LỊch sử ngành giao thôNG, VẬn tải tỉnh hải dưƠng từ thời phong kiếN ĐẾn năM 2010 Khái quát về giao thông vận tải qua các thời



tải về 1.64 Mb.
trang4/19
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.64 Mb.
#12936
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

3- Công nghiệp

Từ một xí nghiệp đóng mới và sửa chữa thuyền với giá trị tổng sản lượng 500.000đ và 1.000 tấn/năm. Đến nay đã hình thành mạng lưới công nghiệp cơ khí đóng mới và sửa chữa cho 2 khu vực đường sông và đường ô tô với giá trị tổng sản lượng 4.086.000 đ tăng gấp 8,2 lần so với năm 1965.



4- Tình hình cán bộ công nhân

Tính đến ngày 1/7/1973 tình hình cán bộ công nhân trong ngành là:

Tổng số cán bộ công nhân trong khu vực nhà nước 3.341 người, trong đó cán bộ gián tiếp 593 người chiếm tỷ lệ 17,7%, nữ 1012 chiếm tỷ lệ 30,2%

Về công nhân: 2748 người, trong đó công nhân kỹ thuật 957 người, chiếm tỷ lệ 34,8%.

Về cán bộ: Tổng số cán bộ quản lý toàn ngành 593 người, trong đó cán bộ có trình độ trung học đến đại học 179 người, chiếm tỷ lệ 30%; số cán bộ trung học 144 người chiếm 80,4% so tổng số cán bộ KHKT.

Bình quân 78 công nhân có 1 cán bộ đại học và 19 công nhân có 1 cán bộ trung học.

Trong tổng số cán bộ trung, đại học nữ 48 người chiếm tỷ lệ 26%. Đảng viên chiếm tỷ lệ 41,4%, chức vụ công tác từ phó phòng trở lên 18 người tỷ lệ 10%, cán sự 60 người tỷ lệ 33,5% và 101 nhân viên chiếm tỷ lệ 56,4%. Phân công ở các ngành như sau:

Đại học Trung học

Tổng số: 35 144

- Kinh tế công nghiệp 1

- Kinh tế xây dựng 1

- Cầu, đường bộ 8 43

- Công trình thủy 2 3

- Máy tàu và vỏ tàu 5 4

- Vận tải thủy 8 31

- Vận tải ô tô 3 7

- Sửa chữa ô t ô 3 4

- Chế tạo 2 3

- Điện 2 3

- Lao động tiền lương 23

- Kế toán 17

- Thống kê 2

- Y sĩ 4

So với năm 1965 lực lượng cán bộ công nhân toàn ngành tăng gấp 3 lần, riêng cán bộ khoa học kỹ thuật từ trung học trở lên tăng gấp 6,5 lần. Trong đó cán bộ kỹ thuật cầu đường bộ, vận tải tăng gấp 14 lần.



Nhận xét chung

So với năm 1965 những biến đổi của giao thông vận tải tập trung trên các mặt sau đây:

1. Xây dựng và phát triển đồng bộ các khâu mắt xích trong giao thông vận tải như: vận tải, xếp dỡ, công nghiệp, xây dựng cơ bản cầu, đường và sửa chữa đường xá luồng lạch…quy mô sản xuất trên 69% cơ giới.

2. Đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật phát triển nhanh ở các khâu sản xuất. Nhờ đó công tác khoa học kỹ thuật được đẩy mạnh trong các lĩnh vực sản xuất chủ yếu và đã có tác dụng góp phần rất lớn khắc phục những khó khăn phức tạp trong sản xuất và thi công., củng cố và nâng cao lòng tin tưởng quyết tâm mạnh d ạn đưa khoa học kỹ thuật vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng quy mô lớn, tốc độ nhanh.

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý từ ngành đến cơ sở đã hình thành tương đối hoàn chỉnh trong 3 mặt quản lý: quản lý kinh tế,quản lý kỹ thuật và hành chính, trình độ và năng lực công tác đã trưởng thành lên một bước.

Tuy nhiên, còn những tồn tại sau:

1. Màng lưới giao thông thủy bộ hình thành rất thuận lợi cho việc khai thác và phát triển vận tải đi sâu vào phục vụ sản xuất, xây dựng và đời sống. Nhưng chất lượng mặt đường còn rất thấp trên 69% mặt đường đá dăm cũ, đường đất núi và đường đất, mặt cầu tạm, mố tạm còn trên 556 met, các trục chính có lực lượng vận tải đi lại nhiều phải qua 9 bến phà rộng 2.280 m. Đường sông thuộc khu vực 2, 3 chiếm trên 70%. Trong khi năng lực làm đường vươn lên chậm, đến nay Công ty xây dựng cầu đường cũng chỉ làm được 20 km trở lại. Đội cầu ra đời sau (1971) năng lực tuy có tăng nhanh hơn, nhưng cũng chưa đảm bảo được cầu bê tông 100m.

2. Trong quá trình phát triển, những khâu mắt xích của vận tải chưa giải quyết được đồng bộ thể hiện trên các mặt: giữa vận tải với xếp dỡ, giữa yêu cầu sửa chữa với khả năng giải quyết, giữa tổ chức chỉ huy điều độ và năng lực quản lý với tiềm lực vận tải ngày càng tăng thêm, cho nên chưa tạo được chuyển biến mới trong vận tải, đẩy tình hình vận tải vươn lên thiếu vững chắc, phát triển xe khách còn chậm, điều kiện tổ chức phục vụ còn nhiều mặt thiếu sót lớn, việc đi lại của nhân dân còn nhiều khó khăn. Trong lĩnh vực HTX vận tải hướng đi lên chưa được rõ, quy mô của từng HTX huyện xác định chưa được cụ thể, việc phân công giữa quốc doanh và HTX, giữa tỉnh và huyện chưa được dứt khoát…

3. Công nghiệp xây dựng và lớn lên trong chiến tranh, cho nên cơ sở sản xuất tạm thời đến nay chưa giải quyết được, gây mâu thuẫn lớn trong tổ chức quản lý sản xuất.

4. Tổ chức bộ máy quản lý tuy có được tăng cường nhưng chưa thực sự trở thành bộ máy sản xuất kinh doanh, chế độ hạch toán kinh tế còn rất yếu, chế độ làm việc từng phòng, ban, từng người chưa rõ ràng, trách nhiệm chưa phân minh, năng lực tổ chức quản lý kinh tế và hiệu lực cuaqr bộ máy ở cơ sử còn cồng kềnh, quan liêu và hiệu lực còn hạn chế.

Đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật tuy có được bổ sung, nhưng tỷ lệ bổ sung trong các khâu quản lý không đều, nhân viên quản lý kinh tế mới có 23,4% tập trung vào Lao động tiền lương và kế toán. Trong số nhân viên quản lý kỹ thuật, những khâu chủ yếu còn ít như công nghiệp cơ khí chiếm tỷ lệ 11%, kỹ sư kinh tế mới có 1,1%, lực lượng khảo sát thiết kế và giám sát kiến thiết cơ bản còn yếu và thiếu chưa đủ sức đảm bảo nhu cầu xây dựng từ khâu chuẩn bị ban đầu….

Công tác kế hoạch chưa phát huy được vai trò là công cụ chủ yếu để quản lý, kế hoạch còn phân tán chưa bảo đảm cân đối các điều kiện vật chất và các biện pháp cụ thể cho việc tổ chức thực hiện. Việc lập kế hoạch từ các cơ sở sản xuất tổng hợp lên thành kế hoạch của ngành còn nhiều thiếu sót sơ sài, tiến hành chưa có quy củ.



(Báo cáo trình bày trong cuộc họp Ban chấp hành Đảng ủy ngày 17, 18 tháng 9 năm 1973.- Hải Dương, Ty Giao thông vận tải,1973.- Báo cáo số 1055/KH.- 29 tr.)

BÁO CÁO THỰC HIỆN CÁC CHỦ TRƯƠNG KINH TẾ

VÀ NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG YẾU NĂM 1972 PHƯƠNG HƯỚNG

NHIỆM VỤ CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH VÀ MỘT SỐ

BIỆN PHÁP LỚN NĂM 1973
Kết quả thực hiện kế hoạch năm 1972

1. Công tác bảo đảm giao thông và xây dựng cơ bản

Lực lượng bảo đảm giao thông so với trước chỉ có một nửa, ngành đã nhanh chóng triển khai các mũi vượt sông xung yếu thay cho 2 cầu Phú Lương và Lai Vu, đồng thời xúc tiến việc khôi phục các tuyến đường tránh, các cầu tạm để phá thế độc điểm, độc tuyến như: cầu phao cầu Cất, cầu Ghẽ, cầu Ngọc Quỳnh, cầu phao Tràng Thưa, bến phà Cầu Xe, bến phà mùa lũ Bến Hàn, tuyến 191, Lai Cách - Tiên Kiều, Chợ Mát - Thượng Đạt..v..v..

Do triển khai nhanh, tổ chức lực lượng chặt chẽ, tính từ ngày 10/5/1972 đến 31/12/1972 địch đã đánh phá tỉnh ta trên 150 trận, trong đó chúng tập trung đánh phá 64 trận vào các mục tiêu giao thông vận tải, nhưng hướng tuyến vẫ được thông suốt, luồng lạch vẫn được nối liền đảm bảo cho vận tải hoạt động.

Công tác xây dựng cơ bản: Nhờ có nhiều biện pháp tích cực, tập trung chỉ đạo triển khai, các công trình bảo đảm giao thông kể cả Công ty cầu đường, Đoạn bảo dưỡng đường bộ, Đội cầu 71 và Phòng GTVT huyện thi công đều được dứt điểm, chất lượng tốt. Ngoài các công trình bảo đảm giao thông, các tuyến đường phục vụ kinh tế cũng được dứt điểm so với chỉ tiêu kế hoạch như:






1972

So sánh

Kế hoạch

Thực hiện

1971

1972

Tổng số:

6.743

5.320

79,6%

78,8%

Trong đó













- Xây lắp

3.158

2.690

108,3

85,1

- Thiết bị

3.482

2.630

62,6

75,3

Chia theo nguồn vốn













- Trung ương

1.852

1.485

380,7

80,1

- Địa phương

4.891

3.835

80,9

78,3

Chia theo tính chất đầu tư













- Cầu đường bộ

3.693

2.832

141,5

76,6

- Đường sông

304

232

63,9

76,3

- Phương tiện vận tải

2.343

1.868

50,7

79,7

- Thiết bị thi công

229

203

88,6

183

-Xây dựng cơ sở s/xuất

174

182







- Chia theo đơn vị thi công













- C/ty cầu đường

2.846

2.318

101,4

81,7

- Đội cầu 71

341

307

90

93,2

Khối lượng công trình hoàn thành năm 1972:

- Rải đá dăm nhựa rộng 6 - 4 m 16 km

- Rải đá dăm rộng 3,5 m 3 -

- Rải cấp phối rộng 3,5 35 -

- Đắp đất 40.000 m3

- Bến phà 3 bến

- Cầu bê tông 2 chiếc

- Phương tiện vận tải

+ Sà lan 14/940 T

+ Ca nô 3/375 CV

+ Xe tải 20/100 T

- Thiết bị thi công

+ Xe tải 2/11 T

+ Mooc lu 2

- Phương tiện vượt sông

+ Sà lan 2/140 T

+ Băng chuyền 100 m

+ Phà sắt 18-25 T 3

+ Ca nô 90 CV 3/270 CV

+ Cầu phao 150 m

2. Vận tải:

Phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược



Phục vụ tiền phương

Tổng số gạo đã vận chuyển 9.981 T

Trong đó:

+ Thanh Hóa 9.226 T

+ Nghệ An 755 T

Kết quả cụ thể các đơn vị vận tải:

- Lực lượng vận tải ngành GTVT:

+ Công ty ô tô 1.844 T

+ Công ty xếp dỡ 256

+ Công ty đường sông 6.030

+ Công ty cầu đường 46

+ 4 HTX tỉnh 1.150

- Lực lượng vận tải các ngành 372

- Lực lượng vận tải nhân dân 293



Phục vụ hậu phương Đường sông Đường ô tô

- Than đá 105.000 T 6.000 T

- Phân bón 14.500 17.150

- Vôi bón 17.300 3.850

- Đất đá 180.800 4.500

- Thóc, gạo 22.000 46.000

- Muối 8.600 6.215

- Bách hóa 9.500

- Bông vải sợi 3.700

- Thực phẩm 8.000

- Nông sản 6.800

- Các loại giống

+ Thóc giống 3.056

+ Khoai tây 168

+ Lúa mì + Ngô 207

- Thuốc trừ sâu 58

- Công cụ 406

- Xi măng 2.175 2.265

Khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển đạt trong năm 1972





Thực hiện

1972


So sánh (%)

1972

1971

Khối lượng vận chuyển (Tấn)

501.487

90,6

102,8

Đường sông

360.502

88,8

106,9

- Công ty đường sông

203.704

89,2

99,5

- Ban liên xã vận tải

156.797

88,4

118

Đường ô tô

140.985

95,4

93,6

- Công ty vận tải ô tô

122.716

91,1

81,5

- Công ty xếp dỡ

18.269







- Khối lượng luân chuyển (T/km)

47.343.940

95,9

114,2

Đường sông

40.580.513

95,8

114,7

- Công ty đường sông

24.684.306

95

105,6

- Ban liên xã vận tải

15.896.207

97,1

132

Đường ô tô

6.763.427

96,7

111

- Công ty ô tô

6.054.064

92,1

99,5

Năng suất tấn phương tiện thực hiện năm 1972







Thực hiện

1972


So sánh (%)

1972

1971

- Công ty vận tải ô tô

1.386

79,2

81,9

- Công ty đường sông

232

99,8

84,8

- Ban liên xã vận tải

228

85,2

112

Về hành khách:

- Đường ô tô: 879.000 người và 42.355.760 ng/km, năng suất 2.552 ng/km. So với kế hoạch đạt 102%, 106% về ng/km và 85,7% về năng suất ghế ngồi.. So năm 1971 đạt 79,7% về người, 82,2% về người/km và 81,5% về năng suất ghế ngồi.

- Đường sông: 29.000 người và 1.981.360 ng/km, năng suất 1.981 người/km. So kế hoạch đạt 100% về người và người/km. So anwm 1971 giảm 58% về người và 56% về người/km.



3. Công tác giải tỏa và xếp dỡ:

Đến trung tuần tháng 6/1972, địch phong tỏa cảng, nhiệm vụ giải tỏa hàng hóa kết thúc với khối lượng đã thực hiện được 20.000 tấn trong đó lực lượng của công ty xếp dỡ 11.400 tấn, lực lượng lao động bắt buộc 8.600 tấn.

Khối lượng xếp dỡ đã thực hiện trong năm 1972:

Năm 1972 So với 1972/1971

- Tổng khối lượng thông qua 254.025 80,8 95,9

- Tổng khối lượng xếp dỡ 385.288 88,9 98,8



4. Sản xuất công nghiệp:

Kết quả sản xuất công nghiệp thực hiện năm 1972

1972 So với 1972/1971

Giá trị tổng sản lượng 2.659 99,3 77,2

- Xí nghiệp 19/5 1.856 101,3 72,5

- Xí nghiệp sửa chữa ô tô 472 101,3 93,8

- Xí nghiệp thuyền Phú Lương 331 85,1 85,5



Giá trị sản lượng hàng hóa 2.607 96,8 75,1

- Xí nghiệp 19/5 1.833 99,4 70,6

- Xí nghiệp sửa chữa ô tô 453 105,1 93,8

- Xí nghiệp thuyền Phú Lương 321 82,2 83,3

Sản phẩm chủ yếu hoàn thành năm 1972

- Sà lan sắt 7c/680 T

- Cầu phao sông Hồng 320 m

- Phà sắt 18 - 25 T 4 cái

- Ca nô 90 - 100 CV 2 cái

- Thuyền xi măng lưới thép 25 T 14c/350T

- Thuyền gỗ 25 T 4 c/100T

- Thuyền gỗ 5 T 11c/55T

- Thuyền xi măng lưới thép 5 T 10 c/50T

- Đại tu Ca nô 3 c.

- Đại tu sà lan 1 c

- Trung tu phà sắt 6 c

- Đại tu quy ra xe tiêu chuẩn 115 c

- Đóng mới bệ tải 15 c

- Phục hồi xe tải 5 c

- Phục hồi xe con 1 c

- Bảo dưỡng cấp 2 3 ô tô

- Bảo dưỡng ca nô 22 c



5. Công tác trung đại tu, bảo dưỡng đường sá và quản lý đường sông

Kết quả thực hiện năm 1972

Năm 1972 So với KH

Tổng số 3.654 88,1%

a- Đại trung tu 1.740 79,8

- Đường sông 293 73,4

- Đường bộ 1.374 77,2

+ Trung ương 540 73,6

+ Địa phương 834 79,7

b- Bảo dưỡng 1.914 97,2

- Đường sông 103 83,7

+ Trung ương 58 80,5

+ Địa phương 45 88,2

- Đường bộ 1.811 98,1

+ Trung ương 1.031 101,5

+ Địa phương 780 93,9



Trung ương: Đắp đất sạt lở 14.000 m3, vá ổ gà can vỉa 1.050.500 m2, làm 2.073.000 m rãnh thoát nước, sửa chữa 880 nhà cung hạt, trồng 12.600 cây.

Địa phương: Làm mặt cầu bê tông 8 cái, 15 mặt cầu gỗ, trung tu 7 km đường Bá Thủy - Cầu Bình và đường 20, đắp đất mở rộng nền đường 41.150 m3, vận chuyển vật liệu cho các tuyến đường 26.700 tấn, khôi phục cầu phao Tràng Thưa và 4 km đường 38, phát triển 20 đò ngang loại 5 T.

Trên cơ sở đó đã nâng loại mặt đường trở lại trước lũ lụt 1971 là 139 km….

Công tác quản lý đường sông: Cũng có nhiều tiến bộ. Nạo vét 122.000 m3, phá đá 7.500 m3, làm 168 biển báo hiệu dự phòng và 100 biển báo vĩnh cửu, xây 2 trạm thủy chí và khảo sát 15 km…Khắc phục chướng ngại cầu sắt tạm Phú Lương bảo đảm an toàn vận tải, phát hiện được nhiều vị trí ẩn náu cho phương tiện vận tải khi bị đich đánh phá, tổ chức tổ hướng dẫn các loại phương tiện qua những đoạn sông có nhiều chướng ngại, khai thác được thêm luồng mới từ Chũ về Phả Lại. Trong lúc địch đánh phá ác liệt, Đoạn hoàn thành hệ thống báo hiệu 100 cái trong 15 ngày kịp phục vụ cho chiến dịch vận tải.

6. Công tác giao thông vận tải nông thôn

Trong quá trình củng cố và phát triển phong trào nhiều xã và HTX đã phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức dân là chính đã bỏ ra 3 triệu ngày công làm mới 700 km đường, cải tạo mặt đường 330 km, 20 cầu bê tông, 11 cầu gỗ, 414 cống các loại, phát triển thêm 3 vạn cái xe, thuyền các loại nhất là thuyền nan 3 tạ phát triển mạnh vừa phục vụ sản xuất vừa chống lũ, hiện nay đang mở rộng phong trào làm cầu bằng tre sống giải quyết khó khăn vật tư cho nhà nước.

7. Công tác quản lý kinh tế

Chế độ tiền lương trả theo sản phẩm và các hình thức khoán theo định mức vẫn được duy trì và có bổ sung cho phù hợp với thời chến như vận tải ô tô và đường sông làm nhiệm vụ chi viện tiền phương.

Công tác cung ứng vật tư có nhiều cố gắng, tổ chức nhận kịp thời, gọn và nhanh.

Kế hoạch tài chính và kế hoạch nộp ngân sách đã thực hiện được: (nghìn đồng).

- Lãi 1.168

- Thuế 221

- Khấu hao cơ bản: 1.076

Cộng: 2.465



(Nguồn: "Báo cáo thực hiện các chủ trương kinh tế và những nhiệm vụ trọng yếu năm 1972- Phương hướng nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch và một số biện pháp lớn năm 1973".- Hải Hưng, Ty Giao Thông vận tải, 1973. 21 Tr.)
BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC GIAO THÔNG VẬN TẢI NÔNG THÔN NĂM 1973 TỈNH HẢI HƯNG

Kết quả thực hiện kế hoạch năm 1973

Toàn tỉnh đã huy động được 4.763.000 ngày công, đào đắp 4.762.000 m3 đất, bình quân mỗi lao động đã làm hơn 9 ngày công và 9 m3 đất cho công tác giao thông vận tải nông thôn.

+ Về đào đắp đường mới

Tổng số 1.084 km so với kế hoạch đạt 90% và so với năm 1972 bằng 107% về chiều dài trong đó:

- Đường trục xã, liên xã 182 km

- Đường trục thôn, liên thôn 233 km

- Đường ngoài đồng ruộng 669 km

Những huyện phát triển nhiều đường mới là: Ân Thi - 81 km, Gia Lộc - 79 km, Ninh Giang - 79 km, Nam Sác h - 78 km, Tứ Kỳ - 71 km.

+ Về khôi phục, sửa chữa, tôn cao các đường cũ

Tổng số 2.408 km, so với kế hoạch đạt 160% và so với năm 1972 bằng 155% về chiều dài trong đó:

- Đường trục xã, liên xã 477 km

- Đường trục thôn, liên thôn 971 km

- Đường ngoài đồng ruộng 960 km

Những huyện khôi phục sửa chữa đường nhiều là:

- Tứ Kỳ 191 km - Kim Động 164 km

- Khoái Châu 146 km - Cẩm Giàng 135 km

- Nam Sách 136 km - Tiên Lữ 127 km

- Bình Giang 134 km - Ân Thi 106 km

- Thanh Hà 101 km

+ Về cải tạo mặt đường có vật liệu cứng

Tổng số 639 km hết 168.495 m3 vật liệu so với kế hoạch đạt 82% và so với năm 1972 bằng 86% về chiều dài.

Trong đó:

- Đường trục xã, liên xã 348 km

- Đường trục thôn, liên thôn 243 km

- Đường ngoài đồng ruộng 48 km

Những huyện cải tạo mặt đường nhiều như:

- Kinh Môn 88 km - Nam Sách 67 km

- Tiên Lữ 60 km - Ninh Giang 45 km

- Tứ Kỳ 42 km - Gia Lộc 51 km

+ Xây dựng các loại cầu cống

Trong năm 1973 tỉnh ta đã làm mới được 364 chiếc cầu dài 1.816 m cầu. Trong đó:

- Cầu tre sống 256 chiếc dài 1.311 m.

- Cầu Bê tông 37 chiếc dài 113 m.

- Cầu gỗ phi lao 71 chiếc dài 392 m

- Mặt cầu bê tông làm được 10 chiếc dài 43 m

- Xây cống các loại 2.306 chiếc.

Ngoài việc làm mới còn sửa chữa được 206 chiếc cầu gỗ dài 583 m.

Trong việc xây dựng cầu cống nổi bật nhất là vấn đề làm cầu tre sống. Điển hình là huyện Tứ Kỳ đã lãnh đạo các HTX làm được 49 chiếc, Gia Lộc 37 chiếc, Cẩm Giàng 23 chiếc, Thanh Hà 23 chiếc, Nam Sách 23 chiếc và huyện Ninh Giang 20 chiếc…Đặc biệt có một số xã làm cầu tre sống rất mạnh như Tân Kỳ (Tứ Kỳ) 11 chiếc, Tuấn Hưng (Kim Thành) 11 chiếc, Phượng Hàng (Thanh Hà) 6 chiếc, Ái Quốc (Nam Sách) 6 chiếc, Hồng Thái (Ninh Giang) 4 chiếc, Thanh Lỗi (Cẩm Gang) 4 chiếc.

Trong việc làm cầu tre sống đã sử dụng hết 24.413 cây tre, 7.307 kg dây thép và 31.517 ngày công trị giá thành tiền là 75.488 đ. Bình quân một cầu tre sống loại từ 3 đến 6 m hết hơn 90 cây tre, 30 kg dây thép và khoảng gần 300 đ.

Qua kiểm tra chất lượng phân loại như sau:

- 136 cầu đạt chất lượng tốt, tỷ lệ tre sống cao, cầu cứng vững đảm bảo kỹ thuật.

- 83 cầu chất lượng kỹ thuật trung bình tre đã chết từ 40 - 60% số tre dùng làm cầu.

- 37 cầu chất lượng kỹ thuật kém, tre chết nhiều, cầu biến dạng như cầu Hữu Nam (Yên Mỹ), Hoàng Diệu, Đức Xương (Gia Lộc), Quang Trung (Tứ Kỳ)…

+ Về phát triển phương tiện vận tải

Toàn tỉnh đã mua sắm thêm được 10.447 chiếc xe thuyền với 2.860 tấn trọng tải, trong đó:

- Xe các loại: 7.107 chiếc bằng 1.684 T.

- Thuyền các loại 3.340 chiếc bằng 1.176 T.

So với kế hoạch đạt 70% và so với 1972 đạt 57% về tấn trọng tải (Lý do không đạt kế hoạch là do vật tư nông nghiệp hông có đủ xe cải tiến cung cấp cho các HTX và nhân dân). Đi đôi với việc phát triển phương tiện vận tải, các HTX nông nghiệp và nhân dân còn tận dụng tre gỗ sẵn có tại địa phương sửa chữa được 3.724 chiếc xe thuyền bị hư hỏng.

Các huyện mua sắm nhiều phương tiện vận tải:

- Ninh Giang 1.482 xe và 62 chiếc thuyền

- Kim Động 898 xe và 1021 chiếc thuyền

- Kinh Môn 738 xe và 151 thuyền

- Chí Linh 500 xe

- Phù Cừ 478 xe và 90 thuyền

- Thanh Miện 475 xe…

Năm 1973 đã thí điểm thành công loại thuyền xi măng cốt tre từ 5 tạ đến 1,5 Tấn. Được sự cộng tác chặt chẽ và giúp đỡ của Viện kỹ thuật giao thông, cuối năm 1973 Ty GTVT đã kết hợp với huyện Bình Giang chỉ đạo làm thí điểm thành công 3 chiếc thuyền xi măng cốt tre tại HTX Quyết Thắng. Sau đó mở rộng diện thí điểm tới các huyện. Kết quả đến hết năm 1973 đã có 14 huyện: Bình Giang, An Thi, Ninh Giang, Cẩm Gang, Kim Thành, Kim Động, Tiên Lữ, Thanh Hà, Nam Sách, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Văn Lâm, Phù Cừ đã làm thí điểm thành công 26 chiếc thuyền với 36 tấn trọng tải.

+ Số phương tiện bị phá hủy năm 1973:

Theo báo cáo của 17 phòng GTVT huyện, thị xã năm 1973 đã cos5.906 chiếc xe thuyền bằng 1.407 tấn trọng tải bị phá hủy. So với số phương tiện vận tải phát triển năm 1973 bằng 56% và 49% về tấn trọng tải. Trong đó:

- Xe cải tiến của HTX 1.381 chiếc = 306 T trọng tải

- Xe cải tiến của xã viên 3.290 chiếc = 670 tấn

- Thuyền của HTX 594 chiếc = 229 tấn

- Thuyền của xã viên 641 chiếc = 203 tấn.

+ Về phương tiện vận tải hiện có:

Số phương tiện vận tải trong nông nghiệp của tỉnh tính đến 31/12/1973 như sau

- Xe các loại của HTX 8.973 chiếc = 2.317 T

- Xe các loại của xã viên 36.507 chiếc = 10.775 T

Cộng: 45.482 chiếc = 13.092 T

- Thuyền các loại của HTX 4.667 chiếc = 2.033 T

- Thuyền các loại của xã viên 8.987 chiếc = 2.602 T

Cộng 13.654 chiếc = 4.635 T

Tổng cộng xe thuyền hiện có đến ngày 31/12/1973 là 59.136 chiếc = 17.727 tấn trọng tải, bình quân trong tỉnh cứ 8,5 ha canh tác có một tấn phương tiện vận chuyển.

+ Về tổ chức quản lý GTVT trong nông nghiệp.

- Về tổ đội vận tải

Thi hành chỉ thị số 22/CN ngày 8 tháng 6 năm 173 của UBND tỉnh về tổ chức, quản lý và sử dụng tốt phương tiện vận tải trong nông nghiệp và thi hành thông tư số 05 của Bộ GTVT về vấn đề này, Ty GTVT đã phối hợp với Ban quản lý HTX nông nghiệp tỉnh xây dựng một văn bản về chế độ chính sách đối với vận tải trong các HTX nông nghiệp.

Tính đến cuối năm 1973 có: 273 tổ vận tải chuyên trách, gồm 1.703 lao động quản lý, sử dụng 827 chiếc xe thuyền với 457 tấn trọng tải.

Tổ vận tải bán chuyên trách, hoặc từng vụ, việc có 399 tổ gồm 3.906 lao động quản lý, sử dụng 1.558 chiếc xe thuyền với 573 tấn trọng tải.

Các tổ vận tải chuyên trách hoạt động có chất lượng khá như Tôn Dung (Tiên Lữ) Hoàng Thu (Ân Thi), Ngọc Hòa (Ninh Giang), Đồng Gia (Kim Thành)…

Đặc biệt là tổ vận tải chuyên trách gồm 14 xe đạp thồ của HTX Ngọc Hòa, xã Vĩnh Hòa (Ninh Giang) trong năm qua đã đăng ký phấn đấu trở thành tổ lao động XHCN, hiện đang đề nghị UBND tỉnh đề nghị lên Chính phủ công nhận.

- Tổ bảo dưỡng đường

Tổng số 386 tổ, gồm 2.706 lao động, quản lý bảo dưỡng 1.820 km đường đã cải tạo. Ở các huyện đều có những tổ bảo dưỡng đường hoạt động khá như:

- Nhật Tân, Đoàn Kết, Cương Chính (Tiên Lữ)

- Tân Hương, Ngọc Hòa (Ninh Giang)

- Nam Hồng, Thanh Quang, Quốc Tuấn (Nam Sách)

- Dân Chủ, ái Sơn (Tứ Kỳ)…

Về chính sách và chế độ công điểm, đãi ngộ cho những người bảo dưỡng đường ở một số nơi áp dụng chưa hợp lý như: trước chỉ làm nhiệm vụ trồng và bảo vệ cây mỗi ngày được hưởng từ 7 - 8 điểm một ngày Nay giao thêm nhiệm vụ bảo dưỡng đường mà công điểm vẫn giữ như cũ, không khuyến khích các cụ mặt trận làm tốt cả hai việc trồng cây và bảo dưỡng đường.

- Tổ sửa chữa công cụ

Toàn tỉnh có 439 tổ sửa chữa công cụ sản xuất và phương tiện vận tải gồm 1.253 lao động. Nhiều tổ sửa chữa công cụ sản xuất và phương tiện vận tải rất tốt như: Vũ Thượng (Nam Sách), Đồng Gia (Kim Thành), An Vi (Khoái Châu), La Xá (Tứ Kỳ)…

Một số huyện chưa quan tâm tổ chức các tổ này.

+ Về thực hiện giải phóng đôi vai

Qua điều tra điển hình trong các thời vụ thu hoạch và vận chuyển những khối lượng để tính oán việc thực hiện giải phóng đôi vai của tỉnh, tính chung như sau:

- Khâu lưu thông giải phóng đôi vai khoảng 90%.

- Khâu sản xuất giải phóng đôi vai khoảng dưới 50% khối lượng vận chuyển.

+ Về vón đầu tư làm GTVT nông thôn

- Các HTX nông nghiệp trong năm 1973 đã bỏ tiền vốn mua nguyên vật liệu xây dựng cầu cống và cải tạo mặt đường là 243.921 đ (chưa kể vốn mua sắm phương tiện vận tải). Trong đó: Ninh Giang 31.000 đ, Thanh Miện 31.000 đ, Khoái Châu 15.000 đ, Tứ Kỳ 18.000 đ..v..v…

- Nhà nước trợ cấp cho công tác GTVT nông thôn 1.000.000 đ. Các huyện đã thực hiện được 926.000 đ đạt tỷ lệ 92,6 % so với kế hoạch. Với số vốn trợ cấp đã xây dựng được các công trình:

+ Cải tạo mặt đường 222 km

+ Xây cầu bê tông 9 chiếc dài 23 m

+ Mặt cầu bê tông 10 chiếc dài 43 m.

+ Cầu gỗ 1 chiếc dài 7 m.

+ Cống bản 30 chiếc

+ Chi phí khác (hội nghị, sơ tổng kết, khen thưởng, huấn luyện cán bộ cơ sở…)

Một số huyện không sử dụng hết kinh phí, trả lại nhà nước như Chí Linh, Văn Giang, Khoái Châu, Ân Thi, Mỹ Hào…

+ Công tác giao thông kết hợp với hoàn chỉnh thủy nông.

Ty GTVT đã xây dựng 2 đề án kết hợp như:

- Kết hợp trong quy hoạch GTVT công cộng

- Kết hợp trong quy hoạch GTVT nông thôn, cụ thể là trong hệ thống đường ngoài đồng ruộng.

Các huyện Gia Lộc, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Ân Thi, Khoái Châu, Tiên Lữ, Mỹ Hào, Kim Thành, Nam Sách, đã xây dựng được quy hoạch giao thông kết hợp với hoàn chỉnh thủy nông ở từng khu vực hoặc từng điểm của huyện. Theo báo cáo của các huyện: Tứ Kỳ, Gia Lộc, Khoái Châu, Ninh Giang, Bình Giang, Văn Lâm, thị xã Hải Dương …trong năm 1973 do kết hợp với hoàn chỉnh thủy nông, đã phát triển được 154 km đường ngoài đồng ruộng hết 249.000 m3 đất và 232.600 ngày công, chiếm tỷ lệ 23% trong tổng số đường ngoài đồng ruộng đã phát triển trong năm 1973.

Một số huyện đã kết hợp chặt chẽ với thủy lợi xây dựng được những cánh đồng mẫu tương đối hoàn chỉnh và căn bản làm xong phần đào đắp đất như Nghi Khê (Tứ Kỳ), Dạ Trạch, Bình Minh (Khoái Châu), Đồng Tâm (Gia Lộc), Hồng Phong (Ninh Giang).

+ Bồi dưỡng đào tạo cán bộ GTVT xã

Năm 1973 đã mở lớp bồi dưỡng được 609 cán bộ GTVT xã và một số phó chủ nhiệm HTX nông nghiệp, thời gian học mỗi lớp từ 3 đến 5 ngày.

Nhiều huyện còn tỏ chức bồi dưỡng cho cán bộ GTVT xã theo hình thức tập huấn tại chỗ từ 1 đến 3 ngày: lập huấn làm cầu tre sống, làm thuyền xi măng cốt tre, cải tạo mặt đường, buộc cốt thép, đổ bê tông mặt cầu loại 3 đến 4 m..v..v..

+ Vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp

Năm1973 đã vận chuyển một khối lượng hàng hóa rất lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm:

- Vôi bón ruộng: 34.943 tấn đạt 151% so với kế hoạch

- Phân hóa học: 26.967 tấn đạt 98,4% so với kế hoạch

- Trong đó đạm: 23.560 tấn; lân 3.407 tấn

- Than nung vôi: 12.664 tấn

- Nông cụ: 293 tấn

- Thuốc trừ sâu: 256 tấn

Tổng cộng khối lượng hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp đã vận chuyển 75.123 tấn. Phục vụ kịp thời cho nông nghiệp sản xuất, chăm bón kịp thời vụ.



(Nguồn: "Báo cáo tổng kết công tác giao thông vận tải nông thôn năm 1973 tỉnh Hải Hưng".- Hải Hưng, Ty Giao thông vận tải, 1973.- 22 Tr. Người ký văn bản: Trưởng ty Hà Đình Nguyên.)

tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương