LỜi cảM Ơn trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến ts. Nguyễn Văn Rực


Tiêu chuẩn và qui định quốc tế về đặc điểm bộ nhiễm sắc thể người



tải về 306.73 Kb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích306.73 Kb.
#22444
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Tiêu chuẩn và qui định quốc tế về đặc điểm bộ nhiễm sắc thể người.

  1. Tiêu chuẩn để xếp loại nhiễm sắc thể trong lập karyotype.


Lúc đầu người ta chỉ căn cứ vào chiều dài của NST để căn cứ và đặt tên cho chúng từ 1 đến 23 theo thứ tự từ dài đến ngắn (công ước Denver 1960), nhưng ngay sau đó cũng năm 1960 Patau không đồng ý và đề xuất thêm tiêu chuẩn vị trí phần tâm, sau này được quốc tế chính thức chấp nhận.

- Chiều dài tương đối của NST : đó là tỷ lệ giữa chiều dài của một NST so với chiều dài của cả bộ NST trung bình, tức là chiều dài tổng cộng của tất cả các NST thường của bộ đơn bội có chứa NST X tính theo phần nghìn trong cùng một tế bào.

- Vị trí của phần tâm được biểu hiện bằng chỉ số phần tâm, tức là tỷ lệ giữa chiều dài nhánh ngắn trên tổng chiều dài của cả NST.

Ngoài ra còn có một số tiêu chuẩn chi tiết khác vận dụng cho các NST có nhánh ngắn rất ngắn (NST tâm đầu) và các vệ tinh của chúng, NST Y có đặc thù riêng.


  1. Phân loại nhiễm sắc thể


Ở người bộ NST 2n = 46 trong đó có 22 cặp NST thường (autochromosome) và 1 cặp NST giới tính (sex chromosome). Dựa vào đặc điểm hình thái như độ dài, vị trí tâm động người ta sắp xếp các NST thành từng nhóm. 46 NST người được chia thành 7 nhóm, kí hiệu là A, B, C, D, E, F và G trên nguyên tắc dài trước ngắn sau, nếu các NST bằng nhau thì tâm giữa đặt trước, tâm lệch đặt sau.

  • Nhóm A có 3 cặp NST có kích thước lớn nhất, gọi tên từ số 1 đến 3, cặp số 1 tâm giữa, cặp số 2 tâm lệch, cặp số 3 tâm giữa.

  • Nhóm B có 2 cặp NST số 4 và 5. Các NST này có kích thước lớn và đều có tâm lệch.

  • Nhóm C có 7 cặp từ số 6 đến 12 có chiều dài trung bình. NST X cũng được xếp vào nhóm này. Tất cả đều tâm gần giữa và khó phân biệt.

  • Nhóm D có 3 cặp từ số 13 đến 15 gồm các NST có nhánh ngắn rất ngắn, gần như không đáng kể gọi là các NST tâm đầu (acrocentric). Tất cả 3 cặp NST này đều có vệ tinh ở nhánh ngắn.

  • Nhóm E có 3 cặp 16, 17,18 tương đối ngắn. NST số 16 tâm giữa, 17 và 18 tâm lệch.

  • Nhóm F có 2 cặp NST 19 và 20, ngắn và có tâm giữa.

  • Nhóm G có 2 cặp 21 và 22, kích thước ngắn và tâm đầu, có vệ tinh. NST Y cũng được xếp vào nhóm này nhưng không có vệ tinh.
  1. Các rối loạn về bộ nhiễm sắc thể người

  1. Rối loạn số lượng


Rối loạn số lượng NST gồm hai dạng: đa bội (polyploidy) và lệch bội (aneuploidy).

* Đa bội thể: là hiện tượng tăng chẵn hoặc tăng lẻ cả bộ NST. Ví dụ: ở người 3n = 69 NST = thể tam bội (3n) thuộc dạng thể đa bội lẻ, 4n = 96 NST = thể tứ bội (4n) thuộc dạng thể đa bội chẵn.

Ở người, các trường hợp đa bội phần lớn phôi thai chết ở giai đoạn trước sinh, một vài trường hợp sống đến khi sinh hoặc sau sinh nhưng hầu hết là các sơ sinh bị dị tật.



Một số trường hợp đa bội thể ở người:

  • Đa bội thể ở người hầu hết quan sát thấy ở những thai sảy tự nhiên hoặc ở một số thai sống sót vài giờ sau khi sinh hoặc ở phần lớn các khối u.

  • Thể tam bội (3n) thuần (69,XXY hoặc 69,XYY) đã quan sát ở những thai sảy tự nhiên hoặc ở một số thai sống sót vài giờ sau khi sinh.

  • Thể khảm (3n/2n) hoặc (4n/2n) đứa trẻ có thể sống được vài năm nhưng chậm phát triển trí tuệ và nhiều dị tật bẩm sinh khác: dị dạng mắt, thoát vị màng tủy, dị tật tim, dị tật cơ quan sinh dục…

Karyotype ở những đứa trẻ này là:

46,XY/69,XXY hoặc 46,XX/92,XXYY



* Lệch bội: là hiện tượng số lượng NST của tế bào tăng lên hoặc giảm đi một hoặc vài NST so với bộ NST lưỡng bội.

* Lệch bội NST thường

Ở người, hợp tử trisomi thuần NST thường có được tiếp tục phát triển hay không, số lượng các dị tật và khả năng sống sót của thai ở bên trong hay bên ngoài tử cung còn phụ thuộc vào trisomi về NST nào trong bộ NST. Trong số 22 cặp NST thường, chỉ có trisomi nhóm D (13,14,15), trisomi 18 và trisomi 21 thai nhi có thể sống ở bên ngoài tử cung, đặc biệt trisomi 21 có khả năng sống lâu hơn, thậm chí có thể sống đến tuổi trưởng thành. Nhìn chung trisomi của nhóm A (1-3), nhóm B (4-5) hoặc nhóm C (6-12), phôi thai thường chết ở giai đoạn sớm trong tử cung.

Những dòng tế bào hoặc hợp tử monosomi NST thường, nhìn chung không có khả năng phát triển và thường chết ở giai đoạn sớm.

* Lệch bội NST giới tính

Trường hợp trisomi thuần NST giới tính, thai nhi có thể phát triển được đến tuổi trưởng thành, nhưng thường có các bất thường, dị tật ở cơ quan sinh dục và một số tính trạng khác bất thường, dị tật.

Chỉ có trường hợp monosomi NST giới X là có khả năng sống đến tuổi trưởng thành nhưng có những biểu hiện rối loạn phát triển hình thái của cơ thể, về cơ quan sinh dục và có thể chậm phát triển trí tuệ.

* Thể khảm lệch bội: NST thường và giới tính tức là cá thể có từ hai hoặc nhiều dòng, hay gặp nhất là một dòng tế bào lưỡng bội và một dòng tế bào lệch bội hoặc là thừa một NST (trisomi) hoặc là thiếu một NST (monosomi).



* Lệch bội phức tạp – (lệch bội kép): trong tế bào của cơ thể có dư 2 NST ở hai cặp tương đồng khác nhau (thông thường là một cặp NST thường và một cặp NST giới tính).
  1. Rối loạn cấu trúc nhiễm sắc thể


* Mất đoạn (deletion): là hiện tượng NST bị đứt rời ra một hoặc nhiều đoạn, đoạn bị đứt rời ra không có tâm sẽ tiêu biến đi hoặc gắn sang NST khác, phần còn lại mang tâm trở lên ngắn hơn bình thường. Mất đoạn gồm các dạng: mất đoạn cuối đơn, mất đoạn cuối kép, mất đoạn giữa.

Sự mất đoạn NST tức là sự mất đi vật liệu di truyền và tùy theo mức độ tổn thương nhiều hay ít mà ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của phôi thai, hoặc thai nhi sinh ra với nhiều dị tật. Ở người tần số gặp mất đoạn rất hiếm. Ví dụ: hội chứng mèo kêu: 46, XX(XY), del (5p)… đã được mô tả bởi Lejeune và cs năm 1963. Triệu chứng lâm sàng là trọng lượng khi sinh thấp, thời kỳ sơ sinh, trẻ nhỏ có tiếng khóc không bình thường, yếu, rên rỉ giống như tiếng mèo kêu, đầu nhỏ, mặt tròn như mặt trăng, hai mắt xa nhau, có nếp quạt, lẹm cằm… Nhiều bệnh nhân sống đến tuổi trưởng thành nhưng cơ thể vẫn trong tình trạng kém phát triển. Một số trường hợp có biểu hiện chậm phát triển trí tuệ và rối loạn cơ quan sinh dục, hay gặp trong số đó là NST X hình vòng. Ví dụ: Hội chứng Turner: 46,Xr(Xq).



* Chuyển đoạn (Translocation) Chuyển đoạn là hiện tượng trao đổi các đoạn của NST. Chuyển đoạn NST đã được xác định là hay gặp nhất trong rối loạn cấu trúc của NST [63]. Có hai kiểu chuyển đoạn là chuyển đoạn tương hỗ (reciprocal translocation) và chuyển đoạn hòa hợp tâm (Robertsonian translocation).

- Chuyển đoạn tương hỗ (reciprocal translocation): là hiện tượng trao đổi đoạn giữa hai NST. Mỗi NST đứt một chỗ, trao đổi đoạn đứt cho nhau và hình thành hai NST mới. Cả hai đều thay đổi hình thái nếu những đoạn trao đổi khác nhau về kích thước. Người mang NST chuyển đoạn tương hỗ có phenotype hoàn toàn bình thường và trong bộ NST chứa 46 chiếc với 2 NST bất thường. Trong quá trình hình thành giao tử, hợp tử và sinh ra những đứa con hoặc là monosomi (thường chết) hoặc trisomi hoặc có karyotype bình thường hoặc mang chuyển đoạn cân bằng giống bố mẹ. Dưới đây là sơ đồ mô tả quá trình hình thành giao tử và hợp tử ở những người mang chuyển đoạn tương hỗ.



Hình 1. Sơ đồ hình thành giao tử và hợp tử ở người mang chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 3 và NST số 21.

- Chuyển đoạn hòa hợp tâm (Robertsonian translocation): Chuyển đoạn hòa hợp tâm là do phần tâm của hai NST hợp nhất hình thành và hay gặp nhất là sự chuyển đoạn giữa các NST tâm đầu số 13,14,15 (nhóm D), số 21,22 (nhóm G) bao gồm là sự chuyển đoạn giữa các NST nhóm D với nhóm D (D/D) hoặc giữa nhóm D với nhóm G (D/G) hoặc giữa nhóm G với nhóm G (G/G). Nhìn chung trong quần thể, chuyển đoạn hòa hợp tâm chiếm tỷ lệ khoảng 1,23% ở trẻ sơ sinh còn sống [14].

Ở những người mang chuyển đoạn hòa hợp tâm trong bộ NST có 45 chiếc thiếu 2 NST tâm đầu và thay vào đó 1 NST tâm giữa có kích thước lớn nếu là sự chuyển đoạn giữa các NST nhóm D với nhóm D (D/D) hoặc 1 NST có kích thước trung bình tâm lệch nếu là sự chuyển đoạn giữa các NST nhóm D với các NST nhóm G (D/G) hoặc 1 NST kích thước nhỏ tâm giữa nếu là sự chuyển đoạn giữa các NST nhóm G với các NST nhóm G (G/G).

Những người mang NST chuyển đoạn hòa hợp tâm thì có phenotype bình thường nhưng trong quá trình hình thành giao tử, hợp tử và sinh ra những đứa con hoặc là monosomi (thường chết trong thời kỳ bào thai) hoặc có bộ NST bình thường hoặc mang chuyển đoạn hòa hợp tâm giống như bố mẹ, hoặc mang chuyển đoạn không cân bằng (chết trong thời kỳ bào thai hoặc sinh ra bị dị tật bẩm sinh) [50].



Hình 2. Sơ đồ hình thành giao tử và hợp tử của người mang chuyển đoạn hòa hợp tâm t(14q;21q).



Hình 3. Sơ đồ hình thành giao tử và hợp tử của người mang chuyển đoạn hòa hợp tâm t(21q;21q).

* Lặp đoạn (duplication) là hiện tượng một đoạn nào đó của NST được nhân đôi lên. Lặp đoạn xảy ra khi 2 NST tương đồng ghép đôi với nhau không tương xứng trong kỳ đầu của phân bào giảm phân, có sự đứt của 2 NST và trao đổi đoạn giữa 2 đoạn khác nhau của 2 NST trong cặp tương đồng. Trong trường hợp này có 2 NST bị thay đổi cấu trúc, nhưng không mất đi hoặc tăng thêm vật liệu di truyền trong tế bào. Khi các NST trong cặp tương đồng này phân ly nhau trong giảm phân sẽ tạo ra hợp tử mang NST lặp đoạn (trisomi từng phần) hoặc NST thiếu một đoạn có liên quan (monosomi từng phần)…

Ở người hay gặp trisomi một phần nhánh dài hoặc monosomi một phần nhánh dài hoặc nhánh ngắn của NST số 18 (nhóm E). Biểu hiên lâm sàng với triệu chứng là chậm phát triển trí tuệ, đặc biệt là dị dạng về mắt, sọ nhỏ, cổ ngắn, kèm theo dị tật chân và tay…



* Đảo đoạn (invertion) là sự bất thường cấu trúc do NST bị đứt ở hai điểm, đoạn giữa hai điểm đứt quay ngược 1800 rồi nối lại, do đó một số gen bị đảo ngược thứ tự so với đoạn ban đầu. Có ba kiểu đảo đoạn: đảo đoạn ngoài tâm, đảo đoạn quanh tâm đối xứng, đảo đoạn quanh tâm không đối xứng.

- Đảo đoạn ngoài tâm: hai chỗ đứt ở cùng một nhánh của NST và đoạn đảo không chứa tâm, NST không thay đổi hình thái.


- Đảo đoạn quanh tâm đối xứng: hai chỗ đứt ở hai nhánh và cách đều tâm, NST không thay đổi hình thái.

- Đảo đoạn quanh tâm không đối xứng: hai chỗ đứt ở hai nhánh, khoảng cách tâm không đều nhau, NST có cấu trúc lại và thay đổi hình thái.



  1. Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
    ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
    ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
    ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
    ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
    ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
    ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

    tải về 306.73 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương