Lịch sử lại tái diễn



tải về 30.15 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích30.15 Kb.
#34143
Lịch sử lại tái diễn

Lữ Giang

Một đọc giả ký tên là Đông Triều, vừa gởi lên các diễn đàn Intrnet một bài dưới đầu đề “Một thời ở Afghanistan”, mô tả những chuyện mắt thấy tai nghe ở Afghanistan. Đông Triều không phải là một chính trị gia hay một nhà phân tích chính trị, ông chỉ là một người đi lao động ở Afghanistan, “một tay ngang”, nên tầm nhìn của ông rất giới hạn, nhưng những điều ông ghi lại cũng đủ cho chúng ta thấy tại sao Anh, Nga, rồi Hoa Kỳ và NATO đều thua ở Afghanistan, đó là hai lý do chính sau đây: Lý do thứ nhất là địa lý và thời tiết ở Afghanistan quá khắc nghiệt. Lý do thứ hai là tôn giáo.

Xin mời nghe ông Đông Triều kể chuyện.

MỘT THỜI Ở AFGHANISTAN

Dưới đầu đề “Một thời ở Afghanistan”, Đông Triều viết:

Tôi đến Afghanistan, căn cứ quân sự Mỹ đóng tại Bagram, nằm về hướng tây nam, gần các biên giới Trung cộng, Pakistan, Liên xô, Ấn độ, ngày 16 tháng 11 năm 2004. Làm việc cho hãng KBR, với tư cách là một nhân viên dân sự, thuộc các ngành nghề như; thợ điện, nước, sửa xe, thợ mộc xây dựng doanh trại... Thế mà đã gần một năm, tôi cố gắng viết về vùng đất nghèo, khô cằn sỏi đá và khói lửa nầy, vì thì giờ quá eo hẹp, làm việc mỗi ngày hơn 12 tiếng. Mùa đông thì băng tuyết lạnh lẻo, mùa hè thì nóng khủng khiếp và bão cát, làm cho con người, không muốn làm việc, ngoài chuyện tìm một chỗ nào đó để trốn lạnh, trốn nắng hay trốn bão cát. Nắng ở vùng Trung đông nói chung, còn riêng về vùng Afghanistan thì thuộc về ''Trung Á, Afghanistan central Asia'', so với VN thì nóng hơn nhiều, còn có những trận bão cát kinh hồn, thời tiết quá khắc nghiệt. Người dân Afghanistan thì chịu cảnh nghèo khổ, đói rách, giặc giã bom đạn... Làm cho họ thiệt thòi gánh chịu những đau khổ của một đất nước chưa bao giờ biết thế nào là tự do, dân chủ, nhân quyền, hạnh phúc, âm no và bình yên.

Nơi tôi ở là Bagram, Afghanistan, nhưng thục sự không có dịp để đi ra những khu phố xá, khu cư dân đông đúc. Vì vấn đề an ninh tôi không được phép đi ra khỏi căn cứ, nhưng có tiếp xúc với những người dân được phép vào trại để phụ làm những công việc nặng nhọc như khuân vác, dọn dẹp sạch sẽ chung quanh doanh trại. Nếu trường hợp, có công tác đi xuống Kabul, thì đi theo đoàn xe của quân đội Mỹ. Hầu hết những nhân viên của hãng KBR chỉ tiếp xúc với người dân Afghanistan khi họ vào trại làm việc.

Riêng tôi, có 10 người đi theo làm việc và một thông dịch viên, cho nên có thời gian nhàn rỗi, tôi có hỏi anh chàng thông dịch về con người và đất nước Afghanistan thì anh ta trả lời với tôi: ''Đất nước của chúng tôi, triền miên khói lửa, cha và anh tôi, chết trong trận chiến đánh với Liên xô, gia đình phải chạy qua tỵ nạn gần ở Pakistan, người đàn bà con gái không được phép tiếp xúc vơi người ngoại quốc, phần đông là theo đạo Hồi''.

Trong căn cứ, cũng thường hay tổ chức chợ trời vào cuối tuần cho người dân Afghanistan đem hàng vào bán, phần đông là các mặt hàng của Trung cộng, Pakistan, Ấn Độ, Afghanistan... Ở một khu đất trống riêng biệt, để người lính Mỹ cũng như nhân viên của hãng KBR có dịp mua những món quà gởi về cho gia đình. Dĩ nhiên chợ trời nầy được sự kiểm soát của MP, kiểm soát các mặt hàng của người dân mang vào bán rất cẩn thận, chợ trời nầy chỉ diễn ra vài tiếng đồng, tử 9 giờ sáng cho đến 1 hay 2 giờ chiều là chấm dứt.

Ở Afghanistan có 5 căn cứ quân sự; Karbul, Kandeha, Salano, Kasi và Bagram. Căn cứ Bagram là căn cứ quân sự của quân đội Mỹ, có sân bay lớn nhất và quân đội Đồng minh. Tại doanh trại Bagram, nơi tôi làm việc, tiếp nhận các mặt hàng về quân sự, cũng như thực phẩm để phân phối cho các trại khác như ở Karbul, Salano, Kasi. Phần đông nhân viên KBR và quân đội sử dụng xe dân sự như xe Pickups truck, xe Van Toyota hay xe van Mercedes mới toánh để chuyển chở hàng, cũng như nhân viên KBR và quân đội dùng để di chuyển hay đi hành quân, thực sự ra, đây cũng là một cách tiết kiệm tiền bạc cho ngân quỷ của bộ quốc phòng Mỹ. Nếu xử dụng những chiếc xe Hummer trong doanh trại có thể là phung phí, vì những chiếc xe nầy trang bị những dụng cụ quân sự tối tân và đắt tiền hơn nhiều, giá trị có thể lên đến hàng trăm ngàn Mỹ kim. Nó chỉ thích hợp và hữu dụng trên chiến trường. Ngược lại quân đội Mỹ xử dụng chiếc xe Toyota, Mercdes mới toanh chỉ có 4 hay 5 chục ngàn Mỹ kim mà thôi, nó thích hợp cho việc di chuyển nhanh, gọn nhẹ, lại đở hao xăng. Những người lính Đồng minh như; Anh, Pháp, Úc, Đại Hàn… Đứng nhìn những nhân viên KBR và quân đội Mỹ xử dụng những chiếc xe mới tinh của hãng Toyota của Nhật hay Mercedes của Đức.

Các căn cứ tại Afghanistan là nơi đồn trú các quân sĩ Đồng minh như, Anh, Pháp, Đức, Nhật... làm việc và cư ngụ. Cũng giống như các căn cứ Mỹ trước năm 1975 tại VN, dân Việt xin vô làm việc, gọi là làm sở Mỹ. Vì vấn đề an ninh cho Quân đội cũng như nhân viên KBR, MP, Mỹ kiểm soát người dân Afghanistan vào làm việc trong căn cứ rất kỷ. Người dân Afghanistan muôn vào làm việc trong căn cứ phải trải qua nhiều lần điều tra hồ sơ lý lịch, phỏng vấn đôi ba lần. Trước khi họ đi vào trại làm việc phải đi qua ba cổng, cổng 1 máy dò chất nổ, cổng hai là kiểm soát bằng quân khuyên, cổng ba là các quân nhân MP, Mỹ lục soát từng cá nhân rất kỷ. Việc thuê mướn người dân Afghanistan rất là phiền toái, cứ 1 toán 10 ngườ là phải có một thông dịch viên, đi kèm với một người lính Mỹ hay nhân viên KBR để đi làm việc trong doanh trại. Sự an toàn đến mức độ như vậy mà trước đây ở Ira có một thông dịch viên mang chất nổ vào nhà ăn đã sát hại rất nhiều người chết và bị thương. Hãng KBR do bộ quốc phòng Mỹ trả tiền cho các nhân viên, cho nên họ đã bao thầu hết tất cả mọi công việc dân sự trong căn cứ. Như vậy người lính Mỹ chỉ lo việc chiến đấu ở chiến trường mà thôi.

Người dân Afghanistan sống triền miên trong lo âu, chiến tranh và nghèo khổ và chỉ biết phục vụ cho tôn giáo của họ là đạo Hồi, mỗi ngày họ phải lạy 5 lần, phải đóng một phần ba số tiền họ làm được hằng tháng cho người thủ lãnh đạo giáo, luật lệ rất khắt khe, nếu bỏ đạo thì họ sẽ nhận ngay bản án tử hình, còn việc giao tế với người khác, hấu như hoàn toàn họ không biết. Tôi làm việc với họ có đôi lúc rất bực mình, vì đang làm việc mà họ xin lạy. Ăn nói cộc lốc cọng thêm tánh lười biến, bất cần. Ăn uống rất cực, một cái bánh tráng nướng cuộng tròn với cà chua vằm nhỏ với muối, giống như Tacobel của Mễ, nhà ở thì ở thì làm bằng đất như tổ vò vò.

Có lẽ việc quan trọng nhất đối với họ là thi hành nghiêm chỉnh những giáo điều khắc khe của đạo Hồi chỉ dạy phải lạy 5 lần, thứ nhất lạy 4 lạy lúc 5 giờ sáng, lần thứ hai lạy 10 lạy lúc 1 giờ trưa, lần thứ ba lạy 4 lạy lúc 6 giờ chiều, lần thứ tư lạy 5 lạy lúc 7 giờ tối, lần thứ năm lạy 9 lạy khoảng 8 giờ tối. Nếu lần thứ năm vì lý do nào đó không lạy được thì họ phải lạy bù vào lúc nữa khuya. Trong lúc làm việc tôi phải cho họ ngưng việc để thi hành việc đạo của họ đã nói trên. Công việc nầy cũng làm mất nhiều thì giờ, đôi lúc trể nãi công viêc. Họ trải chiếc khăn trùm đầu hay đeo cổ xuống đất, lấy bốn viên đá đặt ở bốn góc để khăn khỏi bay. Sau đó họ lạy, đứng lên quỳ xuống như chúng ta lạy Phật, mỗi lần lạy là miệng lâm râm khấn vái. Tôi có hỏi anh chàng thông dịch viên là họ đang cầu nguyện gì, thì anh trả lời là họ đang cầu nguyện với thánh Alah. Họ có một lối giữ đạo rất nghiêm túc, nếu không muốn nói đôi khi trở thành cực đoan mê tín. Hãng KBR đã nói qua về các điều lệ của Hồi giáo, là phải cho họ thi hành luật đạo Hồi nếu không thì họ không cọng tác làm việc.

Tôi có tiếp xúc với ông Pawer Mohamed, thông dịch viên, ông khoảng 50 tuổi, ông ta đã sống qua hai thời kỳ chiến tranh, Liên xô với bọn Taliban, Ông kể lại: ''Bạn bè của tôi bị thương và chết rất nhiều, tôi phải chiến đâu trong tình trạng thê lương, thiếu lương thực và đạn dược. Quân đôi Liên xô tàn ác không thua gì quân Taliban, bọn chúng tàn sát, hãm hiệp phụ nữ, chôn sống, chặt đầu... rất hung dữ. Bọn chúng đi đến đâu là dân tôi phải lo chạy di tản hay chui vào các hang động để trốn. Trên đất nước của tôi có đến hằng trăm hố chôn sống người, chưa được tìm thấy. Có nhiều làng dân chúng phải bỏ chạy trốn qua các nước láng giềng như Ấn Độ Urberkistan, Pakistan, Kirgiskitan... để lánh nạn.

Cuộc sống của người dân Afghanistan không giống như các nước hồi giáo khác. Luật Hồi giáo ở đây rất khắc khe gần như cướp hết tất cả quyền tự do của mọi người. Đàn bà không được đi ra ngoài một mình, không đi làm và cấm không được đến các nơi thờ phượng thánh Alhad. chỉ có đàn ông mới được đi vào các đền thờ, trẻ em chưa được cắp sách đến trường. Người đàn bà con gái hầu như trời sinh ở vùng nầy chỉ phục vụ cho chồng, nuôi con và làm việc nhà. Nếu lỡ dang diu với người khác thì bị người đồng đạo ném đá cho tới chết. Ra đường thì họ đi với chồng che mặt lại tựa như những bóng ma ngoài đường. Người đàn ông phải quán xuyến tất cả mọi việc rất cơ cực.

Sau cuộc chiến của quân đội Mỹ và Đồng minh đánh dẹp bọn Taliban, giờ đây đất nước của chúng tôi, tương đối có cuộc sống khá hơn. Người dân có công ăn việc làm, kể cả phụ nữ. Chúng tôi đi làm ở đây lãnh được 90 Mỹ kim mỗi tháng. Số tiền nầy so với các người dân của các nước khác không lớn, nhưng đối với người dân Afghanistan, sau khi chế độ Taliban sụp đổ là một số tiền rất lớn. Người dân Afghanistan rất cám ơn quân đội Mỹ và Đông minh đã cho kiến thiết lại trường học, đường sá, cầu cống, mang lại không khí yên bình tự do, tuy cũng còn một số ít quân Taliban đặt bom mìm phá hoại nhưng hy vọng trong tương lai ngày mai sẽ tươi sáng hơn.

(Hết trích dẫn)



CÁI KHÓ HOA KỲ ĐANG GẶP PHẢI

Hiện nay, Hoa Kỳ đang thực hiện cái mà Kissinger gọi là “một khoảng cách vừa phải” (a decent interval) để tháo chạy khỏi Afghanistan như đã tháo chạy khỏi Việt Nam. Nhưng ở đây Hoa Kỳ đã gặp một khó khăn là Pakistan không chịu để đất nước họ biến thành một con bài thí của Mỹ như Cambodia trước năm 1975, nên việc hình thành “một khoảng cách vừa phải” không dễ dàng. Xin nói rõ “khoảng cách vừa phải” ở đây là một khoảng cách coi được, như 2 năm chẳng hạn, sau khi Mỹ rút, Taliban mới có thể chiếm Kaboul.

Pakistan phải chọn một thế đứng như vậy vì Pakistan không muốn bị biến thành một biển máu khi Mỹ và NATO dùng đất họ để tấn công vào các sào huyệt của Taliban và al-Qaeda, và sau khi Mỹ rút, Pakistan vẫn còn khai thác được Afghanistan khi Taliban chiếm được Kaboul. Đó là điều Mỹ và NATO đã thấy rõ.

Ngày 29.5.2012



Lữ Giang
Каталог: groups -> 10353760
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
10353760 -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
10353760 -> Thơ, nhạc, video, pss đấu tranh: Ý Nga, LỖ trí thâM, Nhóm Dân Chủ Ca, ndt (Võ Bị)
10353760 -> Đại Hội Crawfish Cộng Đồng

tải về 30.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương