Lê Xuân Biểu giao thông vận tảI ĐẮk lắK 110 NĂm xây dựng và phát triểN (1904 2014) nhà xuất bảN giao thông vận tảI



tải về 1.26 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.26 Mb.
#100
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

2. Vận tải

2.1. Vận tải đường bộ

- Vận tải hàng hoá

Sản lượng vận tải hàng hoá và hành khách trong giai đoạn này tăng mạnh theo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. Năm 2006, vận tải hàng hoá đạt 2.400.000 tấn với khối lượng luân chuyển 210.000.000 tấn.km, vận tải hành khách đạt 8.600.000 người đạt 975.000.000 người.km. Năm 2007, vận tải hàng hoá đạt 2.550.000 tấn với khối lượng luân chuyển 235.000.000 tấn.km; Năm 2008, vận tải hàng hoá đạt 2.700.000 tấn với khối lượng luân chuyển 250.000.000 tấn.km. Năm 2009, vận tải hàng hoá đạt 2.850.000 tấn với khối lượng luân chuyển 265.000.000 tấn.km. Năm 2010, vận tải hàng hoá đạt 2.950.000 tấn với khối lượng luân chuyển 275.000.000 tấn.km. Năm 2011, vận tải hàng hoá đạt 3.050.000 tấn với khối lượng luân chuyển 285.000.000 tấn.km. Năm 2012, vận tải hàng hoá đạt 3.085.000 tấn với khối lượng luân chuyển 287.500.000 tấn.km. Năm 2013, vận tải hàng hoá đạt 3.150.000 tấn với khối lượng luân chuyển 293.500.000 tấn. km. Năm 2014, vận tải hàng hoá đạt 4.481.000 tấn với khối lượng luân chuyển 495.120.000 tấn.km.



- Vận tải hành khách

Cùng với cả nước, tình hình kinh tế, xã hội Đắk Lắk trong giai đoạn này phát triển với tốc độ cao, nhu cầu đi lại của người dân tăng rất mạnh nên sản lượng vận tải hành khách trong giai đoạn này cũng tăng mạnh theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, xã hội của tỉnh. Năm 2006, vận tải hành khách đạt 8.600.000 người đạt 975.000.000 người.km. Năm 2007, vận tải hành khách đạt 9.050.000 người với khối lượng luân chuyển 1.025.000.000 người.km. Năm 2008, vận tải hành khách đạt 9.550.000 người với khối lượng luân chuyển đạt 1.080.000.000 người.km. Năm 2009, vận tải hành khách đạt 10.050.000 người với khối lượng luân chuyển 1.085.000.000 người.km. Năm 2010, vận tải hàng hoá đạt 2.950.000 tấn với khối lượng luân chuyển 275.000.000 tấn.km, vận tải hành khách đạt 10.450.000 người với khối lượng luân chuyển 1.190.000.000 người.km. Năm 2011, vận tải hành khách đạt 10.800.000 người với khối lượng luân chuyển 1.230.000.000 người.km. Năm 2012, vận tải hành khách đạt 10.940.000 người với khối lượng luân chuyển 1.190.000.000 người.km. Năm 2013, vận tải hành khách đạt 11.180.000 người với khối lượng luân chuyển 1.272.000.000 người.km. Năm 2014, vận tải hành khách đạt 11.653.000 người với khối lượng luân chuyển 3.435.000.000 người.km.

Trong thời gian này, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt bắt đầu phát triển. Hai năm 2006 và 2007, xe buýt của Công ty cổ phần Xe khách Đắk Lắk tiếp tục được ngân sách Tỉnh trợ giá. Năm 2006, ngân sách trợ giá 3.600 triệu đồng. Năm 2007, ngân sách trợ giá 3.560 triệu đồng. Sau hơn hai năm tồn tại hai hình thức hoạt động của xe buýt, Sở thấy rằng hoạt động của xe buýt không trợ giá hiệu quả hơn cả về kinh tế và xã hội. Về kinh tế thì ngân sách tỉnh không phải trợ giá mà các đơn vị kinh doanh vẫn không lỗ, về xã hội thì chất lượng phục vụ của xe buýt xã hội hoá được xã hội đánh giá tốt hơn, phát triển mạnh hơn. Từ đó, Sở Giao thông vận tải và Sở Tài chính tham mưu với Uỷ ban nhân dân Tỉnh cho chuyển hoạt động của xe buýt có trợ giá của Công ty cổ phần Xe khách Đắk Lắk sang hoạt động không có trợ giá. Việc chuyển đổi sang hình thức xã hội hoá thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc Công ty cổ phần Xe khách xin tiếp tục kinh doanh nhưng không có trợ giá của ngân sách nữa. Sau khi Uỷ ban nhân dân Tỉnh đồng ý chủ trương, Công ty cổ phần Xe khách đã xin thôi trợ giá từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 và được chấp thuận. Kể từ đó, Tỉnh chỉ còn hoạt động của xe buýt theo hình thức không trợ giá từ ngân sách.

Tháng 6 năm 2006, Công ty cổ phần Vận tải ô tô Đắk Lắk khai trương hai tuyến xe buýt: tuyến thành phố Buôn Ma Thuột - thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, dài 32 km và tuyến thành phố Buôn Ma Thuột - Kim Châu, huyện Krông Ana, dài 20 km. Số lượng xe ban đầu là 8 chiếc xe buýt loại B50 hiệu SAMCO, kinh phí đầu tư là 10 tỷ đồng.

Ngày 02 tháng 9 năm 2006, Hợp tác xã Vận tải hàng hoá và hành khách Cư Mil khai trương xe buýt Cư Mil hoạt động trên tuyến thành phố Buôn Ma Thuột - thị trấn Ea Suop, huyện Ea Suop, dài 60 km với số lượng xe 5 chiếc buýt loại B50 hiệu SAMCO, kinh phí đầu tư là 7 tỷ đồng.

Ngày 02 tháng 9 năm 2010, Hợp tác xã Vận tải cơ giới Krông Bông khai trương xe buýt của hợp tác xã hoạt động trên tuyến thị trấn Khuê Ngọc Điền - Cư Dăm, dài 32 km với 5 xe buýt loại 54 chỗ và 24 chỗ, kinh phí đầu tư hơn 6 tỷ đồng.

Tính tới cuối năm 2014, các đơn vị hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã đầu tư 285 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký đầu tư hoạt động xe buýt theo hình thức xã hội hoá rất nhiều, tuy nhiên số lượng tuyến chỉ có hạn nên một số doanh nghiệp phải đi đầu tư ở các tỉnh khác như Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Khánh Hoà.

Sản lượng, số lượng xe buýt và số tuyến xe buýt tăng nhanh.

Sản lượng: Năm 2007 có 125 xe, hoạt động trên 22 tuyến, vận chuyển được 13.396.566 lượt khách; Năm 2008 có 161 xe, hoạt động trên 24 tuyến, vận chuyển được 16.203.410 lượt khách; Năm 2009 có 173 xe, hoạt động trên 25 tuyến, vận chuyển được 14.869.828 lượt khách; Năm 2010 có 181 xe, hoạt động trên 26 tuyến, vận chuyển được 16.685.533 lượt khách; Năm 2011 có 195 xe, hoạt động trên 25 tuyến, vận chuyển được 18.885.000 lượt khách; Năm 2012 có 213 xe, hoạt động trên 24 tuyến, vận chuyển được 18.071.457 lượt khách; Năm 2013 có 217 xe, hoạt động trên 27 tuyến, vận chuyển được 19.365.721 lượt khách. Năm 2014 có 254 xe, hoạt động trên 27 tuyến, vận chuyển được 13.977.186 lượt khách.

Số lượng xe buýt: Năm 2013 có 217 xe. Công ty cổ phần xe khách: 23 xe chạy 4 tuyến; Công ty cổ phần Vận tải ô tô: 96 xe chạy 6 tuyến; Công ty cổ phần Vận tải hành khách công cộng Buôn Hồ: 30 xe chạy 4 tuyến; Công ty trách nhiệm hữu hạn Vận tải Thành Đạt: 6 xe chạy 2 tuyến; Hợp tác xã Quyết Thắng: 39 xe chạy 7 tuyến; Hợp tác xã Vận tải hàng hoá và hành khách Cư Mil: 18 xe chạy 2 tuyến; Hợp tác xã Vận tải cơ giới Krông Bông: 5 xe chạy 1 tuyến.

Năm 2014 có 254 xe. Công ty cổ phần Xe khách: 22 xe chạy 4 tuyến; Công ty cổ phần Vận tải ô tô: 107 xe chạy 6 tuyến; Công ty cổ phần Vận tải hành khách công cộng Buôn Hồ: 30 xe chạy 4 tuyến; Công ty trách nhiệm hữu hạn Vận tải Thành Đạt: 8 xe chạy 2 tuyến; Hợp tác xã Quyết Thắng: 65 xe chạy 7 tuyến; Hợp tác xã Vận tải hàng hoá và hành khách Cư Mil: 18 xe chạy 2 tuyến; Hợp tác xã Vận tải cơ giới Krông Bông: 3 xe chạy 1 tuyến.

Toàn Tỉnh có 27 tuyến xe buýt. Tuyến số 1: Đạt Lý - Cư Jut. Tuyến số 2: Bến xe Quyết Thắng - Xã Ea Sô. Tuyến số 3: thị trấn Krông Kma - xã Cư Dăm. Tuyến số 4: xã Ea Kao - Bến xe phía Bắc Buôn Ma Thuột. Tuyến số 5: Trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng - Ngã 3 Ea Sim. Tuyến số 6: Buôn Ma Thuột - xã Ea Kiết Cư M’gar. Tuyến số 7: Krông Pắk –- Buôn Ma Thuột. Tuyến số 8: Krông Pắk - M’Drắk. Tuyến số 9: thị xã Buôn Hồ - Buôn Ma Thuột. Tuyến số 10: Buôn Ma Thuột - Krông Ana. Tuyến số 11: Buôn Ma Thuột - Krông Bông. Tuyến số 12: Buôn Ma Thuột - Lắk. Tuyến số 13: Buôn Ma Thuột - Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Tuyến số 14: Buôn Ma Thuột - Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Tuyến số 15: Buôn Ma Thuột - Buôn Đôn. Tuyến số 16: Buôn Đôn - Ea Suop. Tuyến số 17: thị xã Buôn Hồ - Ea H’leo. Tuyến số 18: Krông Pắk - xã Cư Yang. Tuyến số 19: Bến xe Krông Pắk - xã Ea Ô, huyện Ea Kar. Tuyến số 20: thị xã Buôn Hồ - Krông Năng. Tuyến số 21: thị xã Buôn Hồ - Ea Kar. Tuyến số 22: Phước An - Krông Bông. Tuyến số 23: Buôn Ma Thuột - xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar. Tuyến số 24: Buôn Ma Thuột - thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Tuyến số 25: Km 49 - xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk. Tuyến số 26: trung tâm xã Cư Pơng - trung tâm xã Cư Né huyện Krông Búk. Tuyến số 27: thị xã Buôn Hồ - xã Tam Giang, Ea Tam, huyện Krông Năng.

Tổng số phương tiện vận tải cơ giới đường bộ của Tỉnh trong giai đoạn này, hằng năm tăng trưởng từ 10 đến 20%. Năm 2006 là 10.660 chiếc, trong đó: xe con là 2.733 chiếc, xe khách là 1.327 chiếc, xe tải là 5.243 chiếc, xe chuyên dùng là 1.278 chiếc và xe khác là 79 chiếc. Năm 2007 là 13.952 chiếc, trong đó: xe con là 3.464 chiếc, xe khách là 1.637 chiếc, xe tải là 7.779 chiếc, xe chuyên dùng là 985 chiếc và xe khác là 87 chiếc. Năm 2008 là 15.785 chiếc, trong đó: xe con là 4.430 chiếc, xe khách là 1.636 chiếc, xe tải là 8.923 chiếc, xe chuyên dùng là 713 chiếc và xe khác là 83 chiếc. Năm 2009 là 18.339 chiếc, trong đó: xe con là 5.951 chiếc, xe khách là 1.674 chiếc, xe tải là 9.967 chiếc, xe chuyên dùng là 618 chiếc và xe khác là 83 chiếc. Năm 2010 là 18.897 chiếc, trong đó: xe con là 6.750 chiếc, xe khách là 1.499 chiếc, xe tải là 10.256 chiếc, xe chuyên dùng là 259 chiếc và xe khác là 133 chiếc. Năm 2011 là 21.176 chiếc, trong đó: xe con là 7.827 chiếc, xe khách là 1.623 chiếc, xe tải là 11.320 chiếc, xe chuyên dùng là 267 chiếc và xe khác là 139 chiếc. Năm 2012 là 24.132 chiếc, trong đó: xe con là 9.346 chiếc, xe khách là 1.767 chiếc, xe tải là 12.599 chiếc, xe chuyên dùng là 274 chiếc và xe khác là 146 chiếc. Năm 2013 là 25.890 chiếc, trong đó: xe con là 10.874 chiếc, xe khách là 1.682 chiếc, xe tải là 12.905 chiếc, xe chuyên dùng là 289 chiếc, xe khác là 140 chiếc, xe buýt có 214 chiếc. Năm 2014 là 28.078 chiếc, trong đó: xe con là 12.125 chiếc, xe khách là 1.677 chiếc, xe tải là 13.799 chiếc, xe chuyên dùng là 295 chiếc, xe khác là 184 chiếc, xe buýt có 281 chiếc.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 do Bộ Giao thông vận tải lập, Sở đã tham mưu và được Uỷ ban nhân dân Tỉnh cho chủ trương lập quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 – 2020. Tại Văn bản số 3219/UBND-CN ngày 08 tháng 6 năm 2012, Sở giao cho Công ty Tư vấn Triển khai công nghệ và xây dựng giao thông thuộc Trường đại học Giao thông vận tải lập quy hoạch.

Về mạng lưới tuyến: Điều chỉnh 3 tuyến đang hoạt động là tuyến số 1 Đạt Lý - Cư Jut, tuyến số 4 bến xe phía Bắc Buôn Ma Thuột - xã Ea Kao và tuyến số 11 Buôn Ma Thuột - Krông Bông; Mở 9 tuyến mới ngoài thành phố Buôn Ma Thuột là: Ea Suop - Buôn Hồ, Krông Búk - Krông Năng, Cư M’Gar - thị xã Buôn Hồ, Krông Năng - M’Drắk, Ea Suop - xã Ea Lôp, Ea Suop - xã Ea Rôk, Ea Suop - Ea H’Leo, Buôn Đôn - Đồn Biên phòng 743 (quốc lộ 14C) và tuyến Thị xã Buôn Hồ - thị trấn Ea Knôp; Mở thêm 1 tuyến nội thành phố Buôn Ma Thuột là tuyến Phường Tân An - Bến xe phía Nam Thành phố.

Về hạ tầng: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng sẵn có và xây dựng mới nhà chờ, điểm dừng, điểm đầu điểm cuối và các trạm trung chuyển theo đúng tiêu chuẩn. Số điểm dừng đỗ là 638 điểm, số nhà chờ là 39 nhà, tổng vốn đầu tư hạ tầng là 56,3 tỷ đồng.

Về phương tiện: Phát triển phương tiện loại 50 chỗ, 55 chỗ, 60 chỗ và 80 chỗ với số lượng năm 2015 là 342 chiếc, năm 2016 là 409 chiếc, năm 2017 là 511 chiếc, năm 2018 là 639 chiếc, năm 2019 là 798 chiếc và năm 2020 là 998 chiếc, tổng vốn đầu tư phương tiện là 498,5 tỷ đồng.

Cơ chế chính sách: Vẫn tiếp tục xã hội hoá 100% nhưng Tỉnh phải hỗ trợ cho doanh nghiệp trong xây dựng kết cấu hạ tầng và trợ giá vé.

Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 1594/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 2014 phê duyệt quy hoạch trạm dừng nghỉ trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Theo đó cả nước có 57 trạm được xây dựng tới năm 2030 với tổng diện tích 326 ha, kinh phí 5.790 tỷ đồng. Riêng tỉnh Đắk Lắk có 3 trạm dừng nghỉ tại huyện Ea H’leo, thị xã Buôn Hồ và phía Nam thành phố Buôn Ma Thuột.



2.2. Vận tải đường thuỷ

Do địa hình tự nhiên đồi núi nên mạng lưới đường thuỷ nội địa có thể khai thác vận tải được rất ít, chủ yếu khai thác được ở các đoạn sông ít có độ dốc như sông Krông Nô, huyện Krông Bông, sông Krông ANa, huyện Krông Ana và sông Sêrêpôk. Các bến vận tải thuỷ chủ yếu là bến phục vụ khai thác, vận chuyển cát xây dựng, có một số ít bến đò ngang để đưa người và sản vật nông nghiệp qua sông.

Phương tiện vận tải thuỷ nội địa, tổng số có 834 chiếc với tổng trọng tải 2.874 tấn, tổng công suất 4.813 mã lực, trong đó phương tiện chở hàng tự hành có trọng tải tới 300 tấn là 66 chiếc, thô sơ là 2 chiếc, phương tiện chở khách tự hành có sức chứa tới 50 người là 4 chiếc, phương tiện chở khách thô sơ là 37 chiếc, phương tiện thuỷ công trình là 73 chiếc và phương tiện thuỷ khác là 689 chiếc.

2.3. Vận tải đường sắt

Thực hiện ý kiến kết luận của Thủ tướng Phan Văn Khải cùng đoàn của Chính Phủ làm việc tại tỉnh Phú Yên ngày 10 tháng 11 năm 2004, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 825/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2005 cho phép lập Quy hoạch tuyến đường sắt Tuy Hoà - Buôn Ma Thuột để bổ sung vào quy hoạch phát triển tổng thể ngành Đường sắt Việt Nam đến năm 2020 đã được Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2002. Cục Đường sắt Việt Nam được giao nhiệm vụ Quy hoạch tuyến đường sắt Phú Yên lên Tây Nguyên, chủ đầu tư và Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải phía Nam (TEDI South) là đơn vị lập quy hoạch.

Theo quy hoạch, tuyến đường sắt Tuy Hoà - Buôn Ma Thuột có điểm đầu: Km 0 + 000 - Ga Phú Hiệp, tính từ tim ga nối ray trên đường sắt Thống Nhất tại Km 1206 + 850, điểm cuối: Km 163 + 000 - ga Buôn Ma Thuột đặt ở vị trí phía Tây Bắc thành phố Buôn Ma Thuột trên tuyến đường vành đai phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, đồng thời tương lai là ga nối ray đi Gia Lai, Kon Tum (hướng Bắc) và đi Đắk Nông (hướng Nam); Cấp đường là cấp chủ yếu, khổ đường 1.000, số đường trước mắt là đường đơn lâu dài đường đôi, chiều rộng nền đường đơn là 6,5 m, tà vẹt loại bê tông dự ứng lực, ray chính >P50 kg/m, chiều dài dùng được của ga Ldđ = 500 m, tải trong cầu cống có mố trụ T16, dầm T14, đầu máy Diesel lâu dài là đầu máy điện, thông tin bằng cáp quang, tín hiệu bằng đèn màu, đóng đường bán tự động. Tổng chiều dài khoảng 163 km. Trên địa phận tỉnh Đắk Lắk , từ km 75 tuyến đường sắt đi vào địa phận huyện M’Đrắk qua phạm vi các xã Cư Prao, Ea Pil ven theo lưu vực sông Krông Hnăng rồi tiếp cận với quốc lộ 26; Từ Km 108 tuyến đi cặp sát quốc lộ 26 về phía Bắc thuộc địa phận các xã Ea Tih, Ea Đar (huyện Ea Kar), Krông Búk, Ea Phê, Ea Kênh (huyện Krông Pak) và vượt quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) sang phía Tây thành phố Buôn Ma Thuột.

Toàn tuyến có 9 ga: Ga Phú Hiệp (Km 0 + 000 - Km 10 + 000 - ga nối ray - Phú Yên), ga Phú Thứ (Km 10 + 000 - Km 27 + 000 - ga tránh - Phú Yên), ga Sơn Thành Tây (Km 27 + 000 - Km 52 + 000 - ga tránh - Phú Yên), ga Sông Hinh (Km 52 + 000 - Km 76 + 000 - ga trung gian - Phú Yên), ga Ea Lâm (Km 76 + 000 - Km 95 + 500 - ga tránh - Đắk Lắk ), ga Ea Tih (Km 95 + 500 - Km 119 + 000 - ga tránh - Đắk Lắk ), ga Ea Kar (Km 119 + 000 - Km 145 + 000 - ga trung gian - Đắk Lắk ), ga Krông Pak (Km 145 + 000 - Km 163 + 000 - ga tránh - Đắk Lắk ), ga Buôn Ma Thuột (Km 163 + 000 - ga đoạn Đắk Lắk).



2.4. Vận tải đường hàng không

Ngày 28 tháng 4 năm 2006, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 978/QĐ-BGTVT phê duyệt Quy hoạch tổng thể Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột tới năm 2015, định hướng đến năm 2025. Theo đó, tới năm 2015, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đạt loại cảng hàng không cấp 4C theo mã chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và sân bay quân sự cấp I, chức năng là cảng hàng không nội địa, dùng chung cho dân sự và quân sự. Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột có diện tích sử dụng đất là 464 héc-ta , trong đó diện tích đất do hàng không dân dụng quản lý là 109 héc-ta, diện tích dùng chung là 167 héc-ta, đất cho quân sự là 188 héc-ta. Quy hoạch được lập bởi Công ty Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không ADCC.

Khu bay được quy hoạch có một đường cất hạ cánh kích thước 3000 m, rộng 45 m, kết cấu bê tông nhựa, khai thác giờ cao điểm được 3 tàu bay loại Air bus 320, Air bus 321 và tương đương. Đến giai đoạn 2015 - 2025, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột sẽ là cảng hàng không cấp 4C, xây dựng thêm đường lăn song song kích thước 300 m, rộng 18 m, đảm bảo khai thác bay.

Quy hoạch khu hàng không dân dụng: Tới năm 2015, nhà ga hành khách công suất 220 hành khách/1 giờ cao điểm, 300.000 hành khách/1 năm, tới năm 2025 là 420 hành khách/giờ và 800.000 hành khách/1 năm. Khu thương mại dịch vụ rộng 2000 m2, khu kỹ thuật hàng không, khu khí tượng, khu cấp điện, khu cấp nhiên liệu, khu cấp nước, khu cứu hoả, khu đài dẫn đường K1 và K2.

Quy hoạch giao thông: Đường trục chính nối quốc lộ 27 vào cảng 4 làn xe dài 840 m rộng 28 m, đường ra vào ga 4 làn xe dài 293 m rộng 20 m, đường công vụ dài 9.260 m rộng 5 m, sân đỗ ô tô rộng 20.000 m, kết cấu toàn bộ là bê tông nhựa.

Nhà ga hành khách mới được bắt đầu xây dựng năm 2010 tới ngày 24 tháng 12 năm 2011 khánh thành đưa vào khai thác. Nhà ga có diện tích là 7.175 m2, công suất 1.000.000 khách/năm, có 4 cửa ra tàu bay, phục vụ cùng lúc được 4 tàu bay tầm trung, sân đỗ tàu bay có diện tích 32.588 m2. Nhà ga hành khách Buôn Ma Thuột được xây dựng mới với quy mô lớn hơn cả quy mô trong quy hoạch.

Số lần cất, hạ cánh và sản lượng vận chuyển hành khách từ năm 2009 đến 2013: Năm 2009, phục vụ 2.754 lần cất và hạ cánh, vận chuyển 204.337 hành khách; Năm 2010, phục vụ 3.922 lần cất và hạ cánh, vận chuyển 262.433 hành khách; Năm 2011, phục vụ 5.874 lần cất và hạ cánh, vận chuyển 389.823 hành khách; Năm 2012, phục vụ 6.116 lần cất và hạ cánh, vận chuyển 410.973 hành khách; Năm 2013, phục vụ 5.274 lần cất và hạ cánh, vận chuyển 535.029 hành khách; Năm 2014, phục vụ 6.043 lần cất và hạ cánh, vận chuyển 695.026 hành khách.

3. Đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe, quản lý phương tiện và người lái

Để đáp ứng nhu cầu học, thi lấy Giấy phép lái xe ngày càng tăng trong khi ngân sách Tỉnh không có khả năng đầu tư các cơ sở đào tạo và sát hạch lái xe, Sở tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Tỉnh chủ trương tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo và xây dựng các trung tâm sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh. Từ chủ trương này, hàng loạt cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch lái xe của tư nhân đã được đầu tư xây dựng và hoạt động trong giai đoạn này: Trường Trung cấp nghề VINASME Tây Nguyên, thành lập ngày 28 tháng 11 năm 2007, có lưu lượng đào tạo 1.154 lái xe ô tô; Trung tâm Dạy nghề cơ giới Thành Luân thành lập ngày 07 tháng 4 năm 2010, có lưu lượng đào tạo 470 lái xe ô tô; Trường Trung cấp nghề Việt Mỹ thành lập ngày 26 tháng 9 năm 2011, có lưu lượng đào tạo 640 lái xe ô tô. Trung tâm dạy nghề Bảo An thành lập ngày 26 tháng 9 năm 2011, có lưu lượng đào tạo 300 lái xe ô tô. Trường Trung cấp Tây Nguyên thành lập ngày 08 tháng 3 năm 2012, có lưu lượng đào tạo 270 lái xe ô tô. Trường Trung cấp nghề Bình Minh thành lập ngày 18 tháng 12 năm 2012, có lưu lượng đào tạo 180 lái xe ô tô. Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk có lưu lượng đào tạo 250 lái xe ô tô. Trung tâm đào tạo nghề tại Đắk Lắk có lưu lượng đào tạo 340 lái xe ô tô. Các cơ sở đào tạo lái xe đều xây dựng tại thành phố Buôn Ma Thuột, chỉ có Trung tâm Dạy nghề Bảo An được xây dựng ở huyện Krông Búk. Ngoài các cơ sở vừa đào tạo lái xe ô tô và lái xe mô tô trên còn có hai cơ sở chỉ đào tạo lái xe mô tô, đó là Trung tâm Dạy nghề Tây Nguyên và Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Tổng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô của tất cả các cơ sở đào tạo tới năm 2014 là 3.604 học viên, với lưu lượng như vậy đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của người học.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe, ngày 28 tháng 12 năm 2005 Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 72/2005/QĐ-BGTVT ban hành Quy chế quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Theo đó, kể từ năm 2007, việc sát hạch lái xe phải được tổ chức ở các trung tâm sát hạch lái xe có trang bị các thiết bị chấm tự động theo tiêu chuẩn quy định. Ngay từ năm 2006, Sở đã đề nghị và được Uỷ ban nhân dân Tỉnh cho chủ trương đầu tư một trung tâm sát hạch lái xe loại I từ nguồn vốn ngân sách. Do khó khăn về vốn nên Sở tham mưu kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hoá. Kể từ đó đã có hai trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đã được đầu tư theo hình thức xã hội hoá: Trung tâm Sát hạch lái xe VINASME được Tổng cục Đường bộ cấp phép hoạt động từ 02 tháng 01 năm 2008, đây là trung tâm sát hạch loại I được sát hạch lái xe tất cả các hạng từ B1 tới Fe; Trung tâm Sát hạch lái xe Việt Mỹ được cấp phép hoạt động từ 13 tháng 3 năm 2012, đây là trung tâm sát hạch lái xe loại II được sát hạch lái xe các hạng từ BI tới C. Từ đầu năm 2007, do trung tâm sát hạch xây dựng chưa xong nên sở phải hợp đồng với Trung tâm sát hạch lái xe Hồng Bàng tỉnh Khánh Hoà để tổ chức sát hạch, học viên được các cơ sở đào tạo xong đều phải xuống trung tâm này để Sở sát hạch. Trung tâm Sát hạch lái xe VINASME được tổ chức sát hạch khoá đầu tiên vào ngày 28 tháng 02 năm 2008. Bốn năm sau, Trung tâm Sát hạch lái xe Việt Mỹ cũng được tổ chức sát hạch khoá đầu tiên vào ngày 23 tháng 3 năm 2012. Từ đó, Sở tổ chức sát hạch ở cả hai trung tâm.

Số lượng lái xe được đào tạo và cấp Giấy phép lái xe trong giai đoạn 2005 - 2014 như sau: Năm 2006, đã đào tạo, sát hạch và cấp Giấy phép lái xe cho 46.769 người, trong đó lái xe ô tô là 1.648 người, mô tô là 45.121 người. Năm 2007, cấp Giấy phép lái xe cho 62.401 người, trong đó lái xe ô tô là 1.975 người, mô tô là 60.426 người. Năm 2008, cấp Giấy phép lái xe cho 42.245 người, trong đó lái xe ô tô là 1.970 người, mô tô là 40.275 người. Năm 2009, cấp Giấy phép lái xe cho 42.368 người, trong đó lái xe ô tô là 3.845 người, mô tô là 38.523 người, máy kéo nhỏ là 936 người. Năm 2010, cấp Giấy phép lái xe cho 48.464 người, trong đó lái xe ô tô là 4.284 người, mô tô là 44.180 người. Năm 2011, cấp Giấy phép lái xe cho 67.010 người, trong đó lái xe ô tô là 5.331 người, mô tô là 61.679 người, máy kéo nhỏ là 71 người. Năm 2012, cấp Giấy phép lái xe cho 78.854 người, trong đó lái xe ô tô là 11.247 người, mô tô là 67.607 người, máy kéo nhỏ là 34 người. Năm 2013, cấp Giấy phép lái xe cho 50.699 người, trong đó lái xe ô tô là 8.986 người, mô tô là 41.262 người, máy kéo nhỏ là 445 người. Năm 2014, cấp Giấy phép lái xe cho 53.580 người, trong đó lái xe ô tô là 8.976 người, mô tô là 37.138 người, máy kéo nhỏ là 7.466 người. Trong 9 năm, Sở đã tổ chức đào tạo, sát hạch và cấp Giấy phép lái xe các loại cho 441.681 người, trong đó lái xe ô tô các hạng là 39.276 người, mô tô là 393.908 người, máy kéo nhỏ là 8.507 người.



4. Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ

- Đầu tư xây dựng trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ theo hình thức xã hội hoá

Trước tình hình số lượng ô tô của Tỉnh hằng năm tăng rất nhanh, Trung tâm Đăng kiểm 47 01S không thể đăng kiểm kịp cho chủ phương tiện nên Sở tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Tỉnh đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho tỉnh mở thêm một trung tâm nữa, trung tâm đầu tư theo hình thức xã hội hoá. Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Bình đã đăng ký đầu tư và được Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Cục Đăng kiểm đồng ý. Tên của trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ đầu tư theo hình thức xã hội hoá được đặt là 47 01D. Sau một năm đầu tư, ngày 16 tháng 12 năm 2008, Trung tâm 47 01D khánh thành và đi vào hoạt động với hai dây chuyền kiểm định, công suất 90 xe trong một ngày. Năm 2014, theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, đăng ký đầu tư cùa doanh nghiệp, Bộ Giao thông vận tải và Cục Đăng kiểm đồng ý cho tỉnh Đắk Lắk xây dựng thêm hai trung tâm đăng kiểm: Trung tâm 47 03D do Công ty trách nhiệm hữu hạn Lữ Gia đầu tư xây dựng tại huyện Ea Kar và Trung tâm Đăng kiểm 47 04D do Trường Trung cấp nghề Việt Mỹ đầu tư xây dựng tại thành phố Buôn Ma Thuột. Để thống nhất công tác quản lý các trung tâm đăng kiểm theo quy định của Cục Đăng kiểm, ngày 18 tháng 8 năm 2011, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quyết định số 2108/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Đăng kiểm 47 01D, hoạt động theo hình thức xã hội hoá do công ty tự đầu tư cơ sở vật chất, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.

- Cổ phần hoá Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 47 01D

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thuộc sự quản lý của Tỉnh, Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ 47 01S của sở được cổ phần hoá, bán 100% vốn nhà nước ra xã hội. Thời điểm bắt đầu hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, với phiên hiệu mới là Trung tâm 47 02D, được Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao cho Sở tiếp tục quản lý bởi Quyết định số 1104/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2013.

- Kết quả kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện

Năm 2006, Trung tâm 47 01S kiểm định 21.419 lượt phương tiện, có 16.345 lượt phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ lần đầu kiểm định được cấp lưu hành.

Năm 2007, Trung tâm 47 01S kiểm định 28.623 lượt phương tiện, có 17.348 lượt phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ lần đầu kiểm định được cấp lưu hành.

Năm 2008, Trung tâm 47 01S kiểm định 26.891 lượt phương tiện, có 115.903 lượt phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ lần đầu kiểm định được cấp lưu hành.

Năm 2009, Trung tâm 47 01S kiểm định 28.623 lượt phương tiện, có 17.348 lượt phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ lần đầu kiểm định được cấp lưu hành; Trung tâm 47 01D kiểm định 14.067 lượt phương tiện, có 9.557 lượt phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ lần đầu kiểm định được cấp lưu hành.

Năm 2010, Trung tâm 47 01S kiểm định 22.206 lượt phương tiện, có 16.891 lượt phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ lần đầu kiểm định được cấp lưu hành; Trung tâm 47 01D kiểm định 27.443 lượt phương tiện, có 18.770 lượt phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ lần đầu kiểm định được cấp lưu hành.

Năm 2011, Trung tâm 47 01D kiểm định 33.862 lượt phương tiện, có 23.092 lượt phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ lần đầu kiểm định được cấp lưu hành; Trung tâm 47 02D kiểm định 23.000 lượt phương tiện, có 22.000 phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ lần đầu kiểm định được cấp lưu hành.

Năm 2012, Trung tâm 47 01D kiểm định 26.133 lượt phương tiện, có 17.547 lượt phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ lần đầu kiểm định được cấp lưu hành; Trung tâm 47 02D kiểm định 16.930 lượt phương tiện, có 11.058 phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ lần đầu kiểm định được cấp lưu hành.

Năm 2013, Trung tâm 47 01D kiểm định 23.795 lượt phương tiện, có 15.441 lượt phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ lần đầu kiểm định được cấp lưu hành; Trung tâm 47 02D kiểm định 22.475 lượt phương tiện, có 14.760 phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ lần đầu kiểm định được cấp lưu hành.

Năm 2014, Trung tâm 47 01D kiểm định 26.440 lượt phương tiện, có 16.074 lượt phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ lần đầu kiểm định được cấp lưu hành; Trung tâm 47 02D kiểm định 23.905 lượt phương tiện, có 14.867 phương tiện đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ lần đầu kiểm định được cấp lưu hành.

Năm 2014, Bộ Giao thông vận tải đồng ý cho tỉnh Đắk Lắk thành lập thêm hai trung tâm đăng kiểm. Trung tâm Đăng kiểm 47 03D tại huyện Ea Kar do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lữ Gia đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động trong quý I năm 2015. Trung tâm Đăng kiểm 47 04D tại phía Tây thành phố Buôn Ma Thuột do Trường Trung cấp nghề Việt Mỹ đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động trong quý II năm 2015.



Каталог: TaiLieu
TaiLieu -> MỘt số thủ thuật khi sử DỤng phần mềm adobe presenter tạo bài giảng e-learning
TaiLieu -> Trung tâM ĐÀo tạo mạng máy tính nhất nghệ 105 Bà Huyện Thanh Quan – 205 Võ Thị Sáu, Q3, tp. Hcm
TaiLieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
TaiLieu -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
TaiLieu -> A. ĐẠi số TỔ HỢp I. Kiến thức cơ bản quy tắc cộng
TaiLieu -> Wikipedia luôn có mặt mỗi khi bạn cần giờ đây Wikipedia cần bạn giúp
TaiLieu -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
TaiLieu -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
TaiLieu -> BỘ luật lao đỘng của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam BỘ luật lao đỘng ngày 23 tháng 6 năm 1994 và

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương