LỊch sử ngành giao thôNG, VẬn tải tỉnh hải dưƠng từ thời phong kiếN ĐẾn năM 2010 Khái quát về giao thông vận tải qua các thời



tải về 1.64 Mb.
trang2/19
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.64 Mb.
#12936
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Về tổ chức

- Củng cố các ban liên lạc bến và các đoàn tổ vận tải.

- Củng cố các tổ xe vận tải.

- Tập trung cán bộ phục vụ cải tạo công tư hợp doanh, thí điểm tại đoàn thuyền Phả Lại và Thị xã Hải Dương.



Kiến thiết cơ bản địa phương và tu bổ thường xuyên:

Toàn tỉnh:

- Rải đá đường 20, 17, 190, 191 16km500 Đạt KH 100%

- Đặt cống lù 95 md Đạt KH 100%

- Đại tu máy lu 1 cái Đạt KH 100%



Thực hiện KH đột xuất:

- Khai tuyến đường 185 2km800 Đạt KH 100%

- Rải cấp phối 4km600 Đạt KH 100%

- Đặt cống lu các loại 86 md Đạt KH 86%

- Bắc cầu sắt đường 185 27 md Đạt KH 128%

- Đúc biển báo cột số 11 cái Đạt KH 100%



Đột xuất đường sông

- Nhổ cọc cầu Bía 4 vỉ Đạt KH 100%



  • Tiểu tu đường bộ

- Vá nhựa 19.400 m2 Đạt KH 108%

- Bảo vệ mặt đường 187.000 m2 Đạt KH 103% - Chữa cầu sắt 54 md Đạt KH 100%

- Đặt cống lù 42 m Đạt KH 100%

- Cam tước mặt đường 2.500 m Đạt KH 100%

- Sơn cầu 3.743 m2 Đạt KH 103%

- Chữa ván mặt cầu 542 m2 Đạt KH 100%

- Sửa chữa cống 15 chiếc Đạt KH 100%

- Xây kè khan 89 m3 Đạt KH 100%

- Bắc cầu gỗ 45 md Đạt KH 100%

- Rải đá 1426 m2 Đạt KH 168%

- Vá ổ gà 7.120 m2 Đạt KH 112%

- Đúc biển báo 311 cái Đạt KH 190%

- Đúc cột số 105 cái Đạt KH 110%

- Cọc tiêu 68 cọc Đạt KH 110%

- Thui, sảm phà 7 cái Đạt KH 100%

- Đắp ụ 420 Đạt KH 58%

- Giao khoán dưỡng - lộ 182 km Đạt KH 100%

- Giao khoán bến phà 2 bến Đạt KH 40%

- Nâng loại đường 16 km Đạt KH 90%

Xây dựng tổ chức

- Mạnh dạn đào tạo cán bộ xã, điều lên các phòng, cử 9 cá nhân đi học kỹ thuật từ 3 đến 6 tháng.

- Cử 20 cán bộ đi học trung cấp (trong đó có 1 học đại học).

- Mở các lớp BTVH cho anh em công nhân các đơn vị, công trường…

- Làm tốt công tác bảo hộ lao động.

- Chăm sóc đời sống cán bộ công nhân viên, phát động thi đua.

(Nguồn trích: Báo cáo tổng kết công tác năm 1959.-Ty Giao thông Hải Dương.- Số 90 /HC Ngày 21 tháng 12 năm 1959.- 10tr. đánh máy. Ký tên dưới văn bản:Bùi Văn Tuyết-Trưởng Ty Giao thông).
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 3 NĂM (1958 - 1960)

PHẦN VẬN TẢI


  • Đặc điểm tình hình

Kế hoạch 3 năm (1958-1960) nhằm khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa của Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ của ngành GTVT trong 3 năm phải phục vụ khối lượng vận chuyển rất lớn cho các kế hoạch xây dựng, kiến thiết cơ bản của Nhà máy sứ Hải Dương, Máy xay Ninh Giang, hệ thống đê kè đập công trình Bắc Hưng Hải; xây dựng và mở rộng đường xá, cầu cống, kho tàng…Bên cạnh đó còn phục vụ các kế hoạch vận chuyển đá, cao lanh, thóc, gạo, lợn…cho Trung ương.

Quá trình thực hiện kế hoạch ba năm, GTVT Hải Dương đã hoàn thành trước thời hạn nhiều chỉ tiêu quan trọng:

- Đường thủy hoàn thành trước thời hạn 3 tháng (từ đầu 1958 tới hết quý 3/1960)

- Đường bộ hoàn thành trước thời hạn 2 tháng (từ đầu 1958 tới hết quý 10/1960)



  • Các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch quan trọng:

- Đường thủy đạt 102,5%về tấn hàng hóa - 110,4% về Tấn/Km

Trong đó:

+ Hàng địa phương đạt 101,4% về tấn hàng hóa - 114% về Tấn/Km

+ Hàng TW đạt 103,8% về tấn hàng hóa - 106% về Tấn/Km

- Đường bộ đạt 99% về tấn hàng hóa - 102% về Tấn/Km

Trong đó:

+ Hàng địa phương đạt 94,38% về Tấn hàng hóa - 91% về Tấn/Km

+ Hàng TW đạt 171,6% về Tấn hàng hóa - 134,5% về Tấn/Km.

- Vận chuyển hành khách

+ Đường bộ đạt 107,71% về người - 94,9% người/km.

Trong đó:

+ Khách liên tỉnh đạt 81,2% về người - 81,3% người/km.

+ Khách nội tỉnh đạt 131,5% về người - 127,5% người/km.

(Từ đầu năm 1958 đến hết tháng 10/1960)

+ Đường thủy đạt 83,9% về người - 84,5% người/km

Trong đó:

+ Khách liên tỉnh đạt 73,4% về người - 78% người/km

+ Khách nội tỉnh đạt 122,9% về người - 114,6% người/km



Nguyên nhân đạt kế hoạch:

- Trước 1958 vận tải thủy chỉ chở hàng 1 chiều. Từ giữa năm 1959 kết hợp vận chuyển hàng hai chiều, tận dụng và tăng cường được phương tiện.

- Tận dụng thuyền trọng tải nhỏ, xe thô sơ vận chuyển hàng cự ly ngắn.

- Hoàn thành về cơ bản việc cải tạo thuyền buồm và xe cơ giới tư nhân làm tăng năng suất vận chuyển.

+ Trước đây sản lượng trọng tải 1 tấn thuyền chỉ đạt từ 280 - 300 T/km 1 tháng, nay được nâng lên 330 - 350 T/km/tháng; có HTX thuyền buồm nâng lên tới 360 - 380 T/km và cao hơn là 400 T/km.,

+ Xe cơ giới trước chỉ vận chuyển 1200 - 1400 T/km 1 tấn hàng hóa nâng lên được 1500 - 1700. Nay xe của Công tư hợp doanh (CTHD) lên được 1800 -1900 T/km. Xe Quốc doanh vận tải (QDVT) nay vượt trên 2300 T/km/xe/tháng.



Nguyên nhân không đạt một số chỉ tiêu:

+ Vận chuyển hành khách đường thủy không đạt chỉ tiêu KH do trước đây HD có 3 cano vận chuyển hành khách đi Phả Lại - Lục Nam - Chũ. Sau chuyển 1 chiếc sang vận tải hàng hóa, số còn lại máy cũ vào sửa chữa nhiều, vận chuyển hành khách không thường xuyên.

+ Vận chuyển hành khách đường bộ do có thêm tàu hỏa vận chuyển khách tuyến Hà Nội - Hải Dương, vận tải ô tô chỉ còn vận chuyển nội tỉnh (trên dưới 30 Km) nên giảm lượng hành khách, chỉ tiêu người/km giảm theo.


  • Về phát triển phương tiện

Sau thực hiện kế hoạch 3 năm, số phương tiện tăng lên như sau:

- Đường thủy:

+ Thuyền buồm: 1958 có 185 chiếc tổng trọng tải 2087 tấn

1959 có 210 chiếc tổng trọng tải 2587 tấn

1960 có 268 chiếc tổng trọng tải 3550 tấn

Do chuyển một số thuyền về các HTX nông nghiệp, số khác bị hư hỏng, thanh lý nay chỉ còn 197 chiếc tổng trọng tải 2537 tấn.

+ Sa lan: Tới 1960 có 8 chiếc tổng trọng tải bằng 480 tấn. (Trong đó có 2 sà lan (120 tấn) Tháng 11/1960 mới được Cục vận tải cho phép chạy tạm thời, chờ đăng ký chính thức.)

+ Booc: 1960 có 1 chiếc tổng trọng tải 70 Tấn (mới chạy thử từ 11/1960)

+ Thuyền: một số thuyền trọng tải từ 4 tấn trở xuống chạy tuyến ngắn chở cát đen.

- Đường bộ:

+ Xe vận tải:

1958 có 43 xe tổng trọng tải 122 tấn (kể cả QD, Chủ lực và tư nhân)

1959 có 51 xe tổng trọng tải 147 tấn (kể cả QD, Chủ lực và tư nhân)

1960 có 89 xe tổng trọng tải 219 tấn (kể cả QD, Chủ lực và CTHD)

+ Xe thô sơ: 1958 1960

+ Xe ngựa 33 chiếc 52 chiếc Tổng trọng tải 46T 800

+ Xe bò kéo 9 chiếc Tổng trọng tải 14T 200

+ Xe đạp thồ 74 chiếc Tổng trọng tải 11T 000

- Xe bò đẩy 80 chiếc 187 chiếc Tổng trọng tải 18T 000

+ Xe ca và taxi chở khách:

- 1958 có 33 xe

- 1959 có 33 xe

- 1960 có 19 xe (Do chuyển một số sang xe tải phục vụ vận chuyển hàng hóa).

(Nguồn trích: Báo cáo tổng kết công tác 3 năm 1958-1960.-Ty Giao thông Hải Dương.- Số 693 /VT.- Ngày 25 tháng 11 năm 1960.- 5tr. đánh máy. Ký tên dưới văn bản:Mạc Thành Long-Phó Ty Giao thông)

PHẦN KIẾN THIẾT CƠ BẢN


  • Kiến thiết cơ bản TW

- Láng nhựa đường 5: Thực hiện 29 km = 148.126 m2 đạt 118,59 %

- Rải đá dăm đường 17 – 18:

Thực hiện 15 km = 54.188 m2 đạt 101,13 %

- Đào đắp đất đường 17 - 18 - 17 Bắc - 186

Thực hiện 312.117 m3 đạt 260,3 %

- Bắc cầu gỗ và beton đường 18, 17 Bắc, 20

Thực hiện 6m50 đạt 123,5 %

- Sửa chữa cầu đường 18, 17, 186, 5

Thực hiện 221,80 m đạt 118,1 %

- Đặt các loại cống vòm và cống lu đường 18, 17,186, 17 Bắc

Thực hiện 300 m đạt 105,8 %

- Đóng phà Triều, Bía, Mây

Thực hiện 5 cái đạt 166,6 %

- Đóng Cano Phả Lại

Thực hiện 3 cái đạt 150 %

- Xây 2 bến phà Ninh Giang

Thực hiện 100 %

- Nhổ cột đường sông cầu Lai Vu và Phú Lương

Thực hiện 256 cột đạt 103 %


  • Kiến thiết cơ bản địa phương

- Rải đá dăm đường 17, 20, 190, 191được 146.425 m2 đạt 118%.

- Đào đắp đất 190, 191, 20, 17 dư, 185 được 188.910 m3 đạt 152%.

- Bắc cầu đường 183, 185 dược 68,80 m dạt 1810,5 %.

- Đặt cống các loại trên đường 188,189,20, 17, 190, 19ược 231 md đạt 171%.

- Sửa chữa cầu được 49 md đạt 100%.
(Nguồn trích: Báo cáo tổng kết công tác 3 năm 1958-1960.-Ty Giao thông Hải Dương.- Số 773 /VT.- Ngày 21 tháng 11 năm 1960.- 4tr. đánh máy. Ký tên dưới văn bản: Mạc Thành Long-Phó Ty Giao thông)

ĐỀ ÁN CÔNG TÁC 5 NĂM 1961-1965

(Về công tác giao thông)

Đề án được xây dựng nhằm xây dựng kế hoạch 5 năm của tỉnh trên cơ sở:



  • Tình hình

Ty GTVT Hải Dương hiện đang quản lý

+ 169km đường Trung ương (chưa kể 21 km đường 186 từ Đông Triều về chưa khôi phục xong)

+ 259 km 650 đường địa phương từng bị phá hoại nặng trong kháng chiến chống Pháp

+ Chỉ có Đường 5 và đường 186 không bị ảnh hưởng nhiều.

Sau kế hoạch khôi phục kinh tế 3 năm 1958-1960, các tyến đường chính yếu có được nâng chất lượng lên một bước, song đa số các đường địa phương vẫn chưa khắc phục được nhiều.

Phương châm của Chính phủ trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là:

Về đường bộ: Cần củng cố và nâng cao chất lượng các tuyến đường bộ ở đồng bằng, mở rộng mạng lưới đường bộ ở miền núi, củng cố các trục giao thông quan trọng, phát triển vận chuyển ô tô xuống các huyện, đồng thời hướng dẫn các HTX nông nghiệp phát triển đường nhỏ ở nông thôn và miền núi, tăng thêm các loại phương tiện thô sơ và cải tiến.

Về đường thủy: Cần nạo vét, phá đá các luồng lạch nối các tuyến đường sông với đường biển và các đường bộ, đi sâu vào nội địa củng cố và xây dựng các bến sông, xây dựng phao đèn hoa tiêu ở các luồng lạch, bến bãi. Kết hợp việc xây dựng thủy lợi và thủy điện, tích cực phát triển giao thông đường sông.



  • Ty GTVT Hải Dương đề ra Phương châm và nhiệm vụ như sau:

- Củng cố nâng cao chất lượng đường, cầu, cải thiện nâng cấp các tuyến chính, đồng thời khôi phục những đường liên tỉnh, liên huyện mở rộng mạng lưới giao thông tới xã phục vụ giao lưu kinh tế, phục vụ công nông nghiệp, quốc phòng; phát triển phương tiện thô sơ giải phóng đôi vai, hạ giá cước, tăng tốc độ vận chuyển. Cụ thể là:

Đường Trung ương

- Đường 5 nối liền Hà Nội - Hải Phòng, lưu lượng bình quân xe các loại lưu thông trên đường mỗi ngày 300 chiếc, thời gian tới sẽ tăng nhiều

+ Bảo đảm toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp 3 (10m) từ Km38+860 đến km 82+700 (thuộc địa phận Hải Dương)

+ Láng nhựa hết những đoạn chưa làm được trong kế hoạch 3 năm (từ km 38 đến km 52; km56 đến km 65; km 65 đến km 74; km80 đến km82+700)

+ Cải thiện theo tiêu chuẩn cầu khổ 7 m trọng tải 10 tấn như cầu Mao Điền, Mao Tô, Quý Dương, Lai Cách, Cẩm Khê, Cổng Chông, Bình Lao. Đặt hệ thống cống qua đường cho nông dân tát nước. Kết hợp với Kến trúc và Đường sắt nắn tuyến đường ra ngoài thị xã Hải Dương theo quy hoạch thành phố.

- Đường 17: dường liên tỉnh Thái Bình, Ninh Giang, Kiến An, kết nối Hải Dương với Phả Lại, Bắc Giang liên quan đến đường vận chuyển cho Máy xay Ninh Giang, Máy sứ Hải Dương và các liên kết kinh tế, quốc phòng khác…

+ Nền đường: Bước đầu đưa lên tiêu chuẩn cấp 4 những đoạn đường nhựa có 4m50 mặt đường từ dốc La Đôi km 10+300 đến km 35+750. Các đoạn còn lại mặt đường rải đá sẽ dần cải thiện cho đồng nhất. Những đoạn đi chung với đê làm hệ thống cống đê tiêu nước mưa gây ứ đọng mặt đường và những đoạn nhân dân tát nước qua mặt đường; ưu tiên cho việc chuyển tuyến Phả Lại - Linh Xá theo đường mới đi Bắc Giang.

+ Cầu cống: Cải thiện theo tiêu chuẩn khổ 7 các cầu Quán Chanh, Quán Chươi, Do Nghĩa, Đỗ Xá, Cống Ngái, Cầu Bùng. Kết hợp với Ty Thủy Lợi lấy cốt nước Bắc - Hưng - Hải đẻ tôn mặt đường hoặc đắp con trạch những đoạn quá thấp.

Đề nghị Bộ và các Cục nghiên cứu việc bắc cầu Bía và có kế hoạch nâng hoặc rỡ cầu Quý Cao qua sông Thái Bình.

- Đường 18: Từ Phả Lại km 46 đến Tiên Yên km 74+200 là tuyến đường nằm cạnh các khu vực công nghiệp, nông nghiệp: than Mạo Khê, Tràng Bạch, mỏ Cao lanh, nông trường Sao Đỏ, nông trường Chí Linh. Lưu lượng xe bình quân mỗi ngày 59 xe so với năm 1960 tăng quá gấp đôi. Cần được:

+ Nền đường: Cải thiện theo tiêu chuẩn cấp 4, nhưng bước đầu cần nắn tuyến đoạn từ cầu Đạm Thủy đến cầu Cầm đi ra ngoài thị xã Đông Triều.

+ Mặt đường: Rải đá những đoạn chưa khôi phục trong kế hoạch 3 năm, đưa toàn tuyến lên loại 1.



(Nguồn trích: Đề án công tác 5 năm 1961-1965.-Ty Giao thông Hải Dương.- Số 551 /VT.- Ngày 15 tháng 9 năm 1961.- 2tr. đánh máy)

NĂM 1961

  • Công tác vận tải

Tổ chức vận tải thô sơ

- Liên hợp được 3 HTX vận tải nhỏ thành HTX lớn, mức thu hoạch của xã viên bình quân 50đ/người/tháng.( Vàng 60đ/chỉ, gạo 32đ/tạ))

- Phát triển thêm được 4 xe ngựa nâng tổng số xe lên 59 xe (63 ngựa) phục vụ hành khách trên các luồng đường ngắn.

- Thuyền: Đóng mới 13 c = 260 T; đại tu 5 c = 70 T; mua sắm 80 c = 880 T (phần lớn thuộc các HTX nông nghiệp).

- Xe thô sơ: Xe bò người kéo - 30 c; Xe bò cải tiến 3 c (trọng tải từ 2-3 tấn; xe ngựa 4 chiếc.

An toàn giao thông:
- Phát động 2 đợt an toàn giao thông bằng các hình thức chiếu phim, cổ động, học tập an toàn giao thông. Số vụ tai nạn so với năm trước giảm.

- Xây dựng được 6 tổ bảo vệ an toàn ở các bến đò.

- Tổ chức 1 kỳ thi lái xe, đào tạo được 13 lái xe; đăng ký 13 thuyền mới trọng tải 260T, 5 thuyền đại tu trọng tải 70 T; đăng ký 2 cano, 6 sà lan của vận tải thủy.

- Số vụ tai nạn: 2 vụ đắm thuyền chết 3 người; 29 vụ đổ xe, 4 vụ đổ xe gây chết ? người; 19 người bị thương nặng; 11 người bị thương nhẹ, tài sản hư hỏng trị giá 5.000đ.



Giá cước vận tải:

- Nói chung việc điều chỉnh giá cước có làm giá cước vận tải hạ, thu nhập của các HTX, cá nhân đảm bảo, cải thiện được phương tiện, tổ chức sản xuất hợp lý.



Thực hiện kế hoạch vận chuyển hàng hóa

Đường thủy:

KH 202.722 T = 13.677.682 T/km; Thực hiện: 214.322 T = 14.376.980 T/km



Đường bộ:

KH 118.443 T = 1.997.867 T/km; Thực hiện: 116.800 T = 2.438.800 T/km



Thực hiện kế hoạch vận chuyển hành khách.

Đường thủy:

KH 30.527 ng = 2.263.463 ng/km; Thực hiện: 24.498 ng = 1.984.167 ng/km



Đường bộ:

KH 305.322 ng = 9.220.886 ng/km; Thực hiện: 369.628 ng = 12.231.365 ng/km



  • Công tác KTCB, Trung đại tu

Đường

Đường 20

- Rải đá KH 8.050m2 đạt 101,87%; Đắp đất KH 5.200 m3 đạt 108,08

- Đặt cống 0,60 12 md đạt 100%

- Đặt cống 0,30 30 md đạt 100%



Đường 5

- Láng nhựa KH 7.000 m2 đạt 105,03%

- Mở rộng cầu Lai Vu 1.600 m3 đạt 141,31%

Đường 17

- Đắp đất KH 19.100m3 đạt 98,67%

- Láng nhựa 25.200 m2 đạt 100,1%

- Rải cấp phối 17.500m2 đạt 75,3%

- Sửa mui luyên 40.000m2 đạt 100,17%

- Hạ dốc 1.450m3 đạt 100%

- Đắp đất 4.800m3 đạt 100%

- Kè Taluy 12.000m2 đạt 72,9%

- Mở rộng cầu B 3 cái đạt 100%

Đường 18

- Mở rộng nền đường 40.000m3 đạt 110,48%

- Rải đá 31.500m2 đạt 98,13%

- Rải cấp phối 5km700 đạt 100%

- Khôi phục cầu Đôn đạt 100%

Đường 186

Láng nhựa KH 24.000m2 đạt 83,7%

- Đắp đất nền đường 9.100m3 đạt 99,57%

- Tr ung tu cầu Đại Tân đạt 100%



Đóng phà, cano

- Đóng phà 12 T KH 2 cái đạt 100%

- Cano 40 CV cả máy lẫn vỏ KH 1 cái đạt 100%

Có 2 cano kế hoạch đột xuất 40CV hiện đang đóng tại Kiến An đạt 50%

Công tác KTCB và Trung đại tu vượt kế hoạch năm 20 ngày.

Khảo sát thiết kế

- Mở rộng các cầu đường 5, đường 17, 18 ra khổ 7 và chuyển tuyến đường 17 Bắc Ninh Giang đi Linh Xá.

- Đường 186 nắn tuyến chợ Lữ đột xuất cho các ngành và trong ngành; khảo sát pháo trường, nông trường Sao Đỏ, bến tàu, Xưởng 2/9, cầu Sặt, đường 191 Hải Dương đi Quý Cao.

Công tác bao thầu các công trình

- Các công trình chỉ có tính đột xuất như: công trình cầu qua thủy nông trên các đường 17, Cống Kim Bịch, đường 39 cầu Neo, đường 191 cầu Yên, Đường nông thôn Đào Lạng, La Đôi…

Duy tu dưỡng lộ

- Sửa chữa đường Cao Xá và láng nhựa, sáo sới, rải đá từng đoạn KH giao 41.494m2 đạt 110%.

- Sơn cầu, thay ván mặt cầu KH giao 338m đạt 112 - 116%.

- Nối cầu, tháo cầu, kè đá các bến phà, củng cố biển báo, thui sàm chữa phà, cano, đóng đò mới và sửa chữa đò cũ đạt 100 - 213%.



Công tác đường sông

- Phá hủy tàu đắm Hữu Chung sông Luộc, sơn và sửa chữa đăng tiêu, xây dựng trạm Hàng Giang, phá đá Pháp Chế, Lô cốt Tuần Mây…



Phát triển đường nông thôn

- Làm mới được 593 km đường nông thôn với khối lượng 4.215.965 m3 đất, hết 4.215.560 công.

- Phát triển được 53 Cầu = 180 m; cống 150 cái = 750m

- Phát triển phương tiện:

+ Thuyền nan 80 chiếc trọng tải từ 5 - 10 tạ

+ Thuyền gỗ 43 chiếc - 4 - 6 tấn

+ Xe thô sơ 35 chiếc

+ Xe ngựa 8 chiếc

+ Giải phóng đôi vai 30%

+ Vận chuyển được 215.650 T/km

- Phần lớn các huyện đã xây dựng được quy hoạch phát triển GTNT.

(Nguồn trích: Báo cáo tổng kết công tác GTVT năm 1961.-Ty Giao thông Hải Dương.- Số 812 /GT/VT.- Ngày 31tháng 12 năm 1961.- 16tr. đánh máy. Người ký văn bản: Trưởng ty Bùi Văn Tuyết)

NĂM 1963

Đặc điểm và biện pháp cơ bản

- Yêu cầu khối lượng vận tải hàng hóa và đi lại của nhân dân ngày càng tăng, nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật còn quá yếu, khả năng quản lý kế hoạch điều vận các lực lượng vận tải còn phân tán, lực lượng quốc doanh còn yếu, phần lớn kế hoạch dựa vào lực lượng HTX.

- Công tác quản lý kinh tế còn yếu, năng suất còn thấp, giá thành còn cao, tình hình lãng phí nguyên vật liệu khá phổ biến, khâu bốc dỡ còn chậm, quay vòng phương tiện chưa nhanh, công tác cải tạo các lực lượng vận taỉ chưa được chú ý đúng mức, chưa có biện pháp chính sách quản lý các lực lượng vận tải thô sơ, nhât là các phương tiện vận chuyển thô sơ ở nông thôn, sức kéo của lực lượng quốc doanh yếu.

- Đường sá, cầu cống trong tỉnh nhiều nhưng chưa tốt, bảo dưỡng đường nhất là đường địa phương còn kém, vốn đầu tư vào kiến thiết cơ bản có hạn nhất là ở các địa phương…

- Công tác giao thông vận tải ở nông thôn và miền núi được chú trọng ở cấp tỉnh, song ở cấp địa phương và cơ sở chưa được coi trọng. Phong trào quần chúng tham gia công tác giao thông chưa rộng rãi, chưa kết hợp tốt giao thông, thủy lợi và vận tải thô sơ, áp dụng các phương tiện cải tiến…

- Song mặt thuận lơi là được Tỉnh ủy, UBHC chú ý quan tâm lãnh đạo, tổ chức ngành được kiện toàn một bước.

- Biện pháp: tập trung khâu vận tải, chú ý nhiều vào lực lượng GTVT của HTX, thuyền nông nghiệp và các đoàn thuyền buồm huyện bằng cách:

+ Đưa năng suất tàu thuyền lên cao

+ Quản lý chắc kế hoạch điều vận

+ Giải quyết chính sách vận tải cho tốt.

+ Nắm chắc lực lượng chủ lực.

+ Sửa chữa nhanh phương tiện.

+ Giải quyết tốt khâu bốc dỡ.

- Đưa các HTX vận tải về Ty quản lý toàn diện, tiến hành quản lý bước đầu đối với thuyền nông nghiệp các huyện, phân cấp luồng hàng cho huyện quản lý, cấp huyện được tăng cường cán bộ chuyên môn.

- Tăng cường đầu tư cho vận tải quốc doanh đường sông, cải tạo lực lượng vận tải của HTX.

+ Đẩy mạnh việc dóng mới và sửa chữa phương tiện để xe, thuyền quay vòng nhanh, đẩy nhanh vận tải thô sơ bộ, chú trọng các huyện còn yếu, chuyển một số đường dài cho thô sơ sử dụng…



Về giao thông

- Tập trung đường thủy, tăng cường nạo vét chướng ngại tại các sông cần thiết, tăng cường quan sát phao đăng tiêu đảm bảo an toàn.

- Nâng cao chất lượng các tuyến đường bộ, phục hồi một số tuyến chưa khôi phục trong các năm qua. Bảo dưỡng không để xuống cấp các tuyến đường rải nhựa, đường đá…

- Tập trung kiến thiết cơ bản cho công tác vận tải (2/3) ?

- Kết hợp thủy lợi với xây dựng đường giao thông nông thôn, nối liền cấc trục đường huyện - xã và ra đồng ra ruộng. Tùy từng nơi phát triển xe, thuyền nhằm giải phóng 50% sức vận chuyển cho nông nghiệp.

- Đẩy mạnh thi đua yêu nước. Tăng cường học tập chính trị, văn hóa.

Thực hiện các chỉ tiêu:

Đường thủy (chỉ tính số liệu thực hiện)

- Vận chuyển 233.646 T = 14.365.208 T/km đạt 121% T; 130/km

- Hành khách 47.740 người = 3.733.532 ng/km đạt 97,5% ng; 114% ng/km

Năng suất vận chuyển hàng hóa Bộ giao 300 T/km thực hiện 273 T/km

Vận chuyển hành khách Bộ giao 2.000 ng /km thực hiện 1.559 ng/km.

Thành phần vận chuyển (chỉ tính số liệu thực hiện)

- Quốc doanh:

+ Thực hiện vận chuyển 13.394 T = 1.348.169 T/km Năng suất 204 T/km; đạt 41% T; 67% T/km.

- HTX thuyền buồm:

+ Thực hiện vận chuyển 84.458 T = 6.328.155 T/km Năng suất 296 T/km; đạt 79% T; 91% T/km

- Lực lượng vận tải chủ lực

+ Thực hiện vận chuyển 4.444 T = 322.090 T/km Năng suất 247 T/km; đạt 110% T; 110% T/km

- Thuyền nông nghiệp:

+ Thực hiện 130.878 T = 6.323.945 T/km (Chỉ tiêu Bộ không giao KH)

Các loại hàng hóa vận chuyển (chỉ tính số liệu thực hiện)

- Than: 41.294 T

- Phân bón: 6.000 T

- Vôi: 16.000 T

- Đất đá cát sỏi: 125.206 T

-Thóc gạo: 44.301 T



  • Đường bộ (chỉ tính số liệu thực hiện)

- Vận chuyển hàng hóa: 97.375 T = 2.435.722 T/km đạt 94% T; 104% T/km

- Vận chuyển hành khách: 504.746 Ng = 14.652.183 Ng/km đạt 90% ng; 107% ng/km

Ngoài ra xe tải còn vận chuyển 30.557 ng = 1.200.160 mg/km.

- Năng suất: 1.500 t/km hàng hóa ; 3.230 ng/km. hành khách.



Các thành phần vận chuyển (chỉ tính số liệu thực hiện)

- CTHD ô tô: 73.212 T hàng hóa = 1.882.656 T/km đạt 96,3%T; 97% T/km

- Chủ lực: 24.163 T hàng hóa = 533.116 T/km đạt 91% T; 140% T/km

- Thô sơ bộ: 196.000 T hàng hóa = 377.290 T/km đạt 107% T; 115% T/km

- Bốc dỡ 450.000 T hàng, chuyên chở 380.000 ng = 3.875.000 ng/km

Các loại hàng chủ yếu (chỉ tính số liệu thực hiện)

- Than: 2.758 T

- Phân: 6.560 T

- Thóc: 26.084 T

- Đất đá cát sỏi: 16.099 T


  • Công tác đường sá

- KTCB Trung ương: Phá 600 m3 đá; làm 11 đăng, phao tiêu; xây trạm biến thế điện, nhà thuyền cho trạm Kinh Môn; làm 2 phao nổi và 6 băng chuyền.

- Trung đại tu TW: Láng nhựa, chữa mặt đường nhựa, cống beton Cao Xá, 4 nhà cung hạt đường 5, đại tu cano phà Phả Lại và Tuần Mây, trung tu cầu Sặt.

+ Thực hiện hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu, vượt mức 5,5 %.

- KTCB Địa phương:

+ Xây dựng các công trình cầu cống trên đường 20, 38, 17 dư; đắp đất đường Thanh Hà, Lai Cách, Chợ Hà, đường 194, đường 192.

+ Tráng nhựa đường 188 Kim Thành, làm 3 nhà bến phà Bía, An Thổ, Ninh Giang; âu thuyền Kinh Môn, nhà cho CTHD ô tô và Kinh Môn; đóng phà 12 Tấn.

+ Phục hồi cầu Sặt, rải đá bến Phú Lương


  • Đóng phương tiện vận tải thủy

- Đóng 10 thuyền 35 T; 2 sà lan loại 60 T, 1 sà lan thép loại 100 T; 2 cano (90 mã lực và 60 mã lực); 470 T phương tiện và 2 cano công 150 mã lực

  • Công tác bảo dưỡng mặt đường

- Việc bảo dưỡng mặt đường trong năm có nhiều khó khăn như: hạn hán kéo dài suốt từ tháng 2 đến tháng 6 làm nhiều đoạn mặt đường nhựa bị cháy,, mặt đường đá dăm cấp phối thiếu độ ẩm gây bong tróc, ổ gà phát sinh như các đường 18, 20, 191…

- Ngay sau hạn hán, bão lũ liên tiếp gây sạt lở dường (đường 185, dường 18 bị ngập nhiều ngày…các tuyến đường địa phương thiếu nhân lực khắc phục. Các phương tiện xe hạng nặng như bánh xích còn hoạt động trên đường 5, đường 17, đường 20 làm hư hỏng nhanh mặt đường. Nhiều đoạn đường cấp phối ít được sáo xới qua 4-5 năm dưới lưu lượng xe tăng cao càng làm cho công tác bảo dưỡng mặt đường gặp nhiều trở ngại.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, lực lượng công nhân duy tu đường bộ (cung 4, cung 5, đường 18) đã mở nhiều chiến dịch san lấp ổ gà, khơi rãnh thoát nước, chống cháy nhựa mặt đường …trên đường 18, đường 5, đường 186, sáo xới các đoạn quá xấu trên đường 20; bảo đảm giao thông, chống lũ bão…

- Các công trình cầu cống được chú ý hơn, một số cầu gỗ đã được thay ván lát, cầu sắt được sơn phủ lại, các cống không sập, lún, vỡ như trước đây.

- Mặt yếu là còn thiếu nguyên vật liệu bảo dưỡng, kỹ thuật chưa bảo đảm; thiếu sự kết hợp giữa công tác trung đại tu với công tác bảo dưỡng.

- Bên cạnh việc nâng cấp được một số tuyến đường (đường 185 có 5km700 lên loại 2, 15km352 từ loaị 4 lên loại 3; đoạn Cao Xá - Cẩm Giàng đường 19). Các tuyến đường TW vẫn giữ vững được loại 1. Cũng còn một số đoạn xuống cấp (4km đường 188 đoạn Đồng Gia đi Chợ Giải) từ loại 2 xuống loại 4; xuống cấp 7km đường 191, 5km đường 17… chủ yếu do lực lượng dưỡng lộ yếu, thiếu kiểm tra đôn đốc thường xuyên.

- Tình hình cung ứng vật tư, quản lý thu chi phà đò, tu lệ phí giao thông, doanh thu xí nghiệp đều có tiến bộ, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch được giao.

(Nguồn trích: Báo cáo tổng kết công tác GTVT năm 1963.-Ty Giao thông Hải Dương.- Số 129 /GT/VT.- Ngày 31 tháng 1năm 1964.- 16tr. đánh máy. Ký tên dưới văn bản:Phạm Tải-Phó Ty Giao thông)

NĂM 1965

Phương hướng nhiệm vụ

- Bám sát phương hướng nhiệm vụ GTVT trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ 5 đề ra phương hướng nhiệm vụ sau:

+Tích cực khắc phục sự mất cân đối giữa khả năng, phương tiện với nhu cầu vận chuyển; chú trọng phát triển đúng mức phương tiện vận tải quốc doanh đường sông, củng cố HTX vận tải. Chú ý khâu sửa chữa cơ giới đường bộ, phát triển một cách thỏa đáng phương tiện vận tải thô sơ để hỗ trợ vận chuyển cơ giới.

- Khôi phục các tuyến đường nối liền từ tỉnh xuống huyện và các khu xây dựng kinh tế tập trung, nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật các công trình cầu cống. Coi trọng việc bảo dưỡng đường sá, cầu phà để bảo đảm giao thông.

- Phối hợp với Thủy lợi để phát triển đường kênh, ngòi nối các sân kho HTX ra cánh đồng và các trục giao thông chính, phát triển các phương tiện vận tải thô sơ, cải tiến thành phong trào quần chúng.

- Thực hiện nghị quyết của thường vụ tỉnh ủy nhấn mạnh công tác GTVT hiện nay là nhiệm vụ trung tâm đột xuất của toàn đảng, toàn dân. Bất luận trong hoàn cảnh nào ta phải thắng địch trên mặt trận GTVT.

- Huy động nhân lực, nguyên liệu và phương tiện, thực hiện tốt công tác GTVT. Ngành phải tăng cường giáo dục ý thức phục vụ, đảm bảo kế hoạch vận chuyển, theo tiêu chuẩn phục vụ sản xuất và chiến đấu.

- Riêng công tác đảm bảo giao thông thời chiến phải là nhiệm vụ trọng tâm, quyết thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Nguyên tắc đề ra là: Dựa vào những tuyến chính, bám chặt đường cũ, kết hợp phát triển các tuyến đường tránh.

- Về vận tải hàng hóa: Tăng cường phát triển phương tiện vận tải quốc doanh khoảng 1.500 tấn. Thuyền sử dụng loại thuyền nhỏ từ 10 đến 15 T để phù hợp với đường vận chuyển sông ngòi, luồng lạch thời chiến. Phát triển thêm 400 T hàng hóa vận chuyển bằng thuyền buồm; thuyền nông nghiệp tập trung loại từ 5 T trở lên thành lập các HTX thuyền chuyên nghiệp do huyện quản lý.

- Về vận tải đường bộ: Tăng cường công tác bảo dưỡng, sửa chữa, giữ gìn tốt phương tiện giải phóng đầu xe nhanh, tập trung giải quyết những mặt hàng chủ yếu và nhu cầu quân sự. Đẩy mạnh phát triển các phương tiện vận chuyển thô sơ, tổ chức HTX vận tải thô sơ chuyên nghiệp. Phân cấp quản lý phương tiện và nhiệm vụ vận chuyển giữa tỉnh và huyện, xã và HTX phù hợp với tình hình mới

1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương