Lêi nãi ®Çu



tải về 4.68 Mb.
trang1/16
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích4.68 Mb.
#34584
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Lêi nãi ®Çu


Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức của quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là trước ngưỡng cửa của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Tiềm năng thiên nhiên và con người đã tạo lên những thế mạnh đặc thù cho nông nghiệp Việt Nam. Một trong các thế mạnh đó là các sản phẩm đặc sản. Trong bối cảnh đó, những giải pháp phát triển và tăng cường sức cạnh tranh cho nông sản là trách nhiệm và mục tiêu của các bộ, ngành và địa phương.

Xây dựng chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm nông sản là một xu thế đã được nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm khai thác tối đa lợi ích của các sản phẩm đặc sản trong sức ép của quá trình hội nhập. Hướng đi này cũng được các cơ quan, bộ ngành của Việt Nam, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và PTNT, quan tâm và đánh giá cao.

Đề tài "Những giải pháp để phát triển đăng ký cho các sản phẩm đặc sản ở Việt Nam" được nhóm nghiên cứu thực hiện với mong muốn đưa ra những giải pháp cho sự phát triển của các sản phẩm đặc sản theo hướng đăng ký chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ.

Đề tài đã được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn1, bao gồm các thành viên: TS.Vũ Trọng Bình, CN.Đào Đức Huấn, KS.Đặng Đức Chiến, KS.Phạm Duy Khánh, KS.Ngô Sỹ Đạt, KS.Đinh Đức Tuấn.

Trong quá trình thực hiện, nhóm đã nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế. Nhóm nghiên cứu, xin gửi lời cảm ơn tới:



  • Ban Khoa giáo - Văn phòng Chính phủ

  • Đại Sứ quán Pháp tại Hà Nội, Dự án Mispa đã tài trợ kinh phí thực hiện đề tài này

  • Vụ Khoa học và Chất lượng sản phẩm - Bộ Nông nghiệp và PTNT

  • Vụ Khoa học và Chất lượng sản phẩm - Bộ Thủy sản

  • Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ

  • Thương vụ Pháp (Missions Économiques) tại Hà nội

  • UBND tỉnh Sơn La

  • Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La

  • Nông trường Cờ Đỏ - Mộc Châu - Sơn La

  • Công ty Chè Mộc Châu - huyện Mộc Châu - Sơn La

  • UBND tỉnh Kiên Giang

  • Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang

  • Sở Thủy sản tỉnh Kiên Giang

  • UBND huyện Phú Quốc - Kiên Giang

  • Hội sản xuất nước mắm Phú Quốc - Kiên Giang

  • Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

  • Sở Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

  • Hội lương thực và thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh

  • Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

  • Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Pháp (INRA)

  • Tổ chức Nghiên cứu vì sự Phát triển (Cirad) - Cộng hòa Pháp

  • Tổ chức Gret - Cộng hòa Pháp

Nhóm nghiên cứu cũng gửi lời cảm ơn đến ThS.Nguyễn Ngọc Anh - Trung tâm Phát triển Nông thôn đã giúp đỡ trong hoạt động dịch thuật và chỉnh sửa báo cáo.

Do có những hạn chế về thời gian và kinh phí nên nhóm chưa thể đưa được tất cả vấn đề trong hoạt động xây dựng và phát triển chỉ dẫn và tên gọi xuất xứ ở Việt Nam vào báo cáo. Những kết luận và đề xuất trong báo cáo là những ý kiến được tập hợp từ những kiến nghị của các đơn vị, địa phương và sự thống nhất về quan điểm của nhóm nghiên cứu. Trong quá trình triển khai, nhóm nghiên cứu cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý độc giả.



Thay mặt nhóm nghiên cứu


TS. Vũ Trọng Bình

Tãm t¾t

Xây dựng tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý đã trở thành một định hướng chiến lược trong bảo tồn đa dạng sinh học, văn hoá truyền thống và nâng cao sức cạnh tranh thương mại trên thế giới. Đây là một giải pháp đã được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng như một công cụ trong quá trình hội nhập của nền kinh tế thế giới.

Sự phát triển các sản phẩm mang tên gọi xuất xứ của Việt Nam đã được đăng bạ và xu hướng phát triển quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế, đặc biệt là WTO đã đặt ra nhiều thách thức cho sản phẩm nông nghiệp. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích xác định những vấn đề khó khăn trong việc duy trì và bảo vệ thương hiệu, chỉ dẫn và tên gọi xuất xứ của hai sản phẩm đã được đăng bạ, đồng thời chỉ ra những biện pháp, đề xuất chiến lược, quy trình phát triển chung cho các sản phẩm đặc sản theo hướng xây dựng chỉ dẫn và tên gọi xuất xứ địa lý.

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới đặc biệt là Pháp, gần hơn là các nước trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ, Inđônêxia đã cho thấy việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng đòi hỏi sự kết hợp và cố gắng của Nhà nước, các nhà khoa học và bản thân những đối tượng được hưởng lợi. Chính vì thế quá trình xây dựng hai sản phẩm mang tên gọi xuất xứ là nước mắm Phú Quốc và chè Shan Tuyết Mộc Châu gặp phải những khó khăn là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong điều kiện khung thể chế về chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa của Việt Nam chưa hoàn thiện, cũng như những vấn đề về quy trình đăng bạ và bảo hộ, yêu cầu của hồ sơ đến vai trò của các cơ quan nhà nước, địa phương vẫn chưa được quy định trong luật.

Từ những khó khăn đó, việc khai thác lợi ích của hai sản phẩm đã được đăng ký trở nên nan giải hơn. Các sản phẩm không thể phát huy được hiệu quả của thương hiệu trên thị trường. Ngoài ra, những vấn đề tranh chấp, bức xúc của các đơn vị sử dụng về quá trình xây dựng hồ sơ, khoanh vùng sản xuất, quy định về chất lượng... đã làm cho quá trình hoàn thiện quyền được bảo hộ trở lên khó khăn và phức tạp hơn.

Qua quá trình xác định và phân tích những khó khăn đó cho hai sản phẩm đã được đăng ký, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp cho hoạt động khai thác và phát triển các sản phẩm đặc sản của Việt Nam. Trong đó, vấn đề được đặt ra đầu tiên là hoàn thiện khung thể chế về sở hữu trí tuệ dựa trên những quy định về chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ của Cộng đồng chung Châu Âu (EU) và WTO. Việt Nam cần xây dựng một chiến lược toàn diện nhằm đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về các sản phẩm đặc sản, làm cơ sở cho địa phương, Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ xây dựng đăng ký. Ngoài ra, cần phải thúc đẩy quá trình hoàn thiện hồ sơ và cấp quyền sử dụng cho hai sản phẩm đã được đăng ký thông qua vai trò của tổ chức người sản xuất, các tác nhân ngành hàng tên gọi xuất xứ, làm đòn bẩy thúc đẩy việc xây dựng tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm khác. Song song với các giải pháp trên, cần phân định rõ ràng trách nhiệm và vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên ngành và các nhà khoa học trong một chiến lược chung về xây dựng thương hiệu trên cơ sở phát triển chỉ dẫn địa lý.

Với những giải pháp đề xuất, chúng tôi hy vọng rằng các sản phẩm đặc sản của Việt Nam sẽ từng bước khẳng định được vị thế của mình trong quá trình hội nhập quốc tế.





Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng

tải về 4.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương