Lịch sử Trung Quốc


Người Châu Âu tới Trung Quốc



tải về 417.53 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích417.53 Kb.
#3055
1   2   3   4   5
Người Châu Âu tới Trung Quốc

Thay vì các lái buôn Trung Quốc đến Châu Âu, các lái buôn Châu Âu lại tới Trung Quốc. Vào khoảng giữa thời cai trị của Vạn Lịch, các thương gia Hà Lan và Anh đã đến bờ biển Trung Quốc. Các nhà truyền giáo Thiên chúa, Matteo Ricci, đến Trung Quốc ở Macao năm 1582. Ông lấy tên là Li Mateo và biến mình thành phục tùng người Trung Quốc bằng cách chấp nhận ăn mặc như một môn đồ Khổng giáo, và ông biến Thiên chúa giáo thành dễ chấp nhận hơn đối với người Trung Quốc bằng cách kết nối nó với các tư tưởng Khổng giáo. Ông định cư ở Nam Kinh, và học tiếng Trung Quốc và văn học kinh điển Trung Quốc, và bày tỏ sự tôn trọng đối với hệ thống cai trị độc tài và ưu tiên, Ricci được các trí thức và quý tộc Trung Quốc chấp nhận.

Đầu năm 1601, Ricci nhận được giấy phép đến Bắc Kinh, nơi ông trình bày với triều đình cây đàn clavico, một bản đồ thế giới và hai chiếc đồng hồ có chuông báo giờ. Ông giới thiệu mình với triều đình là một kẻ thần dân hèn mọn của Vạn Lịch và rất quen thuộc với “trời hình cầu, địa lý, hình học và toán học”. Ricci khuấy động sự chú ý và sự nhận thức về các tiến bộ kỹ thuật của phương Tây. Và giấy phép hoạt động ở Trung Quốc cho phép Ricci mở rộng Thiên chúa giáo ở đó, tới năm 1610 Trung Quốc có hơn ba trăm nhà thờ Thiên chúa.

Sự kết thúc của nhà Minh

Vạn Lịch chết ở tuổi năm bảy – khá già cho một người nặng như ông. Người kế ngôi ông là cháu trai, Thiên Khải, mới mười lăm tuổi và dốt nát. Sự rút lui của nhà vua khỏi công việc quốc gia tiếp diễn. Vua Thiên Khải thích nghề thợ mộc trong khi triều đình và bộ máy hành chính bị áp chế bởi các hoạn quan, Ngụy Trung Hiền, người xua đuổi bất kỳ ai khỏi chức vụ chính phủ nếu ông nghĩ rằng có thể không trung thành với ông.

Nổi loạn xuất hiện năm 1624, được dẫn đầu bởi sáu nhà Nho đang cố gắng phục hưng Khổng giáo “chính thống”. Họ được gọi là sáu anh hùng. Họ là những kẻ mộng mơ và thích phục hưng đạo đức hơn là tổ chức một cuộc đấu tranh vũ trang, và, giống như nhà Nho Vương Mãng nhiều thế kỷ trước, họ đã phải trả giá bằng mạng sống của mình. Họ bị tra tấn và đánh đến chết, và bảy trăm người ủng hộ họ bị thanh trừng khỏi các vị trí chính phủ.

Một số người ở Trung Quốc kết luận rằng sự khủng bố của Ngụy Trung Hiền và sự chấp nhận thụ động của Thiên Khải chỉ ra rằng triều Minh đã mất Thiên mệnh. Thiên Khải chết năm 1627 và được kế tục bởi đứa em nhu nhược, Sùng Trinh, và dưới thời Sùng Trinh Trời dường như can thiệp chống lại nhà Minh, vì Trung Quốc (và nhiều vùng khác trên thế giới) phải chịu tình trạng thời tiết xấu bất thường: trời lạnh, hạn hán và lũ lụt từ việc mưa quá nhiều. Cũng vậy tình trạng suy đốn thương mại đã phát triển ở Châu Âu những năm 1620, có một số ảnh hưởng đến Trung Quốc. Khắp nước Trung Quốc, người dân nổi lên làm loạn. Về quân sự hoàng đế vẫn yếu kém. Và nhiều cuộc đột nhập lại xuất hiện ở phía bắc – không phải từ phía người Mông Cổ mà từ Mãn Châu, các cuộc đột nhập từ nơi mà ngày nay ta gọi là Manchuria.

Chính người Trung Quốc đã phát triển kiểu canh tác của mình đến Mãn Châu. Ở phần Mãn Châu tên là Cát Lâm là nơi hậu duệ của những người Nữ Chân bán du cư đã lập lên nhà Kim ở phía bắc Trung Quốc năm 1100. Tới đầu năm 1600, trong số họ, Nurgaci đã thống nhất các bộ tộc Mãn Châu dưới quyền quản lý của mình. Con kế vị của ông, Abahai, cai trị từ thị trấn Mukden, gọi thần dân của mình là Manchu. Ông liên kết với các bộ lạc Mông Cổ, lập một thoả thuận với người Triều Tiên và dự định một cuộc tấn công Trung Quốc.

Nhà Thanh

Người Mãn Châu tiến hành các cuộc xâm nhập vào phía bắc Trung Quốc cùng lúc dân cư Trung Quốc nổi dậy chống lại nhà vua, Sùng Trinh. Năm 1644 một lực lượng nổi loạn Trung Quốc tràn vào Bắc Kinh. Sùng Trinh tự treo cổ. Trong bảy năm tiếp theo các cuộc chiến đấu bên ngoài Bắc Kinh tiếp diễn, người Mãn Châu chiếm được các vị trí quân sự chiến lược, những người ủng hộ nhà Minh chạy sang Đài Loan, và không chịu hàng Mãn Châu mãi tới tận năm 1683. Mãn Châu nắm quyền ở Bắc Kinh và cuối cùng chiếm toàn bộ Trung Quốc. Các vua Trung Quốc bây giờ thuộc gia đình Mãn Châu gọi là nhà Thanh, một triều đại cai trị tới tận thế kỷ 19.

Một số ít người Trung Quốc chọn cái chết thay vì phục vụ cho nhà Mãn Châu. Nhưng người Mãn Châu – không bao giờ vượt quá hai phần trăm dân số Trung Quốc – có thể cai trị Trung Quốc bởi vì sự phục tùng của người Trung Quốc. Người Mãn Châu sử dụng Khổng giáo làm ủng hộ chính quyền chính trị, thúc đẩy học tập cổ điển và sự sùng kính tổ tiên, gồm cả ý tưởng rằng nhà vua cai trị bằng đức hạnh của lòng tốt của mình. Người Trung Quốc chiếm nhiều vị trí trong triều đình quan lại Mãn Châu.

Các vua Mãn Châu giữ quyền quân sự ngoài tay người Trung Quốc và trong tay những anh chàng người Mãn Châu, và họ tìm cách ngăn cản những người Mãn Châu không bị đồng hoá Trung Quốc. Người Mãn Châu ở Trung Quốc bị bắt buộc phải dành cả đời để đi lính. Họ bị cấm tham gia buôn bán và lao động, và cấm cưới người Trung Quốc.

Với hoà bình do người Mãn Châu mang lại cho Trung Quốc, sự thịnh vượng và sự phát triển dân số lại diễn ra, và thương mại với Châu Âu tăng lên. Một vị vua Mãn Châu, Khang Hi cai trị sáu mốt năm từ 1661 đến 1722 và sẽ được coi là vị vua vĩ đại nhất Trung Quốc. Ông được những người theo đạo Thiên chúa ở Trung Quốc tán dương về “trái tim quý phái”, sự thông minh cùng trí nhớ tuyệt vời của ông, khẩu vị đọc của ông cũng như việc ông là “vị vua toàn bị đối với mọi cảm xúc của mình.”

Trung Quốc, tới cuộc chiến Nha phiến lần 1

Dân số Trung Quốc đã tăng gấp đôi từ 1700 và 1794 tới 313 triệu người. Sự mở rộng trồng trọt ở các tỉnh Giang Tây và Hồ Nam đã tàn phá đa số rừng ở đó. Đài Loan lúc này đã là một phần của Trung Quốc, bị sáp nhập từ năm 1683, và một cuộc điều tra dân số năm 1811 cho thấy số dân Trung Quốc ở Đài Loan gần đến hai triệu người. Năm 1756 và 1757 quân đội của vua Càn Long đã mở rộng biên giới đến điểm cực tây của mình, và ông cai trị cả Tây Tạng lẫn Mông Cổ.

Sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc không tăng kịp với mức tăng dân số, và vì không có lương thực giá rẻ, người dân thường Trung Quốc không có tiền để mua bất kỳ thứ gì khác, và không có bùng nổ trong chế tạo và trong việc thuê người thất nghiệp. Trung Quốc xuất khẩu chè sang Anh Quốc, làm đồ sứ để xuất khẩu và chế tạo tơ tằm và hàng bông, nhưng lao động đầy rẫy ra rẻ đến mức giống như nô lệ, nó làm giảm bớt sự khuyến khích đầu tư vào máy móc. Các thương gia không ở trong một môi trường khuyến khích sự liên kết, chính phủ cung cấp ít an ninh cho các thương gia và các doanh nghiệp tư nhân. Kinh tế không phải là một vấn đề đáng chú ý của những người có nhiều ảnh hưởng. Những người có thời gian rỗi rãi để học hành không thích quan tâm đến kỹ thuật. Họ thích văn học, nghệ thuật, Khổng giáo và tôn giáo.

Trung Quốc bị cai trị một cách chuyên quyền và thần quyền bởi vua Mãn Châu từ thị tộc Ái Tân Giác La ở vùng Mãn Châu, nhà Thanh, đã cầm quyền từ năm 1644. Từ cung điện đế quốc, tại Tử cấm thành, Bắc Kinh, nhà Thanh giữ quân đội ở Mãn Châu và tìm cách giữ sự khác biệt của người Mãn Châu khỏi người Trung Quốc, trong khi vẫn ủng hộ nghệ thuật Trung Quốc và tự giáo dục mình bằng tư tưởng Khổng giáo chính thống.

Vào cuối thế kỷ 18, sự thiếu thốn đất đai, tham nhũng trong chế độ quan liêu và quân sự, và sự bần cùng hoá đã tạo ra tình trạng náo động. Người dân thường biểu lộ sự bất bình thông qua các tổ chức tôn giáo, các tổ chức bắt buộc giữ bí mật đối mặt với chính quyền đế quốc thù địch. Một tổ chức tôn giáo chống Mãn Châu bị bần cùng hoá ở một vùng núi miền trung Trung Quốc đã tiên đoán sự giáng sinh của đức Phật, sự tái lập triều Minh và sự cứu rỗi cho những người ủng hộ họ. Nó tự tin tung ra một phong trào chống thuế. Từ năm 1796 đến 1804, khắp Trung Quốc các hội kín nổi loạn chống chính quyền Mãn Châu. Đây được gọi là cuộc nổi loạn Bạch Liên. Vua Gia Khánh (1796-1820) theo đuổi một chương trình có hệ thống nhằm tái lập hoà bình, gồm cả việc tiêu diệt các băng đảng du kích kháng chiến và ân xá cho những kẻ đảo ngũ.

Bạo lực lại diễn ra năm 1813 khi những kẻ nổi loạn có sự giúp đỡ của các hoạn quan trong triều, tí nữa ám sát được vua Gia Khánh. Đây là Cuộc nổi loạn Bát Tam(Eight Trigrams Rebellion). Một trong những lãnh đạo của nó, Lin Ch’ing, đã tuyên bố mình là hiện thân của đức Phật và nói rằng các lạnh đạo khác của phong trào, Li Wen-ch’ang sẽ cai trị trên trái đất như là “Vua của loài người”. Nhưng điều này bị quân đội của vua Gia Khánh ngăn chặn. Li Wen-ch’ang và hơn 70,000 người khởi nghĩa bị giết hại.

Cuộc chiến tranh nha phiến, 1839-42

Trung Quốc từ lâu đã biết dùng thuốc phiện như một vị thuốc. Các tính năng gây nghiện của nó cũng được biết đến, và năm 1723 việc buôn bán và tiêu thụ nó bên trong Trung Quốc bị coi là bất hợp pháp. Những năm 1790 Công ty Đông Ấn gửi tới Trung Quốc khoảng 4,000 thùng thuốc phiện một năm, được chất lên các tầu của một bên thứ ba – bênh cạnh bông cũng được bán sang Trung Quốc. Thái độ của người Anh đối với thuốc phiện hơi khác so với thái độ đối với nhiều loại ma tuý khác được bán ở nhiều tiệm bào chế thuốc ở Anh. Các lái buôn người Anh vi phạm điều cấm của Trung Quốc về việc nhập khẩu thuốc phiện và đút lót cho các quan chức Trung Quốc.

Người Anh mua chè từ người Trung Quốc với một số lượng lớn có giá trị lớn hơn số bông và thuốc phiện họ bán cho người Trung Quốc. Để trả số khác biệt đó, người Anh phải mất bạc. Thay vì giảm lượng tiêu thụ chè họ lại tìm cách tăng doanh số bán thuốc phiện cho người Trung Quốc. Giữa năm 1822 và 1830, người Anh có lẽ chở bằng tàu đến cho lượng thuốc phiện trong một năm gấp bốn lần số lượng họ đã chở lúc đầu thế kỷ.

Nhà vua, Đạo Quang (cai trị từ 1821 đến 1850), chiến tranh chống lại các lái buôn thuốc phiện, với rất ít thắng lợi. Bức thư của ông gửi tới Nữ hoàng Anh Quốc Victoria (người bắt đầu lên ngôi năm 1837) không bao giờ được chuyển đi. Tháng Ba 1839, sau một thập kỷ áp dụng không thành công chiến dịch chống thuốc phiện, chính quyền Trung Quốc yêu cầu các lái buôn ngừng việc buôn bán thuốc phiện và hứa không bao giờ buôn bán thuốc phiện ở Trung Quốc với sự trừng phạt tử hình. giám đốc Bộ phận trông coi thương mại của Anh, Charles Elliot, trước cảnh tượng Trung Quốc, ra lệnh các thần dân Anh Quốc chuyển giao việc buôn thuốc phiện và 21,000 thùng thuốc phiện bị giao nộp và huỷ bỏ bởi người Trung Quốc.



Chính phủ Anh nằm dưới sức ép của các công ty tham gia vào việc buôn thuốc phiện, và đảng nắm quyền (Whigs – sau đó thành Đảng Tự do) không muốn bị lên án là không thể bảo vệ quyền lợi thương mại của Anh. Bộ trưởng ngoại giao Anh, ông Palmerston trước đó đã biết về quyền của Trung Quốc chấm dứt nhập thuốc phiện, nhưng dưới sức ép, ông coi rằng các công dân Anh Quốc đã bị Trung Quốc bỏ tù và đối xử không đúng mức và rằng Charles Elliot đã ép buộc việc giao nộp các kho thuốc phiện và vào tháng Mười, ông Palmerson cho phép gửi một lực lượng viễn chinh đến Trung Quốc.

Các tàu chiến Anh đỗ dọc theo bờ biển Trung Quốc - gồm cả chiếc Nemesis, một tàu chạy hơi nước làm bằng thép – có sức mạnh vũ khí mạnh hơn các tàu Trung Quốc và cả lực lượng phòng vệ trên bờ, và mặc dù những nố lực anh hùng chống lại người Anh, Trung Quốc bắt buộc phải chấp nhận thua trận và thừa nhận các yêu cầu của Anh Quốc. Với hiệp ước Nam Kinh năm 1842, kỹ trên tàu chiến Cornwallis, Trung Quốc chấp nhận buôn bán với Anh Quốc. Họ đồng ý một mức thuế quan “đúng mức và ổn định” và mở cửa các cảng ở Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, [[Ninh Ba và Thượng Hải cho các thương nhân nước ngoài và trao cho người Anh bất kỳ sự nhượng bộ nào mà Trung Quốc trao cho các cường quốc khác. Trung Quốc chấp nhận trả cho Anh Quốc một khoản bồi thường 20.000.000 đô la bạc và nhượng đảo Hồng Kông cho Anh Quốc.

tải về 417.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương