LỊch sử ngành giao thôNG, VẬn tải tỉnh hải dưƠng từ thời phong kiếN ĐẾn năM 2010 Khái quát về giao thông vận tải qua các thời


BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC GIAO THÔNG VẬN TẢI



tải về 1.64 Mb.
trang7/19
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.64 Mb.
#12936
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NÔNG THÔN NĂM 1978.

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 1979
Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch 1978:

Huy động 3.097.900 ngày công, đào đắp 2.191.000 m3 đất, khai thác thu nhặt vận chuyển được 208.700 m3 vật liệu để cải tạo mặt đường, các HTX đã bỏ ra 798.000đ tiền vốn để làm cầu cống nông thôn.

- Phát triển mới 392 km đường, so với kế hoạch đạt 117% so với năm 1977 bằng 74,5% trong đó:

+ Đường trục xã liên xã 62 km

+ Trục thôn liên thôn 80 km

+ Đường ngoài đồng 210km.

- Khôi phục sửa chữa được 3.326 km so với kế hoạch đạt 166,3% và so ới 1977 bằng 127%. Trong đó:

+ Đường trục xã liên xã 326 km

+ Trục thôn liên thôn 425 km

+ Đường ngoài đồng 2.575km

- Cải tạo mặt đường được 1060 km so với kế hoạch đạt 106% và so với 1977 bằng 131% Trong đó:

+ Đường trục xã liên xã 360 km

+ Trục thôn liên thôn 420 km

+ Đường ngoài đồng 280 km

- Xây lắp được 206 chiếc cầu các loại dài 839 m so với kế hoạch đạt 144% và so với 1977 bằng 97% trong đó:

+ Cầu bê tông 50 c = 206,5 m

+ Cầu gỗ + tre 107 c = 497,5 m

+ Cầu đá 49 c = 135 m

Xây lắp được 4027 chiếc cống các loại so với kế hoạch đạt 67% so với năm 1977 bằng 111%. Ngoài ra còn sửa chữa được 518 chiếc cống các loại để đảm bảo giao thông phục vụ nông nghiệp.

- Phát triển được 9.918 chiếc phương tiện các loại bằng 2296,4 tấn so với kế hoạch đạt 76,5% và so với 1977 bằng 75,6%. Trong đó:

+ Xe các loại 9387 chiếc bằng 2.069,5 tấn trọng tải. Thuyền các loại 531 chiếc = 226,9 tấn trọng tải.

Ngoài ra còn sửa chữa được 3.262 chiếc phương tiện vận tải = 670 tấn để tăng thêm năng lực vận tải.

- Xây dựng các tổ đội quản lý giao thông và vận tải

+ Phát triển thêm được 26 tổ duy tu bảo dưỡng mặt đường gồm 334 lao động quản lý 217 km đường (số liệu của 6 huyện). Số tổ đội hiện có cho đến nay là 363 tổ gồm 3400 lao động quản lý 3.427 km đường nông thôn.

+ Xây dựng được 80 tổ vận tải chuyên và bán chuyên gồm 899 lao động quản lý 447 chiếc phương tiện bằng 203 tấn (được 10 huyện báo cáo). Só tổ đội hiện có là 218 tổ vận tải chuyên trách gồm 3.409 lao động quản lý 1.900 chiếc phương tiện bằng 1.257 tấn và 210 tổ vận tải bán chuyên gồm 3.696 lao động quản lý 1.700 chiếc phương tiện bằng 380 tấn trọng tải.

- Thực hiện kinh phí trợ cấp

Tổng số vốn trợ cấp cho GTVT nông thôn năm 1978 là 515.769đ riêng chi cho các công trình là 419.700đ còn lại 24.069 chi cho các khoản chi phí khác.

Theo báo cáo của 17 đơn vị huyện thị, tính đến 22/12/1978:

- Cải tạo mặt đường được 92,5 km = 237.000 đ

- Làm cầu bê tông được 20c/ 74,5 m = 201.500 đ

- Làm 11 mặt cầu bê tông dài 53,5 m = 24.500 đ

- Khôi phục 26 cầu đá cũ = 8.500 đ

- Xây lắp 11 chiếc cống = 19.000 đ

- Đắp đất 2.000 m3 = 1.200 đ

- Về vận chuyển hàng hóa vật tư cho sản xuất nông nghiệp và vận chuyển phân giống ra đồng, hoa màu về sân kho của HTX.

+ Tổng số hàng hóa vận chuyển được 895.000 tấn bằng 7.910.000 Tkm. Trong đó vật tư cho nông nghiệp là 199.000 tấn (vôi bón 75.000 tấn, phân hóa học 54.000 tấn, nông cụ 70.000 tấn); vật liệu xây dựng 590.000 tấn; hàng hóa phục vụ đời sống 106.000 tấn. Ngoài ra còn vân chuyển 53.000 tấn thoc nghĩa vụ…

+ Về giải phóng đôi vai

- Loại xã, HTX giải phóng đôi vai đạt tỷ lệ trên 75% có 163 đơn vị, chiếm 40%, so với 1977 bằng 108%

- Loại xã, HTX giải phóng đôi vai đạt tỷ lệ từ 50 - 70% có 145 đơn vị, chiếm 35%, so với 1977 bằng 100%

- Loại xã, HTX giải phóng đôi vai đạt tỷ lệ từ 30 - 40% có 82 đơn vị, chiếm 20% h, so với 1977 giảm 11%

- Còn loại xã, HTX gồng gánh là chủ yếu có 18 đơn vị chiếm 5%, so với 1977 giảm một nửa.

Bình quân chung cả tỉnh giải phóng đôi vai đạt 55%, công vận chuyển còn chiếm 17% trong tổng số công sản xuất. Huyện có tỷ lệ giải phóng đôi vai cao là huyện Khoái Châu 80%, Kinh Môn 75%; công vận chuyển còn chiếm 12 - 13% tổng số công sản xuất.



(Nguồn: "Báo cáo tổng kết công tác giao thông vận tải nông thôn năm 1978. Phương hướng nhiệm vụ năm 1979". Hải Hưng, Ty GTVT, 1979.- 24 tr., bảng biểu. Văn bản ký ngày 14/1/1979).
THIẾU TỪ NĂM 1980-1991
BÁO CÁO CÔNG TÁC GIAO THÔNG VẬN TẢI NĂM 1992

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM 1993

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 1992

1. Về sản lượng:

- Vận tải hàng hóa:

Vận chuyển được 198.000 tấn hàng và 29.270.000 Tkm. Đạt 124% kế hoạch, so với 1991 đạt 89,19%. Trong đó:

+ Xí nghiệp ô tô vận tải hàng hóa thực hiện 62.000 tấn hàng và 4.400.000 Tkm đạt 104,7% kế hoạch và 112,8% so với cùng kỳ năm 1991.

+ Xí nghiệp vận tải thủy thực hiện 80.000 tấn hàng và 15.100.000 Tkm đạt 160,4% kế hoạch và 79,4% so với cùng kỳ năm 1991.

+ Ba HTX vận tải thủy tỉnh quản lý thực hiện 56.000 tấn hàng và 9.700.000 Tkm đạt 104,7% kế hoạch và 112,8% so với cùng kỳ năm 1991.

- Về vận tải hành khách:

Do hoạt động thua lỗ nên lực lượng vận tải hành khách đường thủy không tồn tại, sản lượng vận tải hành khách chủ yếu là đường bộ.

+ Xí nghiệp xe khách sản lượng đạt 530.000 người và 55.000.000 ifKm, so với kế hoạch đạt 100%, so với thực hiện cùng kỳ năm 1991 bằng 90,9%

- Về xếp dỡ:

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng thực hiện 37.500 tấn, sản lượng xếp dỡ thực hiện 47.500 tấn đạt 67, 86% kế hoạch, so với thực hiện năm 1991 dạt 59,9%

2. Về công nghiệp:

Sản lượng doanh thu trong công nghiệp toàn ngành đạt 2 tỷ 270 triệu đồng, so với kế hoạch đạt 96,6%; so với thực hiện năm 1991 đạt 126%. Trong đó:

+ Xí nghiệp sửa chữa ô tô thực hiện 370 triệu đạt 105,7% kế hoạch.

+ Xí nghiệp Cơ khí thủy I thực hiện 920 triệu đạt 92% kế hoạch.

+ Xí nghiệp Cơ khí thủy II thực hiện 980 triệu đạt 98% kế hoạch.

- Công tác xây dựng cơ bản:

+ Xí nghiệp khảo sát thiết kế đã thực hiện sản lượng KSTK được 34 km (đã quy đổi) và đạt sản lượng 240 triệu đồng so với thực hiện năm 1991 đạt 179%.

+ Công ty xây dựng công trình giao thông đạt sản lượng 5 tỷ 900 triệu đồng, so với kế oạch đạt 131%, so với thực hiện năm 1991 đạt 111,3%



3. Kết quả về sản xuất kinh doanh và các khản nộp ngân sách:

Toàn ngành nộp ngân sách 1 tỷ 724 triệu 972 đồng. So với kế hoạch đạ 130,9% so với thực hiện 1991 đạt 194,9%. Cụ thể từng đơn vị:

+ XN ô tô hành khách nộp 306.200.000 đ đạt 106,3% kế hoạch. Được phép tỉnh giữ lại 250 triệu đồng

+ XN xây dựng cầu đường nộp 335.577.000 đ đạt 112% kế hoạch.

+ XN ô tô vận tải hàng hóa nộp 201.024.000 đ đạt 153% kế hoạch.

+ Đoạn quản lý đường bộ nộp 139.749.000 đ đạt 115% kế hoạch.

+ Xí nghiệp khảo sát thiết kế nộp 14.300.000 đ đạt 143% kế hoạch.

+ Xí nghiệp sửa chữa phương tiện Kim Môn nộp 47.300.000 đ đạt 131% kế hoạch.

+ Xí nghiệp thiết kế thủy nộp 56.657.000 đ đạt 105% kế hoạch.

+ Xí nghiệp sửa chữa ô tô nộp 23.664.000 đ đạt 158% kế hoạch.

+ Xí nghiệp xếp dỡ nộp 127.300.000 đ đạt 114% kế hoạch.

+ Xí nghiệp vận tải thủy nộp 218.225.000 đ đạt 87% kế hoạch.

+ Dịch vụ vận tải Nhà nước không giao kế hoạch nhưng đã nộp 4.976.000 đ thuế doanh thu.

4. Công tác thi đua:

Năm 1992 Xí nghiệp xây dựng cầu đường ( nay là Công ty công trình giao thông) được UBND tỉnh công nhận là lá cờ đầu của ngành GTVT.

2 đơn vị Xí nghiệp ô tô vận tải hành khách và Cán bộ và nhân dân huyện Kim Môn được đề nghị Chính phủ tặng cờ; huyện Tứ Lộc được đề nghị Bộ GTVT tặng cờ, huyện Châu Giang được đề nghị UBND tỉnh tặng cờ.

(Nguồn: "Báo cáo công tác giao thông vận tải năm 1992 và phương hướng nhiệm vụ chủ yếu năm 1993".- Hải Hưng, Sở Giao thông vận tải, 1992.- Văn bản ký ngày 31/12/1992).
BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC GIAO THÔNG VẬN TẢI NĂM 1993 TỈNH HẢI HƯNG

Kết quả thực hiện kế hoạch 1993

I. Xây dựng phát triển giao thông

1/ Quốc lộ:

- Nhà nước duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật Quốc lộ 5. Ngành tổ chức lực lượng phối hợp với các ngành và cơ quan TW làm tốt công tác giải phóng mặt bằng đoạn Km 47 - Km 62. Phối hợp và đôn đóc các đơn vị đại tu QL5 trong những tháng đầu năm đã sửa chữa toàn tuyến thông suốt êm thuận.

- Phối hợp tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Bình, cầu Phú Lương.

- Đã xây dựng xong cầu Vàng Dán A, đại tu 2,6 km đường tại Nam Sách, xây 2 km cống rãnh thoát nước trên đoạn núi Ba Đèo, vá láng 1,7 km đường nhựa. Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch. Quản lý duy tu đảm bảo giao thông thông suốt an toàn 57 km đường, 2 bến phà trên 3 tuyến đường TW ủy thác.

2/ Đường tỉnh

a. XDCB:

+ Những công trình Sở làm chủ đầu tư

Thực hiện 19 km đường và một phần cầu Sặt bằng 125% kế hoạch khối lượng

Kinh phí 10.650 triệu đồng, bằng 160% kế hoạch. Riêng về đường so với năm 1992 bằng 156% về khối lượng, 192% về kinh phí. Ngài ra còn ứng vốn xây dựng 1,5 km đường nhựa.

+ Những công trình huyện làm chủ đầu tư

Đã xây dựng 14,9 km đường nhựa; 40 km đường đá dăm. đá cộn.

Toàn tỉnh xây dựng 34,4 km đường nhựa; 40 km đường đá dăm, cấp phối. Đạt mục tiêu kế hoạch.

b. Sửa chữa, duy tu bảo dưỡng

Đường tỉnh chỉ tiêu kế hoạch kinh phí là 5.262 triệu đồng, thực hiện 100% các hạng mục sửa chữa ghi kế hoạch, xử lý các trường hợp đột xuất chưa có kế hoạch kinh phí như đảm bảo giao thông đường 186,188,189 và 191.

3/ Đường huyện:

430 km đường huyện và 55 km đường đô thị đã được đầu tư

Phân bổ từ kinh phí XD KCHT: 2.180 tr.đ

Sửa chữa lớn: 1.380 tr.đ

Duy tu: 1.635 tr.đ

Cộng: 5.195 tr.đ

Đã xây dựng 10,5 km đường nhựa và 40 km đường đá dăm, đá cộn. Đồng thời duy tu bảo dưỡng đảm bảo giao thông thông suốt các tuyến đường.

4/ Đường giao thông nông thôn:

Cải tạo 1.927 km đường trục thôn, trục xã, so với 1992 bằng 124%.

Trong đó 42 km đường bê tông, đường nhựa so với 1992 bằng 183%.

240 km đường lát gạch nghiêng, so với 1992 bằng 333%.

388 km đường đá cộn, 1450 đường xỉ than gạch vỡ, cấp phối, 390 cầu cống nhỏ.

Tổng kinh phí đầu tư 35 tỷ đồng, so với 1992 bằng 140%, so với mục tiêu đề ra bằng 128%

Trong đó:

Nhà nước công trợ 1.145 tr.đ = 3%

Xã đầu tư 13.700 tr.đ = 39%

Dân đóng góp 20.155 tr.đ = 58% và 536.000 ngày công



II. Quản lý và đảm bảo trật tự an toàn giao thông:

Do nhiều đoạn đường cũ nát, mật độ phương tiện nhiều gây ùn tắc đã khẩn trương xử lý như đường 38, 186, 188, 189, 191.

Sở đã chỉ đạo các đơn vị quản lý đường cùng Ban TTGTVT kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các địa phương thực hiện luật lệ giao thông, cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đường bộ 2 tuyến 39A và 39B, giảm được mức độ vi phạm an toàn giao thông.

III. Quản lý vận tải và công nghiệp GTVT

Công tác quản lý vận tải thực hiện tốt, lực lượng thanh tra giao thông kiểm tra xử lý nghiêm, góp phần thu thuế vận tải tăng, trật tự vận tải khá hơn so với năm 1992.

Lực lượng cơ khí thủy quốc doanh đã vươn lên sau những năm chuyển đổi cơ chế, sản xuất ổn định, song lực lượng sửa chữa phương tiện giao thông tư nhân tăng nhanh, không đủ điều kiện mặt bằng sản xuất, thiết kế, kỹ thuật không đảm bảo, không đăng ký hành nghề, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước tạo ra cạnh tranh thiếu lành mạnh.

IV. Kết quả sản xuất kinh doanh các đơn vị

1/ Xây dựng giao thông




Đơn vị


Sản lượng

Nộp ngân sách

S.lượng (tr.đồng)

So với kế hoạch %

So với 1992 %

Số lượng (tr.đồng)

So với KH %

Cty Công trình GT

8.500

154

144

443,15

128,4

Xí nghiệp KSTK

337




157

29,67

165

Đoạn đường bộ

2.700

50




297,1

123,8

Cảng Cống Câu

880







445,35

133,6

2/ Các đơn vị vận tải, xếp dỡ




Đơn vị

Sản lượng

Nộp ngân sách

Tấn hàng

So với KH

So với 1992

TKm

So với KH

So với 1992

S.Lượng (Tr.đ)

So với KH

Vận tải hàng hóa

976.290







82220000













Cty ô tô VTHH

48.500

101,0

78,2

4320000

100

98

116,95

104,3

Cty VT thủy

58.690

110,7

73,0

13430000

88

88

311,45

100,1

HTXVT Q.Tiến

34.100







6720000













HTXVT T.Nhất

35.000







1750000













L.lượng VT khác

800.000







56000000













Vận tải khách(ng)

1.432.000







97620000













Cty Vtai khách

380.000

63,0

71,0

45000000

75

82

507,5

111,5

L.lượng VT khác

1.052.000







52620000













Xếp dỡ

(T.thông qua)







(Tấn xếp dỡ)













Cảng Cống Câu

49.160

82,0

130,0

63600

85

33






3/ Các đơn vị CN GTVT



Đơn vị

Sản lượng

Nộp ngân sách

Sản lượng (Tr.đ)

So với KH

%


So với 1992 %

S.lượng (tr.đ)

So với KH %

XN cơ khí thủy I

1200

120

130

73,5

126,7

XN cơ khí thủy II

1500

100

153

32,2

65,6

Các đơn vị kinh doanh có lãi là:

- CTy công trình giao thông

- Công ty ô tô vận tải khách

- Đoạn đường bộ

- Cảng Cống Câu

- XN cơ khí thủy

- XN khảo sát thiết kế.

Đánh giá chung các đơn vị trong ngành đã có nhiều cố gắng, chỉ tiêu nộp ngân sách toàn ngành vượt 264,6 triệu đồng, so với kế hoạch đạt 115%, so với năm 1992 bằng 117%. Riêng Xí nghiệp cơ khí thủy II do chủ quan, bị tồn đọng sản phẩm, gặp khó khăn dẫn đến không hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.

Thu lệ phí giao thông toàn ngành đạt 1.153 tr.đ. So với kế hoạch đạt 103%, so với 1992 bằng 213%.

Các đơn vị vượt kế hoạch là:

- Văn phòng Sở 166%

- TX Hải Dương 106,1%

- Chí Linh 100,3%.

Nhưng có một số đơn vị đạt quá thấp là:

- Nam Thanh 24,5%

- Ninh Thanh 29,1%

Vẫn còn nhiều phương tiện chưa nộp đủ lệ phí giao thông, nhất là phương tiện vận tải thủy và xe công nông.



V. Công tác tổ chức lao động, thanh tra, đời sống việc làm

- Tổ chức lao động:

Thực hiện NĐ 388 chuyển 2 xí nghiệp thành Công ty TNHH là XN dịch vụ và XN sửa chữa ô tô.

Đào tạo 61 thuyền máy trưởng tàu sông và 100 cán bộ phụ trách giao thông cấp xã, cử 15 người theo học kỹ thuật nghiệp vụ.

Đổi bằng thuyền máy trưởng tàu sông 150 người làm chế độ cho 446 CBCNV nghỉ chế độ.

Xếp hạng 5 đơn vị doanh nghiệp nhà nước và sự nghiệp kinh tế.

Triển khai xếp lương mới cho cán bộ gián tiếp và trực tiếp khác ở 11 đơn vị - 328 người, xét chuyển bậc lương công nhân.

Phối hợp kiểm tra 4 đơn vị về chế độ phòng hộ lao động.

- Công tác thanh tra:

Thanh tra việc sử dụng vốn đầu tư cho GTVT cấp huyện, việc nộp lệ phí giao thông, kiến nghị thu hồi kinh tế gần 5 tr.đ, tiếp nhận và giải quyết 10 đơn khiếu nại tố cáo, mở 1 lớp bồi dưỡng cho 30 thanh tra viên nhân dân ở các đơn vị.

- Việc làm và đời sống:

Toàn ngành chỉ còn 100 lao động không có việc làm thường xuyên và 400 lao động làm việc không thường xuyên, chủ yếu thuộc Đoạn đường bộ và Cảng Cống Câu. Một số đơn vị như XN Cơ khí thủy so với 1992 đã có việc làm thường xuyên cho 100% CNLĐ.

Nhìn chung đời sống của công nhân lao động toàn ngành đều tăng hơn so với 1992. Lương bình quân 113.000đ/tháng, so với 1992 tăng 46%. Thực tế thu nhập có đơn vị, có thời kỳ đạt 300.000 - 500.000đ/ tháng, người.

(Nguồn: "Báo cáo tổng kết công tác giao thông vận tải năm 1993 tỉnh Hải Hưng". Hải Hưng, Sở Giao thông vận tải, 1994.- 14tr. Văn bản phát hành ngày 10 tháng 1 năm 1994).
BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC GTVT NĂM 1994 VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM 1995 TỈNH HẢI HƯNG

Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 1994:

1. Xây dựng và phát triển giao thông:

+ Quốc lộ

- Trực tiếp xây dựng 1 cầu BTCT 24 m, đại tu 2,6 km đường nhựa, 2 nhà hạt, đóng mới 1 phà sắt 30 tấn, xây dựng 1 phần bến phà Yên Lệnh, tăng cường cầu Thiên. Kinh phí 3,9 tỷ đồng.

- Thực hiện nhiệm vụ GPMB đến tháng 9 đã gao từng phần cho thi công. Triển khai GPMB QL183.

- Phối hợp các đơn vị của Bộ xây dựng cầu Bình, đang phấn đấu thông xe vào quý 2 - 1995 và đại tu 20km QL5 trong đó có nút giao thông Tam Giang và 5 Km trong thị xã Hải Dương.

- Phối hợp với tỉnh Thái Bình xây dựng cầu Triều Dương, với tỉnh Hà Bắc chuẩn bị xây dựng phà Kiếp Bạc.

+ Đường tỉnh:


  • XDCB:

- Nâng cấp 27,8 km đường nhựa. Trong đó 19 km trong kế hoạch kinh phí năm 1994; 8,8 km gọi nhà thầu ứng vốn xây dựng. So với kế hoạch vượt 46%, so với năm 1993 vượt 46%.

- Hoàn thành cầu Sặt đúng tiến độ, chất lượng tốt.

- Kinh phí đầu tư XDCBGT: 12.282 tr.đ, so với năm 1993 vượt 36%


  • Sửa chữa lớn

- Sửa chữa lớn 1 km đường nhựa.

- Láng nhựa lớp 2 - 8 km.

- Sửa chữa mặt đường đá cộn 6 km.

- Sửa chữa lớn 4 nhà cung đường.

- Xử lý đảm bảo giao thông 32 vị trí xung yếu.

- Đại tu 4 phương tiện vượt sông.

- Trang bị 1 phà Mini bến Gùa.

- Kinh phí đầu tư 2.763 tr.đ, so với kế hoạch vượt 38%, so với 1993 bằng 73%.

Đã làm thủ tục CBĐT 7 tuyến đường tỉnh, 2 cầu lớn, làm thủ tục CBXD 23 km đường, 2 bến phà cho kế hoạch năm sau.

Bố trí kế hoạch các công trình XDCB và sửa chữa năm nay đúng mục tiêu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung.

Hoàn thành đúng và vượt mức kế hoạch tỉnh giao, đảm bảo đầy đủ quy định trình tự quản lý. Chất lượng các công trình đều được đánh giá tốt.

+ Đường đô thị và đường huyện:

- Nâng cấp và sửa chữa lớn 56,6 km

Trong đó 9 km đường nhựa

46,9 km đường đá cộn

31 chiếc cầu cống

Xử lý bảo đảm giao thông 49 km

Kinh phí đầu tư 12.400 tr.đ so với 1993 bằng 354%. Trong đó:

Ngân sách 11.406 tr.đ

Dân đóng góp 994 tr.đ

+ Đường xã thôn:

- Xây dựng 2.080 km đường các loại, so với 1993 = 107%

Trong đó:

Đường nhựa 37,5 km

Đường bê tông 78 km

So với năm 1993 = 275%

Đường lát gạch 261 km, so với 1993 = 108%

Đường đá cộn 456 km - = 117%

Đường cấp phối, gạch vỡ 1209 km - = 83%

Sửa chữa và làm mới 650 cầu cống- = 166%

Đầu tư 71 tỷ đồng và 993.000 ngày công, so với mục tiêu đề ra bằng 177% so với 1993 bằng 202%. Trong đó:

Kinh phí nhà nước hỗ trợ 3.004 tr.đ so với 1993 bằng 262%; so với tổng số đầu tư bằng 4%, tăng 1% so với năm 1993.

- Xã đầu tư: 39 tỷ đồng, so với 1993 = 284%

- Dân đóng góp: 25 tỷ đồng và 993.000 ngày công.

So với năm 1993 bằng 125% về kinh phí, 185% về ngày công.

- Năm 1994 Tỉnh và huyện đã đầu tư nhiều hơn năm 1993 để sửa chữa đường huyện. Nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu câu toàn bộ hệ thống đường bộ. Nhiều tuyến hư hỏng nặng, ách ắc giao thông.

- Nhiều huyện chưa làm đúng trình tự quy định về quản lý chuyên ngành. Vẫn còn một số Phòng giao thông vận tải huyện bỏ qua thủ tục, quy định vốn đầu tư trong xây dựng giao thông.

- Mọt số huyện thị phân bổ vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cho giao thông quá thấp, trong khi giao thông đường sá hư hỏng nhiều.

- Đường thôn xã được đầu tư phát triển mạnh, tổng số vốn đầu tư bằng hơn 2 lần năm trước. Tong đó ngân sách đầu tư tăng với tỷ lệ lớn hơn.



tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương