LỊch sử ngành giao thôNG, VẬn tải tỉnh hải dưƠng từ thời phong kiếN ĐẾn năM 2010 Khái quát về giao thông vận tải qua các thời


Công tác bảo đảm giao thông phục vụ sản xuất và chiến đấu



tải về 1.64 Mb.
trang3/19
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.64 Mb.
#12936
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Công tác bảo đảm giao thông phục vụ sản xuất và chiến đấu.

- Là tỉnh có tuyến đường giao thông số 5, đường xe lửa nói cảng Hải Phòng với thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Trên tuyến có nhiều cầu cống, nhà ga, bến phà vượt qua nhiều con sông lớn như: Phú Lương, Lai Vu, Kinh Thầy…

- Nhiệm vụ phải thực hiện là:

+ Tập trung mọi khả năng làm gấp tuyến đường tránh 5B (Hải Dương - Nam Sách - Kim Thành) để hỗ trợ cho 2 cầu Phú Lương, Lai Vu. Đồng thời phải xúc tiến làm các đường tránh khác như: Cao Xá, Tiên Kiều, Cẩm Giàng, Nam Sách, Ngọc Uyên, Thanh Hà…

+ Kết hợp làm đường tránh với làm gấp các bến phà trọng điểm, cầu phao cho những bến chính, đồng thời làm thêm một số bến tạm và dự trữ khác. Tập trung xây dựng các bến cầu trọng điểm như: bến phà Hàn, Cổ Pháp, Lai Vu, Ngọc Uyên và 3 cầu phao chủ yếu là: Ghẽ, Cổ Pháp, đò Hàn…

+ Đóng 20 phà từ 12 đến 18 tấn; 2 cano; 3 cầu phao bằng luồng, áp dụng một số bến chạy phà bằng Pu - li, dây cáp để thay thế cho phương tiện cơ giới.

+ Tích cực phát triển giao thông nông thông vừa phục vụ sản xuất chiến đấu vừa hỗ trợ đảm bảo giao thông.

+ Tăng cường tổ chức các lực lượng đảm bảo giao thông từ tỉnh đến huyện, xã và HTX. Chú ý các bến phà trọng điểm như: Linh Xá, Phả Lại, Tuần Mây, An Thổ, Cổ Pháp, đò Bía, đò Hàn…



- Kết quả thực hiện

+ Cơ bản hoàn thành một số đường tránh chủ yếu như: đường 5 B, Hải Dương - Nam Sách - Kim Thành, Thanh Miện, Cổ Pháp, Máy Sứ, đò Hàn. Xây dựng xong 16 bến phà nhất là các bến phà trọng điểm. Làm xong 3 cầu phao với tốc độ nhanh như: Cổ Pháp chỉ 13 ngày, cầu phao đò Hàn chỉ trong 36 ngày

+ Phương tiện vượt sông: hoàn thành 5 phà 12 tấn và 15 phà 18 T, 2 vỏ cano. Đào đắp khối lượng đất đá rất lớn: 410.839 m3.

+ Đẩy mạnh giao thông nông thôn phục vụ nhiệm vụ được giao.



  • Hoàn thành kế hoạch TW và địa phương

Đường thủy

- Vận tải hàng hóa

- KH Bộ giao 373.902 T=20.278.472

- KH Tỉnh giao 399.902 T=22.378.472

Thực hiện: 405.217 T = 23.606.550 T/km; đạt 101% T hàng hóa và 107% T/k-



- Vận tải hành khách

- KH giao 53.676 ng = 4.025.700 ng/km.

Thực hiện: 41.284 ng. Đạt 77% về người và 78% ng/km.

Đường bộ

- Vận tải hàng hóa

- KH Bộ giao 125.500 T = 2.390.520 T/km

- KH tỉnh giao 131.055 T = 2.537.614 T/km. Đạt 91,7% T và 126% T/km

- Vận tải hành khách

Đạt 114% về người và 118% ng/km.



Vận tải thô sơ đường bộ

- KH giao 190.000 T = 525.811 T/km.

Thực hiện: 248.000 T = 925.867 t/km. Đạt 149% về Tấn và 170% T/km.


  • Phục vụ sản xuất chiến đấu và dân sinh

Tổng số hàng hóa vận chuyển năm 1965 cả đường thủy , đường bộ , trừ tiếp chuyển là 507.225 T.

- Phục vụ nông nghiệp chiếm 36% khối lượng hàng hóa. Trong đó: 25.375 tấn vôi bón ruộng; 14.500 tấn phân; 50.000 T vật tư thủy lợi.

- Phục vụ sản xuất công nghiệp và kiến thiết xây dựng chiếm 26% khối lượng vận chuyển.

- Phục vụ chiến đấu chiếm 25% trong đó có 116 T phục vụ quân sự, 67.797 T phục vụ công tác đảm bảo giao thông và 20.329 T giải tỏa hàng hóa cảng Hải Phòng.

- Phục vụ yêu cầu dân sinh chiếm 11% khối lượng hàng hóa


  • Tổ chức và phát triển lực lượng vận tải

- Tổ chức được 11 HTX thuyền buồm ở các huyện, hiện đã tập trung được 147 chiếc với tổng trọng tải 2.757 tấn. Huyện cao nhất là Tứ Kỳ với 377 T, trung bình là Thanh Miện , Ninh Giang, Kinh Môn từ 250 - 300 T; thấp nhất là Bình Giang 82 T.

- Xây dựng được 2 HTX xe bò, xe ngựa ở Kim Thành, Thanh Hà. Hợp nhất 6 HTX thuyền buồm của tỉnh thành 1 HTX lớn. Đẩy mạnh phát triển vận tải thô sơ đường bộ.



  • Phát triển GTVT nông thôn

- Phát triển đường sá:

+ Tổng số đường làm mới là 5.111 km; trong đó đường trục xã là 598 km, đường trục thôn là 566 km.

+ Đường từ HTX nối liền các đường giao thông lớn là 378 km, đường từ sân kho ra đồng là 967 km, đường chân rết là 1.611 km.

+ Tổng khối lượng đào đắp (kể cả của thủy lợi) là 3.578 km bằng cả 3 năm trước cộng lại.



- Về cải tạo mặt đường:

- Tận dụng nguyên liệu địa phương (cát, gạch vụn, sỉ than, đất núi…) cải tạo 870 km đạt 178%.

- Khối lượng xe thuyền tăng gấp 3 lần về xe và 2 lần về thuyền; chi tiêu giải phóng đôi vai đạt 74% ( sản xuất đạt đạt 59%, lưu thông đạt 87%)

Tuy nhiên, việc phát triển giao thông nông thôn gặp nhiều khoa khăn về nguyên vât liệu, phụ tùng. Chất lượng xe thuyền kém, bảo quản sử dụng chưa hợp lý, thiếu cán bộ chuyên môn kỹ thuật…



  • Công tác xây dựng cơ bản, bảo dưỡng đường sá

- Tổng số kinh phí được cấp năm 1965 là 6.975.523 đ chỉ chi hết 4.557.425 đ so với kế hoạch đầu năm đạt 170%, so với yêu cầu đột xuất đạt 66%.

- Công tác XDCB làm được nhiều hơn mọi năm, có những công trình phức tạp như cầu phao lớn, chống lầy đường 5b, xử lý những đoạn xung yếu, thi công trong mùa mưa bão…

- Công tác bảo dưỡng đạt 97%, chất lượng mặt đường tương đối tốt. Khu vực sản xuất công nghiệp có tiến bộ, xí nghiệp ô tô đạt 106,14% KH, xưởng 19/5 đạt 102,16% KH.


  • Công tác tổ chức lãnh đạo, thi đua

- Só cán bộ được tỉnh điều động cho ngành là 185 đ/c, số công nhân mới bổ sung là trên 1000 người.

- Một số tổ chức mới của ngành mới hình thành là: Đội công trình 2, Đội đảm bảo giao thông, Bến cảng Tiên Kiều, Đoàn thuyển khu 4 và một loạt bến phà. Hợp nhất xưởng và tăng cường chức năng các phòng trực thuộc Ty.

- Có 530 cán bộ viên chức được công nhận là LĐTT, 12 người được đề nghị công nhận CSTĐ, 28 tổ đội tiên tiến và 5 tổ đội LĐXHCN

(Nguồn trích: Báo cáo tổng kết công tác GTVT năm 1965.-Ty Giao thông Hải Dương.- Số /GT/VT.- Ngày 20 tháng 2 năm 1966.- 10tr. đánh máy)

NĂM 1966

PHONG TRÀO GIAO THÔNG NÔNG THÔN NĂM 1966



  • Phương hướng nhiệm vụ

- "Tích cực kết hợp thủy lợi và cuộc vận động cải tiến QLHTX, cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp, ra sức phát triển và củng cố mạng lưới giao thông thủy bộ ngoài đồng, hoàn chỉnh đường liên xã. Hết sức coi trọng nâng cao chất lượng mặt đường, đồng thời giải quyết sự mất cân đối giữa phát triển đương sá và xe thuyền. Đưa phong trào sử dụng xe thuyền vào tổ chức tổ đội vận tải, nhằm đảm bảo sử dụng các phương tiện vận tải tốt hơn nữa"(Hội nghị tổng kết phong trào GTVTNT năm 1965 tại Đại La, Nam Sách)

Chỉ tiêu cụ thể

- Tích cực cải tạo mặt đường trục xã, liên xã, đường từ HTX nối ra đường trục giao thông chính và đường ra đồng ruộng, giải quyết cải tạo 1000 km mặt đường.

- Phát triển 15.000 xe ba gac, 10.000 thuyền nan . 70% HTX nông nghiệp và xây dựng được tổ, đội vận tải và tổ bảo dưỡng đường sá.

- Hoàn thành căn bản giải phóng đôi vai khâu lưu thông khối lượng vận chuyển hàng hóa như: Phân bón, vôi, than, thóc nghĩa vụ và các vật liệu xây dựng. Đối với khâu sản xuất, giảm tỷ lệ công vận chuyển còn 20% tổng số công đầu tư sản xuất.



Phương châm

Quán triệt 3 phương châm chính:

- Phát triển đường sá và cải tạo mặt đường phục vụ sản xuất và chiến đấu, kết hợp nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, gắn phát triển kinh tế với xây dựng quốc phòng, gắn việc cải thiện đời sống với việc xây dựng nông thôn mới.

- Kỹ thuật làm đường, xây cầu cống và phát triển xe thuyền phải đơn giản và phổ cập, dựa vào nguyên vật liệu tại chỗ là chính.

- Địa phương làm là chính, huyện tỉnh tích cực giúp đỡ về kế hoạch và hướng dẫn chuyen môn, tích cực tạo nhiều điển hình để giáo dục quần chúng và xây dựng phong trào.

Biện pháp

Chú trọng 3 biện pháp lớn:

- Kết hợp chặt chẽ với công tác làm thủy lợi.

- Kết hợp cuộc vận động cải tiến quản lý HTX (QLHTX), cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp để phát triển phong trào GTVTNT.

- Tổ chức xây dựng nhiều điển hình và giáo dục học tập làm theo điển hình tiên tiến, phát triển phong trào thi đua.


  • Kết quả thực hiện

Phát triển đường sá và cải tạo mặt đường

- Phát triển đường sá GTVTNT: 2.515 km.

- Tận dụng nguyên vật liệu địa phương (xỉ than, gạch vụn, xỉ vôi) cải tạo 1.059 km mặt đường, trong đó có 180 km bằng đất núi.

Phát triển phương tiện vận tải và xây dựng các tổ đội vận tải trong các HTX NN

- Tổng số xe thuyền trong các HTX NN có 22.555 cái. Trong đó:

+ Xe ba gac cải tiến: 11.856 cái

+ Thuyền nan từ 3 tạ đến 5 tạ 10.911 chiếc

+ Thuyền nan từ 2 T đến 10 T 186 chiếc

+ Xe bò súc vật kéo 48 chiếc.

+ Xe ba gac bánh lốp 54 chiếc.

- Xây dựng 342 tổ đội vận tải và 48 tổ bảo dưỡng đường sá.



Phấn đấu giảm tỷ lệ ngày công vận chuyển trong sản xuất NN và giải phóng đôi vai

- Tính toán sơ bộ trong năm toàn tỉnh đã giải phóng đôi vai 55% khâu sản xuất và 80% khâu lưu thông.



Kết hợp với công tác thủy lợi, kết hợp cuộc vận động cải tiến QLHTX, cải tiến kỹ thuật

- Kết hợp xây dựng các công trình thủy lợi, thủy nông với giao thông nông thôn (bờ vùng, bờ thửa, cầu cống, mương máng…)

- Có 9 huyện trong tỉnh kết hợp vận động QLHTX với xây dựng GTVTNT, làm được 494 km đường, caỉ taọ 239 km, phát triển 2418 xe ba gac và 2017 thuyền nan. Riêng 7 xã huyện Nam Sách đã phát triển 64 km đường cải tạo 21 km, mua sắm 702 xe ba gac và 422 thuyền nan. Riêng huy động vốn của xã viên để xây dựng cơ sở vật chất cho HTX 101.387 đ chi cho GTVTNT đến 32.850 đ (chiếm 35%)

(Nguồn trích: Báo cáo tổng kết công tác GTVT năm 1966 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển GTVTNT năm 1967.-Ty Giao thông Hải Dương.- Số /GT/VT.- Ngày 9 tháng 3 năm 1967.- 16tr. đánh máy)
NĂM 1967

TỔNG KẾT PHONG TRÀO GTVTNT



  • Chủ trương và nhiệm vụ

- Đẩy mạnh công tác cải tạo mặt đường trục xã và đường ra đồng ruộng. Tập trung cải tạo đường trục huyện, đường liên xã, qua các khu vực trọng điểm bảo đảm giao thông và khu vực xây dựng công nghiệp địa phương. Phấn đấu cải tạo 1000 km đường có chất lượng tốt.

- Phát triển 10.000 xe thô sơ và 6.000 thuyền nan; bình quân mỗi HTXNN phát triển được 150 xe ba gac, 100 thuyền nan, tổ chức tốt các đội vận tải trong các HTX (chiếm 70% số HTX)

- Hoàn thành về cơ bản công tác giải phóng đôi vai trong lưu thông các hàng hóa chủ yếu như phân bón, vôi, than, thóc nghĩa vụ và các vật liệu xây dựng; tỷ lệ giảm công vận chuyển còn 15% trong tổng đầu tư sản xuất nông nghiệp.


  • Kết quả thực hiện

Phát triển đường sá

- Toàn tỉnh làm được 2.801 km 302m bằng vật liệu tận dụng; cải tạo mặt đường được 994 km 952m (trong đó có 160 km cải tạo bằng đất núi); xây dựng củng cố 304 tổ đội bảo dưỡng đường sá.



Phát triển phương tiện vận tải và xây dựng tổ đội vận tải trong các HTXNN

- Tổng số xe thuyền phát triển trong các HTXNN là 13.067 cái. Trong đó:

+ Xe ba gac cải tiến: 9.596 cái.

+ Thuyền nan loại từ 2 - 5 tạ: 3.471 cái

+ Xe bò súc vật kéo: 83 cái

+ Xe ba gac bánh lốp: 271 cái

- Xây dựng 605 tổ đội vận tải, trong đó có 96 tổ đội chuyên nghiệp.

Công tác quy hoạch GTVTNT

- 82% số huyện có quy hoạch vận tải nông thôn; huyện Cẩm Gang, Gia Lộc, Thanh Hà đạt 100%



(Nguồn trích: Báo cáo tổng kết phong trào GTVTNT năm 1967.-Ty Giao thông Hải Dương.- Số /GT/VT.- Ngày 10 tháng 1 năm 1968.- 9tr. đánh máy)

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC GIAO THÔNG VẬN TẢI NÔNG THÔN NĂM 1972

KẾT QUẢ CÔNG TÁC GIAO THÔNG VẬN TẢI NÔNG THÔN NĂM 1972



Tình hình địa phương:

Năm 1972, Hoa Kỳ buộc phải ký kết hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Giai cấp nông dân tập thể trong tỉnh giành được thắng lợi to lớn trên mặt trận nông nghiệp, đạt 5 tấn thóc trên một hecta canh ác, lần đầu tiên ghi tên vào bảng vàng 5 tấn.

Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch

+ Về phát triển đường mới:

Tổng số 1.013 km hết 1.893.530 m3 đất và 1.970.500 ngày công so với kế hoạch 1972 đạt 56%, so với 1971 bằng 130%.

Trong đó: - Đường trục xã liên xã: 169 km

- Đường trục thôn, liên thôn: 248 km

- Đường ngoài đồng ruộng: 596 km

+ Về khôi phục, ấp trúc, sửa chữa đường cũ:

Tổng số 1.544 km hết 1.253.700 m3 đất và 1.358.300 ngày công, so với thực hiện năm 1971 bằng 100% về chiều dài.

Trong đó: - Đường trục xã liên xã: 209 km

- Đường trục thôn, liên thôn: 378 km

- Đường ngoài đồng ruộng: 429 km

+ Về cải tạo mặt đường:

Tổng số 739 km hết 341.878 m3 vật liệu và 625.537 ngày công, so với kế hoạch năm 1972 đạt 74% so với thực hiện năm 1971 bằng 160% về chiều dài.

Trong đó: - Đường trục xã liên xã: 310 km

- Đường trục thôn, liên thôn: 356 km

- Đường ngoài đồng ruộng: 83 km

Trong đó đường cải tạo có 215 km có kinh phí nhà nước trợ cấp.



+ Về xây dựng cầu cống:

- Cầu bê tông 37 chiếc dài 146 m

- Cầu gỗ, tre 47 chiếc dài 364 m

- 9 chiếc cầu tre sống khẩu 4 - 6 m .

- Mặt cầu bê tông 25 chiếc dài 59 m

- Và 3.101chiếc cống các loại

Tổng số ngày công xây dựng cầu cống các loại hết 79.250 ngày công.

+ Về phát triển phương tiện vận tải:

- Xe các loại: 12.210 c = 2.943 tấn trọng tải.

- Thuyền các loại: 5.778 c = 1.853 tấn trọng tải.

- Cộng : 17.988 c = 4.796 tấn trọng tải.

So với kế hoạch năm 1972 đạt 120%, so với thực hiện năm 1971 bằng 100% tấn trọng tải. Ngoài ra còn mua sắm thêm thuyền nan để chống lụt.

Tính đến 31/12/1972 số phương tiện vận tải trong nông nghiệp có:

- Xe các loại: 48.133 c = 11.025 tấn trọng tải.

- Thuyền các loại: 10.860 c = 5.068 tấn trọng tải.

Cộng: 59.003 c = 16.093 tấn trọng tải.



+ Về tổ chức quản lý giao thông vận tải hiện nay có:

- 301 tổ đội bảo dưỡng đường gồm 2.534 lao động quản lý và bảo dưỡng 1.225 km đường cải tạo. So với số đường đã cải tạo chiếm 51% về chiều dài tổng số đường.

- 121 tổ, đội vận tải chuyên trách gồm 822 lao động, quản lý sử dụng 427 chiếc xe = 519 tấn trọng tải. và 32 chiếc thuyền = 261 tấn trọng tải.

- 848 tổ, đội vận tải bán chuyên trách, hoặc từng vụ, từng việc gồm 4.406 người quản lý và sử dụng 2.109 chiếc xe = 580 tấn trọng tải và 1.001 chiếc thuyền = 261 tấn trọng tải.

- Tổng cộng có 4 .059 chiếc xe thuyền với 1.421 tấn trọng tải đã được sử dụng với hình thức tổ đội vận tải chiếm 8,7% so với số tấn phương tiện vận tải hiện có.

- 352 tổ sửa chữa công cụ gồm 1.375 lao động chuyên trách sửa chữa công cụ sản xuất và phương tiện vận tải.



+ Về thực hiện kinh phí trợ cấp:

- Kế hoạch: 828.400 đ 00

- Thực hiện: 801.000,00 đ

Đạt 97% số tiền trợ cấp, đã xây dựng được các công trình sau đây:

- Cải tạo mặt đường: 215 km

- Xây cầu bê tông 16 chiếc dài 70 m.

- Xây mặt cầu bê tông 14 chiếc dài 47 m.

- Làm 9 cầu tre sống dài 40 m.

- Đắp đất đường cơ giới 115.000 m3

- Đúc 90 quả lu tay loại 6,7 tạ.



+ Về thực hiện giải phóng đôi vai:

Bình quân chung trong tỉnh:

- Khâu lưu thông đạt khoảng 90%

- Khâu sản xuất dạt khoảng 50%

Tỷ lệ công vận chuyển còn chiếm khoảng 21% so với tổng số công sản xuất nông nghiệp.

Phong trào giao thông vận tải nông thôn năm 1972 của tỉnh có những nét nổi bật sau:



1. Phát động được các tầng lớp nhân dân tham gia đông đảo

- Các địa phương đã huy động tới 4.034.580 ngày công để làm giao thông vận tải nông thôn. So với năm 1971 bằng 162% bình quân mỗi lao động nông nghiệp đã làm 8 công.



2. Có nhiều biện pháp hay trong việc làm giao thông vận tải nông thôn

- Về chỉ đạo: Nhiều nơi cấp ủy và chính quyền khéo kết hợp với các công tác khác để đẩy mạnh công tác giao thông vận tải nông thôn. Tranh thủ sau mỗi vụ sản xuất là phát động làm giao thông trong vòng nửa tháng hoặc 1 tháng. Có nơi đã phát động thành chiến dịch như: Ân Thi đã mở chiến dịch làm giao thông mùa thu thắng Mỹ (9/1972). Ninh giang phát động chiến dịch làm giao thông nông thôn 2 tuần lễ.

- Về tổ chức thực hiện: Ngoài việc phát động các tầng lớp nhân dân, một số địa phương đã thành lập đội chuyên trách làm giao thông như: xã Nguyễn Huệ (Khoái Châu) có 1 đội làm giao thông gồm 40 lao động chuyên trách; HTX Quyết tâm (Nam Sách) có đội nông giang nhận làm giao thông chuyên trách; xã Nhật Tân (Tiên Lữ) tổ chức đội chuyên trách bảo dưỡng đường gồm 40 lao động…. Đảm bảo chất lượng công trình tốt và năng suất lao động tăng.

+ Về huy động vật liệu và tiền vốn để làm giao thông nông thôn.

Ngoài việc tận dụng các loại gạch vỡ, xỉ than, xỉ vôi của tập thể, dùng đất núi, đá mặt sẵn có của địa phương nhiều nơi đã có nhiều hình thức phát động nhân fdaan đóng góp vật liệu, tiền vốn làm giao thông nông thôn.

3. Công tác giao thông vận tải nông thôn ngày càng phát triển, củng cố và dần dần được nâng cao chất lượng.

- Về đường sá: Hầu hết các địa phương đều phát động nhân dân khôi phục sửa chữa các tuyến đường nông thôn do lũ lụt năm 1971 làm hư hỏng. Nhiều địa phương còn tôn cao và mở rộng các tuyến đường trục chính. Đồng thời còn cải tạo lại mặt đường, nhiều đường trục xã lên đê chính đã tôn cao, mở rộng để phục vụ phòng chống lụt. Kết hợp với công tác thủy lợi, hoàn chỉnh hệ thống thủy nông làm đường ngoài đồng ruộng một cách hợp lý.

- Về cầu cống: Trong số các cầu bê tông đã xây dựng có cầu Phạm Xá (Kim Thành) dài 14 m qua sông rộng vẫn đảm bảo kỹ thuật, phục vụ vận chuyển an toàn. Đã thí điểm thành công 89 chiếc cầu tre sống các loại từ 4, 6 m (trong đó có 7 cầu làm vào mùa xuân, 2 cầu làm vào mùa thu). Tỷ lệ tre còn sống tới 80% phục vụ xe thô sơ và trâu bò qua cầu sản xuất rất tốt. Có nơi máy kéo qua được an toàn (Tân Quán - Kim Động). Nhiều huyện đã tiến hành nhân rộng và triển khai việc làm cầu tre sống trong các vụ tới. Trong lúc vật tư và tiền vốn có hạn, việc làm cầu tre sống là rất phù hợp với phương châm 3 chỉnh trong công tác giao thông vận tải nông thôn.

- Về tổ chức cán bộ: UBND tỉnh đã giải quyết cấp 1/2 định suất cho cán bộ giao thông vận tải ở xã mỗi tháng 10đ00. Ty GTVT đã soạn tài liệu và kết hợp các huyện mở lớp bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật đơn giản cho 300 cán bộ giao thông xã và 100 Phó chủ nhiệm HTX nông nghiệp thời gian từ 2 - 7 ngày.

4. Tác dụng thiết thực của công tác giao thông vận tải nông thôn năm 1972 đối với chiến đấu, sản xuất và đời sống nhân dân

- Phục vụ chiến đấu phòng không, sơ tán.

- Có tác dụng tốt tới sản xuất nông nghiệp. Phục vụ vận chuyển hàng hóa, vật tư với khối lượng lớn:

+ Vôi bón ruộng 17.300 tấn

+ Đạm 19.299 tấn

+ Lân nội 19.094 tấn

Cộng: 55.693 tấn.

Song năm 1972 cũng còn một số mặt yếu như sau:

- Việc tổ chức, quản lý và sử dụng phương tiện vận tải trong nông nghiệp nói chung chưa tốt. Chưa phát huy được năng suất vận chuyển, lãng phí sức phương tiện.

- Hệ thống đường ngoài đồng ruộng còn ít và chưa hoàn chỉnh, các loại cống nhỏ còn thiếu, tình trạng xẻ đường tát nước còn phổ biến, gây tình trạng không thông tuyến.

- Kỹ thuật cải tạo mặt đường một số nơi còn làm ẩu, nhiều nơi chưa có tổ bảo dưỡng, thậm chí có nhưng không tồn tại lâu do thiếu phương án chi công điểm hợp lý.

- Một số huyện chỉ đạo làm giao thông vận tải nông thôn đạt kết quả thấp, khối lượng công việc không nhiều, có nơi bỏ từng mặt công tác…, chỉ đạo làm các công trình giao thông không dứt điểm.

- Việc kết hợp với các ngành hữu quan chưa được chặt chẽ.

Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Phòng giao thông vận tải ở một số huyện chưa sâu sát các xã, HTX nông nghiệp, chưa có biện pháp tích cực đẩy mạnh công tác GTNT.

+ Cấp ủy Đảng và chính quyền chưa quán triệt các nghị quyết của TW, của tỉnh về công tác giao thông nói chung và giao thông vận tải nông thôn. Cán bộ ở xã trình độ nghiệp vụ còn non kém.



(Nguồn trích: Báo cáo tổng kết công tác GTVTNT năm 1972. Hải Dương, Ty Giao thông vận tải, 1973.- Số 99/NT, ngày 24/2/1973.- 29 tr., phụ lục).

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH GTVT

TỪ NĂM 1965 ĐẾN NAY. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ

KẾ HOẠCH HAI NĂM 1974 - 1975 VÀ MỘT SỐ

BIỆN PHÁP LỚN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ KINH TẾ

(Trình bày trong cuộc họp Ban chấp hành Đảng ủy ngày 17, 18 tháng 9 năm 1973)

  • Nhận định tổng quát về tình hình giao thông vận tải từ năm 1965 đến nay (1973).

Từ năm 1965 đến nay, Nhà nước đã đầu tư cho ngành GTVT rất lớn.

Tổng mức đầu tư: Tổng số (1000đ) Tỷ trọng (%)

64.370 100 %

Trong đó


- Xây lắp 36.789 57,1

- Thiết bị 27.394 42,9

Chia ra:

- TW ủy thác 23.169 35,9

- Địa phương tự có 41.201 64,1

Tính đến cuối năm 1973, tổng quát về tình hình GTVT tỉnh ta như sau:



1- Màng lưới giao thông

Toàn tỉnh có trên 949 km đường, chất lượng mặt đường và loại đường hiện là:

Tổng số Trong đó

(km) Đường TW Đường địa phương

- Đường nhựa 248 199 49

- Đường đá dăm 149 39 110

- Đường cấp phối và đường đất 552 20 532

Loại đường

- Loại I 87

- Loại II 150

- Loại III 450

- Loại IV và V 262

Trong tỉnh có 9 bến phà nằm trên các trục giao thông chính, được trang bị bằng phà sắt từ 18 đến 25 tấn và ca nô kéo 90 CV trở lên; có 13 đò ngang qua các sông lớn do Nhà nước quản lý, hiện nay đã cơ giới một phần bến Hàn và Yên Lệnh.

Về đường sông có trên 672 km, sông TW 252 km, sông địa phương 420 km. Về chất lượng, sông thuộc khu vực 1 là 252 km, khu vực 2- 128 km và thuộc khu vực 3- 289 km.

Ngoài mạng lưới giao thông trên, màng lưới giao thông nông thôn cũng được phát triển trên 12.500 km, hình thành một hệ thống giao thông nối liền từ tỉnh xuống huyện, đến các vùng trọng điểm lúa, vùng cây công nghiệp và các cơ sở kinh tế của tỉnh với các xã và các HTX nông nghiệp.

Theo điều tra đến nay có 90% số xã, 80% HTX nông nghiệp ô tô tải vào được trung tâm xã và sân kho chính HTX. Các huyện, tị trấn, các vùng kinh tế tập trung có đường ô tô đi được thường xuyên.



2- Vận tải và xếp dỡ

Tính đến cuối năm 1973, lực lượng vận tải do nành ta quản lý:






Năm

Năm 1973 so với 1965 (%)

1965

1973

Vận tải đường sông quốc doanh










- Ca nô

10 c/644 CV

31c/3420CV

5,3 lần

- Phương tiện

57c/3455 tấn

101c/12400

3,5 lần

Trong đó:










- Sà lan sắt

20c/1990 tấn

101c/12400




- Thuyền lai

37c/1465 tấn







Hợp tác xã:










- Ca nô

1c/60 CV

4c/375 CV

6,2 lần

- Phương tiện

192c/3564 T

245c/6430 T

1,8 lần

Trong đó:










- Sà lan sắt




7c/600 T




- Thuyền lai

7c/240 T

27c/600 T




- Thuyền buồm

185c/3324 T

211c/4730 T




Vận tải đường bộ:










- Xe tải

61c/220 T

107c/469 T

2,10 lần

- Xe khách

45c/1226 gN

47c/1778 ng

1,45 lần

- Xe bò kéo

413c/520 T

526c/739 T

1,42 lần







Khối lượng vận chuyển

(Tấn/người)



Khối lượng luân chuyển

(Tấn /km, người/km)



Vận tải đường sông

(1973/1965)

1- Quốc doanh







- Hàng hóa

161%

230%

- Hành khách

143%

131%

2- HTX vận tải







Vận tải đường ô tô







- Hàng hóa

119%

134%

- Hành khách

98,3%

141%

Lực lượng vận tải trong các HTXNN không ngừng được củng cố và phát triển. Tính đến nay trong tỉnh có 48.100 xe cải tiến và 10.800 thuyền các loại, tổng số tấn trọng tải 16.000 tấn, bình quân 9,3 ha có 1 tấn phương tiện.

Đi đôi củng cố và phát triển vận tải, lực lượng xếp dỡ quốc doanh được hình thành từ năm 1967 đảm nhận khối lượng rút hàng nhập ở các bến dã chiến của TW sản xuất thủ công là chính năng lực thông qua, lúc đầu 100.000 tấn/ năm. Đến nay đã được mở rộng ở các bến Cống Câu, Phương Lâu, Trai Sơ, Nhà máy xay Yên Mỹ và một số bến phụ không có lực lượng xếp dỡ HTX. Thiết bị ngày càng được tăng cường, bước đầu cơ giới hóa hàng than và gạo ở cảng Cống Câu. Năng lực thông qua năm 1973 so năm 1965 tăng gấp 2,7 lần. Phương tiện vận tải cũng được tăng cường làm nhiệm vụ rút hàng ở các bến bãi đưa đến các kho.

Cơ sở vật chất kỹ thuật xếp dỡ tính đến cuối năm 1973 có: 2 máy xúc F302, 2 cần trục, 6 xe tải 33 tấn, 400 met băng chuyền và 1 cẩu Potique bố trí đủ cho một cảng với năng lực thông qua 150.000 T/năm.




tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương