Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu



tải về 0.72 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.72 Mb.
#65
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1.4Sản xuất lúa

Ngành trồng trọt hiện giữ một vị trí quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 70% GDP nông nghiệp năm 1999. Trong giai đoạn 1990-2002 sản lượng lúa tăng bình quân khoảng 5,2% năm. Đó là kết quả của việc tăng năng suất lúa (1,9% năm) và do tăng diện tích gieo trồng (3,3% năm). Mức tăng trưởng của sản xuất lúa giữa các vùng có sự khác biệt đáng kể. Tốc độ tăng sản lượng cao nhất là ở vùng MNTDPB, DHBTB và ĐBSCL. Năng suất lúa tăng mạnh nhất là ở vùng MNTDPB, DHBTB và ĐBSH. Diện tích gieo trồng lúa ở Tây Bắc và ở DHNTB trong giai đoạn 1990-2002 đã giảm, trong khi đó ở các vùng khác trong cùng thời kỳ lại tăng.


Tốc độ tăng hàng năm (%) của năng suất, diện tích và sản lượng lúa, 1990-2002

Vùng sinh thái

Năng suất

Diện tích trồng

Sản luợng

Đồng bằng sông Hồng

4.33

0.27

4.61

Đông Bắc

5.12

0.67

5.83

Tây Bắc

5.31

-0.20

5.09

Duyên hải Bắc Trung Bộ

5.25

0.28

5.55

Duyên hải Nam Trung Bộ

2.30

-0.31

1.98

Tây Nguyên

2.86

0.99

3.88

Đông Nam Bộ

1.92

1.97

3.93

Đồng bằng sông Cửu Long

1.86

3.31

5.23

Việt Nam

3.03

1.80

4.88

Nguồn: TCTK
Sản xuất lúa của Việt Nam giai đoạn 1990-2002




Năm

% tăng hàng năm

% đóng góp Tăng SL

2000

2002

90-94

95-99

00-02

90-94

95-99

00-02

Sản lượng (1000 tấn) 

Việt Nam

32530

34064

5.22

5.90

2.40

100.0

100.0

100.0

ĐBSH

6587

6685

6.28

8.56

0.80

100.0

100.0

100.0

ĐBSCL

16703

17478

6.39

6.22

2.52

100.0

100.0

100.0

Diện tích gieo trồng (1000 ha) 

Việt Nam

5158

7485

2.23

3.14

-1.18

42.8

53.1

-49.2

ĐBSH

1213

1197

0.35

0.21

-0.66

5.6

2.5

-82.0

ĐBSCL

3946

3814

4.21

5.75

-1.66

65.8

92.5

-66.0

Năng suất (Tấn/ha) 

Việt Nam

6.31

4.55

2.95

2.68

3.59

56.4

45.5

149.8

ĐBSH

5.43

5.59

5.83

8.35

1.46

92.7

97.6

182.5

ĐBSCL

4.23

4.58

2.14

0.42

4.14

33.5

6.8

164.7

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa theo số liệu TCTK

Diện tích gieo trồng lúa của Việt Nam năm 2002 đạt xấp xỉ 7,5 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm tỉ lệ cao nhất (51,3%) sau đó là ĐBSH (19,6%). Hiện nay, năng suất lúa trung bình cả nước đạt 4,55 tấn/ha và sản lượng thóc đạt 34,064 triệu tấn. Bảng dưới đây cho biết về diện tích gieo trồng, năng suất trung bình và sản lượng lúa tính theo vùng trong năm 2002.


Diện tích năng suất & sản lượng lúa theo vùng, năm 2002

Vùng

Diện tích trồng lúa

Năng suất lúa

Sản luợng lúa

 

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

Đồng bằng sông Hồng

1,197

5.59

6,685

Đông Bắc

563

4.14

2,329

Tây Bắc

141

3.21

452

Duyên hải Bắc Trung Bộ

700

4.48

3,139

Duyên hải Nam Trung Bộ

400

4.27

1,705

Tây Nguyên

186

3.28

610

Đông Nam Bộ

486

3.43

1,666

Đồng bằng sông Cửu Long

3,814

4.58

17,478

Việt Nam

7,485

4.55

34,064

Nguồn: TCTK
Các tỉnh phía Bắc chủ yếu làm hai vụ chính: Đông-Xuân và Mùa. Các tỉnh phía Nam phổ biến trồng thêm vụ lúa thứ 3 đó là vụ Hè-Thu. Năng suất lúa Đông-Xuân thường cao hơn năng suất lúa Mùa và Hè-Thu. Năng suất các loại lúa tính trung bình theo vùng được thể hiện ở các bảng và bản đồ sau:
Năng suất lúa 2002 phân theo vụ và vùng sinh thái (tấn/ha)

Region

Đông Xuân

Hè Thu

Lúa Mùa

Chung

Đồng bằng sông Hồng

5.99

na

5.19

5.59

Đông Bắc

4.65

na

3.83

4.14

Tây Bắc

4.94

na

2.68

3.21

Duyên hải Bắc Trung Bộ

5.32

4.15

3.38

4.48

Duyên hải Nam Trung Bộ

5.08

4.32

3.14

4.27

Tây Nguyên

4.28

2.44

2.87

3.28

Đông Nam Bộ

4.16

3.38

3.12

3.43

Đồng bằng sông Cửu Long

5.70

3.94

3.42

4.58

Việt Nam

5.51

3.93

3.85

4.55

Nguồn: TCTK

H

ình 6:

H

ình 7:


H

ình 8:

Sản xuất lúa ở ĐBSH chủ yếu bằng phương pháp gieo cấy mạ, trong khi đó ĐBSCL xạ lúa lại là hình thức được áp dụng phổ biến. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến lượng thóc giống sử dụng ở ĐBSCL nhiều hơn ở ĐBSH.


Có rất nhiều giống lúa cao sản đã được nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất. Các giống lúa địa phương vẫn được các hộ nông dân duy trì do có chất lượng hạt cao. Lúa lai cũng được trồng ngày một rộng rãi hơn, đặc biệt là ở ĐBSH.
Việt Nam đã sản xuất dư thừa lúa gạo so với nhu cầu tiêu dùng trong nước, và đã trở thành nước xuất khẩu gạo quan trọng kể từ 1990 đến nay. Năm 2001, lượng gạo xuất khẩu đạt khoảng 3,56 triệu tấn, tăng hơn so với lượng xuất khẩu 3,37 triệu tấn của năm 2000, tuy nhiên thấp hơn nhiều so với mức xuất khẩu kỷ lục 4,6 triệu tấn của năm 1999.
Cân đối tiêu dùng lương thực có thể ước tính dựa trên một số giả định về các hệ số tiêu dùng lúa gạo cho các nhu cầu tiêu dùng khác nhau, bao gồm cả tỉ lệ để giống, tỉ lệ hao hụt sau thu hoạch và cho chăn nuôi gia súc. Ngoài ra còn phải xác định tỉ lệ xay xát (từ thóc sang gạo trắng) cũng như xác định mức tiêu dùng gạo theo vùng và tỉnh.

  • Lượng thóc để giống tại các hộ nông dân ước tính vào khoảng 4-5% sản lượng. Con số ước tính này dựa theo kết quả của Dự án nghiên ngành giống 1999 do Chính phủ Thuỵ Điển tài trợ (DANIDA-MARD). Lượng thóc để giống giao động giữa Bắc Bộ (trồng lúa bằng cấy mạ 125kg/ha) và Nam Bộ (gieo vãi bằng hạt trực tiếp 170kg/ha).




  • Tổn thất sau thu hoạch dựa theo ước tính của Viện Công nghệ sau thu hoạch là khoảng 10%. Con số này tương đối cao vì phải tính đến việc các hộ nông dân qui mô nhỏ làm khô thóc bằng phương pháp phơi nắng truyền thống, cũng như xay xát gạo chủ yếu tại các cơ sở xay xát địa phương quy mô nhỏ.

  • Tỉ lệ thóc để lại làm thức ăn chăn nuôi ước khoảng 4% sản lượng. Đây cũng chỉ là một con số ước đoán vì thực tế không có số liệu. Viện Công nghệ sau thu hoạch ước tính tỉ lệ thóc sử dụng làm thức ăn gia súc khoảng 5,4% ở ĐBSCL, tuy nhiên ở các vùng khác có thể thấp hơn.




  • Theo ước tính của Viện Công nghệ sau thu hoạch, tỉ lệ xay xát từ lúa ra gạo là khoảng 66%. Con số này đã tính đến thực tế là việc xay xát thóc gạo chủ yếu dựa vào các cơ sở chế biến xay xát quy mô nhỏ ở các địa phương.




  • Mức tiêu dùng lương thực gạo có thể được tính theo 2 cách. Cách thứ nhất, nhu cầu gạo lương thực có thể được ước tính dựa vào số liệu điều tra mức sống 1997-98 của TCTK: mức tiêu dùng ở nông thôn là 13,24 kg/người/năm và ở thành thị là 10,04 kg/người/năm. Tổng mức tiêu dùng của tỉnh hay vùng được tính bằng cách nhân mức tiêu dùng hàng tháng bình quân trên 1 khẩu với 12 tháng trong năm để được mức tiêu dùng trong một năm của 1 khẩu bình quân, sau đó nhân với mức dân số của tỉnh hay vùng. Như vậy bình quân chung nhu cầu tiêu dùng lương thực cả năm của một khẩu là 149,37 kg. Con số này có thể là một ước tính thấp vì chưa kể đến lượng gạo tiêu dùng ở ngoài hộ gia đình. Hoặc dựa theo kết quả điều tra kinh tế - xã hội năm 2001 do Bộ NN&PTNT thực hiện trong khuôn khổ của Dự án Thông tin An ninh Lương thực do FAO tài trợ, mức tiêu dùng gạo cả năm tại hộ và ngoài hộ là 178kg/khẩu. Cách thứ hai, mức tiêu dùng có thể ước tính như là phần dư của sản lượng thóc sau khi đã trừ đi các khoản để giống, hao hụt, TAGS và xuất khẩu.


Tiêu dùng lúa gạo ở Việt Nam




Unit

1975

1980

1985

1990

1995

2000

2001

2002

Sản lượng lúa

Tr. tấn

10.3

11.6

15.9

19.2

25.0

32.5

32.1

34.1

Thóc giống

Tr. tấn

0.721

0.846

0.859

0.915

1.036

1.187

1.157

1.156

Thóc hao hụt & TAGS

Tr. tấn

1.441

1.631

2.220

2.692

3.495

4.554

4.495

4.769

Xuất khẩu gạo

Tr. tấn

-0.3

-0.2

-0.3

1.6

2.0

3.5

3.7

3.2

Dân số

Tr. ng.

48.0

53.6

59.9

66.0

72.0

77.6

78.7

79.7

Thóc lương thực & TAGS

Tr. tấn

9.0

9.9

13.9

13.9

18.4

22.8

22.1

24.6

% SL tiêu dùng trong nước

%

94.4

92.6

92.9

77.2

77.9

73.8

72.4

75.6

Tiêu dùng gạo trên khẩu

kg/ng.

118

117

146

132

160

183

175

192

SL gạo b/q trên khẩu

kg/ng.

141

143

175

192

229

277

269

282

Tiềm năng XK gạo ở mức tiêu dùng 147kg/ng.

Tr. tấn

-1.6

-1.8

-0.3

0.7

3.0

6.4

6.0

7.0

Nguồn: TCTK

Ghi chú: Mức tiêu dùng gạo 147kg/người căn cứ theo mức năng lượng cần đảm bảo duy trì là 2350 calo/người/ngày
Bảng 27 cho thấy mức cân đối lương thực gạo theo vùng dựa theo kết quả điều tra mức sống của TCTK, hoặc sử dụng số liệu của Dự Án Thông tin An ninh lương thực của FAO. Do khi thử áp dụng mức tiêu dùng gạo theo ước tính của FAO (Dự Án Thông tin An ninh Lương thực) để tính cân đối lương thực thì số kết dư sẽ khoảng 3,5 triệu tấn gạo (gần xấp xỉ với mức gạo xuất khẩu trong năm điều tra) nên con số ước tính của FAO sẽ được sử dụng trong phân tích thay vì căn cứ theo số ĐTMS tại hộ của TCTK.
Bảng 27 và hình 17 cho thấy ngoại trừ ĐBSH (có đôi chút dư thừa) và ĐBSCL, tất cả các vùng còn lại đều thiếu gạo. ĐBSCL có mức sản xuất gạo dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng là khoảng 5,8 triệu tấn. Gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu lấy từ số gạo sản xuất tại ĐBSCL, phần dư thừa còn lại sẽ chuyển cho các vùng thiếu lương thực khác theo đường bộ hay đường sắt. Mức cân đối lương thực cả nước giai đoạn 1990-2001 được thể hiện trong Bảng 28, cân đối lương thực chi tiết theo tỉnh 1999-2001 được đưa vao Bảng 34-41 và Hình 17.
Kể từ năm 1996 đến nay khi mà cơ chế hạn ngạch xuất khẩu đã được nới lỏng, số lượng gạo có thể sử dụng cho xuất khẩu đã tăng gấp đôi. Sản xuất lúa gạo tăng một phần là do tăng năng suất lúa, đặc biệt là lúa vụ Đông-Xuân và vụ Mùa, nhưng một phần cũng là nhờ tăng diện tích lúa vụ Đông-Xuân và vụ Hè-Thu. Do lúa vụ Hè-Thu chỉ tăng về diện tích, còn năng suất lại không tăng, cho nên có thể rút ra kết luận là năng suất trồng lúa tăng chủ yếu là nhờ vào lúa vụ Đông-Xuân và lúa vụ Mùa.
Đối với cây lúa, việc tăng năng suất cây trồng không thể chỉ nhờ có giống tốt, mà còn do phát triển thuỷ lợi, cải thiện dinh dưỡng cây trồng, và cải tiến công tác quản lý. Tốc độ tăng năng suất lúa có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng sinh thái, đặc biệt là giữa ĐBSCL và các vùng còn lại trong cả nước. Trong khi tốc độ tăng năng suất lúa ở ĐBSCL giảm từ 2,1% xuống còn 0,4%, thì các vùng khác lại tăng trung bình từ 4 lên 5%. ĐBSCL chiếm trên 50% tổng sản lượng lúa cả nước và là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, trong khi các vùng khác chỉ sản xuất vừa đủ hoặc thiếu. Năng suất lúa của ĐBSCL trong vòng 5 năm gần đây (1998-2002) ổn định trong khoảng 4,1 - 4,6 tấn/ha, trong khi đó tại ĐBSH năng suất lúa đã tăng từ 4,5 lên đến 5,6 tấn/ha. Sản lượng lúa của ĐBSCL trong thập kỷ 90 tăng mạnh nhưng chủ yếu là nhờ tăng diện tích hơn là do tăng năng suất. Các vùng khác (ngoại trừ Đông Nam Bộ) thì ngược lại.
Bảng 28 cho thấy, các giả định về tỉ lệ hao hụt, tỉ lệ xay xát và đặc biệt là mức tiêu dùng gạo bình quân đầu người là những yếu tố rất quan trọng, quyết định mức cân bằng lương thực thừa hay thiếu đối với từng vùng.

Hiện chưa có bằng chứng đầy đủ để chứng tỏ tỉ lệ hao hụt và tỉ lệ xay xát gạo đã được cải thiện nhiều trong mấy năm qua (Mặc dù việc đầu tư phát triển các nhà máy xay xát hiện đại qui mô lớn vẫn đang tiếp diễn, song đại đa số các cơ sở chế biến xay xát gạo vẫn chỉ là quy mô vừa và nhỏ). Cho nên mọi sự thay đổi trong cân đối lương thực chủ yếu được giả định là do có sự thay đổi về mức tiêu dùng bình quân trên khẩu.


Nếu lấy mức tiêu dùng theo ước tính của FAO áp dụng cho các năm khác thì sẽ không phù hợp vì như vậy sẽ có nhiều năm gạo thiếu hụt mặc dù trên thực tế vẫn có xuất khẩu gạo với khối lượng lớn. Nếu sử dụng mức tiêu dùng 149,37 kg/người của ĐTMS để cân đối gạo cho các năm thì mức dư thừa lại cao hơn mức xuất khẩu rất nhiều. Như vậy chứng tỏ là mức tiêu dùng gạo bình quân trên khẩu có thể tăng theo thời gian. Bảng 29 thấy cho mức tiêu dùng gạo trong nước bình quân cho 1 khẩu được xác định bằng lượng sản xuất dư thừa sau khi đã trừ đi xuất khẩu (chưa tính đến phần lưu trữ). Kết quả tính cho thấy mức tiêu dùng tiềm năng tính trên khẩu tăng từ 137kg/người/năm trong năm 1990 lên tới 184.75kg/người/năm trong năm 2000. Sản lượng lúa cả nước tăng liên tục trong thập kỷ 90, và có giảm chút ít trong giai đoạn 2000-01 nhưng sang năm 2002 lại tiếp tục tăng. Tổng mức tiêu dùng của cả nước và mức tiêu dùng bình quân người cũng có xu hướng biến động giống như của tăng trưởng sản xuất gạo.
Một nhận xét rút ra từ những tính toán cân đối ở trên đó là chiến lược tháo gỡ hạn ngạch xuất khẩu và tăng xuất khẩu gạo không hề có tác động tiêu cực đến tiêu dùng trong nước hay đến an ninh lương thực, ngược lại cùng với sự gia tăng sản xuất gạo phục vụ xuất khẩu thì mức tiêu dùng gạo trong nước cũng có xu thế tăng .
Bảng 30 thể hiện mức tăng diện tích thu hoạch lúa khoảng 24% trong giai đoạn 1990-2002. Diện tích thu hoạch lúa tăng liên tục trong xuốt giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000 (tăng 2,4%/năm), nhưng lại có chiều hướng giảm nhẹ trong năm 2001 và 2002 (giảm 1,2%/năm). Bảng 30 cũng còn cho thấy diện tích thu hoạch lúa tăng hầu như không phải do tăng diện tích đất canh tác sử dụng cho sản xuất lúa. Cùng với việc gia tăng tổng diện tích gieo trồng (thu hoạch) lúa cả năm tăng thì hệ thống canh tác lúa cũng thay đổi đáng kể trong 12 năm qua.
Hệ thống canh tác lúa trong giai đoạn từ 1990 đến 2002 đã chuyển từ trồng lúa Mùa sang lúa Hè-Thu và lúa Đông-Xuân. Trong giai đoạn này diện tích trồng lúa Đông-Xuân tăng 46,3%, diện tích lúa Hè-Thu tăng 87,2% và diện tích lúa Mùa giảm 21%. Sau năm 1995, diện tích lúa Đông-Xuân đã vượt trội diện tích lúa Mùa và tiếp tục giữ vị trí ưu thế cho tới thời điểm hiện tại.
Trong khi diện tích gieo trồng (thu hoạch) lúa tăng thêm 24% sau 12 năm (1990-2002), thì diện tích đất lúa lại gần như không thay đổi, chỉ tăng không quá 1%. Như vậy tăng diện tích gieo trồng (thu hoạch) lúa chủ yếu là do thâm canh tăng vụ (96,4% là do thâm canh tăng vụ).


Каталог: images -> 2006
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1
2006 -> Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n B¸o c¸o tæng quan ngµnh chÌ viÖt Nam

tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương