LỊch sử ngành giao thôNG, VẬn tải tỉnh hải dưƠng từ thời phong kiếN ĐẾn năM 2010 Khái quát về giao thông vận tải qua các thời



tải về 1.64 Mb.
trang14/19
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.64 Mb.
#12936
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

Cán bộ nhân viên: Năm 1968 sáp nhập hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng.

- Ô.Huân (Kim Thành) làm Trưởng phòng vận tải, phó phòng là Ô.Trịnh Thanh Oai.



1969 - 1972

Tên gọi: Phòng vận tải

Nhiệm vụ: Quản lý các tổ chức vận tải.

- Năm 1969 thành lập Đoàn vận tải, chuyển hàng vào phục vụ chiến trường miền Nam, phương thức vận chuyển chủ yếu là thuyền kéo dây đẩy sào, hàng hóa chủ yếu là gạo lấy từ Ninh Giang, Dốc Lã vào Bến Thủy, ngược sông Lam đến biên giới Việt - Lào.

- Đoàn vận tải mang tên Đoàn vận tải Hải Hưng. Đoàn có Đảng ủy, con dấu riêng, thành phần nòng cốt là các HTX thuyền buồm, toàn đoàn có trọng tải 550 T; 565 CBCNV.

- Tổ chức vận tải phục vụ xây dựng và phát triển đất nước, tập trung vận chuyển phân bón, vật tư phục vụ nông nghiệp và vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc phục vụ công nghiệp…

- Năm 1972, thành lập đợt 2 Đoàn vận tải phục vụ chiến tranh (hàng hóa, mô hình tổ chức như đợt 1 nhưng chỉ vận chuyển hàng hóa đến Thanh Hóa sau đó chuyển sang ô tô tiếp tục vận chuyển vào Nam (do đường thủy bị ngư lôi Mỹ phong tỏa)

Cán bộ nhân viên:

- Cơ quan tỉnh : Ô. Nguyễn Đức Phức làm Trưởng ty Giao thông.

- Văn phòng Ty lúc đông nhất có 199 CBCNV.

- Phòng vận tải có 39 CBCNV.

- Ô. Huân (Kim Thành) làm Trưởng phòng vận tải. Ô. Trịnh Thanh Oai là Phó phòng kiêm Trưởng đoàn vận tải.

1972 - 1974

Tên gọi: Phòng vận tải

Nhiệm vụ: Quản lý và tổ chức vận tải, lúc này đã có đăng ký phương tiện thủy.

- Phương tiện: Đã cơ giới hóa, đa số phương tiện thủy được lắp động cơ Diezel - SD320 của Ba Lan, đã có xe bò bánh lốp tương đối nhiều ô tô.

- Năm 1974 thành lập xưởng Thuyền xi măng lưới thép



Cán bộ nhân viên: Năm 1968 sáp nhập hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng.

- Ô.Huân (Kim Thành) làm Trưởng phòng vận tải, phó phòng là Ô.Trịnh Thanh Oai kiêm Trưởng đoàn vận tải.

- Khoảng 1972 Ô. Hồ Thường về làm công tác đăng kiểm phương tiện thủy. Ô. Hân từ Trưởng phòng vận tải ra làm Chủ nhiệm Ban Liên xã vận tải. Ô.Oai làm Trưởng phòng vận tải.

- Năm 1974 Ô.Huân nghỉ hưu, Ô.Oai từ Trưởng phòng vận tải ra làm Chủ nhiệm Ban Liên xã vận tải; Ô. Kính làm Giám đốc xưởng, Ô.Hồ Thường làm cán bộ đăng kiểm.



1974 - 1975

-Không còn Phòng Vận tải. Chức năng quản lý nhà nước về vận tải nằm trong phòng Kế hoạch Ty.

Nhiệm vụ: Xây dựng giá cước vận tải, hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về Vận tải

Cán bộ nhân viên:

Ô. Hồ Thường làm cán bộ phòng Kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn cho phương tiện thủy (chủ yếu là thuyền buồm)



1976 - 1982

  • Vận tải

Cuối năm 1976 thành lập lại Phòng vận tải

Nhiệm vụ: Quản lý và tổ chức vận tải, thêm nhiệm vụ đăng ký phương tiện, phối hợp với UB vật giá xây dựng giá cước vận tải, cấp giấy phép lưu hành phương tiện, điều độ vận tải và quản lý các bến xe khách.

- Phương tiện: Chủ yếu là xe bò bánh lốp, ô tô, thuyền buồm.

- Công tác vận tải rất sôi động. Tập trung vận chuyển vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng theo kế hoạch nhà nước.

- Vận tải đường bộ gồm cả vận tải hàng hóa và vận tải hành khách.

- Năm 1978 tách Xí nghiệp vận tải hành khách từ vận tải hàng hóa ra. Cả tỉnh có 6 bến xe khách: Hải Dương, Hưng Yên, Khoái Châu, Ân Thi, Sao Đỏ, Ninh Giang.



Cán bộ nhân viên:

- Ô. Nguyễn Huy Đình làm Trưởng phòng vận tải, sau đến Ô.Nguyễn Văn Át.

- Nhân viên có các ông: Xuân, Pháo.

- Từ 1979 Ô. Đỗ Huy Pháo làm Phó phòng vận tải.



  • Đăng kiểm

- Năm 1976 thành lập Phòng Kỹ thuật công nghiệp GTVT.

- 1978 - 1982 tên gọi là Phòng Kỹ thuật đăng kiểm - Ty Giao thông Hải Hưng; nhiệm vụ kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện thủy.



Cán bộ nhân viên:

- Ô. Nguyễn Công Châu làm trưởng phòng, sau là Ô. Đỗ Văn Lại. Nhân viên: Kiên, Thiện, Thân, Trung, Soạn



1982 - 1987

  • Vận tải

Nhiệm vụ: Như chức năng , nhiệm vụ giai đoạn 1976-1982.

Cán bộ nhân viên:

- Ô. Trịnh Thanh Oai làm Trưởng phòng vận tải.

- Ô. Đỗ Huy Pháo làm Phó phòng.


  • Đăng kiểm

- Chức năng nhiệm vụ như giai đoạn 1976-1982.

- Tháng 4/1983 - 8/1984 đổi thành Ban Đăng kiểm kỹ thuật thuộc Ty Giao thông Hải Hưng, hoạt động độc lập có tài khoản, con dấu riêng.

- Tháng 4/1986 đến 5/1988 chuyển thành Phòng Đăng kiểm kỹ thuật.

Cán bộ nhân viên:

- Ô. Tô Dũng làm trưởng phòng, Ô. Nguyễn Minh Kiên làm phó phòng.

- Nhân viên: Nguyễn Xuân Soạn, Tạ Quang Trung, Lê Hồng Tuynh, Tống Đăng Trình, Nguyễn Xuân Thiện, Cao Văn Thân, Lê Đức Thịnh.

- Tháng 4/1983 - 8/1984 Ô. Minh Kiên làm Phó trưởng Ban Đăng kiểm.

- Tháng 8/1984 - 4/1986 Ô. Minh Kiên làm Trưởng Ban Đăng kiểm.

- Tháng 4/1986 - 5/1988 Ô. Minh Kiên làm Trưởng phòng Đăng kiểm. Nhân viên là các ông: Thân, Thiện, Trung, Tuynh, Trình.



1987 - 1997

  • Vận tải

Nhiệm vụ:

- Quản lý nhà nước về vận tải tương đối rộng, gồm phương tiện vận tải, đại lý vận tải, liên xã vận tải, phân phối vật tư.

- 1981 thành lập Đại lý vận tải.

- 1983 Đại lý vận tải chuyển thành Dịch vụ vận tải.

- Năm 1987 - 1989 bỏ phòng vận tải, các nhiệm vụ vận tải nằm trong phòng Kế hoạch Ty Giao thông.

- Tháng 1/1990 thành lập lại phòng vận tải, nhiệm vụ có thêm thu phí giao thông, đăng ký phương tiện thủy.

- Năm 1990 giải thể Ban liên xã vận tải.

Cán bộ nhân viên:

- Ô. Trịnh Thanh Oai làm Trưởng phòng vận tải.

- Ô. Đỗ Huy Pháo làm Phó phòng.

- Năm 1994 Ô.Oai làm trợ lý giám đốc.

- Ô. Ngyễn Văn Hy làm Trưởng phòng vận tải (Phòng có các ông: Đỗ Huy Pháo, Trần Vũ Lực, Lý Thành Nguyên)

- Năm 1997 tái lập hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, Ô. Đỗ Huy Pháo về làm Trưởng phòng vận tải sở GTVT Hưng Yên.



  • Đăng kiểm

- Tháng 6/1988 - 12/1989 chuyển Phòng Đăng kiểm về cơ quan Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý.

- Tháng 1/1990 - 12/1996 thành lập lại Phòng Đăng kiểm kỹ thuật thuộc Sở GTVT Hải Hưng .

- Tháng 1/1997 - 11/1998 tái lập hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, tên phòng vẫn giữ nguyên.

Nhiệm vụ:

- Đăng kiểm phương tiện thủy theo phân cấp tại Quyết định số 1330 của Bộ GTVT.

- Kiểm tra cấp giấy chứng nhận ATKT - BVMT cho phương tiện thủy theo phân cấp quản lý.

- Thẩm định dự toán, giám sát sửa chữa phương tiện vượt sông (vốn sự nghiệp)

- Kiểm tra, thẩm định thiết kế hoán cải xe cơ giới đường bộ theo phân cấp quản lý.

Cán bộ nhân viên:

- Tháng 1/1990 - 12/1996, Ô. Nguyễn Minh Kiên làm trưởng phòng.

- Nhân viên: Phạm Xuân Kiên, Tống Đăng Trình, Nguyễn Xuân Thiện, Cao Văn Thân, Lê Đức Thịnh.

1998 - 2004

- Sáp nhập phòng vận tải và Đăng kiểm kỹ thuật gọi là Phòng vận tải đăng kiểm



Chức năng:

+ Quản lý nhà nước về vận tải, công nghiệp

+ Đăng kiểm kỹ thuật phương tiện thủy theo phân cấp quản lý.

+ Đăng ký xe máy chuyên dùng.



Cán bộ nhân viên

- Ô. Nguyễn Văn Hy làm Trưởng phòng phụ trách các công việc về lĩnh vực vận tải.

- Ô. Minh Kiên làm phó phòng phụ trách các công việc về lĩnh vực Đăng kiểm kỹ thuật.

- Nhân viên gồm các ông: Xuân Kiên, Thân, Thiện, Trình, Mai, Vui.



2004 - 2005

- Tên gọi: Phòng Quản lý vận tải - Đăng kiểm kỹ thuật.



Chức năng:

+ Quản lý nhà nước về vận tải, công nghiệp

+ Đăng kiểm kỹ thuật phương tiện thủy theo phân cấp quản lý.

+ Đăng ký xe máy chuyên dùng.



Cán bộ nhân viên

- Ô. Nguyễn Văn Hy nghỉ chữa bệnh.

- Ô. Thân phụ trách phòng.

- Nhân viên gồm các ông: Xuân Kiên, Thân, Thiện, Mai.



8/2005 - 12/2010

- Tên gọi: Phòng Quản lý vận tải - Đăng kiểm kỹ thuật.



Chức năng:

+ Quản lý nhà nước về vận tải, công nghiệp

+ Đăng kiểm kỹ thuật phương tiện thủy theo phân cấp quản lý.

+ Đăng ký xe máy chuyên dùng.

Từ 10/2005 bắt đầu có tuyến xe buyt đầu tiên chạy từ Hải Dương đi Hà Nội.

Năm 2006 có những điểm nổi bật:

- Thực hiện Tổng điều tra các Doanh nghiệp vận tải hành khách bằng phương tiện ô tô trên địa bàn; Toàn tỉnh có 467 ô tô chở khách với 16.573 chỗ ngồi.

- Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ vận tải trên địa bàn giai đoạn 2006 - 2010.

- Thực hện tổng điều tra phương tiện thủy trên địa bàn; Toàn tỉnh có 1532 phương tiện tổng trọng tải 255.000 T và 91.307 CV



Năm 2010 có những điểm nổi bật: - Tổng kết 5 năm thực hiện Đề án phát triển dịch vụ vận tải

+ Đã có 16 tuyến xe buyt (8 tuyến nội tỉnh, 8 tuyến lân cận); có 233 xe buyt với 11.650 chỗ ngồi và đứng.

+ 85 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh cố định; 378 xe ô tô chở khách với 14.600 ghế ngồi và giường nằm.

+ Quản lý hướng dẫn khai thác 556 xe taxi với 2.224 ghế ngồi.

+ Khối lượng hành khách vận chuyển: 11,9 triệu lượt người.

+ Khối lượng hành khách luân chuyển: 777,9 triệu lượt người/km

+ Phương tiện thủy có 2.198 phương tiện với 693.331 T trọng tải và 228.678 CV

Cán bộ nhân viên

- Ô. Nguyễn Hùng làm Trưởng phòng từ 8/2005.

- Ô. Phạm Xuân Kiên làm phó phòng.

- Nhân viên gồm các ông: Thân, Thiện, Mai, Ô. Vũ Sử Vang-2009, Đỗ Huy Hùng-2010)



(Nguồn trích tài liệu: Quá trình hình thành, phát triển của Phòng QLVT-ĐKKT Sở GTVT Hải Dương. Hải Dương, Phòng QLVT-ĐKKT, 2010.- 8tr. đánh máy.)
TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ CÔNG ĐOÀN

NGÀNH GTVT HẢI DƯƠNG (1988 - 2010)
KHÓA IX ĐẢNG BỘ SỞ GTVT HẢI HƯNG

11/1988: Tổng số đảng viên 57 đ/c; BCH Đảng bộ: 7 Đ/C; UBKT: 3 đ/c

Bí thư: Nguyễn Văn Hướng Phó bí thư Lưu Chương Tắc

KHÓA X ĐẢNG BỘ SỞ GTVT HẢI HƯNG

1991: Tổng số đảng viên 58 đ/c; BCH Đảng bộ: 7 Đ/C; UBKT: 3 đ/c

Bí thư: Nguyễn Văn Hướng Phó bí thư Lưu Chương Tắc

KHÓA XI ĐẢNG BỘ SỞ GTVT HẢI HƯNG

1994: Tổng số đảng viên 44 đ/c; BCH Đảng bộ: 7 Đ/C; UBKT: 3 đ/c

Bí thư: Nguyễn Văn Hướng Phó bí thư Lưu Chương Tắc

KHÓA XII ĐẢNG BỘ SỞ GTVT HẢI HƯNG

1996: Tổng số đảng viên 60 đ/c; BCH Đảng bộ: 9 Đ/C; UBKT: 3 đ/c

Bí thư: Nguyễn Văn Hướng Phó bí thư Lưu Chương Tắc

1997 chia tách tỉnh. ĐẢNG BỘ SỞ GTVT HẢI DƯƠNG có

Tổng số đảng viên 53 đ/c; BCH Đảng bộ: 6 Đ/C; UBKT: 2 đ/c

Bí thư: Nguyễn Văn Hướng Phó bí thư Phạm Văn Thoán.

KHÓA XIII ĐẢNG BỘ SỞ GTVT HẢI DƯƠNG

10/1997: Tổng số đảng viên 65 đ/c; BCH Đảng bộ: 7 Đ/C; UBKT: 3 đ/c

Bí thư: Nguyễn Văn Hướng Phó bí thư Phạm Văn Thoán.

Tháng 10/1998, đ/c Nguyễn Văn Hướng chuyển công tác, BCH họp bầu đ/c Phạm Văn Thoán bí thư, đ/c Trần Việt Lương Phó bí thư; bầu bổ sung 01đ/c vào BCH- đ/c Nguyễn Anh Cương)

KHÓA XIV ĐẢNG BỘ SỞ GTVT HẢI DƯƠNG

9/2000: Tổng số đảng viên 72 đ/c; BCH Đảng bộ: 7 Đ/C; UBKT: 3 đ/c

Bí thư: Phạm Văn Thoán. Phó bí thư: Trần Việt Lương

KHÓA XV ĐẢNG BỘ SỞ GTVT HẢI DƯƠNG

8/2003: Tổng số đảng viên 72 đ/c; BCH Đảng bộ: 9 Đ/C; UBKT:3 đ/c

Bí thư: Phạm Văn Thoán. Phó bí thư: Trần Việt Lương

Tháng 3/2004, đ/c Lương mất, tháng 4/2004 BCH bầu đ/c Hồ Đức Linh giữ chức Phó bí thư, không bầu bổ sung BCH- BCH chỉ còn 8 đ/c, không còn Ban Thường vụ.

Tháng 3/2005 bàn giao chi bộ Công ty Tư vấn xây dựng giao thông (CTTVXDGT) về Thành ủy Hải Dương, đ/c Đoán đi, Đảng ủy còn 07 đ/c.

KHÓA XVI ĐẢNG BỘ SỞ GTVT HẢI DƯƠNG

7/2005: Tổng số đảng viên 74 đ/c; BCH Đảng bộ: 9 Đ/C; UBKT:3 đ/c

Bí thư: Phạm Văn Thoán. Phó bí thư: Hồ Đức Linh

Tháng 10/2005 đ/c Nguyễn Anh Cương chuyển công tác, 12/2005 BCH bầu bổ sung đ/c Nguyễn Tá Duân vào BCH.

KHÓA XVII ĐẢNG BỘ SỞ GTVT HẢI DƯƠNG

6/2010: Tổng số đảng viên 103 đ/c; BCH Đảng bộ: 11đ/c; UBKT:4 đ/c

Bí thư: Nguyễn Văn Phú. Phó bí thư: Hồ Đức Linh

Tháng 8/2010 đ/c Nguyễn Văn Phú chuyển công tác. 9/2010 BCH bầu đ/c Lê đình Long làm bí thư Dảng ủy, đ/c Phạm Văn Phượng là ủy viên thường vụ; bầu bổ sung đ/c Nguyễn Đức Huấn vào BCH.

(Nguồn tài liệu: Danh sách BCH Đảng bộ sở GTVT Hải Dương qua các thời kỳ.- Đảng bộ sở GTVT Hải Dương, 21010.- 10 tr. đánh máy)
ĐOÀN THỂ CÔNG ĐOÀN NGÀNH GTVT HẢI DƯƠNG
Tổng số Đoàn viên công đoàn ngành- gần 3.000 người, 42 tổ chức CĐCS (trong đó có 20 CĐCS khu vực ngoài nhà nước).

Từ 1984 đến nay đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tawngj 138 Huy chương và Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn". Chính phủ, Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh tặng 232 bằng khen cho tập thể, cá nhân.

BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN NGÀNH GTVT HẢI DƯƠNG QUA CÁC THỜI KỲ


  • BCH CÔNG ĐOÀN NGÀNH GTVT HẢI HƯNG KHÓA IV (1978 - 1980)

Thư ký: đ/c Nguyễn Hữu, Phó thư ký: đ/c Nguyễn Hải Đảo.

BCH - 19 đ/c



  • BCH CÔNG ĐOÀN NGÀNH GTVT HẢI HƯNG KHÓA V (1980 - 1983)

Thư ký: đ/c Nguyễn Hải Đảo, Phó thư ký: đ/c Mai Đình Vang.

BCH - 19 đ/c



  • BCH CÔNG ĐOÀN NGÀNH GTVT HẢI HƯNG KHÓA VI (1983 - 1985)

Thư ký: đ/c Nguyễn Hải Đảo, Phó thư ký: đ/c Vũ Xuân Việt, đ/c Mai Đình Vang.

BCH - 21 đ/c



  • BCH CÔNG ĐOÀN NGÀNH GTVT HẢI HƯNG KHÓA VII (1985 - 1988)

Thư ký: đ/c Nguyễn Hải Đảo, Phó thư ký: đ/c Đoàn Văn Vẻ.

BCH - 21 đ/c



  • BCH CÔNG ĐOÀN NGÀNH GTVT HẢI HƯNG KHÓA VIII (1988 - 1990)

Thư ký: đ/c Nguyễn Hải Đảo, Phó thư ký: đ/c Hồ Đức Linh.

BCH - 21 đ/c



  • BCH CÔNG ĐOÀN NGÀNH GTVT HẢI HƯNG KHÓA IX (1990 - 1992)

Chủ tịch: đ/c Nguyễn Hải Đảo, Phó chủ tịch: đ/c Hồ Đức Linh.

BCH - 21 đ/c



  • BCH CÔNG ĐOÀN NGÀNH GTVT HẢI HƯNG KHÓA X (1992 - 1998)

Chủ tịch: đ/c Nguyễn Hải Đảo, Phó chủ tịch: đ/c Hồ Đức Linh.

BCH - 21 đ/c



  • BCH CÔNG ĐOÀN NGÀNH GTVT HẢI DƯƠNG KHÓA XI (1988 - 2003)

Chủ tịch: đ/c Hồ Đức Linh, Phó chủ tịch: đ/c Hoàng Thị Thu.

BCH - 17 đ/c

Tháng 5/1999 đ/c Nguyễn Văn Tiền - Phó chủ tịch công đoàn; đ/c Nguyễn Thị Gái - ủy viên thường vụ.


  • BCH CÔNG ĐOÀN NGÀNH GTVT HẢI DƯƠNG KHÓA VII (2003 - 2008)

Chủ tịch: đ/c Hồ Đức Linh, Phó chủ tịch: đ/c Nguyễn Văn Tiền.

BCH - 15 đ/c



  • BCH CÔNG ĐOÀN NGÀNH GTVT HẢI DƯƠNG KHÓA VIII (2008 - 2013)

Chủ tịch: đ/c Hồ Đức Linh, Phó chủ tịch: đ/c Đặng Văn Hùng.

BCH - 15 đ/c

Giữa nhiệm kỳ: - Đ/c Phạm Văn Nhiên, UVTV chuyển công tác.

- Phạm Hữu Tơ - UVBCH nghỉ chế độ

Bầu bổ sung: - Thường vụ công đoàn ngành: Đ/c Đoàn Mạnh Tùy

- BCH bổ sung đ/c Vũ Hồng Cường


(Nguồn tài liệu: Danh sách BCH Công đoàn sở GTVT Hải Dương qua các thời kỳ.- Công đoàn sở GTVT Hải Dương, 21010.- 10 tr. đánh máy)
10-4-2011

Lịch sử những con đường
Theo địa dư cũ, thì đầu cuối TK XIX, đầu XX, Hải Dương có đủ các loại đường theo thông lệ quốc tế, sau khi định lại địa giới, Hải Dương không còn đường và cảng biển, đường hàng không đã có, chủ yếu dùng cho quân sự, không có điều kiện phát huy. Dưới đây là các loại đường, quy mô và quá trình hình thành.

I- Đường thuỷ:

Hải Dương là tỉnh có hệ thống sông ngòi dầy đặc và thuận tiện nhất cho việc khai thác về giao thông. Những sông này độ chênh của mực nước giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các mùa không lớn, không có thác ghềnh, độ sâu trung bình, có các chi nhánh len lỏi vào mọi khu vực, nối liền với hệ thống sông ở châu thổ sông Hồng, Việt Bắc và với biển Đông; ở miền duyên hải có thuỷ triều hằng ngày vào sâu đất liền tới vài chục cây số, lại có gió mùa, tạo điều kiện khá thuận lợi cho các phương tiện giao thông đường thuỷ xuôi ngược quanh năm. Những yếu tố trên đã tạo cho Hải Dương một hệ thống giao thông đường thuỷ rất thuận lợi và trở thành phương tiện giao thông chính trong suốt chiều dài lịch sử cho đến cuối TK XIX. Theo tài liệu khảo sát năm 1900, Hải Dương có 305km đường thuỷ trên các tuyến sông của tỉnh, các loại thuyền máy có thể đi bất cứ lúc nào, nghĩa là quanh năm đều có thể hoạt động.

Những con sông lớn dưới thời đại phong kiến là hệ thông giao thông huyết mạch, tương tự như những đường cao tốc hiện nay. Các công trình văn hoá và thủ công nghiệp thường được xây dựng ven sông. Trong nhiều trường hợp, sông không phải là một yếu tố ngăn cách mà lại là một phương tiện giao lưu, vì thế mà không ít phủ huyện có địa giới ở hai phía bờ sông như: Chí Linh ở về hai phía sông Kinh Thày; Thanh Lâm có 15 xã phí tây sôngThái Bình, nay thuộc huyện Lương Tài; huyện Đường An có một số xã thuộc phía nam sông Cửu An,... Sau khi bị thực dân Pháp xâm lược, chính quyền đô hộ điều chỉnh lại địa giới, trong nhiều trường hợp biến các con sông thành địa giới. Trong một thế kỷ qua, do hệ thống đường bộ và các công trình thuỷ lợi phát triển, đê, đập bao quanh, ngăn chặn các dòng sông, làm cho hệ thống sông ngòi tù đọng, nhiều dòng sông đã chết, thậm chí bị san lấp, nếu không còn bản đồ cổ thì không thể nhận dạng chúng trên bản đồ hiện đại, cũng vì thế mà không thể hiểu giao thông đường thuỷ ở những thế kỷ trước. Những dòng sông hiện còn thì lưu lượng, độ sâu giảm hẳn, vành đai nước lợ lui dần về hạ lưu, ảnh hưởng của thuỷ triều cũng yêú hơn; thêm vào đó là hệ thống cầu cống dầy đặc, cản trở dòng chẩy và giao thông. Tất cả những biến động nói trên đã ảnh hưởng sâu sắc đến giao thông đường thuỷ tại địa phương. Dưới đây là những con đường chính trong lịch sử, trong đó đến nay vẫn còn một bộ phận phát huy tác dụng. Trước khi khảo cứu những đường sông cụ thể, chúng ta cần biết cách đặt tên sông trong lịch sử. Thời cổ và trung đại, một con sông thường có rất nhiều tên, dòng chẩy qua địa phương nào hay bến sông nào lại có tên riêng của đoạn ấy, khác với đặt tên sông theo địa lý hiện đại, nếu không nắm chắc đặc điểm này chúng ta dễ hiểu sai những vấn đề lịch sử và địa lý.

Bến trong giao thông là nơi đi và đến của các phương tiện giao thông để nhận và trả khách và hàng hoá, đó là đầu mối giữa đường thuỷ và đường bộ. Có bến sông và đò ngang tất có đường bộ đi qua. Trên sông, tầu, thuyền nào cũng phải có bến đỗ để trả và nhận hàng hoá và hành khách. Nói đến bến sông không phải bến nào cũng có chức năng vận chuyển qua sông- đò ngang và vận chuyển dọc sông- dò dọc, có bến chỉ có một chức năng, nơi đi và đến của đò ngang hay đò dọc. Những bến có lưu lượng tầu, thuyền, xe cộ lớn, vận chuyển đến và đi nhiều hàng hoá và hành khách, có thiết bị chu đáo gọi là cảng. Mỗi bến và cảng ở Hải Dương đều có đặc điểm và lịch sử riêng, có thời phồn thịnh, có thời tàn tạ khi không còn vai trò lịch sử. Tất cả những sự kiện đó sẽ được ghi khái lược trong chương này.



1- Đường sông Thái Bình: sông Thái Bình là con sông lớn nhất đi qua địa giới của tỉnh 63 km, từ Phả Lại đến bến phà Quý Cao. Sông này đi qua các bến: Phả Lại, Bình Than, Nhạn Loan, ngã ba Lấu Khê, Kênh Vàng, Tiên Kiều, Đồng Niên, Hàn Giang, Phú Lương,( cảng) Cống Câu, ngã ba Gùa, ngã ba Mía..., điểm cuối cùng trên đất Hải Dương là bến Quý Cao (Tứ Kỳ), tiếp đó chẩy qua Vĩnh Bảo rồi ra biển theo cửa Văn úc. Thượng lưu sông Thái Bình còn có tên là sông Lục Đầu, vì ở đây trong khoảng 10km, có tới 6 nhánh sông hội tụ, tạo nên mạng giao thông rất thuận tiện, bao gồm: sông Lục Nam, sông Thương, sông Cầu, sông Đuống, hạ lưu là sông Kinh Thầy, sông Thái Bình. Đoạn sông này thời Trần còn có tên là sông Bình Than, Nguyễn Trãi viết: "Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước"(Bình Ngô đại cáo). Đoạn qua thành phố Hải Dương, thời Lý Trần còn có tên là Nam Sách giang, đó cũng là một lý do ra đời địa danh Nam Sách giang vào thời đại này. Bia Thanh Mai thời Trần viết:" Đồng Kiên Cương quê ở Nam Sách giang". Thời Lê còn có tên là Hàm giang...Sông Thái Bình không chỉ là đường thuỷ trọng yếu của tỉnh và quốc gia mà còn mang nguồn nước, nguồn phù sa lớn nhất, tốt nhất, bồi đắp và tưới tiêu cho đồng ruộng, đồng thời còn là nguồn thuỷ sản to lớn nuôi sống cư dân trong suốt chiều dài lịch sử.

Chiều rộng trung bình của sông từ 200 mét đến 400 mét, đoạn cầu Phú Lương 380m. Chiều sâu trung bình (1900) trên 8m, mùa nước tới trên 10m, nhiều đoạn sâu 16m(báo cáo của Công sứ Pháp năm 1900); cuối TK XX, độ sâu chỉ còn: 5- 7m. Tốc độ nước chảy: .....m/giây.

Loại tầu thuyền qua lại được: 200 - 300 tấn. Hiện nay, sông Thái Bình vẫn là một đường thuỷ trọng yếu của tỉnh, nối liền với các tỉnh miền châu thổ, trung du, thượng du và biển Đông.

Bãi sa bồi lớn trên sông Thái Bình:

- Bãi Đại Than, nay thuộc xã Cao Đức(Gia Bình).

- Bãi Nhị Châu, trước TK XX, có 2 xã: Nhị Châu và Ngọc Uyên, thuộc Thanh Lâm, năm 1898 đã tiến hành đắp đập nối liền với tỉnh lỵ Hải Dương.

- Bãi Sét hay soi Sét, thuộc xã Thanh Hải ( Thanh Hà).

- Bãi Vực hay soi Vực thuộc xã Tứ Xuyên (Tứ Kỳ).

Những bãi bồi nói trên, về mặt nông nghiệp có thể tăng thêm diện tích canh tác, nhưng về giao thông là những chướng ngại, cản trở dòng chẩy về mùa nước, thuyền bè dễ mắc cạn về mùa đông, những người đi đường sông rất cần hiểu biết về những chướng ngại này.



Những bến đò và cầu lớn trên sông Thái Bình:

- Bến Đồng Việt hay đò Vạn, xưa không chỉ là bến đò ngang mà còn là một bến đò dọc giao lưu giữa miền ngược và miền xuôi, một bến cửa rừng, (nay là một bến phà trọng yếu, nối Hải Dương với Bắc Giang trên cung đường ngắn nhất).

- Bến Phả Lại, đây là bến sông đã có hàng nghìn năm lịch sử, đến TK XX là một bến phà lớn, năm 2002 đã có cầu, nối liền đường 18, Bắc Ninh đi Hải Dương, Quảng Ninh(dài 1123m, rộng 15m).

- Bến Bình Than- Nhạn Loan, đây là bến sông đã đi vào lịch sử trên con đường thượng kinh của miền Đông Bắc. Bình Than thuộc hữu ngạn, tại ngã ba sông Đuống và Lục Đầu, ở đây có hành cung và đền thờ Cao Lỗ, thuộc xã Cao Đức (Gia Bình). Tại đây, tháng 11 năm 1282, vua Trần đã đến nghỉ tại hành cung để chuẩn bị Hội nghị vương hầu, bách quan tại Trần Xá loan, tức vụng Trần Xá, tìm kế sách giữ nước. Hữu ngạn là bến Nhạn Loan hay còn gọi là bến Triều Dương, bến sông đã trở thành một di tích lịch sử, nhiều thơ ca đã nói tới, đến cuối triều Lê được xếp vào hàng Chí Linh bát cổ, nay thuộc làng Lý Dương, xã Nhân Huệ (Chí Linh). Bia Chí Linh bát cố, ghi đây là bến sông Thục An Dương vương cùng con gái chạy ra phía biên khi bị Triệu đã tấn công. Đến thời Trần Trần Khánh Dư thất sủng cũng bán than tại đây.

- Bến Hoàng Kênh(Gia Bình) là một bến đò dọc, tầu thuyền thường màn tại đây lấy khách lên Bắc về Nam.

- Bến Mỹ Xá(Nam Sách), đối ngạn là làng Giám(Cẩm Giàng-nay đã di chuyển), đây là bến xuất khẩu đồ gốm sầm uất suốt 2 thế kỷ(XV-XVI). Bến Mỹ Xá theo sông Kè Đá( nay đã mất) vào Chu Đậu, một trung trâm sản xuất gốm cao cấp xuất khẩu ở TK XV-XVI nổi tiếng một thời.

- Bến Uông Thượng, nay thuộc xã Minh Tân(Nam Sách) nối sang đất Cẩm Giàng.

- Bến đò Uông Hạ, hay đò Rọ, đối ngạn là xã Việt Hoà(T.P Hải Hương).

- Bến Hàm Giang hay Hàn Giang, nối thành phố Hải Dương với Nam Sách từ nhiều thế kỷ trước, TK XIX về trước, bến ở phía thượng lưu trên 1km so với vị trí hiện nay, đây không chỉ là một bến đò ngang mà còn là một bến đò dọc. Thời phong kiến là nơi xảy ra nhiều sự kiện lịch sử. Thời chống Mỹ, là bến phà, rồi cầu phao trọng yếu, thay cho cầu Phú Lương bị đánh phá. Khi cầu Phú Lương thứ hai hoàn thành(1996), bến không chỉ là đò ngang mà còn là bến của vật liệu xây dựng.

- Bến Mạn Nhuế: Sông Thái Bình có một nhánh vào Mạn Nhuế, đến tận chợ huyện lỵ Thanh Lâm, đây không chỉ có bến đò ngang mà còn là một bến đò dọc chuyên chở hàng hoá đi và đến chợ huyện. Bến này ngừng hoạt động từ năm 1942, khi đắp đê sông Thái Bình.

- Bến Cập Nhất nối Thanh Hà với Tỉnh lỵ Hải Dương qua Ngọc Uyên, trên con đường 190, năm 1902, khi cầu Phú Lương nối liền hai bờ thì đò này không còn lưu thông nữa. Đến thời chống Mỹ, cầu Phú Lương bị đánh phá, đò lại được khôi phục, gọi là đò Gốc Mít, nhưng chỉ tồn tại trong thời gian chiến tranh. Tuy nhiên, tại Ngọc Uyên, cách cầu Phú Lương chừng 500m, vẫn có một bến đò dọc, tầu thuyền thường màn nhận khách, nhất là vào dịp lễ hội đền Kiếp Bạc. Thời chống Mỹ, khoảng giữa đò Cập Nhất với cầu Phú Lương có một cầu phao đặc biệt, giành cho tầu hoả chở hàng quân sự vào ban đêm.

- Cảng Cống Câu, ở đông nam thành phố Hải Dương, thuộc phường Hải Tân, hình thành sau ngày miền Bắc được giải phóng, phát triển mạnh thời chiến tranh chống Mỹ, nay là cảng sông lớn nhất của tỉnh.

- Bến Đồng Neo từ Tiền Tiến(Thanh Hà) sang Ngọc Sơn(Tứ Kỳ).

- Bến Phượng Đầu(Thanh Hà) hay đò Lạng, nối Thanh Hà với Từ Kỳ tại làng Bình Lãng.

- Bến Sĩ, nối Phượng Hoàng với Ngưu Uyên, nôm gọi là Vực, (Tứ Kỳ).

- Bến Gang, Thanh Hồng(Thanh Hà), sang (Tứ Kỳ).

- Bến Thiệu Mỹ hay bến Cựu, từ Vĩnh Lập (Thanh Hà) sang Tiên Lãng (Hải Phòng. Thời chống Mỹ bến này có phà.

- Bến Quý Cao, trên đường 10, năm 2002, đã có cầu nối liền với Vĩnh Bảo.

Phần hạ lưu còn nhiều bến lớn, nay thuộc Hải Phòng.



tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương