Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI



tải về 1.26 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.26 Mb.
#100
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

2. Vận tải

2.1. Vận tải đường bộ

Về vận tải đầu giai đoạn này, báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XII (nhiệm kỳ 1996 - 2000) đánh giá: “Lực lượng phương tiện vận tải hàng hoá và hành khách của các thành phần kinh tế phát triển khá ở cả thành thị và nông thôn đã góp phần tích cực vào việc phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân. Nhưng việc tổ chức và quản lý lực lượng này còn nhiều yếu kém, bến bãi đậu đỗ các loại xe còn rất lộn xộn, mất trật tự, phương tiện vận tải phần lớn là cũ kỹ, thiếu an toàn và tình trạng chạy theo lợi nhuận đã góp phần làm tăng tai nạn giao thông”.



- Vận tải hàng hoá

Lực lượng vận tải hàng hóa đầu giai đoạn này có các doanh nghiệp và hợp tác xã vận tải hàng hóa truyền thống như Công ty ô tô vận tải hàng hóa và một số hợp tác xã vận tải ở các huyện. Tới cuối năm 1995 Công đoàn ngành Giao thông vận tải đã thành lập Nghiệp đoàn vận tải Đắk Lắk để thu hút số xe của tư nhân chưa vào hợp tác xã tham gia. Ngay khi mới thành lập, Nghiệp đoàn đã có hơn hai trăm chủ xe với 245 xe tham gia và đã thành lập công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành với gần 300 đoàn viên, đồng chí Lê Minh Nẫm được bầu làm chủ tịch nghiệp đoàn. Sau khi Nghiệp đoàn vận tải đi vào hoạt động đã có rất nhiều hợp tác xã và doanh nghiệp vận tải hàng hóa được thành lập.

Số lượng phương tiện vận tải đường bộ năm 2005 tăng rất mạnh, riêng số lượng ô tô vận tải hàng hóa đã là 4.125 chiếc với tổng tải trọng hàng vạn tấn. Sản lượng vận tải hàng hoá trong giai đoạn này tăng rất nhanh, có những năm tăng hơn năm trước tới 50% đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Năm 2000, vận tải hàng hoá đạt 1.194.000 tấn với khối lượng luân chuyển là 136.000.000 tấn.km; Năm 2001, vận tải hàng hoá đạt 1.850.000 tấn với khối lượng luân chuyển 1.850.000 tấn với khối lượng luân chuyển 185.000.000 tấn.km; Năm 2002, vận tải hàng hoá đạt 2.055.000 tấn với khối lượng luân chuyển 199.000.000 tấn.km; Năm 2003. vận tải hàng hoá đạt 2.100.000 tấn với khối lượng luân chuyển 195.000.000 tấn.km; Năm 2004, vận tải hàng hoá đạt 1.840.000 tấn với khối lượng luân chuyển 152.000.000 tấn.km; Năm 2005, vận tải hàng hoá đạt 2.200.000 tấn với khối lượng luân chuyển 170.000.000 tấn.km.

- Vận tải hành khách

Trong giai đoạn này số lượng các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách được thành lập mới tăng nhiều, chất lượng phương tiện cũng tốt hơn, đội ngũ lái xe, phụ xe và nhân viên phục vụ được bồi dưỡng kỹ năng phục vụ hành khách, năng lực về vận tải hành khách đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, sản lượng vận tải hành khách hàng năm tăng với tốc độ cao.

Ngày 22 tháng 9 năm 1998, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 2101/QĐ-UB thành lập doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích Công ty Quản lý bến xe Đắk Lắk trên cơ sở Xí nghiệp Dịch vụ bến xe Đắk Lắk với vốn điều lệ là 1.536 triệu đồng.

Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách được thành lập trong giai đoạn này có: Công ty cổ phần Vận tải hành khách Buôn Ma Thuột giải thể để thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Xe khách Buôn Ma Thuột vào ngày 09 tháng 7 năm 1996, theo Giấy phép thành lập doanh nghiệp số 001482 do Uỷ ban nhân dân Tỉnh cấp. Ngày 03 tháng 12 năm 1996, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 2268/QĐ-UB phê duyệt Dự án Đầu tư phương tiện vận chuyển du lịch bằng taxi cho Công ty Vật tư vận tải và xuất nhập khẩu Đắk Lắk.

Năm 2000, sản lượng vận tải khách đạt 4.200.000 người với khối lượng luân chuyển là 460.000.000 người.km; Năm 2001, vận tải khách đạt 6.400.000 người với khối lượng luân chuyển 621.000.000 người.km; Năm 2002, vận tải khách đạt 7.700.000 người với khối lượng luân chuyển 731.000.000 người.km; Năm 2003, vận tải khách đạt 8.500.000 người với khối lượng luân chuyển 870.000.000 người.km; Năm 2004, vận tải khách đạt 7.700.000 người với khối lượng luân chuyển 790.000.000 người.km; Năm 2005, vận tải khách đạt 8.000.000 người với khối lượng luân chuyển 800.000.000 người.km.

Tổng số phương tiện vận tải cơ giới đường bộ tới 31 tháng 12 năm 2005 của tỉnh là 9.456 chiếc. Trong đó: Xe con là 2.301 chiếc, xe khách là 1.309 chiếc, xe tải là 4.125 chiếc, xe chuyên dùng là 1.658 chiếc và xe khác là 63 chiếc.

Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được triển khai. Năm 2003, để chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk (1904 - 2004), Sở Giao thông vận tải đã báo cáo, xin chủ trương cho đầu tư hệ thống xe buýt trong Tỉnh, trước mắt là trong thành phố Buôn Ma Thuột. Mục đích đầu tư, hoạt động hệ thống xe buýt nhằm: Từng bước tạo thói quen đi lại bằng phương tiện công cộng cho người dân; Góp phần tăng thêm kết cấu hạ tầng vận tải và văn minh đô thị; Giảm phương tiện cá nhân tham gia giao thông, góp phần tăng cường trật tự, an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông. Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã đồng ý và giao cho Sở Giao thông vận tải tổ chức triển khai Dự án vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong năm 2003, Công ty cổ phần Xe khách Đắk Lắk là doanh nghiệp trực tiếp lập dự án. Sau khi dự án được phê duyệt, Công ty được Tỉnh cho vay vốn của quỹ đầu tư Tỉnh với lãi suất ưu đãi thấp hơn nhiều so với lãi suất vay tại các ngân hàng. Công ty đã mua 11 xe buýt loại B55 gồm 29 chỗ ngồi và 26 chỗ đứng của Công ty ô tô 01-5 thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam. Mạng lưới xe buýt khi bắt đầu triển khai có 6 tuyến nội và ngoại ô thành phố Buôn Ma Thuột. Sau khi đầu tư mua xe, lắp đặt hệ thống biển báo các điểm dừng, điểm đầu, cuối, in vé lượt, vé tháng, tập huấn xong cho đội ngũ lái, phụ xe và nhân viên bán vé, nhân viên phục vụ trên xe, thanh tra viên v.v... Sở tổ chức khai trương hoạt động. Sáng ngày 02 tháng 9 năm 2003, lễ khai trương hoạt động của xe buýt Đắk Lắk được tổ chức tại đường Lê Hồng Phong, trước cổng Trường phổ thông trung học chuyên Nguyễn Du, bên cạnh khu bảo tàng Biệt điện của vua Bảo Đại. Tham gia dự lễ khai trương có chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, đại diện lãnh đạo Tỉnh, các sở, ban ngành và đông đảo cán bộ công nhân viên của Ngành, nhân dân, học sinh và sinh viên. Hoạt động của xe buýt ra đời được xã hội rất ủng hộ, các phương tiện thông tin trung ương và địa phương đã đưa tin, bài viết về xe buýt Đắk Lắk. Tính tới thời điểm năm 2003, Đắk Lắk là tỉnh thứ 3 của cả nước, sau thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Thừa Thiên Huế có xe buýt vận tải khách công cộng.

Các tuyến xe buýt có trợ giá: Tuyến số 1: Buôn Ma Thuột - Duy Hoà; Tuyến số 2: Buôn Ma Thuột - Hoà Đông; Tuyến số 3: Hoà Thắng - Thành Nhất; Tuyến số 4: Buôn Ma Thuột - Ea Kao; Tuyến số 5: Buôn Ma Thuột - Cư Jut; Tuyến số 6: Buôn Ma Thuột - Đạt Lý.

Sau 6 tháng hoạt động, Uỷ ban nhân dân Tỉnh tổ chức sơ kết đánh giá hiệu quả của dự án. Dự án đã đạt được mục đích và hiệu quả kinh tế, xã hội tốt nên Uỷ ban nhân Tỉnh đã quyết định cho tăng phương tiện và mở rộng phạm vi hoạt động, tăng thêm các tuyến để phục vụ được nhiều đối tượng hơn. Hoạt động xe buýt được ngân sách tỉnh trợ giá nhưng khi triển khai thì lại găp khó khăn vì theo quy định hiện hành, xe buýt chỉ được hoạt động trong nội thành phố nên Thông tư số 39/2003/TT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thì chỉ hướng dẫn trợ giá cho các tuyến trong nội thành phố, trong khi xe buýt của tỉnh lại hoạt động cả ra vùng ngoại thành. Trước vướng mắc đó, sở đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Tỉnh báo cáo với Bộ Giao thông vận tải cho tỉnh Đắk Lắk tổ chức thí điểm vận vận hành các tuyến xe buýt kế cận từ thành phố Buôn Ma Thuột đến trung tâm các huyện liền kề, các điểm du lịch và các khu, cụm công nghiệp. Đề nghị đó của Sở được Bộ Giao thông vận tải đồng ý tại Văn bản số 7117/BGTVT-VT ngày 11 tháng 11 năm 2005. Sau khi có Văn bản của Bộ Giao thông vận tải thì việc trợ giá cho xe buýt hoạt động ngoài thành phố đã được giải quyết. Năm 2003, sau 4 tháng hoạt động, ngân sách tỉnh trợ giá là 166 triệu đồng. Năm 2004, ngân sách tỉnh cấp trợ giá là 1.200 triệu đồng. Năm 2005, số lượng xe buýt đã tăng lên 21 xe, ngân sách tỉnh cấp trợ giá là 3.000 triệu đồng.

Sau khi tổ chức thành công hoạt động xe buýt có trợ giá, trên cơ sở đề xuất của Sở, Uỷ ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo tiến hành chủ trương xã hội hoá xe buýt hoạt động không phải trợ giá từ ngân sách và mời gọi đầu tư vào lĩnh vực này. Chủ trương này được rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã hưởng ứng và đăng ký như Hợp tác xã Quyết Thắng huyện Krông Pắk, Hợp tác xã vận tải Thành Công thị xã Buôn Hồ, Công ty cổ phần Vận tải ô tô Đắk Lắk v.v...

Ngày 19 tháng 5 năm 2005, Hợp tác xã Vận tải Quyết Thắng tổ chức khai trương hoạt động xe buýt Quyết Thắng trên tuyến thành phố Buôn Ma Thuột - thị trấn Ea Kar huyện Ea Kar dài 50 km với số lượng xe là 6 chiếc loại buýt B50 có 29 chỗ ngồi và 21 chỗ đứng hiệu SAMCO, kinh phí đầu tư hơn 6 tỷ đồng.

Ngày 02 tháng 9 năm 2005, Hợp tác xã Thành Công tổ chức khai trương hoạt động xe buýt Buôn Hồ trên tuyến thành phố Buôn Ma Thuột - thị xã Buôn Hồ dài 40 km với 6 xe buýt loại B50 hiệu SAMCO, kinh phí đầu tư hơn 6 tỷ đồng.

Tính tới 31 tháng 12 năm 2005, xe buýt của Tỉnh có 33 chiếc chạy trên 8 tuyến nội thành phố Buôn Ma Thuột và tới trung tâm một số xã, huyện và thị xã.

Hai hợp tác xã này đã đi đầu hưởng ứng chủ trương xã hội hoá hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Tỉnh, vay vốn ngân hàng thương mại để đầu tư, tự hạch toán lỗ lãi, không cần ngân sách phải trợ giá vé. Giá vé xe buýt đầu tư theo hình thức xã hội hoá chỉ bằng với xe buýt có trợ giá, vé lượt tại thời điểm khai trương hoạt động là 2000 đồng, vé tháng là 60.000 đồng. Mặc dù được ngân sách hỗ trợ 50% lãi suất vay ngân hàng nhưng các hợp tác xã và doanh nghiệp hoạt động theo hình thức xã hội hoá đã tự nguyện không nhận để giảm bớt khó khăn cho ngân sách Tỉnh.

Trước tình hình vận tải đường bộ, nhất là vận tải hành khách trên cả nước phát triển rất mạnh, công tác quản lý nhà nước không theo kịp nên ngày 02 tháng 01 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/2004/CT-TTg về việc chấn chỉnh hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô. Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức tổng kết một năm thực hiện chỉ thị này tại tỉnh Đắk Lắk vào ngày 21 tháng 3 năm 2005 do Sở đăng cai, tham dự có lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo sở, trưởng phòng vận tải, lãnh đạo các bến xe khách và các doanh nghiệp vận tải khách lớn của cả nước về dự.

Kết quả phát triển vận tải tới năm 2005 của Tỉnh đã được Tỉnh uỷ đánh giá tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV như sau: “Cùng với phát triển giao thông, vận tải đã vươn đến tất cả các địa bàn trong tỉnh. Loại hình vận chuyển hành khách bằng xe buýt, taxi hình thành và phát triển; sân bay Buôn Ma Thuột được nâng cấp, số chuyến bay được tăng lên, đáp ứng đi lại của nhân dân thuận tiện hơn”.



2.2. Dịch vụ vận tải và xuất nhập khẩu

Nền kinh tế nước ta chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, việc vận chuyển hàng hoá cũng không còn được nhà nước bao cấp về giá cước và nhiên liệu nữa, các chủ hàng và các đơn vị vận chuyển phải trực tiếp ký kết hợp đồng vận chuyển nên chức năng dịch vụ vận tải không còn phù hợp nữa. Vì vậy, ngày 08 tháng 5 năm 1996, Công ty Dịch vụ vận tải và Xuất nhập khẩu được Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định đổi tên thành Công ty Vật tư vận tải và Xuất nhập khẩu. Trong thời kỳ này, Công ty chủ yếu kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông sản truyền thống của Tỉnh và nhập vật tư phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Hàng nhập của Công ty không chỉ bán trong Tỉnh mà còn bán cho các đơn vị trong cả nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu mỗi năm của Công ty đạt hàng chục triệu đô la, đã góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu cho Tỉnh. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm kinh doanh, vốn ít, quy mô công ty nhỏ, lại không phản ứng kịp với tình hình biến động giá cà phê của thế giới nên Công ty liên tục bị thua lỗ trong xuất khẩu cà phê, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Ngày 30 tháng 9 năm 2004 Công ty Vật tư vận tải và Xuất nhập khẩu đã tuyên bố phá sản sau 22 năm hoạt động.



2.3. Vận tải hàng không

Năm 2003, Bộ Giao thông vận tải giao cho cho Tổng công ty Cảng hàng không cải tạo, mở rộng đường cất hạ cánh từ chiều dài 1800 m, rộng 30 m lên 3000 m và 45 m. Tháng 3 năm 2004, sân bay được lắp hệ thống đèn tín hiệu để tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A320, A321 và tương đương cất, hạ cánh cả ngày lẫn đêm. Mỗi tuần có hai chuyến bay Buôn Ma Thuột - Đà Nẵng - Hà Nội và ngược lại, mỗi ngày có từ hai đến ba chuyến bay Buôn Ma Thuột - thành phố Hồ Chi Minh và ngược lại. Vận tải hàng không đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách.

Năm 2004, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã phục vụ an toàn 1.356 lần chuyến cất hạ cánh, phục vụ 65.406 lượt hành khách đi, đến và vận chuyển 429 tấn hàng hoá, hành lý, bưu kiện. Năm 2005, Cảng đã phục vụ an toàn 1.456 lần chuyến cất hạ cánh, tăng 7,4% so với năm trước, phục vụ 81.835 lượt hành khách đi, đến, tăng 25,1% và vận chuyển 534 tấn hàng hoá, hành lý, bưu kiện, tăng 24,6% so với năm 2004.

Trước tình hình vận tải đường bộ, nhất là vận tải hành khách trên cả nước phát triển rất mạnh, công tác quản lý nhà nước không theo kịp nên ngày 02 tháng 01 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/2004/CT-TTg về việc chấn chỉnh hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô. Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức tổng kết một năm thực hiện chỉ thị này tại tỉnh Đắk Lắk vào ngày 21 tháng 3 năm 2005 do Sở đăng cai, tham dự có lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo sở, trưởng phòng vận tải, lãnh đạo các bến xe khách và các doanh nghiệp vận tải khách lớn của cả nước về dự.

Kết quả phát triển vận tải tới năm 2005 của tỉnh đã được Tỉnh uỷ đánh giá tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV như sau: “Cùng với phát triển giao thông, vận tải đã vươn đến tất cả các địa bàn trong tỉnh. Loại hình vận chuyển hành khách bằng xe buýt, taxi hình thành và phát triển; sân bay Buôn Ma Thuột được nâng cấp, số chuyến bay được tăng lên, đáp ứng đi lại của nhân dân thuận tiện hơn”.

3. Đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe, quản lý phương tiện và người lái

3.1. Đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe

Tháng 5 năm 1997, quân khu 5 thành lập chi nhánh dạy nghề tại Đắk Lắk (nay là Trung tâm Đào tạo nghề tại Đắk Lắk), trụ sở tại Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh, có nhiệm vụ đào tạo lái xe các loại. Tháng 9 năm 1997, Trung tâm Xúc tiến việc làm của quân khu 5 tại Đắk Lắk giải thể, trường Công nhân Kỹ thuật cơ điện tiếp quản toàn bộ công tác đào tạo lái xe của Trung tâm kể từ đó. Ngày 20 tháng 6 năm 2005, Trung tâm Dạy nghề Tây Nguyên được thành lập tại thành phố Buôn Ma Thuột, đây là cơ sở đào tạo lái xe tư nhân theo hình thức xã hội hoá đầu tiên của tỉnh, Trung tâm chỉ đào tạo lái xe mô tô và máy kéo nhỏ.

Số lượng lái xe được đào tạo và được cấp giấy phép lái xe trong giai đoạn 1995 - 2005 là: Năm 1996, tổng số là 18.290 người, trong đó lái xe ô tô là 2.796 người, mô tô là 15.894 ngưới, máy kéo nhỏ là 22 người. Năm 1997, tổng số là 9.830 người, trong đó lái xe ô tô là 4.631 người, mô tô là 5.199 người, máy kéo nhỏ là 475 người. Năm 1998, tổng số là 7.830 người, trong đó lái xe ô tô là 2.883 người, mô tô là 4.947 người, máy kéo nhỏ là 109 người. Năm 1999, tổng số là 7.331 người, trong đó lái xe ô tô là 1.248 người, mô tô là 6.083 người, máy kéo nhỏ là 25 người. Năm 2000, tổng số là 4.311 người, trong đó lái xe ô tô là 1.092 người, mô tô là 3.219 người, máy kéo nhỏ là 18 người. Năm 2001, tổng số là 6.701 người, trong đó lái xe ô tô là 1.156 người, mô tô là 5.551 người, máy kéo nhỏ là 5 người. Năm 2002, tổng số là 8.445 người, trong đó lái xe ô tô là 1.171 người, mô tô là 7.274 người. Năm 2003, tổng số là 121.112 người, trong đó lái xe ô tô là 894 người, mô tô là 120.218 người. Năm 2004, tổng số là 74.140 người, trong đó lái xe ô tô là 1.307 người, mô tô là 72.833 người. Năm 2005, tổng số là 60.543 người, trong đó lái xe ô tô là 1.735 người, mô tô là 58.808 người. Trong 10 năm sở đã tổ chức đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe các loại cho 321.807 người, trong đó lái xe ô tô các hạng là 19.217 người, mô tô là 301.936 người, máy kéo nhỏ là 654 người.

3.2. Quản lý phương tiện và người lái

- Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ

Sau khi nhận bàn giao nhiệm vụ kiểm tra an toàn kỹ thuật và cấp giấy lưu hành cho xe ô tô từ Công an Tỉnh, theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở thành lập Trạm Kiểm định xe cơ giới đường bộ (sau đổi tên thành Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ) với tên gọi là Trung tâm 47 01S đặt tại Công ty Cơ khí giao thông của Sở, đồng chí giám đốc công ty kiêm trạm trưởng. Thời gian mới thành lập, trạm có quy mô bán cơ giới, chủ yếu do nhân viên kiểm định sau khi được Cục Đăng kiểm đào tạo kiểm tra thủ công, chưa có máy móc và thiệt bị hiện đại. Trạm có nhiệm vụ kiểm định độ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn ngành, sau khi đạt tiêu chuẩn, xe được cấp giấy chứng nhận, chủ xe đem giấy chứng nhận đó lên Sở Giao thông vận tải cấp Giấy phép lưu hành tại Phòng Vận tải và phương tiện người lái.



- Cải tạo phương tiện

Do số lượng, chủng loại và chất lượng phương tiện của nước ta còn khiêm tốn, phụ tùng vật tư thiếu thốn nên bắt đầu từ giai đoạn này Bộ Giao thông vận tải đã cho phép chủ phương tiện được cải tạo xe ô tô để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Quy trình, thủ tục cải tạo xe ô tô như sau: Chủ phương tiện gửi đơn lên Sở, Sở cấp giấy phép, chủ phương tiện ký hợp đồng thiết kế và thi công với Công ty Cơ khí giao thông; Công ty Cơ khí giao thông thiết kế xong, được Sở thẩm định, phê duyệt sau đó về thi công; Thi công xong, sản phẩm được đại diện sở, trạm kiểm định xe cơ giới và đơn vị thiết kế, thi công nghiệm thu. Sau đó, chủ phương tiện chuyển hồ sơ cải tạo sang Phòng Cảnh sát giao thông để xin cấp đổi lại giấy Đăng ký ô tô với những thay đổi thông số kỹ thuật sau cải tạo.



- Quản lý người lái

Ngoài việc mở sổ, lập phần mềm quản lý hồ sơ lái xe, Phòng Vận tải và phương tiện người lái còn phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông của các tỉnh thành trong toàn quốc để phối hợp xử lý và xử lý những lái xe vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên đường, khi phòng nhận được thông báo vi phạm của cảnh sát giao thông.



4. Công nghiệp giao thông vận tải

Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Cơ khí giao thông qua các năm: Năm 1996: Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện đạt 3.500 triệu đồng bằng 170,9%, nộp ngân sách đạt 550 triệu đồng bằng 300% kế hoạch Tỉnh giao. Năm 1997: Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện đạt 3.666 triệu đồng bằng 119%, sản phẩm chủ yếu đại tu ô tô 210 xe, nộp ngân sách 433 triệu đồng bằng 188% kế hoạch giao. Năm 1998: Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện đạt 5.550 triệu đồng, sản phẩm chủ yếu đại tu 160 xe, nộp ngân sách 393 triệu đồng bằng 78% kế hoạch. Năm 1999: Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện đạt 3.776 triệu đồng bằng 114,4%, Sản phẩm chủ yếu đại tu ô tô 162 xe, nộp ngân sách 589 triệu đồng bằng 149,5% kế hoạch giao. Năm 2000: Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện đạt 3.800 triệu đồng, nộp ngân sách 590 triệu đồng.

Ngày 11 tháng 6 năm 1999 Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã ban hành Quyết định số 1354/QĐ-UB quyết định thực hiện cổ phần hoá Xí nghiệp Cơ khí giao thông. Sau hai năm tiến hành các bước cổ phần hoá, Xí nghiệp Cơ khí giao thông chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty cổ phần Cơ khí giao thông Đắk Lắk từ ngày 01 tháng 7 năm 2001.

Những năm đầu khi mới cổ phần hoá, Công ty hoạt động rất hiệu quả, doanh thu, sản phẩm, các khoản nộp ngân sách, lợi nhuận và cổ tức đều tăng. Năm 2001: Doanh thu 1.800 triệu đồng, nộp ngân sách 73 triệu đồng. Năm 2002: Doanh thu 4.666 triệu đồng, nộp ngân sách 178 triệu đồng, cổ tức 5,5%. Năm 2003: Doanh thu 8.708 triệu đồng, nộp ngân sách 450 triệu đồng, cổ tức 6%. Năm 2004: Doanh thu 5.842 triệu đồng, nộp ngân sách 505 triệu đồng, cổ tức 10,5%. Năm 2005: Doanh thu 3.803 triệu đồng, nộp ngân sách 523 triệu đồng, cổ tức 13%. Trong thời gian này, Công ty đã nhập một số loại xe sắt xi như Hyundai, Hino, Nissan v.v... về để đóng mới xe vận chuyển hành khách. Công ty cũng tiếp tục nhập các loại động cơ ô tô sử dụng nhiên liệu diesel đã qua sử dụng về để thay thế cho các loại động cơ xe tải chạy xăng.

Không những chỉ nghiên cứu thay động cơ cho các loại xe tải, công ty còn nghiên cứu thay thế các loại động cơ, hệ thống truyền động đã qua sử dụng nhưng chất lượng còn tốt nhập từ nước ngoài về để thay cho các loại xe con, góp phần khôi phục lại hoạt động của hàng trăm xe lâu nay phải ngừng hoạt động vì thiếu phụ tùng thay thế hoặc hoạt động không hiệu quả.

Ngoài lĩnh vực đại tu ô tô, công ty còn thiết kế và trực tiếp thi công một cầu thép hoàn chỉnh trên quốc lộ 14C để chống tình trạng các cầu gỗ thường bị cháy trong mùa khô.

Một hoạt động đáng chú ý trong giai đoạn này của Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Ngành Giao thông vận tải của Tỉnh đi đầu trong thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Sau khi có Quyết định số 137/1999/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Đắk Lắk cổ phần hoá năm 1999, ngày 11 tháng 6 năm 1999, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 1354/QĐ-UB quyết định thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Tỉnh quản lý. Trong số các doanh nghiệp của Tỉnh được cổ phần hoá giai đoạn này có 3 doanh nghiệp thuộc ngành Giao thông vận tải, đó là: Công ty Vận tải hàng hoá, Công ty Xe khách và Xí nghiệp Cơ khí giao thông. Sau hơn một năm triển khai, tới đầu năm 2001 cả 3 doanh nghiệp đã được phê duyệt đều được phê duyệt phương án cổ phần hoá và chính thức hoạt động theo công ty cổ phần.

Ngày 05 tháng 11 năm 2000, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 54/QĐ-UBND chuyển Công ty Vận tải hàng hoá Đắk Lắk thành Công ty Cổ phần vận tải ô tô Đắk Lắk. Nhà nước còn sở hữu 13% vốn của Công ty cổ phần Vận tải ô tô.

Ngày 27 tháng 02 năm 2001, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 553/QĐ-UBND chuyển Xí nghiệp Cơ khí giao thông Đắk Lắk thành Công ty cổ phần Cơ khí giao thông Đắk Lắk. Nhà nước còn sở hữu 47% vốn của Công ty cổ phần Cơ khí giao thông.

Ngày 21 tháng 3 năm 2001, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 770/QĐ-UBND chuyển Công ty Xe khách Đắk Lắk thành Công ty cổ phần Xe khách Đắk Lắk. Nhà nước còn sở hữu 68,1% vốn của Công ty cổ phần Xe khách.

5. Thanh tra

Trong giai đoạn này vẫn tồn tại hai tổ chức thanh tra là Thanh tra Sở và Đội Thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải.

Thực hiện Nghị định số 80/CP ngày 05 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ Quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải, ngày 16 tháng 5 năm 1997, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 924/QĐ-UB về thành lập Ban Thanh tra Giao thông thuộc Sở. Chức năng của Thanh tra Giao thông là thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và an toàn giao thông vận tải, xử lý các vi phạm hành chính về bảo vệ công trình giao thông và an toàn giao thông vận tải theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đội đhanh tra chuyên ngành đã được giải thể để thành lập lại thành Ban Thanh tra Giao thông. Đồng chí Lê Xuân Biểu - Phó Giám đốc Sở được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định kiêm Trưởng ban từ tháng 5 năm 1997 tới tháng 6 năm 2001, sau đó đồng chí Đỗ Bình Chính được bổ nhiệm làm trưởng ban, đồng chí Bạch Hưng Thảo làm phó trưởng ban.



6. Cải cách hành chính

Chấp hành chủ trương cải cách hành chính trong quản lý nhà nước của Chính phủ, ngay từ năm 2004, Sở Giao thông vận tải đã là một trong bảy sở, ngành, huyện, thành phố của Tỉnh đăng ký thực hiện thí điểm việc khoán chi phí quản lý. Sau khi nhận mức khoán chi phí hoạt động hàng năm, sở đã ban hành Quy chế khoán chi phí tới từng phòng, ban và từng cá nhân về sử dụng xe công, điện thoại, báo chí, văn phòng phẩm v.v... Do khoán chi phí nên hằng năm, Sở đã tiết kiệm được một khoản kinh phí đáng kể, số kinh phí tiết kiệm ấy đã được đưa vào để tăng thu nhập cho công chức, viên chức và công nhân mỗi năm được thêm 3 tháng lương.

Đến năm 2005, Sở cũng là một trong những sở, ngành, huyện, thành phố của tỉnh đầu tiên thí điểm lập Đề án cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” trong dịch vụ hành chính công. Theo đề án, bộ phận trực tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công việc của dân và các tổ chức sẽ chuyển cho các phòng, ban liên quan giải quyết theo từng lĩnh vực thuộc thẩm quyền, khi có kết quả lại chuyển về bộ phận trực để trả cho công dân và các tổ chức. Thực hiện theo mô hình này sẽ giảm được phiền hà và rút ngắn được thời gian phải chờ đợi cho dân và các tổ chức đến giải quyết công việc.


Каталог: TaiLieu
TaiLieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
TaiLieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
TaiLieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
TaiLieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
TaiLieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
TaiLieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
TaiLieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
TaiLieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
TaiLieu -> BỘ luật lao đỘng của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam BỘ luật lao đỘng ngày 23 tháng 6 năm 1994 và

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương