Lịch Sử Ðức Phật Thích Ca I. Xã hội Ấn Ðộ vào thời Ðức Phật đản sanh



tải về 42.87 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích42.87 Kb.
#39204
Lịch Sử Ðức Phật Thích Ca

I. Xã hội Ấn Ðộ vào thời Ðức Phật đản sanh:

Vào thời kỳ đức Phật đản sanh, Ấn độ là một nước trong tình trạng phân hóa, tranh giành trong mọi lãnh vực:



  1. Lãnh thổ: Chia thành từng nước nhỏ, nói các thứ tiếng khác nhau, vua chúa khác nhau, binh lính khác nhau và chiến tranh thường xảy ra giữa các nước với nhau.

  2. Học thuật tư tưởng: Có trên 60 phái khác nhau gồm duy thần, duy tâm, duy vật. Luôn luôn tranh cãi nhau.

  3. Tôn giáo: Bà la môn giáo là chính, tạo thành những giai cấp khác nhau. Bà la môn thống trị, Palia là giai cấp hạ tiện, luôn bị áp bức khống chế.

Trong lúc lòng người ly tán, thần quyền ngự trị, xã hội bất công, thái tử Tất Ðạt Ða ra đời như là một sự cần thiết để thống nhất lại nước Ấn Ðộ, thống nhất lại nhân dân.

II. Thái Tử Tất Ðạt Ða là ai?

Trước hết, "Thái tử" cũng là "người" như chúng ta, cũng mang đủ: vui, buồn, lo lắng, thắc mắc, băn khoăn, dằn vặt và chịu đựng được mọi sự khổ đau của xã hội.

Nhưng, "người" có đủ khả năng tiến bộ, tiến bộ đến mức cao nhất - Ðại giác.

Từ sự báo hiệu lúc sinh ra, "trên trời dưới đất, chỉ có cái Ta là cao cả (Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn)" đến ngày đạt thành Ðạo quả, Thái Tử Tất Ðạt Ða đã từng bước đi, từng cử chỉ hành động đã chứng minh được khả năng vô thượng của cái Ta đó. Mỗi một cử chỉ, mỗi một hành động, mỗi lời nói là cả một bài học, là cả một bài thuyết pháp không lời. Ðó cũng là một lối giáo dục; giáo dục bằng hành động.

Học lịch sử của Ðức Phật là biết áp dụng vào nếp sống Ðội Chúng trưởng của mình. Có như thế, chúng ta mới thâu thập được những tinh hoa cho đời sống cá nhân cũng như đoàn thể.

III. Cuộc đời đức Phật Thích Ca:

A. Ðản sinh:

Thái tử Tất Ðạt Ða đã sinh vào giòng họ quý tộc vương giả của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia, giòng họ biết lấy lòng nhân ái để cai trị dân chính, vào ngày rằm tháng tư.

Ðạo sĩ A Tư Ðà sau khi nhìn tướng Ngài và tiên đoán: Nếu làm vua thì bá chủ thiên hạ, nếu xuất gia thì thành Phật, và đạo sĩ đã khóc.

Giòng nước mắt của đạo sĩ A-Tư-Ðà đã là những giọt nước mắt chân thành của bất cứ ai cảm thấy mình không được duyên lành nghe những lời thuyết pháp của vị Ðại-Giác-Ngộ.

Ngày trăng tròn tháng tư là ngày đản sanh của Phật, ngày biểu hiệu cho:



  • Hòa bình - vì đạo Phật là đạo của tình thương.

  • An lạc - vì đạo Phật diệt trừ tham lam, sân hận và si mê, nguồn gốc của chiến tranh.

  • Bình đẳng - vì đạo Phật chủ trương không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, trong máu cùng đỏ; không những chỉ bình đẳng giữa người và người mà bình đẳng ở giá trị tuyệt đối của con người "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Mọi chúng sanh đều có khả năng thành Phật.

B. Thái Tử Tất Ðạt Ða trong thời niên thiếu:

1. Tâm trạng - Mặc dầu được sống trong nhung lụa, trong sự nuông chìu của vua quan nhưng tinh thần Thái Tử không hề được yên ổn mà luôn luôn bị dằn vặt bởi những thực tế của cuộc đời: sự sống, bệnh tật, già nua và chết chóc.

2. Cuộc tranh hùng - Tìm cách giữ con lại với ngai vàng và hi vọng "tơ tình tuy mảnh mà chắc" nên Phụ Hoàng đã lập gia đình cho Thái Tử. Vâng mệnh vua cha, Thái Tử đã phải tham dự một cuộc tranh hùng để có thể cưới được công chúa Da Du Ðà La.

Trong ba cuộc thi, cung, kiếm, cưỡi ngựa; cuộc thi cưỡi ngựa để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá: bài học chinh phục con ngựa ô khó tính. Sự chinh phục dựa trên tình cảm và tình thương là một sự chinh phục có thành quả lâu bền và vững chắc và là một kinh nghiệm mà người điều khiển không thể không suy nghiệm.

C. Thái Tử Tất Ðạt Ða tìm đạo:

1. Ra Ði - Một quyết định cao cả: "Vì chúng sanh ta phải lên đường tìm Ðạo", Thái tử đã ba lần ra đi, bà lần trở lại để nhìn vợ đẹp con thơ lần cuối trước khi rời bỏ cung vàng điện ngọc và cùng với Xa Nặc nửa đêm thắng ngựa Kiền Trắc vượt thành ra đi sau bữa tiệc linh đình . Ðến bờ sông Anoma Thái tử xuống ngựa, cắt tóc, cởi vương bào và trao kiếm cho Xa Nặc trở về báo tin cho Phụ Hoàng biết được ý chí của mình.



  • Cắt tóc tượng trưng cho sự dứt bỏ phiền não nghiệp chướng.

  • Cởi chiếc vương bào, là muốn dứt khoát điạ vị, lợi danh.

  • Vĩnh biệt chiếc gươm báu: không muốn chinh phục đất cát bằng lưỡi kiếm nhọn như Ngài đã nói: "Ta không muốn làm một kẻ chinh chiến, tắm bánh xe trong máu đào của muôn bãi chiến để rồi lưu lại cho hậu thế một kỷ niệm ghê gớm.

2. Học Ðạo - Thái tử đã tìm thầy học đạo. Nghe đâu có thầy giỏi là Thái tử đến đó để học hỏi. Cuối cùng Thái tử tu khổ hạnh với năm vị Sa-Môn. Mỗi ngày chỉ ăn một hạt mè, một hạt đậu, uống nước sông cùng chịu bao nhiêu sự ép xác . Thân hình mòn sức kiệt mà ánh đạo thì vẫn chìm trong bóng tối. Thái tử nhận chân được việc đày đọa thân xác không phải là con đường đưa đến giải thoát. Ngài chọn lấy con đường Trung đạo. Ăn uống trở lại.

Sau khi nhận bát Nê-Hồ của nàng Tu-Xà-Ðề và tắm rửa sạch sẽ ở sông Ni-Liên, Ngài cảm thấy khoan khoái, tinh thần trở lại. Ðến và ngồi tại gốc cây Tát-Bát-La, Ngài phát nguyện: "Dù máu ta có khô, xương ta có mục, ta cũng không rời khỏi chốn này nếu ta không tìm được đạo".

Một lời hứa và chỉ hứa với mình mà thôi nhưng nó có giá trị quyết định. Ý chí, quyết tâm là hai điều kiện cần thiết để thành công.

D. Thái Tử thành Ðạo:

Ngày thứ 49 của thời gian thiền định dưới gốc Ðại Thọ, từ trán Thái tử phóng ra những tia hào quang, dấu hiệu của trí giác. Ma Vương hiện thân của tội lỗi, của phá hoại tìm cách quấy phá. Ðủ mọi thứ Ma vương: Tham, Ái, Nghi, Ngã mạn, Sân hận, Vị kỷ, Phá giới, v.v... nhưng nguy hiểm nhất là ác quỷ dục tình. Nhưng tất cả không làm cho Thái tử mảy may xao động.

Ðầu canh năm, cùng với ánh sáng bình minh , trời và người hân hoan chào mừng vị Ðại Giác Ngộ: Phật Thích Ca Mâu-Ni và cây Tát-Bát-La được mang tên là cây Giác-Ngộ, cây Bồ-Ðề (Bodhi: giác ngộ).

E. Ðức Phật chuyển pháp luân:

Bánh xe được chuyển lần đầu tiên là tại vườn Lộc-Uyển cho năm anh em Kiều Trần Như: Kiều Trần Như, Ác Bệ, Thập Lực Ca Diếp, Ma Ha Nam Câu Ly, Bạc Ðề. Sau đó, hoàng tử Gia Ma cùng với 34 vị quý tộc đến quy y Phật.

Sau khi nhận giáo pháp, 30 vị để tử đi khắp nơi để hoằng pháp lợi sanh.

F. Những ngày cuối cùng:

Rời khỏi vườn Lộc Uyển, Ðức Phật với chiếc gậy nay đây mai đó, đem Giáo pháp của Ngài truyền bá khắp nhân gian, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, trí thức hay đần độn. Tùy lớp tuổi, tùy tâm trạng, tùy trình độ, Ngài dùng những phương tiện riêng và thích hợp với căn cơ của họ... Giai cấp hạ tiện - giai cấp Bà Ly - cũng được Ngài chấp thuận vào giáo hội.

Sau năm mươi năm hóa độ, ngày xã bỏ nhục thân đã đến, Ngài vào rừng Sala dưới hai cây song thọ, an nhiên nhập Niết Bàn. Thọ tám mươi tuổi. Kim thân Ngài được hỏa táng, xương cốt thành xá lợi. Xá-lợi ấy được phân chia khắp các xứ và tôn trí tại các bảo tháp để dân chúng được chiêm ngưỡng.

IV. Những suy nghĩ:

Không như những vị giáo chủ của các tôn giáo khác, Ðức Phật không phải là sứ giả của thần linh, của Thượng Ðế. Từ thân phận con người Ngài đã chiến đấu và chiến thắng để đạt tới Giác Ngộ. Giáo pháp của Ngài là những phương pháp đưa ta đến sự Giác Ngộ ấy. Tự Giác Ngộ là do sự tự lực của ta, Ðức Phật cứu độ chúng ta bằng những phương pháp của Ngài. Những phương pháp ấy được diễn đạt SUỐT CẢ CUỘC ÐỜI NGÀI. Học hỏi ở đời Ngài không phải là học hỏi ở lý thuyết mà là ứng dụng những điều mà Ngài đã ứng dụng. Như thế mới có ích lợi thiết thực, mới đáp ứng được sở nguyện của Ngài.



THE BIOGRAPHY OF SHAKYAMUNI (GAUTAMA) BUDDHA

I. INDIAN SOCIETY DURING BUDDHA’S TIME

India was a nation wrought by domestic turmoil. Competition marked everything.


  1. Political geography: India was divided into many smaller, independent nations, each with its own language or dialect, rulers, and armies. These nations often warred with each other.

  2. Education: There existed over 60 different schools including those of spiritualism, idealism, and materialism. These schools often disagreed with each other.

  3. Religion: Hinduism was the dominant religion, bringing about the caste system of differing social status. The Brahman class ruled; the Palia class the lowest, often oppressed.

During this time of scattered emotions, imperial rule, and injustice, Prince Siddhartha’s birth was essential to the reunification of India and its people.

II. WHO WAS PRINCE SIDDHARTHA GAUTAMA?

First, please note that the Prince was human just as we are, capable of emotions such as happiness, sorrow, worry, question, anxiety, and endurance to withstand the suffering of society. However, as a human, he was capable of improvement until he reached the pinnacle - Maha Buddhi. From his portent at birth, "From the heavens to the Earth, Self is the greatest", until his enlightenment. He has fulfilled and proved himself capable of the title. His demeanor, actions, and words were each a lesson, like a sutra of no words. His actions also served to teach and discipline.

You study the Buddha’s biography so that you may apply that to your role as Ðội Chúng trưởng. Only then can we embrace the essence of our individual lives as well as that of the organization.

III. THE LIFE OF THE BUDDHA

A. Birth

Prince Gautama was born into the noble family of King Suddhodana and Queen Maya, whose lineage ruled with benevolence. On the full moon of the fourth month of the lunar year, the prophet A Tư Ðà examined Gautama’s features and proclaimed: If Gautama becomes king, he will rule the world. If he becomes a monk, he will become a Buddha. With that, the prophet cried.

The tears of the prophet were those whose karma were unfortunate enough to miss the teachings of the Enlightened One. The full moon of the fourth month is the birthday of the Buddha and signifies:


  • Peace - because Buddhism is the religion of compassion

  • Security - because Buddhism strives to eliminate greed, anger, and ignorance which are the causes of war

  • Equality - because Buddhism does not differentiate between humans nor Buddhas: "I am a Buddha; all sentient beings are Buddhas to be." All living beings have the potential to become a Buddha.

B. Prince Siddharttha’s youth

1. State of mind - Despite the luxuries of the palace, the Prince could not live comfortably while his mind raged on about the stages of life: birth, old age, sickness, and death.

2. Test of skills - Trying to find a way to keep the prince with the throne and hopefully entangle him with love, the king set up a test of skills. Obeying his father, the prince participated and won the hand of Princess Yasodhara. Of the three tests consisting of archery, swordsmanship, and horsemanship, the latter test taught us an important lesson: proper respect of the horse. Such respect based on compassion yields results that endure.

C. Prince Gautama seeks enlightenment

1. His departure - With the noble reason "Because of the living beings, I must find salvation", the prince left and returned three times, each time to see his wife and young son. The last time he was accompanied by Sa Nặc(Channa) and his horse Kiền Trắc (Kanthaka); he left the palace after a ball. Upon reaching the river Anoma, the prince dismounted, cut his hair, and removed his royal garb and his sword so that Channa could return and tell the king of the prince’s decision. Cutting his hair symbolizes the elimination of suffering due to karma. The removal of his garb symbolizes his freedom from fame and position. To part with his sword symbolizes his freedom from violence.

2. Religious pursuits - Wherever the prince heard of a reputable teacher, he followed so that he could learn. He ended up studying with five monks. Together they practiced severe forms of asceticism: limiting their diets as well as tormenting their bodies. Malnutrition set in, yet salvation was yet to be found. The prince realized that asceticism was not the way; he chose the Middle Path and restored his diet and health. After receiving a bowl of milk from Sujata and bathing in the Nairanjana, he felt refreshed. Sitting beneath a Bodhi tree, (Tát-Bát-La), he vowed, "Even should my blood run dry and my bones rot away, I will not rise from this place until I attain enlightenment." A single vow to himself, yet it embodied his will and diligence, two qualities needed to succeed.



D. Enlightenment

On the 49th day of meditation beneath the bodhi tree, a halo shone from Gautama, indicating enlightenment. Mara, the embodiment of temptation, sought to prevent Gautama’s enlightenment. Mara tried greed, love, doubt, anger, pride, etc. and even lust. However all attempts were in vain. At the beginning of the fifth period along with the twilight, all welcomed the Enlightened One: Shakyamuni Buddha. The Tát-Bát-La tree came to be known as the Bodhi tree.



E. Propagation of Buddhism

The first sermon was presented at the garden Lộc-Uyển(Sarnatha) for the five brothers of Kiều Trần Như: Kiều Trần Như (Kondanna), Ác Bệ (Assaji), Thập Lực Ca Diếp (Vappa), Ma Ha Nam Câu Ly (Mahànàma), Bạc Ðề (Bhaddiya). After that, Prince Gia Ma along with 34 nobles came to follow the Buddha as disciples. After receiving the dharma, 30 of his disciples dispersed to spread the Buddha’s teachings.



F. His final days

Departing from Sarnatha, the Buddha and his walking stick travelled here and there, bringing his teachings to all without discrimination between wealth, education, class. The Buddha preached according to the listener’s age or education or state of mind, using whatever available and suited the listener’s taste. The Buddha entered the Sala forest and laid beneath two "song thọ" trees and entered Nirvana. He had reached 80 years of age. His body was cremated; his ashes relics. His relics were spread everywhere and brought to shrines where the public could worship.



IV. AFTERTHOUGHTS

Unlike the founders of other religions, the Buddha was not a representative of some deity or god. As a human, the Buddha surmounted his karma and achieved enlightenment. His teachings show us the way to achieve enlightenment. Only one can bring about one’s enlightenment; the Buddha’s teachings only show the way. To study Buddhism not only involves theory, but practice as well.

Họ Và Tên: _______________ Trại Anôma - Ni Liên

Pháp Danh: ________________ Hàm Thụ Ðợt 1

Ðơn Vị: _____________________ Bài Số 3

Số Trại Sinh: ________ Nộp bài: ________

BÀI TRẢ LờI

1./ Tại sao Thái Tử sống sung sướng trong cung điện nhưng vẫn không cảm thấy an vui? (Why did the Prince not feel happy and at ease even though he was living in the luxuries of the palace?) (10 point)

2./ Trên bước đường tầm đạo, tại sao Thái Tử chọn con đường Trung Ðạo cho hướng đi tu tập của mình? (Why did the Prince choose the Middle Path as a way for reaching enlightenment?) (10 point)

3./ Trước khi thành một vị Ðại Giác Ngộ, Thái Tử đã tham thiền dưới gốc cây nào? ở đâu? (Which tree did the Prince sit and meditate on the night of becoming The Enlighten One? Where was it?) (5 point)



4./ Từ trong bài hàm thụ này hoặc gì em đã biết, hãy kể vài sự khác biệt giữa những lời dạy của Ðức Phật và những vị giáo chủ của những tôn giáo khác? (From this lesson or your personal knowledge, list several Buddha's teachings which distinguish Buddhism from other religions.) (10 point)
tải về 42.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương