Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI


Đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe, quản lý phương tiện và người lái



tải về 1.26 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.26 Mb.
#100
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

3. Đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe, quản lý phương tiện và người lái

3.1. Đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe

Thực hiện chủ trương sắp xếp lại tổ chức của Sở, ngày 08 tháng 4 năm 1986, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 464/QĐ-UB, giải thể Trường Kỹ thuật nghiệp vụ của Sở Giao thông vận tải.

Sau khi giải thể trường, do yêu cầu đào tạo lái xe ngày càng cao trong khi đó các cá nhân và đơn vị có nhu cầu đào tạo lái xe ô tô đều phải đi học ở một số tỉnh khác nên trước đề nghị của Sở, ngày 23 tháng 3 năm 1987, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 208/QĐ-UB thành lập Trường Công nhân lái xe cơ giới đường bộ trực thuộc sở Giao thông vận tải. Trường chỉ đào tạo lý thuyết và thực hành lái xe còn Công an Tỉnh sát hạch và cấp Giấy phép lái xe.

Sau 8 năm được thành lập, Trường đã đào tạo được hàng ngàn lái xe cơ giới các hạng B, C, D, E và xe kéo rơmooc đáp ứng được nhu cầu của xã hội, người học đỡ tốn kém và phiền hà do không phải ra ngoài tỉnh để học. Tới ngày 06 tháng 5 năm 1994, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 341/QĐ-UB giải thể Trường Công nhân lái xe cơ giới đường bộ, chấm dứt 8 năm hoạt động của trường.

Thực hiện Nghị định số 36-CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, ngành Giao thông vận tải tiếp thu toàn bộ công tác đào tạo, sát hạch lái xe và quản lý phương tiện và lái xe. Sở đã nhận bàn giao toàn bộ công tác đào tạo, sát hạch, hồ sơ quản lý lái xe các loại và việc kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới, cấp lưu hành cho ô tô trên địa bàn tỉnh từ Công an Tỉnh. Tại thời điểm bàn giao là tháng 7 năm 1995, toàn Tỉnh có 5.498 người được cấp Giấy phép lái xe ô tô các hạng, 19.072 người được cấp Giấy phép lái xe mô tô hạng A1 và 2.797 người được cấp Giấy phép lái máy kéo nhỏ A4 (gồm cả máy cày tay).

Năm 1995, Trường Công nhân lái xe cơ giới đường bộ của Sở giải thể. Tỉnh chỉ có một cơ sở đào tạo lái xe các loại do Trung tâm xúc tiến việc làm của quân khu V liên kết với Trường Công nhân kỹ thuật cơ điện Đắk Lắk (nay là Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk ) mở tại trường vào cuối năm 1995, vừa đào tạo lái xe ô tô và mô tô. Do nhu cầu học để có giấy phép lái xe mô tô rất lớn trong khi chỉ có một cơ sở đào tạo nên Phòng Vận tải phương tiện và người lái kiêm luôn việc đào tạo lái xe mô tô. Đào tạo lái xe mô tô được tổ chức ở Trường Công nhân kỹ thuật cơ điện, văn phòng Sở, trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, trung tâm các huyện, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp và trường học. Sở thành lập Ban Sát hạch lái xe với các thành viên chủ yếu là công chức, viên chức của sở, chỉ trưng tập một số nhân viên có chứng chỉ sát hạch viên của các doanh nghiệp trong sở. Do chưa có trung tâm sát hạch nên việc sát hạch lái xe ô tô được tổ chức tại Trường công nhân kỹ thuật cơ điện, sát hạch theo phương pháp thủ công, sát hạch lái xe mô tô được tổ chức tại hai cơ sở đào tạo, văn phòng Sở, trung tâm huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp và trường học v.v...

Số lượng lái xe được đào tạo và được cấp Giấy phép lái xe trong năm 1995 là: Đào tạo, sát hạch, cấp được 304 Giấy phép lái xe ô tô các loại và 2.920 Giấy phép lái xe mô tô, nâng tổng số người có Giấy phép lái xe tới 31 tháng 12 năm 1995 lên: ô tô các hạng là 5.802 người, mô tô là 21.992 người và máy kéo nhỏ là 2.797 người.

3.2. Quản lý phương tiện và người lái

- Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ

Từ tháng 7 năm 1995 trở về trước việc đăng kiểm và cấp giấy phép lưu hành cho xe ô tô là thuộc chức năng, nhiệm vụ của Công an tỉnh. Phòng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm kiểm tra an toàn kỹ thuật và chạy thử xe sau đó nếu xe đảm bảo an toàn kỹ thuật thì cấp Giấy lưu hành theo quy định, chu kỳ đăng kiểm là 6 tháng hay 1 năm tùy theo loại phương tiện. Việc đăng kiểm phương tiện bằng thủ công là chính.

Từ tháng 7 năm 1995 trở đi, nhiệm vụ Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ được giao về ngành Giao thông vận tải. Sau khi được Bộ Giao thông vận tải triển khai, Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn, Sở đã giao nhiệm vụ này cho Xí nghiệp Cơ khí giao thông đầu tư trang thiết bị bán cơ giới như hệ thống kích thủy lực, kích tay, đèn pin, hào kiểm tra, cà lê, búa .v.v..và gửi cán bộ kỹ thuật đi đào tạo tại Cục Đăng kiểm. Ngay trong năm 1995 Xí nghiệp đã triển khai đăng kiểm kỹ thuật, phương tiện nào đạt yêu cầu kỹ thuật thì được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật sau đó chủ phương tiện mang giấy đó tới Sở để Sở cấp Giấy lưu hành. Nhiệm vụ cấp Giấy lưu hành do phòng Vận tải và phương tiện người lái đảm nhiệm.

- Cải tạo phương tiện

Quy trình cải tạo phương tiện trong thời kỳ này là: Sở Giao thông vận tải cho chủ trương sau đó chủ phương tiện về cho phương tiện vào một xưởng nào đó thực hiện việc cải tạo. Cải tạo xong, phòng Vận tải và phương tiện người lái cử cán bộ kỹ thuật và mời đại diện phòng Cảnh sát giao thông Công an Tỉnh tới cùng nghiệm thu rồi lập hồ sơ lưu tại Sở và gửi tới phòng Cảnh sát giao thông quản lý.



- Quản lý người lái

Nhiệm vụ quản lý người lái xe trong giai đoạn này chủ yếu do Công an Tỉnh quản lý. Từ tháng 7 năm 1995 nhiệm vụ này được chuyển giao cho ngành Giao thông vận tải thì sở mới tiếp quản để quản lý, tuy nhiên Sở vẫn phối hợp với Công an Tỉnh để quản lý đội ngũ lái xe cơ giới, khi Lái xe vi phạm Luật Giao thông đường bộ thì phòng Cảnh sát giao thông thông báo vi phạm về phòng Vận tải và phương tiện người lái để phòng xử lý.



4. Công nghiệp giao thông vận tải

Trong giai đoạn này công nghiệp giao thông vận tải vẫn phát triển mạnh về tất cả các lĩnh vực sửa, chữa đóng mới ô tô, sửa chữa xe máy công trình và khai thác sản xuất đá.



4.1. Công nghiệp sửa chữa ô tô

Phương thức giao kế hoạch hằng năm cho lĩnh vực sửa chữa, đại tu ô tô của tỉnh vẫn giao các chỉ tiêu kế hoạch như những năm trước đây và có thêm chỉ tiêu sản xuất ắc quy trang bị cho ô tô. Trong tỉnh, thời kỳ này chỉ có Xí nghiệp Đại tu ô tô của Sở Giao thông vận tải là doanh nghiệp hành nghề sửa chữa ô tô nên mới được giao kế hoạch còn các xưởng của các doanh nghiệp khác thì không được giao vì hạch toán báo sổ. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhất là về vốn bằng tiền mặt và về phụ tùng vật tư nhưng cán bộ công nhân viên xí nghiệp Đại tu ô tô đã cố gắng lao động, sản xuất để luôn luôn vượt mức kế hoạch nhà nước giao, với kết quả hàng năm:

Năm 1986: Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện 8.494.643 đồng bằng 1001% kế hoạch, sản phẩm chủ yếu đại tu xe quy ra xe Jil130 145,8 xe bằng 102%, thu quốc doanh 462.000 đồng bằng 102% kế hoạch, sản xuất ắc quy 400 bình bằng 100% kế hoạch. Năm 1987: Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện 9.595.470 đồng bằng 100,5%, đại tu 116 bằng 100,7%, đóng mới xe khách 4 chiếc bằng 100%, sản xuất ắc quy 400 bình bằng 100%, thu quốc doanh 1.850.000 đồng. Năm 1988: Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện 104.723.840 đồng, đại tu 45 xe, đóng mới xe khách 56 chỗ 5 cái, đóng thùng xe tải 52 cái, đóng rơ mooc 1 tấn 1 cái, sản xuất ắc quy 262 kw. Năm 1989: Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện 247.667.000 đồng, nộp ngân sách 72.000.000 đồng. Năm 1990: Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện (Giá cố định năm 1989) 377.914.000 đồng bằng 116,7% kế hoạch, đại tu ô tô 72 xe, đóng mới xe khách 56 chỗ 2 xe, sản xuất phụ tùng 14.000.000 đồng. Năm 1991: Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện 372.998.000 đồng bằng 116% kế hoạch, đại tu ô tô 110 xe, dịch vụ cơ khí 89.000.000 đồng. Năm 1992: Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện 787.622.600 đồng bằng 101% kế hoạch, đại tu 99 xe, gia công cơ khí 49.418.000 đồng, dịch vụ khác 76.242.000 đồng. Năm 1993: Giá trị hàng hoá thực hiện 955 triệu bằng 101% kế hoạch, đại tu xe tiêu chuẩn Ifa 94 chiếc, đóng mới thùng xe tải 26 chiếc, sản xuất khác 151 triệu đồng.

Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng Ban hành Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước để sắp xếp lại và chấn chỉnh tổ chức các doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và trong khi chưa có luật về doanh nghiệp nhà nước, Ngày 27 tháng 6 năm 1992, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ra Quyết định số 360/QĐ-UB về việc đổi tên doanh nghiệp nhà nước Xí nghiệp Đại tu ô tô thành Xí nghiệp Cơ khí giao thông Đắk Lắk.

Sau khi có quyết định số 638/QĐ-UB ngày 27 tháng 10 năm 1992 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp Cơ khí giao thông. Xí nghiệp đã sắp xếp, bố trí lại bộ máy quản lý, tổ chức lại sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài sản phẩm truyền thống, Xí nghiệp đưa ra một số sản phẩm mới như sửa chữa máy nông nghiệp, máy xây dựng, đóng mới xe ô tô tải trọng nhỏ từ 1,5 tấn đến 2,5 tấn lắp động cơ diesel một xi lanh để phục vụ nông nghiệp, giao thông nông thôn, vệ sinh môi trường, thiết kế, kiểm nghiệm phương tiện vận tải theo uỷ quyền của Sở Giao thông vận tải. Do thiếu xe chuyên dùng vận chuyển chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân thị xã Buôn Ma Thuột đã đặt hàng Xí nghiệp chế tạo 17 xe tự đổ trang bị cho Công ty Đô thị và môi trường của thị xã. Việc đầu tư số xe này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Tỉnh và Thị xã nên các đồng chí Lữ Ngọc Cư - Bí thư Thị uỷ, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thị xã và các đồng chí lãnh đạo khác luôn quan tâm chỉ đạo và kiểm tra trong quá trình lắp ráp tới khi bàn giao xe. Trong ba năm, từ năm 1992 đến 1994, Xí nghiệp đã thiết kế trình Bộ Giao thông vận tải duyệt, sau đó đã chế tạo và bàn giao cho Công ty Đô thị và môi trường 17 xe tự đổ trọng tải 1,5 tấn lắp động cơ diesel 1 xi lanh. Số xe này đã góp phần rất lớn trong việc thu gom, vận chuyển chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường trong những năm thị xã thiếu kinh phí để mua phương tiện hiện đại. Từ năm 1992, Uỷ ban nhân dân Đắk Lắk giao kế hoạch nhà nước hằng năm cho Xí nghiệp chỉ có một chỉ tiêu, đó là chỉ tiêu thu nộp ngân sách.

Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp sau khi đổi mới doanh nghiệp nhà nước: Năm 1993, giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện 955.000.000 đồng bằng 101% kế hoạch, Đại tu xe tải 58 xe, đại tu xe con 36 xe bằng 112,5%, đóng mới thùng xe tải 26 cái, sản phẩm khác 157.000.000 đồng; Năm 1994, giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện 1.100.000.000 đồng bằng 104% kế hoạch, đóng mới xe khách và đại tu quy ra xe IFAW50 là 120 xe bằng 103%, gia công cơ khí và dịch vụ khác 260.000.000 đồng bằng 104% kế hoạch, nộp ngân sách 179.330.000 đồng bằng 134,5% kế hoạch; Năm 1995, tổng doanh thu 2.800.000.000 đồng, đại tu 130 xe, dịch vụ 260.000.000 đồng, nộp ngân sách 296.000.000 đồng bằng 177,2% kế hoạch nhà nước giao.

Năm 1994, để tăng cường công tác quản lý xe công nông phục vụ sản xuất nông nghiệp, xí nghiệp đã thiết kế rơ mooc có tải trọng 1 tấn để kéo theo máy keo nhỏ (máy cày tay), thiết kế xe ô tô nhỏ lắp động cơ diesel một xi lanh (xe độ chế) và kiểm tra chất lượng kỹ thuật được 7000 máy kéo nhỏ và xe độ chế góp phần tăng thu ngân sách cho tỉnh.

Sau khi Liên Xô tan rã, phụ tùng vật tư để sửa chữa xe rất thiếu thốn, mặt khác ô tô tải của Nga tại Đắk Lắk hầu hết sử dụng nhiên liệu là xăng và suất tiêu hao nhiên liệu rất cao không kinh tế nên nguy cơ phải dừng hoạt động một số lượng ô tô rất lớn, điều đó cực kỳ lãng phí. Trước tình hình đó xí nghiệp Đại tu ô tô đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu thay các động cơ chạy bằng xăng của xe bằng động cơ chạy nhiên liệu diesel. Đội ngũ kỹ sư của xí nghiệp đã nghiên cứu, thiết kế thay động cơ IFAW50 cho động cơ xe JIL130. Việc thử nghiệm đã thành công, động cơ hoạt động ổn định, hệ thống truyền động hoạt động tốt, đảm bảo tỷ số truyền động, xe hoạt động tốt, đảm bảo tốc độ, tiêu hao nhiên liệu giảm nhiều so với động cơ xe JIL130 nguyên thuỷ, rất kinh tế. Sau khi thử thành công chiếc xe đầu tiên, từ năm 1990 tới cuối năm 1995, xí nghiệp đã hợp đồng thay động cơ cho xe JIL130 của các doanh nghiệp vận tải được 15 xe. Ngoài việc thay thế các động cơ chạy xăng bằng động cơ IFAW50 xí nghiệp còn nhập về hơn 100 động cơ ô tô đã qua sử dụng của Nhật nhưng chất lượng còn tốt của các mác xe HINO, ISUZU, MITSUBISHI v.v... để thay cho khách hàng trong Tỉnh. Kết quả nghiên cứu thành công thay thế động cơ ô tô dùng nhiên liệu xăng bằng động cơ dùng nhiên liệu diesel của xí nghiệp đã góp phần rất lớn trong việc giảm bớt khó khăn và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp vận tải.



4.2. Sản xuất vật liệu xây dựng cầu đường

Sản lượng sản xuất đá và khai thác cát: Năm 1988, sản xuất được 175.600 m3 đá, trong đó: đá hộc là 48.000 m3, đá 4 x 6 là 55.000 m3, đá 2 x 4 là 21.600 m3, đá 1 x 2 là 42.200 m3, đá 0.5 x 1 là 9.400 m3; Năm 1990, sản xuất đá 17.000 m3, khai thác cát 4.000 m3.



5. Thanh tra

Ngày 09 tháng 8 năm 1991, Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 345/ QĐ-UB thành lập Đội Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải Đắk Lắk thuộc Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk. Đồng chí Trương Tiến Nhân được bổ nhiệm làm đội trưởng và đồng chí Phan Thanh Nhẽ được bổ nhiệm làm đội phó đầu tiên. Nhiệm vụ của Thanh tra chuyên ngành là thanh tra bảo vệ các công trình giao thông và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về vận tải hàng hoá, hành khách. Thanh tra chuyên ngành hoạt động độc lập với Thanh tra Sở. Như vậy từ đây Sở có hai tổ chức thanh tra với các chức năng khác nhau cùng hoạt động.



* Những lần làm việc giữa Bộ Giao thông vận tải với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Trong giai đoạn này, đoàn của Bộ Giao thông vận tải do bộ trưởng Bùi Danh Lưu đã ba lần vào thăm và làm việc với Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh vào năm 1988, vào ngày 04 tháng 5 năm 1992 và ngày 04 tháng 6 năm 1995. Một số thứ trưởng cũng đã cùng với đoàn của Bộ vào làm việc với Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc phát triển giao thông vận tải của Tỉnh và khu vực Tây Nguyên.



Chương 5.

GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 1995 - 2005

Tỉnh Đắk Lắk với 18 đơn vị hành chính tồn tại tới ngày 26 tháng 11 năm 2003 thì được tái lập lại theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá 11 trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk cũ thành hai tỉnh mới là Đắk Lắk và Đắk Nông.

Sau khi thành lập mới, tỉnh Đắk Lắk có 13 đơn vị hành chính gồm 12 huyện và 1 thành phố loại 2 trực thuộc tỉnh. Đó là các huyện: Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea Suop, Ea H’leo, Krông Buk,Krông Năng, M’Drắk , Ea Kar, Krông Pắk, Krông Bông, Lắk, Krông Ana và thành phố Buôn Ma Thuột. Diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh là 13.125 km2, dân số năm 2004 là 1.690.135 người.

Do tách tỉnh nên hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ giảm cả về số tuyến đường cũng như về tổng chiều dài.



I. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

1. Tổ chức và biên chế

- Lãnh đạo Sở

- Các phòng, ban: Phòng Tổng hợp, Phòng Kế hoạch, Phòng Quản lý Giao thông, Phòng Vận tải và quản lý phương tiện người lái, Phòng Thẩm định, Phòng Thanh tra Giao thông.

- Cơ quan chuyên môn quản lý giao thông vận tải ở huyện và thành phố Buôn Ma Thuột: Cơ quan chuyên môn quản lý giao thông vận tải ở huyện và thành phố Buôn Ma Thuột là Phòng Giao thông trong thời kỳ này không còn nữa. Chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải ở cấp huyện được giao cho Phòng Kinh tế - Kế hoạch, ở thành phố là Phòng Đô thị. Các phòng này thường chỉ có một người phụ trách về giao thông vận tải.

- Doanh nghiệp trực thuộc Sở: Công ty Cầu đường, Xí nghiệp Khảo sát thiết kế, Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 1, Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 2, Công ty cổ phần Vận tải ô tô, Công ty cổ phần Xe khách, Công ty Dịch vụ vận tải và xuất nhập khẩu, Công ty Quản lý bến xe, Công ty cổ phần Cơ khí giao thông, Công ty Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 47 01S.

- Doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông vận tải tại Tỉnh: Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk, Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 26, Công ty Xây dựng công trình giao thông 507.

- Trung tâm sát hạch lái xe và cơ sở đào tạo lái xe

Trung tâm sát hạch lái xe: Trong giai đoạn này, cuối năm 1995, ngành Giao thông vận tải Đắk Lắk được giao chức năng quản lý đào tạo và sát hạch lái xe nhưng chưa đầu tư xây dựng được trung tâm sát hạch.

Cơ sở đào tạo lái xe: Trung tâm Xúc tiến việc làm quân khu 5 liên kết với Trường Công nhân kỹ thuật Cơ điện (Cao đẳng nghề Đắk Lắk).

- Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ: Công ty Đăng kiểm 47 01S.

- Hệ thống bến xe ô tô khách: Bến xe Đắk Lắk, Bến xe Buôn Ma Thuột, Bến xe huyện Krông Pắk, Bến xe huyện Ea Kar, Bến xe huyện M’Drắk, Bến xe huyện Krông Bông, Bến xe huyện Lắk, Bến xe huyện Krông Ana, Bến xe huyện Ea Suop, Bến xe huyện Cư M’gar, Bến xe huyện Ea H’leo, Bến xe huyện Krông Năng, Bến xe huyện Buôn Hồ.

- Doanh nghiệp và hợp tác xã trong lĩnh vực giao thông vận tải: Hợp tác xã Vận tải Quyết Tiến, Xí nghiệp Vận tải Thành Công thành phố Buôn Ma Thuột, Hợp tác xã Vận tải Thắng Lợi Krông Pắk, Hợp tác xã Vận tải Thành Công Buôn Hồ, Hợp tác xã Vận tải Krông Bông, Hợp tác xã Vận tải Ea Kar, Hợp tác xã Vận tải Ea Suop, Hợp tác xã Vận tải M’Drắk, Hợp tác xã Vận tải Krông Năng, Hợp tác xã Vận tải Quyết Thắng Krông Pắk, Hợp tác xã Vận tải Ea H’leo, Hợp tác xã Vận tải Krông Ana, Hợp tác xã Vận tải Cư M’gar và Hợp tác xã vận tải Tân Tiến Cư Jut.

- Tổ chức đoàn thể chính trị

+ Tổ chức Đảng

Ngày 28 tháng 5 năm 1992, Tỉnh uỷ quyết định tái thành lập Đảng bộ khối các Cơ quan tỉnh. Theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ về công tác tổ chức, Đảng bộ của ngành Giao thông vận tải tồn tại đến thời điểm đó thì giải thể. Các chi bộ và Đảng bộ bộ phận của các doanh nghiệp chuyển thành các chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ thị xã Buôn Ma Thuột. Tại văn phòng Sở thành lập chi bộ trực thuộc Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh. Tới năm 1996, do số đảng viên tăng đủ mức để thành lập được Đảng bộ và do tính chất đặc thù về công việc của các phòng ban trong văn phòng Sở nên chi bộ đã được nâng cấp lên thành Đảng bộ cơ sở.

Năm 1996 Tỉnh ủy thành lập Ban Cán sự Đảng ngành Giao thông vận tải Đăk Lăk, đồng chí Nguyễn Văn Quyền Giám đốc Sở được chỉ định làm Bí thư, các đồng chí Nguyễn Tài Dung, Lê Xuân Biểu phó giám đốc Sở và đồng chí Hoàng Danh Khoa Chủ tịch Công đoàn ngành làm ủy viên. Ban Cán sự Đảng hoạt đông tới năm 2001 thì giải thể theo chủ trương của Trung ương Đảng.

Tháng 5 năm 1997, Đảng bộ Sở tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XI (nhiệm kỳ 1997 - 2000), Ban chấp hành Đảng bộ có 5 đồng chí do đồng chí Lê Xuân Biểu phó giám đốc sở làm bí thư. Tháng 7 năm 2000, Đảng bộ tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XII (nhiệm kỳ 2000 - 2003), Ban Chấp hành Đảng bộ có 5 đồng chí do đồng chí Lê Xuân Biểu phó giám đốc sở làm bí thư. Tháng 5 năm 2003, Đảng bộ tổ chức Đại hội lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2003 - 2005), Ban chấp hành Đảng bộ có 7 đồng chí do đồng chí Lê Xuân Biểu giám đốc sở làm bí thư.

Đến cuối thời kỳ này, Đảng bộ có 5 chi bộ trực thuộc quản lý các đảng viên ở các phòng ban của Sở. Chi bộ 1: đảng viên công tác tại Phòng Kế hoạch, Thanh tra Sở và đồng chí giám đốc Sở. Chi bộ 2: dảng viên công tác tại Phòng Thẩm định, Phòng Quản lý Giao thông, Ban Quản lý dự án giao thông nông thôn và một đồng chí phó giám đốc Sở. Chi bộ 3: đảng viên công tác tại Phòng Vận tải và Quản lý phương tiện người lái và một đồng chí phó giám đốc Sở. Chi bộ 4: đảng viên công tác tại Phòng Tổng hợp và Văn phòng Công đoàn Ngành. Chi bộ 5: đảng viên công tác tại Ban Thanh tra Giao thông, Văn phòng Ban An toàn Giao thông tỉnh và một đồng chí phó giám đốc Sở. Chi bộ 6: đảng viên công tác tại Ban Quản lý dự án giao thông và một đồng chí phó giám đốc Sở.

Hằng năm, tỷ lệ các chi bộ trực thuộc đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh trên 75%, Đảng bộ đều đạt danh hiệu cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh.

+ Công đoàn

Công đoàn Ngành tổ chức Đại hội lần thứ IX vào năm 1998 (nhiệm kỳ 1998 - 2003), Đại hội lần thứ X vào năm 2003 (nhiệm kỳ 2003 - 2008). Công đoàn Ngành lãnh đạo các công đoàn cơ sở của các doanh nghiệp trực thuộc ngành và một số công đoàn cơ sở của doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tại Sở có Công đoàn văn phòng, Công đoàn Ban Quản lý dự án giao thông và Công đoàn Thanh tra Sở. Thường trực Công đoàn Ngành làm việc tại văn phòng Sở.

Công đoàn Ngành luôn được Liên đoàn Lao động Tỉnh và Công đoàn ngành Giao thông vận tải Việt Nam khen thưởng vì có nhiều thành tích trong hoạt động Công đoàn và xây dựng phong trào công nhân viên chức. Hằng năm, các Công đoàn cơ sở đạt danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh trên 80%, Công đoàn Ngành đều đạt danh hiệu Công đoàn cấp trên cơ sở vững mạnh.

+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Đến năm 1992, do văn phòng Sở không còn công chức, viên chức, công nhân viên còn ở độ tuổi sinh hoạt Đoàn nên tổ chức Đoàn đã giải thể.

- Tổ chức hội xã hội nghề nghiệp về giao thông vận tải

+ Hiệp hội Vận tải ô tô

Hiệp hội Vận tải ô tô Đắk Lắk được thành lập ngày 26 tháng 6 năm 1999 theo Quyết định số 046/99QĐ/TC ngày 26 tháng 6 năm 1999 của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam. Hiệp hội Vận tải ô tô Tỉnh là tổ chức cơ sở của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam. Hiệp hội Vận tải ô tô Tỉnh ban đầu có 20 hội viên là các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải của tỉnh. Ban Chấp hành lâm thời của hiệp hội có 15 người, đồng chí Lê Đình Châu nguyên là Giám đốc Sở, chủ nhiệm hợp tác xã vận tải hàng hoá số 1 được chỉ định làm chủ tịch Ban chấp hành lâm thời.

Sau khi thành lập xong hiệp hội, đến tháng 01 năm 2000, đồng chí Hoàng Danh Khoa là Chủ tịch Công đoàn ngành đương nhiệm thay đồng chí Lê Đình Châu làm chủ tịch hiệp hội.

Tháng 11 năm 2004, Hiệp hội tổ chức đại hội, đồng chí Hoàng Danh Khoa đã không ứng cử chức vụ chủ tịch, đại hội bầu ông Khổng Phùng chủ nhiệm hợp tác xã vận tải Quyết Tiến làm chủ tịch hiệp hội.

+ Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường

Trong giai đoạn này đã có Hội Khoa học kỹ thật Cầu đường Việt Nam nhưng sở chưa thành lập hội.

2. Nguồn nhân lực

2.1. Tiếp nhận và tuyển dụng

Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk bổ sung thêm nguồn nhân lực cho đơn vị, cụ thể như sau:

Năm 1996, đồng chí Nguyễn Thị Minh Thuỷ và Trần Thị Hoa.

Năm 1997, các đồng chí: Nguyễn Thị Hoá, Từ Xuân Hoà, Hoàng Văn Đông, Bạch Hưng Thảo, Phạm Văn Hợp, Lê Cảnh Dong, Lê Công Chức, Nguyễn Quý Lương, Nguyễn Thanh Xuân.

Năm 1998, đồng chí Nguyễn Công Cẩn.

Năm 2002, đồng chí Trần Thị Hiền.

Năm 2003, các đồng chí: Phạm Văn Cường, Lê Thị Hồng Quý, Phạm Hồng Trường, Bùi Thị Vân, Trần Thị Huyền Duy, Trần Thị Kim Anh, Trần Thanh Hiển, Nguyễn Thị Bình, Hoàng Thuỵ Vi, Hoàng Thuỵ Vinh, Nguyễn Cảnh Nhung, Từ Trường Quang, Hứa Thị Huế, Nguyễn Thị Huệ và Nguyễn Thị Phượng.

Năm 2004, các đồng chí: Hoàng Tuấn, Trần Chí Nghĩa, Lương Thị Hồng, Lê Đình Minh, Võ Kế Thắng, Nguyễn Xuân Thuỷ, Tạ Văn Thuật, Nguyễn Tài Minh, Huỳnh Trung Thanh và Nguyễn Văn Sửu.

Năm 2005, các đồng chí: Lê Xuân Vinh, Hồ Văn Thành và Trần Thị Tố Nga.

2.1. Đào tạo nguồn nhân lực

Sở chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cụ thể:

Cử nhân kinh tế: Phạm Văn Xây và Nguyễn Thị Hoá.

Kỹ sư cầu đường bộ: Nguyễn Công Xuân, Trần Viết Tiệp, Võ Văn Hùm, Lục Văn Toại, Huỳnh Trung Thanh và Phạm Minh Hải.

Cử nhân luật: Lê Công Chức, Nguyễn Xuân Thuỷ và Tạ Văn Thuật.

Cử nhân hành chính: Nguyễn Văn Viện.

Cử nhân Tiếng Anh: Lê Xuân Biểu.

Cử nhân chính trị: Nguyễn Văn Quyền, Lê Xuân Biểu

Cao cấp lý luận chính trị: Nguyễn Tài Dung, Đỗ Bình Chính, Trần Trọng Nghĩa.

II. CHỦ TRƯƠNG, CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

Trước tình hình lạc hậu của kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XII nhiệm kỳ 1995 - 2000 đề ra nhiệm vụ phát triển giao thông vận tải tới năm 2000 như sau: “Về giao thông, trong 5 năm tới, ngoài các quốc lộ 14, 26, 27, 28 sẽ do Trung ương xây dựng và nâng cấp trước năm 2000, chúng ta cần tập trung nâng cấp các đường nội tỉnh, từng bước nhựa hoá các tuyến đường nối liền từ tỉnh lỵ hoặc từ các quốc lộ đến huyện và hệ thống đường sá ở thành phố Buôn Ma Thuột. Phần lớn các đường từ huyện đến xã phải được cấp phối hoá hoặc rải đá dăm và đảm bảo đi lại thông suốt cả hai mùa mưa, nắng. Chú trọng giải quyết trước những vùng có nhiều tiềm năng nhưng vì giao thông kém nên phát triển chậm, các trục giao thông có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, các tuyến đường đảm bảo cho yêu cầu phát triển các vùng kinh tế mới và tạo đà vươn lên cho vùng chậm phát triển. Đồng thời chú ý nâng cấp và khai thông các tuyến đường ở khu vực biên giới, các vùng kinh tế kết hợp với quốc phòng. Hình thành các đơn vị thi công xây dựng nhỏ và duy tu bảo dưỡng cầu đường ở huyện hoặc liên huyện để chăm lo cho hệ thống giao thông nông thôn. Kiến nghị với Nhà nước nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột để tăng khả năng vận tải hành khách và hàng hoá”.

Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII đã đánh giá thành tựu phát triển giao thông vận tải tới năm 2000 như sau: “Dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân; khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng bình quân hằng năm 27%, luân chuyển hành khách tăng 16,7%; chất lượng phương tiện và dịch vụ ngày càng tốt hơn”. “Đến cuối năm 2000, đã cơ bản hoàn thành việc nâng cấp các quốc lộ 14, 26; tất cả các huyện đều có đường nhựa tới huyện lỵ, đường ô tô đến được hầu hết các trung tâm xã”.

Mục tiêu phát triển giao thông vận tải của giai đoạn 2001 - 2005 là: “Nhựa hoá hoặc bê tông hoá 60% tỉnh lộ, cứng hoá 40% đường nông thôn”.

Nhiệm vụ là phải: “Huy động các nguồn lực đầu tư để nhựa hoá hoặc bê tông hoá tất cả các đường của thành phố Buôn Ma Thuột, 60% đường tỉnh hiện có để đến năm 2010 về cơ bản, giải quyết xong việc kiên cố hoá hệ thống giao thông của tỉnh. Mặt khác, tiếp tục mở các tuyến đường Krông Năng - Phú Yên, Ea H’leo - Ajunpa, cánh đồng Krông Bông - quốc lộ 26, Ea H’leo - Ea Suop, Ea Suop - Cư M’gar, Krông Ana - Lắk; nâng cấp tuyến đường Krông Nô - Đắk Nông. Kiến nghị với Trung ương hoàn thành việc nâng cấp quốc lộ 27 và khôi phục quốc lộ 28, 14C; nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột để máy bay lớn có thể hạ, cất cánh”.

Xác định kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có vai trò quyết định tốc độ phát triển kinh tế, xã hội nên Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã rất quan tâm lãnh đạo, đề ra một số cơ chế, chính sách để phát triển nhanh giao thông vận tải của địa phương.

Chủ trương thu phí đường bộ để có kinh phí duy tu bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên nhằm duy trì tuổi thọ công trình, đồng thời huy động nguồn vốn để tiếp tục đầu tư xây dựng các tuyến tỉnh lộ khác. Từ chủ trương đó Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quyết định cho thành lập trạm thu phí tại tỉnh lộ 1 sau khi toàn tuyến được hoàn thành để có kinh phí duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên. Đây là trạm thu phí đường bộ trên đường tỉnh đầu tiên của cả nước, sau khi Chính phủ cho phép và Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu phí cầu đường của Nhà nước quản lý; Hội đồng nhân dân tỉnh khoá 5 kỳ họp thứ 9 đã ban hành Nghị quyết số 34/1998/NQ-HĐ quyết nghị thông qua phương án thu phí tỉnh lộ 1, tỉnh lộ 2 và tỉnh lộ 8. Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 71/1998/QĐ-UB quy định việc thu phí tỉnh lộ 1 và thành lập Trạm Thu phí thuộc Sở do Công ty Quản lý và sửa chữa cầu đường bộ 2 trực tiếp điều hành. Trạm được xây dựng tại Km 4 + 500 thuộc địa phận buôn Ky, thành phố Buôn Ma Thuột. Biên chế của Trạm có 22 cán bộ công nhân viên do đồng chí Tạ Hoàng Bắc làm trạm trưởng, trạm hoạt động rất hiệu quả. Trạm được thành lập và hoạt động từ ngày 16 tháng 01 năm 1999 tới tháng 5 năm 2004 do chia tách tỉnh, Công ty Quản lý và sửa chữa cầu đường bộ 2 được điều về tỉnh Đắk Nông nên trạm được bàn giao cho công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 1 tiếp nhận quản lý hoạt động, tới ngày 08 tháng 7 năm 2005 thì trạm giải thể. Trong thời gian hoạt động, trạm thu phí đã thu được 6.818,307 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn nộp ngân sách Tỉnh được 5.199.748 triệu đồng.

Ngày 27 tháng 7 năm 2001, Hội đồng nhân dân tỉnh họp kỳ họp thứ Tư khoá VI đã thông qua và ra Nghị quyết số 12/2001/NQ-HĐ ban hành Chương trình xây dựng, phát triển giao thông tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2001 – 2005.

Thực hiện nghị quyết đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ra Quyết định số 84/20002/QĐ-UB ngày 05 tháng 6 năm 2002 ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng, phát triển giao thông tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2001 – 2005.

Ngày 10 tháng 01 năm 2003, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI ban hành Nghị quyết số 10/2003/NQ-HĐ về Điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông giai đoạn 2001 – 2005.

Để thực hiện Nghị quyết số 12/2001/NQ-HĐ và Nghị quyết số 10/2003/NQ-HĐ của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 24/2003/QĐ-UB ngày 12 tháng 02 năm 2003 về Quy định cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2003 - 2005. Theo Quyết định này, cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2003 - 2005 như sau:

Các huyện có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn như Cư M’Gar, Ea H’leo, Ea Kar, Krông Pắk , Krông Buk, Krông Ana và Krông Năng được ngân sách Tỉnh bố trí 70%, ngân sách huyện, xã và huy động tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân là 30%; Các huyện có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn như Buôn Đôn, Ea Suop, Krông Bông, Lắk và M’Drắk: ngân sách Tỉnh bố trí 80%, ngân sách huyện, xã và huy động là 20%.

Các đường xã được nâng cấp. Đường xã thuộc khu vực 1: ngân sách Tỉnh 50%, ngân sách huyện, thành phố, xã và huy động là 50%; Các xã thuộc khu vực 2: ngân sách tỉnh 70%, ngân sách huyện, thành phố, xã và huy động là 30%; Các xã thuộc khu vực 3: Ngân sách tỉnh 80%, ngân sách huyện, thành phố, xã và huy động là 20%.

Đối với đường nội thị trấn, thì đường nội thị trấn huyện: ngân sách tỉnh 75%, ngân sách huyện, thị trấn và huy động là 25%; Đường nội thị trấn có trên 25% đồng bào dân tộc thiểu số: Ngân sách tỉnh 80%, ngân sách huyện, thị trấn và huy động là 20%; Đường nội thành phố Buôn Ma Thuột: ngân sách tỉnh 70%, ngân sách thành phố, phường và huy động là 30%.

Đường nội thôn, khối phố: Ngân sách hỗ trợ hạng mục cầu cống.

Công trình cầu có khẩu độ trên 6 m ở tất cả các loại đường: ngân sách Tỉnh đầu tư.

Đầu tư xây dựng công trình giao thông theo hình thức Đầu tư - Chuyển giao (BT): Năm 2004, trước tình hình khó khăn vốn ngân sách để bố trí ngay cho các dự án đầu tư các công trình xây dựng cơ bản của tỉnh, sở Giao thông vận tải đã phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính tham mưu cho Hội đồng nhân tỉnh và Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương cho đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ bản trong đó có kết cấu hạ tầng giao thông bằng hình thức xây dựng - chuyển giao. Chủ trương này đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh trình ra Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 16/2004/ NQ-HĐND ngày 26 tháng 10 năm 2004 về việc quy định về cơ cấu nguồn vốn và đầu tư một số công trình xây dựng cơ bản năm 2004. Theo đó, Hội đồng nhân dân tỉnh đã quyết nghị cho đầu tư xây dựng các tuyến đường tỉnh lộ 1, tỉnh lộ 2, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 14 và tỉnh lộ 15 bằng hình thức đầu tư BT. Thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 70/2004/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2004 về việc giao kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án đầu tư theo hình thức BT năm 2004. Theo quyết định thì đơn vị trúng thầu tự ứng vốn thi công xây dựng; công trình (gói thầu) hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ được bố trí vốn thanh toán trong thời gian 3 năm, theo tỷ lệ: Năm thứ nhất (năm công trình hoàn thành) 20%, năm thứ hai 30%, năm thứ ba 50%. Trường hợp năm thứ ba chưa thanh toán xong thì phần vốn còn lại sẽ được cộng thêm chi phí theo lãi vay ngân hàng khi thanh toán và thanh toán đủ 100% trong 6 tháng đầu năm thứ tư.

Chủ trương xã hội hoá trong đầu tư vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: Sau khi tổ chức thành công hoạt động xe buýt có trợ giá vé của ngân sách, Sở đã tham mưu và được Uỷ ban nhân dân đồng ý cho triển khai chủ trương xã hội hoá lĩnh vực này. Theo chủ trương đó, các doanh nghiệp tự lo vốn đầu tư hoạt động xe buýt thì được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% lãi suất vay vốn ngân hàng và được giao khai thác trên tuyến liên tục 7 năm, các doanh nghiệp ra sau không được chạy chồng tuyến trừ các đoạn tuyến chồng lấn trong phạm vi nội thành phố Buôn Ma Thuột.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn này sở đã đề xuất và được Uỷ ban nhân dân Tỉnh đồng ý cổ phần hoá toàn bộ doanh nghiệp nhà nước kinh doanh vận tải hàng hoá, hành khách và cơ khí giao thông trực thuộc Sở.


Каталог: TaiLieu
TaiLieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
TaiLieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
TaiLieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
TaiLieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
TaiLieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
TaiLieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
TaiLieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
TaiLieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
TaiLieu -> BỘ luật lao đỘng của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam BỘ luật lao đỘng ngày 23 tháng 6 năm 1994 và

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương