Lenin said on his deathbed



tải về 112.25 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích112.25 Kb.
#29596


http://www.youtube.com/watch?v=acfRiK2mT-4&feature=related - Kim Long

(xin quý vị bấm vào đây nghe trình diễn nhạc cảnh)



http://www.youtube.com/watch?v=QZqjVfOjKho&feature=related – Trúc Hồ



Lenin said on his deathbed: "I committed a great error. My nightmare is to have the feeling that I'm lost in an ocean of blood from the innumerable victims. It is too late to return! To save our country, Russia, we would have needed men like Francis of Assisi. With ten men like him we would have saved Russia."


THƯ NGỎ 286


HĐGMCây Cộng Sản

SƠ ĐỒ QUYỀN LỰC TOÀN CẦU QUYẾT ĐỊNH NHỔ CÂY CỘNG SẢN TRONG HÒA BÌNH

  • Cáo Trạng Chính Trị - nhịp cầu trung gian cuối


= THE TIME IS NOW =



Kính gửi:
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC CHỦ TỊCH và

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM



c/o : KHỐI THANH NIÊN NAM NỮ CÔNG GIÁO – HÀ NỘI

c/o : NHÀ NHÀ NỮ TU CÔNG GIÁO TOÀN QUỐC HÃY ĐOÀN KẾT MỘT NHÀ !

v/v THE TIME IS NOW ! 70 NĂM 70 TỶ BẢNG ANH CHỦ ĐẦU TƯ TOÀN CẦU HÓA VÀO VIỆT NAM CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NHÀ ĐẤT VÀ NGHIỆP VỤ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM.
Khối Công Dân Công Giáo Việt Nam trong và ngoài nước, chúng con xin cung kính trình Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam :


  • Mỗi người hay từng người trong 8 triệu Giáo Dân Công Giáo Việt Nam, 3, 4 thế hệ liên tiếp, chúng con tất cả là nạn nhân bị hại về rất nhiều mặt trong đời sống xã hội loài người. Nguyên ủy phát sinh từ một “giáo điều tội ác vô tôn giáo” của Đảng Cộng Sản Hồ Chí Minh cướp chính quyền Nước Việt Nam được thi hành triệt để.

  • Chỉ riêng vấn đề Đảng Cộng Sản Quốc Tế III Hồ Chí Minh cướp đoạt Nhà Đất tài sản của Giáo Hội, từ tỉnh thành đến thôn quê, ngăn cản cấm cách Người Giáo Dân không được sống đời sống tự do tín ngưỡng. Làng Mông Phụ, giữa đình làng và tư dinh dòng họ Cụ Khâm Sai Phan Kế Toại có một cái giếng nước rất trong ngọt. Du kích Cụ Hồ dựng hàng rào vây quanh giếng, cắt người gác ngày đêm canh phòng “các cha cố và bà sờ đổ thuốc độc xuống giếng”.




  • Tuyệt đại đa số 99% Người Giáo Dân chúng con ít học, ngu dốt không biết gì nhiều về thế giới Tây Phương. Chúng con chỉ biết lờ mờ về trận tuyến đối đầu giữa “Người Công Giáo Hữu Thần” theo Đức Giáo Hoàng và “Người Cộng Sản Vô Thần” theo ông Xít-ta-lin. Chúng con theo Đức Cha Lê Hữu Từ lập Chiến khu Bùi Chu Phát Diệm chống cự Đảng Cộng Sản nhưng rồi thua trận, bỏ chạy vào Nam. Chúng con “Chống Cộng” thêm 20 năm nữa rốt cuộc Miền Nam cũng rơi tủm vào tay Người Cộng Sản. Nước mất nhà tan Giáo Hội bị bách hại trăm bề. Đảng Cộng Sản Hồ Chí Minh tung hoành vô pháp vô thiên cướp đoạt hết mấy ngàn bất động sản Nhà Đất, Trường Học, Bệnh Viện, cơ sở từ thiện của các Giáo Phận và các Dòng Tu Nam Nữ… đến nay là 70 năm.



  • Năm nay, Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 2011 , nơi Chương I đột xuất viết về 2 cụm từ “Toàn Cầu Hóa” và “Kinh Tế Thị Trường” cũng vẫn là những đặc sản Chính Trị và Kinh Tế của Tây Phương xâm nhập Việt Nam. Cái sau thay thế cái trước, Cộng Sản ra đi Toàn Cầu Hóa vào. Năm xưa “Ai là chủ đầu tư Cộng Sản vào Việt Nam ? Năm nay “Ai là chủ đầu tư Toàn Cầu Hóa vào Việt Nam ? Khoảng cách giữa 2 cuộc đầu tư này thời gian 70 năm, thế sự là một cuộc nội chiến hung tàn Quốc Cộng, không gian là quốc lộ Hà Nội Sài Gòn đường xương trắng vạn cốt khô. Riêng Giáo Hội là chúng con là nạn nhân bị hại thê thảm là : bọn người giải phóng Hà Hội rồi Sài Gòn cướp đoạt nhiều ngàn Nhà Đất, Nhà Thờ, Trường Học, Bệnh Viện… của chúng con góp công góp của tạo dựng lên từ đời ông cha đến đời cháu con ngày nay !



  • Chúng Con vẫn ngu dốt, vẫn lơ mơ, vẫn không biết gì nhiều về Toàn Cầu Hóa và ai là “Chủ đầu tư Toàn Cầu Hóa vào Việt Nam” ? Một vấn đề quá mới mẻ, quá xa lạ đối với chúng con. Một cuộc đổi đời từ trời rớt xuống ! Chúng con vẫn chỉ lờ mờ thấp thoáng nghe lõm bõm rằng là :

    • “Chủ đầu tư Cộng Sản Quốc Tế III vào Việt Nam” năm xưa, và

    • “Chủ đầu tư Toàn Cầu Hóa-Kinh Tế Thị Trường vào Việt Nam” năm nay, là “Một Ông Chủ duy nhất toàn cầu very super powers” !

    • Như lời Tổng Thống US Barack Obama tuyên bố tại Luân Đôn là Đại Tổng Đàn Hội Kín Tư Bản Toàn Cầu Illuminati Luân Đôn và The Round Table Nữu Ước !




  • Kính trình Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam : Phần chúng con ít học, ngu dốt, hèn mọn biết rất ít sơ sài và thô thiển về các Tổng Đàn Hội Kín The Illuminati Luân Đôn và The Round Table Nữu Ước là Chủ đầu tư Cộng Sản Hồ Chí Minh vào Việt Nam từ năm 1941 (post war new world order mapYalta Conference tháng 11 năm 1945). Chúng con dân ngu khu đen không hề có tí chút cơ hội và hy vọng nào lần mò đến Đại Tổng Đàn Hội Kín Illuminati Luân Đôn “đánh trống kêu oan ! giết người đền mạng ! cướp nhà đất phải hoàn trả và bồi trường thiệt hại vật chất và tinh thần” : 70 năm đầu tư Đảng Cộng Sản vào Việt Nam, 70 tỷ Bảng Anh Đại Tổng Đàn Hội Kín Illuminati Luân Đôn và The Round Table Nữu Ước có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Đây là ước nguyện của chúng con, từng giáo dân, từng nạn nhân, trong 8 triệu giáo dân của 26 giáo phận toàn quốc ngày nay !

    • Không sớm quá không muộn quá ! mà trong buổi giao thời đổi từ Cộng Sản Búa Liềm sang Toàn Cầu Hóa và Kinh Tế Thị Trường!



  • Rất may thánh ý Chúa quan phòng, chưa tuyệt đường hy vọng ! Trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có 14 Giám Mục được Dòng Tên đào tạo tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt:

    1. Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục VN Dòng Tên đào tạo

    2. Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục VN Dòng Tên đào tạo

    3. Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục VN là Giám Mục của Dòng Tên

Thời cách mạng 1789 tại Âu Châu, Dòng Tên ngồi ngang hàng Nhà Rothschilds trong Tổng Đàn Illuminati Luân Đôn. Ngày nay Đại Học Georgetown Dòng Tên ngồi ngang hàng Nhà Rockefellers trong Tổng Đàn The Round Table Nữu Ước… Hồ sơ 70 tỷ Bảng Anh Đại Tổng Đàn Hội Kín Illuminati Luân Đôn bồi thường thiệt hại cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã đặt bên cạnh cái trống kêu oan. Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch ôm 2400 hồ sơ Nhà Đất của Giáo Hội bị cướp đoạt đi Washington DC, đến Đại Học Georgetown đánh một hồi trống kêu oan làm chấn động rung rinh khắp cõi Toàn Cầu Hóa :


  • Cướp đoạt quyền tư hữu nhà đất là chống cự Toàn Cầu Hóa và Kinh Tế Thị Trường !

  • Tam hữu” của Toàn Cầu Hóa là Liberté-Égalité-Fraternité - Đảng Cộng Sản Búa Liềm Hồ Chí Minh tại Hà Nội cự tuyệt “Tam Hữu”

  • Một hồi trống của Tổng Giám Mục Hà Nội Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hóa giá thành 70 tỷ Bảng Anh của Đại Tổng Đàn Hội Kín Tư Bản Toàn Cầu bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần tôn giáo cho Giáo Hội Việt Nam.




    • Dòng Tên lưu trữ một kho hồ sơ mật về Đại Tổng Đản Hội Kín Illuminati Luân Đôn và The Round Table Nữu Ước ! Và về Đảng Cộng Sản phôi thai từ trong Bảo Tàng Viện nước Anh, 100 năm lan tràn ra toàn thế giới, rồi ngày nay tàn lụi v.v...

    • Dòng Tên có hàng trăm linh mục sử gia, hàng trăm linh mục chuyên ngành Toàn Tầu Hóa, hàng trăm linh mục luật sư quốc tế công pháp và ngoại giao … đang phục vụ tại hàng trăn viện đại học quốc tế danh tiếng của Dòng Tên.

    • Đại sứ Hoa Kỳ đương nhiệm tại Việt Nam cũng một thời đứng tại cửa tại sân, và ngồi trong nội thất của Đại Học Georgetown Dòng Tên.

    • Đại Học Dòng Tên Loyola Chicago đã có giấy phép mở trường tại Việt Nam, chỉ còn chờ hồi trống của TGM Hà Nội hống lên là biến hình thành viện Đại Học Quốc Tế Loyola hoành tráng nhất Đông Nam Á vượt hẳn lên trên Đại Học Saint Thomas Manila.




  • Tám triệu Giáo Dân Công Giáo Việt Nam trong và ngoài nước vừa vui mừng vừa hy vọng : Từ Chương I của Thư Chung 2011 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đến Hồi Trống Lung Lay Bóng Nguyệt của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đánh thúc lên tại Đại Học Georgetown chỉ là một khoảng thời gian ngắn !

    • Hồi trống đổi đời từ Cộng Sản Búa Liềm sang Toàn Cầu Hóa và KTTT.

    • Hồi trống cáo trạng đúng theo sơ đồ bản án khai tử Đảng Cộng Sản Búa Liềm tại Hà Nội. RIP trong công lý và hòa bình.



HĐGMCây Cộng Sản

SƠ ĐỒ QUYỀN LỰC TOÀN CẦU QUYẾT ĐỊNH NHỔ CÂY CỘNG SẢN TRONG HÒA BÌNH

  • Cáo Trạng Chính Trị - nhịp cầu trung gian cuối

(sơ đồ này đã phổ biến trong nhiều lá Thư Ngỏ từ năm 2007)

Trân trọng và chí thành

Khối Công Dân Công Giáo Việt Nam

Tv Phan Đình Diệm – May 27, 2011



ĐÍNH KÈM TƯ LIỆU:

  • THE TIME IS NOW :Cảnh sắc đất trời thì các người biết nhận xét,

còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét” (Lc 12, 56).

  • THE TIME IS NOW : Một thời để nhổ cây “Cộng Sản Marxism Búa Liềm Đông Dương” đã khởi đầu từ vụ đắm tầu Vinashin ! và thuyền trưởng Nguyễn Tấn Dũng chưa chịu chết theo con tầu “Titanic Việt Nam” . Dũng phải sống để bán xong “con tầu Ngân Hàng Nhà Nước” rồi chết theo khối vàng !

Thông báo: khiếu nại vụ phá dỡ Tu Viện Kín Camêlô – 72 Nguyễn Thái Học - Hà Nội

THỨ TƯ, 25 THÁNG 05 2011 16:57 BBT TGP HN

TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI

40, phố Nhà Chung - Hà Nội

Ngày 25 tháng 05 năm 2011

 

THÔNG BÁO



V/v: Khiếu nại vụ phá dỡ Tu Viện Kín Camêlô – 72 Nguyễn Thái Học - Hà Nội

Kính thưa các cha và anh chị em tín hữu trong TGP Hà Nội,

Văn Phòng Tòa TGM Hà Nội xin trân trọng thông báo với các cha và anh chị em:

Tòa TGM Hà Nội đã nhận được tin Sở Y Tế Hà Nội và Bệnh Viện Xanh Pôn (Saint Paul) đang phá dỡ tòa nhà có cây Thánh Giá thuộc Tu Viện Kín Camêlô (72 Đường Nguyễn Thái Học, Hà Nội) để xây dựng Nhà Điều Trị Nội Khoa 5 tầng tại đây.

Sau khi đã liên lạc với những vị hữu trách trong chính quyền, ngày 20 tháng 05 năm 2011 Tòa TGM Hà Nội đã gửi Đơn Khiếu Nại Khẩn Cấp do Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ký ngày 16 tháng 05 năm 2011 đến Sở Y Tế Hà Nội, Bệnh Viện Xanh Pôn (Saint Paul), và các cấp chính quyền liên hệ. Dòng Thánh Phaolô cũng đã gửi Đơn Khiếu Nại khẩn cấp đến các cấp chính quyền.

Ngày 25 tháng 05 năm 2011, lúc 9:30 sáng, cha Alphongsô Phạm Hùng, Chưởng ấn, đại diện Tòa TGM Hà Nội, cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý, quản hạt Chính Tòa, và các sơ Nguyễn Thị Vi, Nguyễn Thị Lai đại diện Dòng Thánh Phaolô đã tham dự cuộc họp với các đại diện cơ quan chính quyền liên hệ do Ban Tôn Giáo Thành Phố Hà Nội tổ chức. Trong buổi họp các đại diện đã trình bày những ý kiến của mình trong sự thẳng thắn, ôn hòa, và tôn trọng lẫn nhau.

Văn Phòng Tòa TGM sẽ cập nhật những tin tức về vụ việc này.

 

Văn Phòng Tòa TGM Hà Nội



Báo Asianews: Việt Nam dự định phá bỏ nhà cửa của chị em nữ tu Dòng Thánh Phaolô Hà Nội

Hà Nội (AsiaNews) – Các nữ tu Dòng Thánh Phaolo tại Hà Nội đang thất vọng và không có hy vọng nào khi chính quyền Hà Nội tiến hành phá hủy tài sản của họ.  Cũng tương tự những thất vọng của các nhữ tu, giáo phận đã kêu gọi công lý cho các chị em. Trong khi đó ngày hôm nay trang web Asianews – là trang ngày hôm qua lên án bạo lực chống lại Giáo hội – đã bị ngăn chặn không truy cập được bình thường.



Dòng nữ tu Thánh Phaolo ở trung tâm Thành phố Hà Nội đã bị tịch thu gần như toàn bộ bởi chính phủ cộng sản vào năm 1954. Một phần nhỏ còn lại các nữ tu đã sử dụng mở một bệnh xá cho người nghèo, nơi cư trú cho trẻ em mồ côi và cung cấp cho các chị em gái có hoàn cảnh khó khăn.

Hiện nay, chính quyền muốn phả hủy khu liên hợp của bênh viện để xây dựng một bệnh viện bốn tầng, theo cách giải thích của họ. Cho đến nay – theo pháp luật Việt Nam – nhiều tài sản của Giáo hội phải trả lại cho chủ sở hữu của nó, nhưng đã bị thu giữ và biến thành tài sản riêng cho các đảng viên của đảng cộng sản, trở thành một nguồn lợi béo bở do sự bùng nổ do việc xây dựng nhà cửa.

Mỗi năm các chị em có kiến ​​nghị chính phủ để lấy lại tài sản, nhưng chưa bao giờ nhận được một phản hồi nào. “Không một ai – một nữ tu cho biết – có thể đòi công lý đến cùng bởi vì mọi người đều sợ bị thù oán và trả thù.”

Giám mục phụ tá của Hà Nội Lorenxo Chu Văn Minh nói rằng đã thường xuyên bảo vệ quyền của các chị em để lấy lại tài sản. Nhưng không có gì được thực hiện.

 

Hôm qua, trang web AsiaNews đã đăng tin về hành động này của nhà cầm quyền cs Việt Nam (xem Báo Asianews: Việt Nam dự định phá bỏ nhà cửa của chị em nữ tu Dòng Thánh Phaolo Hà Nội ). Có lẽ vì thế mà  ngày hôm nay, trang web AsiaNews đã bị dựng tường lửa và người Việt Nam không thể đọc các tin tức.



Cho đến nay, quốc gia duy nhất tìm cách dựng tưởng lửa chắn AsiaNews là Trung Quốc. Tuy nhiên, cách làm này thường là vô ích vì các máy chủ proxy luôn luôn có thể vượt qua tường lửa của chính phủ và tải về các tin tức.

 Hà Minh Tâm lược dịch - Nguồn: Asianews



Giáo hội Công giáo Việt Nam phản đối chính quyền phá tu viện Camêlô

Bức tượng Thánh Phaolô trong khuôn viên bệnh viện Saint Paul (Hà Nội) (DR)



Đức Tâm

Theo hãng tin Công giáo độc lập trên mạng, Indepedent Catholic News (ICN), Văn phòng Tòa Tổng giám mục Hà Nội ra thông báo, phản đối việc Sở Y tế Hà Nội, bệnh viện Saint Paul phá dỡ tòa nhà có cây Thánh giá, thuộc tu viện kín Camêlô ở Hà Nội để xây dựng một khu điều trị của bệnh viện Saint Paul.

Thông báo cho biết là ngày 16/05/2001, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã có thư khiếu nại khẩn cấp gửi Sở Y tế Hà Nội, bệnh viện Saint Paul và các cấp chính quyền liên quan về vụ này.

Dòng thánh Phaolô cũng đã gửi đơn khiếu nại tương tự.

Sáng hôm qua, đại diện Tòa Tổng Giám mục Hà Nội cùng với cha quản hạt Chính Tòa và một số sơ đã có cuộc họp với đại diện các cấp chính quyền thành phố, do Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức.

Tu viện Camêlô tọa lạc ở số 72 đường Nguyễn Thái Học, Hà Nội, nằm trong khu đất thuộc bệnh viện Saint Paul.

Sau năm 1954, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc đã « mượn » bệnh viện Saint Paul, ở Hà Nội, thuộc sở hữu của giáo hội Công giáo và từng bước đẩy các tu sĩ ra khỏi tu viện này.

Đầu tháng Năm này, được sự chấp thuận của chính quyền thành phố, Sở Y tế Hà Nội đã lên kế hoạch phá bỏ tu viện và ngay lập tức cho tiến hành xây dựng khu nhà 5 tầng làm nơi điều trị nội khoa.

Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, chủ sở hữu khu vực và vẫn còn giữ được nhiều văn bản chứng từ, đã không hề được tham khảo hay thông báo trước.

Việc dỡ bỏ tu viện đã gây nên sự bất bình của cộng đồng Công giáo tại Việt Nam và đặc biệt là ở Hà Nội. Trong những năm vừa qua, giáo dân đã nhiều lần chứng kiến các khu đất của Nhà thờ bị chính quyền chiếm đoạt.

Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, công bố ngày 18/06/2004, quy định « tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó ». Thế nhưng, trong một bức thư gần đây gửi Thủ tướng Việt Nam, Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã nhận định : « pháp lệnh qui định tài sản hợp pháp thuộc các cơ sở tôn giáo được pháp luật “bảo hộ”; nhưng trong thực tế không có văn bản pháp qui nào trình bày rõ ràng thế nào là bảo hộ và quyền lợi về phía tôn giáo được bảo hộ như thế nào. Từ đó dẫn tới tình trạng nhiều cơ sở và đất đai của các tôn giáo bị chiếm dụng bất công ».

CƯỚP ĐOẠT QUYỀN TƯ HỮU NHÀ ĐẤT LÀ CỰ TUYỆT TOÀN CẦU HÓA !





OPUS DEI THẬT LÀ KỲ DIỆU !

NHÀ ĐẤT CỦA GIÁO HỘI LÀ NHỊP CẦU PONTIFEX MAXIMUS

DẪN ĐƯA ĐẢNG CỘNG SẢN HÀ NỘI BỎ BÚA LIỀM VÀO TOÀN CẦU HÓA !



hoan hô hội đồng giám mục việt nam dấn thân làm trung gian dẫn đưa đảng cộng sản búa liềm hà nội vào toàn cầu hóa ! và kinh tế thị trường !

Kính trình Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam :

Công tác làm trung gian của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam giữa Đại Tổng Đàn Hội Kín Tư Bản Toàn Cầu Hóa và Đảng Cộng Sản Hồ Chí Minh Búa Liềm tại Hà Nội đã được Đức Giáo Hoàng phác họa từ Ad Limina năm 2009 ! Nay đã có kết quả trông thấy : Ngày D giờ H Thanh Niên Nam Nữ Khối Công Dân Công Giáo Hà Nội tiến lên phá tan “Bức Tường Ô Nhục” ngăn đôi Tòa Khâm Sứ và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đang đến gần bờ Hồ Gươm.



HĐGMCây Cộng Sản

SƠ ĐỒ QUYỀN LỰC TOÀN CẦU QUYẾT ĐỊNH NHỔ CÂY CỘNG SẢN TRONG HÒA BÌNH


  • Cáo Trạng Chính Trị - nhịp cầu trung gian cuối







THƯ CHUNG HẬU ĐẠI HỘI DÂN CHÚA 2010 GỬI TOÀN THỂ CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA VIỆT NAM

CÙNG NHAU BỒI ĐẮP NỀN VĂN MINH TÌNH THƯƠNG VÀ SỰ SỐNG



HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

TUYÊN NGÔN

aka : CÁO TRẠNG CHÍNH TRỊ ĐỘC TÀI THỐI NÁT”



HIỆN TRẠNG XÃ HỘI VIỆT NAM DƯỚI ÁNH SÁNG ĐỨC TIN

Cảnh sắc đất trời thì các người biết nhận xét,



còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét” (Lc 12, 56).

4.       Được mời gọi tìm kiếm Thánh ý Thiên Chúa qua những dấu chỉ thời đại, Giáo Hội tại Việt Nam cố gắng lắng nghe, nhận diện và phân định những thực tại xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng.

Hiện nay Việt Nam đang hòa nhập vào tiến trình toàn cầu hóa, cụ thể qua việc tham gia các tổ chức khu vực như Khối Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) và quốc tế như Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Việt Nam thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước với những kỹ thuật hiện đại, tạo thêm công ăn việc làm cho dân chúng và làm cho đất nước mang dáng dấp một quốc gia đang phát triển.[3] Người dân được tiếp cận với những thông tin và thành quả đa dạng về khoa học kỹ thuật, mở ra những cơ hội cho một phong thái làm việc mới.[4]

Tuy nhiên, vì chưa được chuẩn bị đầy đủ để bước vào tiến trình toàn cầu hóa nên Việt Nam gặp rất nhiều thách đố. Tình trạng lạm phát, tệ nạn tham nhũng và hối lộ, việc quản lý lỏng lẻo và thiếu trách nhiệm đối với những tài nguyên quốc gia… làm cho đời sống người dân thêm khó khăn.[5] Hố phân cách giầu nghèo ngày càng sâu rộng hơn. Nhiều người dân vẫn chưa có mức sống xứng hợp với nhân phẩm, không những tại nông thôn mà ngay cả trong những thành phố lớn. Do đó, vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là vấn đề đạo đức và xã hội.[6]

5.       Hiện trạng kinh tế ấy kéo theo nhiều thay đổi trong xã hội Việt Nam. Sinh hoạt làng quê cổ truyền dần dần được thay thế bằng nếp sống đô thị.[7] Dân chúng đổ xô về những thành phố lớn kiếm công ăn việc làm, tạo ra mật độ dân cư chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Đặc biệt tại các thành phố lớn, do tình trạng dân số gia tăng quá nhanh, thiếu chính sách quản lý và phát triển đô thị hợp lý, nên gây nhiều hậu quả tiêu cực trên sinh hoạt xã hội: môi trường sống thiếu vệ sinh và đang bị tàn phá, hệ thống giao thông và y tế yếu kém, nhiều tệ nạn xã hội như nghiện ngập, phá thai, mãi dâm, bạo lực...[8]

Giới trẻ Việt Nam rất năng động, sẵn sàng tham gia những giao lưu và sinh hoạt xã hội. Họ mau chóng nắm bắt những thành quả của công nghệ hiện đại để nâng cao kiến thức và giúp ích cho đời. Tuy nhiên, chủ nghĩa tương đối và hưởng thụ, tình trạng giáo dục bất cập, những cách trình bày chân lý nửa vời trên các phương tiện truyền thông, những chương trình giải trí thiếu lành mạnh… đã đưa nhiều bạn trẻ đến một não trạng và lối sống thực dụng, làm bất cứ điều gì để hưởng lợi, miễn là không bị bắt hay không ai nhìn thấy. Tiêu chuẩn tốt xấu trở thành tương đối và như thế, có dấu hiệu về sự phá sản lương tâm.[9]



6.       Nền kinh tế thị trường phần nào đã giúp cho đất nước phát triển. Tuy nhiên, chủ trương tập quyền, những chính sách bất cập và luật pháp chưa nghiêm minh, qui chế ưu đãi cho một thiểu số đặc quyền, nạn tham nhũng, v.v.... tạo nên lối sống ích kỷ, đùn đẩy trách nhiệm và thiếu quan tâm đến công ích. 10] Ngoài ra, các tôn giáo cũng như nhiều người thiện chí vẫn chưa có điều kiện pháp lý để đóng góp tích cực vào việc xây dựng đất nước, cách riêng trong lãnh vực giáo dục, y tế và bác ái.

7.       Truyền thống văn hóa Việt Nam vẫn đề cao những đức tính như tình gia đình gia tộc, tương thân tương ái, tôn sư trọng đạo... Tuy nhiên, những giá trị đó đang bị đe dọa nghiêm trọng do não trạng duy vật và hưởng thụ, tính cục bộ và óc địa phương hẹp hòi, thói gian dối và lừa đảo, nạn bạo hành...[11] Điều đáng lo ngại hơn cả là phẩm chất giáo dục. Sứ mệnh của giáo dục là đào tạo cho xã hội những con người liêm chính và có tinh thần trách nhiệm, biết phát huy việc học hỏi và suy tư với óc phê phán cũng như khảo cứu cách sáng tạo. Trong thực tế, hiện trạng giáo dục tại Việt Nam khiến nhiều người lo ngại, một số giáo viên chưa thể hiện được chức năng nhà giáo đích thực, môi trường học đường bị ô nhiễm do bệnh thành tích, thương mại hóa…[12] Nền giáo dục tại Việt Nam đang cần đến một triết lý giáo dục nhân bản đích thực và toàn diện.[13]

8.       Thừa hưởng truyền thống tôn giáo Á Đông, được biểu lộ qua những hình thức tín ngưỡng đa dạng, người Việt Nam dễ hướng về “Ông Trời” và tôn kính Tổ Tiên. Chính niềm tin đó là nền tảng cho đời sống đạo đức để họ quý trọng sự sống, ăn ở ngay lành và sống hài hòa với mọi người.[14] Tuy nhiên, tâm thức tôn giáo nơi người Việt Nam thường thiên về tình cảm, giới hạn vào một số thực hành nghi lễ và luân lý. Khuynh hướng này dễ đưa đến chủ trương “tương đối hóa tôn giáo”, gây khó khăn cho việc trình bày cũng như lãnh hội giáo lý mạc khải của Kitô giáo.[15] Hơn thế nữa, một khi không được đặt nền trên lý trí khao khát chân lý, tâm tình tôn giáo cũng dễ bị lay động trước những trào lưu duy vật và hưởng thụ.

9.       Những phân tích trên cho thấy sự tương tác mật thiết giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa và đời sống tôn giáo.[16] Một mặt, sự phát triển hiện nay đã tác động sâu rộng trên đời sống đức tin và luân lý. Mặt khác, sự thăng tiến con người toàn diện và sự phát triển bền vững của xã hội phải được đặt nền trên những giá trị đạo đức và tôn giáo.[17]

Đây quả là một thách đố lớn cho đời sống và sứ vụ của Giáo Hội: Làm thế nào có thể thi hành sứ mệnh yêu thương và phục vụ của Đức Kitô giữa những đổi thay không ngừng của xã hội? Làm thế nào có thể chu toàn sứ mệnh loan báo Tin Mừng cho đại đa số người Việt chưa biết Chúa Giêsu? Tuy nhiên, chính thách đố này lại trở thành cơ hội thuận lợi thúc đẩy Giáo Hội canh tân, “tự vấn lương tâm trong tư cách cộng đồng cũng như trong tư cách cá nhân, xem chúng ta có thể sống đức tin thế nào cho tốt hơn và thi hành hiệu quả hơn sứ mệnh chúng ta đã lãnh nhận từ Chúa Giêsu”.[18] Chính vì thế, trong tác động của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội tại Việt Nam cần xác tín và sống đúng với căn tính của mình, củng cố sự hiệp thông, phát huy nhiệt tình truyền giáo, để chu toàn sứ vụ yêu thương và phục vụ của Đức Kitô trên đất nước này.

TM. Hội Đồng Giám Mục

Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (Dòng Tên đào tạo)

Tổng giám mục Hà Nội

Chủ tịch (đã ấn ký)


Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt, SJ (cơ hữu Dòng Tên)

Giám mục Bắc Ninh

Tổng thư ký (đã ký phó thự)


ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm trả lời phỏng vấn của Tuần báo Công Giáo & Dân Tộc về Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010

ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm

T6, 13/05/2011 - 22:58





1. Quá trình hình thành Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010?

Để cử hành Năm Thánh 2010, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) không chỉ tổ chức lễ Khai Mạc và Bế Mạc trọng thể tại Sở Kiện-Hà Nội và La Vang-Huế, nhưng còn triệu tập Đại Hội Dân Chúa tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận TP. HCM. Để chuẩn bị cho Đại Hội này, ngay từ đầu Năm Thánh, HĐGMVN đã phổ biến Đề cương Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm – Hiệp Thông – Sứ Vụ, mời gọi mọi thành phần Dân Chúa cùng học hỏi, suy tư về Giáo Hội. Từ những ý kiến đóng góp của các giáo phận và dòng tu, các đoàn thể tông đồ và nhiều cá nhân, HĐGM đã cho biên soạn Tài Liệu Làm Việc cho Đại Hội Dân Chúa. Dựa trên tài liệu này, các đại diện của mọi thành phần Dân Chúa trên cả nước đã đóng góp nhiều ý kiến cho đời sống và sứ vụ của Giáo Hội tại Việt Nam ngày nay. Những đề nghị này được đúc kết lại và gửi đến cho HĐGM. Dựa trên những đề nghị này và toàn thể quá trình làm việc trong suốt Năm Thánh, HĐGMVN đã công bố Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010.



2. Thư Chung 1980 đã nói đến đường hướng mục vụ : Hội Thánh vì loài người và Hội Thánh trong lòng dân tộc, để dẫn đến điểm chủ yếu là Giáo Hội hòa mình vào trong xã hội; nay với Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa, với tựa đề “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”, thì dường như Giáo Hội thấy cần phải có nhiều tiếng nói hơn nữa trong nhiều lãnh vực?

Nếu điểm chủ yếu của Thư Chung 1980 là Giáo Hội hòa mình vào trong xã hội, thì hòa mình để làm gì? Ngoài tác phẩm mang tính chuyên môn cao là cuốn Giêsu Nazareth, thì hai cuốn sách mới nhất của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI là Muối cho đời và Ánh sáng cho trần gian. Hai tựa đề này nhấn mạnh huấn lệnh của Chúa Giêsu : “Chính anh em là muối cho đời… Chính anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,13.14). Đó chính là ơn gọi và sứ mệnh của Giáo Hội. Mãi mãi là thế, đồng thời phải thực hiện sứ mệnh đó cách cụ thể trong từng hoàn cảnh sống của thời đại. Ngày nay, trước sự lan tràn của cái gọi là “văn hóa sự chết” (x. Sứ Điệp Đại Hội Dân Chúa, số 6), Giáo Hội thấy cần thể hiện chức năng làm muối men và ánh sáng bằng cách kêu gọi mọi người cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống.



3. Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa nhắc đến lời nhắn nhủ của Đức Bênêđictô XVI: “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em phải chứng tỏ rằng là người công giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Đức cha có thể chia sẻ thêm về ý nghĩa này?

Trong lời nhắn nhủ của Đức Bênêđictô XVI, trước khi đi đến kết luận “Là người công giáo tốt cũng là người công dân tốt”, thì ngài đã đưa ra một định nghĩa về người công giáo tốt. Đó là người sống yêu thương, liêm chính, quý trọng công ích. Một con người sống như thế trong một đất nước thì đương nhiên là người công dân tốt rồi. Phúc cho đất nước nào có những công dân như thế. Nếu một đất nước trì trệ và chậm phát triển, đó là vì có quá nhiều công dân xấu, những công dân thay vì sống yêu thương thì chỉ gieo rắc hận thù, thay vì sống liêm chính thì tham nhũng hối lộ, thay vì quý trọng công ích thì tìm cách chiếm đoạt của công làm của riêng cho bản thân, gia đình và phe nhóm của mình. Còn nếu có nhiều công dân sống yêu thương, liêm chính và quý trọng công ích, thì dứt khoát đất nước đó sẽ phát triển toàn diện và vững bền.



4. Thư Chung 2010 đã được in và phát hành rộng rãi trên 26 giáo phận, xin Đức cha cho biết kế hoạch triển khai và học hỏi Thư Chung sẽ được tổ chức như thế nào?

HĐGMVN gửi Thư Chung này đến toàn thể cộng đồng Dân Chúa với ước mong “mỗi giáo phận, dòng tu, giáo xứ, gia đình, sẽ triển khai thành những hành động và việc làm cụ thể trong đời sống đức tin, góp phần thi hành sứ mạng loan báo Tin Mừng trong xã hội hôm nay cách thiết thực và hiệu quả” (Thư Chung 2010, số 48). Thư Chung cung cấp cơ sở lý thuyết và đưa ra những định hướng mục vụ cùng với những đề nghị, rồi mỗi giáo phận sẽ triển khai cụ thể theo hoàn cảnh của mình.

5. Giáo phận TP.HCM sắp tiến tới Công nghị giáo phận vào khoảng tháng 11.2011. Thư Chung này sẽ tác động như thế nào?

Chắc chắn Thư Chung này sẽ là nền tảng cho Công nghị giáo phận. Cách nào đó, có thể nói mục đích của Công nghị giáo phận là đưa tinh thần và nội dung của Thư Chung vào trong đời sống của giáo phận về mọi lãnh vực. Để được như thế, cần có một số bước căn bản như (1) giới thiệu Thư Chung cho mọi người biết; (2) mời gọi mọi người suy nghĩ xem nên áp dụng thế nào trong gia đình, giáo xứ, dòng tu của mình; (3) góp ý cho Công nghị giáo phận để cùng nhau thực hiện. Đây là công việc quan trọng và đòi hỏi sự cộng tác của mọi thành phần Dân Chúa. Nhưng chính ở đó, chúng ta thể hiện hình ảnh Giáo Hội hiệp thông và tham gia mà HĐGMVN mời gọi.

Ngày 11-05-2011

Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm


= THE TIME IS NOW =



Ủy ban Công lý và Hòa bình:

Một cố gắng dấn thân phục vụ

28/05/11 5:43 PM





Để thực hiện mục tiêu đã được HĐGM Việt Nam trao phó, Ủy ban CLHB phải cấp tốc đào tạo nhân sự, phổ biến Giáo huấn Xã hội của Giáo hội, nghiên cứu về những yêu sách và thách đố của đất nước, cũng như của thời đại, thu thập và đánh giá những thông tin về bối cảnh chính trị, kinh tế – xã hội, nhất là về điều kiện sống, cũng như tình trạng nhân phẩm và nhân quyền trong thực tại hôm nay.

Hiến chế “Giáo Hội trong thế giới hôm nay” của Công đồng Vatican II đã kết thúc chương cuối cùng với một đề xuất cụ thể: “Đối diện với nỗi thống khổ bao la đang đè nặng trên đại đa số nhân loại và để cổ võ công bằng, đồng thời cổ võ tình yêu Thiên Chúa đối với những người nghèo khổ tại khắp nơi, Công đồng ước mong thành lập một cơ quan trung ương của Giáo hội toàn cầu để khích lệ giới Công giáo thúc đẩy công cuộc phát triển những vùng nghèo đói cũng như cổ võ công bằng xã hội giữa các quốc gia” (GS 90).



Gm P. Nguyễn Thái Hợp, O.P.

1. Để thực hiện ước nguyện thâm sâu của Công đồng, ngày 6 tháng Giêng năm 1967, ĐGH Phaolô VI đã thành lập Uỷ ban Giáo hoàng “Công lý và Hoà bình”. Hai tháng sau đó, ngài lại ban hành thông điệp “Phát triển các Dân tộc” (Populorum Progressio). Thông điệp quả quyết rằng tăng trưởng kinh tế và tiến bộ kỹ thuật không đủ để trái đất này trở nên nhân đạo và dễ sống hơn. Muốn đạt tới phát triển đích thực thì tăng trưởng kinh tế phải đồng hành với phát triển xã hội và thăng tiến con người toàn diện. Vì vậy, thông điệp tuyên bố: “Chúng tôi không chấp nhận tách rời kinh tế khỏi vấn đề của con người, phát triển khỏi các nền văn hóa liên hệ. Đối với chúng tôi, điều quan trọng là con người, mỗi người, mỗi nhóm người, cho đến tòan thể nhân loại”.

Theo định hướng đó, Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình đặc biệt quan tâm vấn đề phát triển và liên đới giữa các Dân tộc, cổ võ công lý và hoà bình trên thế giới, tranh đấu cho công bằng xã hội, đề cao nguyên tắc bổ trợ, khích lệ tiến trình dân chủ hóa, tranh đấu cho quyền làm người và tự do tôn giáo, bảo vệ nhân phẩm và nhân quyền, ưu tiên chọn lựa người nghèo và luôn đứng về phía những người bị áp bức theo đường hướng của Tin Mừng.

Trong thông điệp “Quan tâm đến vấn đề xã hội”, Đức Gioan Phaolô II khẳng định: “Giáo huấn Xã hội của Giáo hội không phải là con đường thứ ba giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tập thể Mácxít, cũng không phải là một giải pháp thay thế cho những giải pháp khác ít triệt để hơn, mà là một hình thức diễn tả chính xác những kết quả suy tư nghiêm túc về các thực tại phức tạp của cuộc sống con người, trong xã hội và trong bối cảnh quốc tế, dưới ánh sáng đức tin và theo truyền thống của Giáo Hội. Mục đích chính là phân tích những thực tại đó xem chúng phù hợp hay dị biệt với giáo huấn của Tin Mừng về con người và thiên chức làm người, vừa mang chiều kích trần thế vừa có tính siêu việt, để hướng dẫn hành vi của các Kitô hữu” (số 41).

Mới đây, trong Thông điệp “Tình yêu trong chân lý”, Đức Bênêđictô XVI tái xác nhận rằng Giáo Hội “không có các giải pháp kỹ thuật để cống hiến cho nhân loại và cũng chẳng chủ trương can thiệp vào chính trị của các quốc gia. Nhưng Giáo Hội phải thi hành sứ vụ phục vụ sự thật trong mọi hoàn cảnh không gian và thời gian để kiến tạo một xã hội theo chiều kích nhân bản, phù hợp với phẩm giá và ơn gọi của con người” (số 9).

2.  Ủy ban Công lý & Hòa bình thuộc HĐGM Việt Nam được thành lập để cùng với Hội đồng về CLHB của Tòa Thánh thực hiện sứ vụ đó trong phạm vi cụ thể của đất nước Việt Nam. Với Lễ Ra mắt hôm nay, chúng tôi hân hạnh giới thiệu Ủy ban Trung ương về CLHB tại Việt Nam, cũng như các Trưởng ban CLHB tại giáo phận.

Để thực hiện mục tiêu đã được HĐGM Việt Nam trao phó, Ủy ban CLHB  phải cấp tốc đào tạo nhân sự, phổ biến Giáo huấn Xã hội của Giáo hội, nghiên cứu về những yêu sách và thách đố của đất nước, cũng như của thời đại, thu thập và đánh giá những thông tin về bối cảnh chính trị, kinh tế – xã hội, nhất là về điều kiện sống, cũng như tình trạng nhân phẩm và nhân quyền trong thực tại hôm nay.

Trong tương lai gần, sẽ có một cuộc họp giữa Ủy ban Trung ương với các Trưởng ban CLHB tại các giáo phận để họach định đường hướng họat động, biên soạn chương trình đào tạo, tổ chức các khóa tập huấn, các buổi tọa đàm,  nhất là để thiết mạng lưới tổ chức từ trung ương đến các giáo xứ.

Chắc chắn các bài thuyết trình tiếp theo và những góp ý quý báu của tất cả các tham dự viên trong phần thảo luận nhóm sẽ soi sáng thêm cho các vấn đề phức tạp và mới mẻ này. Chúng tôi xác tín rằng nếu không có sự cộng tác tích cực của quý vị và quý bạn thì không thể hòan thành trách vụ khó khăn này.

Chân thành cảm ơn tất cả vì sự hiện diện đông đảo như một khích lệ cần thiết và một hành động liên đới đầy ý nghĩa này. Xin tiếp tục yểm trợ và đồng hành với chúng tôi.

Xin ơn trên luôn phù trợ tất cả chúng ta.



Gm P. Nguyễn Thái Hợp, O.P.
Каталог: tch
tch -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
tch -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
tch -> Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
tch -> Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-cp ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
tch -> BỘ quốc phòng bộ CÔng an bộ lao đỘng-thưƠng binh và XÃ HỘI
tch -> Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014
tch -> BẢo hiểm xã HỘi việt nam
tch -> Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012
tch -> Lenin said on his deathbed

tải về 112.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương