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương