LÝ thuyết về thị trưỜng lao đỘNG, việc làm và thất nghiệp trong các họC thuyết kinh tế



tải về 155.45 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích155.45 Kb.
#38172

CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội

LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP TRONG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

Nghiên cứu vấn đề thị trường lao động, việc làm, chúng tôi bắt đầu từ những tiền đề phương pháp luận sau: thời kỳ chuyển đổi từ kế hoạch hóa sang thị trường vẫn còn chưa đem lại những sáng tỏ rõ ràng, trong tương lai gần cấu trúc nền kinh tế Việt Nam sẽ như thế nào, các khu vực có những định hưởng phát triển ra sao, hiệu quả việc làm sẽ đạt được chừng nào và tỷ lệ người lao động phải đào tạo lại để tránh bị sa thải là bao nhiêu phần trăm, để chuẩn bị cho tháo gỡ những vướng mắc đó, các cơ quan chức năng của nhà nước đã được chuẩn bị đến đâu. Do đó, áp dụng một chính sách điều tiết thị trường lao động và giải quyết việc làm cho dân cư một cách thích hợp, được coi như là hiệu quả trọng yếu của cải cách kinh tế, có thể đạt được chỉ trên cơ sở đánh giá, chuẩn đoán và tính toán một cách nghiêm túc.

Chúng ta sẽ khảo sát vấn đề thị trường lao động và việc làm đã đặt ra từ quan điểm luận bàn, có sẵn vị trí trong các trường phái kinh tế khác nhau, đã được biến đổi phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong khoảng 3 thế kỷ gần đây. Dĩ nhiên, mỗi một quan điểm việc làm, phù hợp với linh hồn phát triển kinh tế của thời đó, là chỗ dựa độc đáo, điểm tường trình để phát triển việc làm trong tương lai, kế thừa tất cả những tiến bộ đã được khoa học kinh tế tích luỹ đến thời đó Đặc biệt những quan điểm chia ra sẽ được luận giải vai trò của nhà nước và soạn thảo những cơ sở và nguyên tắc của chính sách kinh tế, có nghĩa là hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế và lao động-xã hội về việc điều chỉnh những quá trình đang diễn ra ở trong đó. Lý thuyết kinh tế đã được hình thành và phát triển phù hợp với sự phát triển của xã hội, đã diễn ra theo con đường kế tiếp từ giai đoạn trước công nghiệp đến công nghiệp và hậu công nghiệp, trên cơ sở hình thái sản xuất xã hội nông nghiệp, công nghiệp và thông tin. (Những bước nhảy chất lượng trong khoa học kinh tế xảy ra không chỉ một lần: xuất hiện kinh tế chính trị cổ điển; "cách mạng tiệm cận biên cuối thế kỷ XIX”; lý thuyết Keynes có tên gọi là "chính sách kinh tế mới"). Tích luỹ những kiến thức mới, hiểu biết thay đổi thách thức những tiến bộ khoa học kỹ thuật ở một nhóm nước, chuyển đổi sang thị trường và sự phá vỡ cả toàn bộ cấu trúc kinh tế ở nhóm nước khác đã và đang dẫn đến việc hình thành hệ biến hóa kinh tế mới.

1. Lý thuyết cổ điển và tân cổ điển

Việc làm và thất nghiệp luôn luôn là những vấn đề kinh tế-xã hội bức thiết và gay cấn, thu hút sự quan tâm, chú ý của các khoa học kinh tế của mọi kỷ nguyên và mọi trường phái khác nhau A.Smith D.Ricardo là những người đặt nền móng, sáng lập kinh tế chính trị như một khoa học. Mặc dù, đã có những người đi trước, nhưng chính họ là những người có công trong việc sáng lập trường phái lý thuyết kinh tế cổ điển. Vai trò to lớn của họ trong khoa học ở chỗ, họ tạo dựng những cơ sở lý thuyết về giá trị lao động, đặt lao động vào trung tâm kinh tế và những nghiên cứu của mình. Họ đưa ra những vấn đề quan trọng về sản xuất hàng hóa và thị trường, về động lực của phát triển, về tiền lương, về lợi nhuận và lợi tức, đất đai, về sự tự điều tiết của thị trường, về bàn tay vô hình của thị trường, về sự can thiệp tối thiểu của nhà nước trong kinh tế.

Năm 1776, trong tác phẩm "Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giầu có của các dân tộc" A.Smith (1723-1790) khẳng định rằng, hoạt động của con người, những khát vọng của họ được xác định bởi quyền lợi riêng, lợi ích cá nhân của chính họ. Ông cho rằng, con người sẽ đạt được mục đích của mình, nếu như anh ta biết chứng tỏ rằng, trong những quyền lợi riêng của anh ta sẽ được làm cho mọi người những gì mà anh ta đòi hỏi từ họ. Chính bằng con đường đó, mọi người sẽ nhận được một lượng tài sản tiêu thụ cần thiết. Trong điều kiện thị trường và cạnh tranh tự do, bàn tay vô hình đảm bảo quân bình và hoàn hảo trong xã hội, đạt được phúc lợi cá nhân và phúc lợi chung. Ông viết rằng: "Không một con người nào không dự định góp phần vào lợi ích của xã hội. Anh ta chỉ nói về lợi ích cá nhân, cả trong trường hợp này và nhiều trường hợp khác, bàn tay vô hình sẽ đưa anh ta đến kết quả, mà không thể nào vượt ra ngoài dự định của anh ta được". Theo quan điểm của ông thì, sức mạnh của thị trường sẽ đảm bảo cho cả người mua và người bán sự kích thích hoạt động kinh tế có hiệu quả. Cạnh tranh tự do, thị trường là những công cụ điều tiết chủ yếu của nền kinh tế.1

Đối với việc làm thì điều đó có nghĩa là, cung và cầu trên thị trường lao động sẽ được cân bằng, việc làm đầy đủ được đảm bảo. Từ đây ông kết luận rằng, sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực cạnh tranh tự do sẽ dẫn đến hậu quả rất tai hại. ông cho rằng, hãy để tất cả diễn ra như chúng đang diễn ra. Ngày nay, phần lớn các nhà kinh tế đều gặp nhau ở chỗ, bàn tay vô hình của thị trường cần phải được bổ sung bàn tay hữu hình của nhà nước.

Một trong những kết luận chủ yếu và quan trọng nhất trong học thuyết của ông là: soạn thảo lý thuyết giá trị lao động và việc vận dụng nó vào phân tích kinh tế thị trường, được chứng minh rằng, nguồn gốc của mọi sự giầu có là lao động và lao động tạo ra giá trị, xác định không chỉ lương, mà cả lợi nhuận và lợi tức. Trong công trình trên ông còn viết rằng: "Giá trị mà người công nhân cộng thêm vào giá trị vật chất, được tách ra trong chính trường hợp này làm 2 phần, một phần từ đó chi trả cho lương của người công nhân, phần kia tính vào lợi nhuận của nhà doanh nghiệp, tính vào toàn bộ số vốn, mà nhà doanh nghiệp đã tạm ứng dưới dạng vật chất và lương. Giới chủ sẽ không có quan tâm nào để thuê những công nhân này, nếu họ tính toán không nhận được từ việc bán những sản phẩm do những công nhân đó làm ra cao hơn tổng số vốn mà họ đã bỏ ra. Lao động xác định giá trị không chỉ một phần giá cả được tính vào lương, mà cả những phần được tính vào lợi nhuận và lợi tức"2. Những luận điểm này vẫn bất di bất dịch đến tận bây giờ.

Trong tác phẩm: "Sự khởi đầu của kinh tế chính trị và đánh thuêđược xuất bản vào năm 1817, D.Ricardo (1772-1823) cương quyết theo quan điểm lý thuyết giá trị lao động và khẳng định rằng, giá trị trao đổi hàng hóa tỷ lệ theo lao động, mà đã được chi phí để sản xuất ra nó. Ông cho rằng ý kiến thường gặp là, giá cả hàng hóa phụ thuộc chỉ vào cung và cầu, là nguyên nhân của nhiều sai lầm trong khoa học và thực tiễn. Về vấn đề lưu thông tiền tệ, ông lên tiếng phản đối việc vô căn cứ và không có kiểm tra khi tăng lượng tiền tệ vào lưu thông, từ đó sẽ dẫn đến việc tăng giá và làm giầu cho một bộ phận xã hội do bóc lột nhóm người khác. Ông đã chứng minh sự phụ thuộc tỷ lệ nghịch giữa lương của người lao động và lợi nhuận của nhà doanh nghiệp.

D.Ricardo cũng cho rằng, hệ thống tư bản thị trường là hệ thống kinh tế hợp lý nhất. Ông bổ sung thêm ý nghĩa quan trọng về định mức lợi nhuận, như một sự kích thích tăng trưởng sản xuất, và minh chứng khuynh hướng định mức lợi nhuận giảm.

Tóm lại, các nhà kinh tế cổ điển đặt ra rằng, hệ thống thị trường tạo điều kiện đảm bảo sử dụng đầy đử các nguồn lực, trong số đó có nguồn lực sức lao động. Họ khẳng định rằng, việc làm đầy đủ là định mức của nền kinh tế thị trường, là sự đàn hồi của hệ số giá và lương. Họ kết luận rằng, thất nghiệp bắt buộc là điều không thể xảy ra. Những đòn bẩy điều tiết thị trường như: lãi suất, sự đàn hồi của hệ số giá và lương sẽ tạo điều kiện duy trì việc làm đầy đủ. Họ cho rằng, nền kinh tế thị trường như một nền kinh tế tự điều tiết. Trong trường hợp này sự giúp đỡ của nhà nước không chỉ là thừa mà còn tai hại, chính sách kinh tế tốt nhất - là chính sách không can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế3.

Cuối thế kỷ XIX những người kế tục sự nghiệp của các nhà kinh tế cổ điển đã phát triển những quan điểm của họ và hình thành trường phái lý thuyết kinh tế tân cổ điển. Alfred Marshall (1842-1924) - Giáo sư trường đại học Kembridge được cho là người sáng lập ra trường phái tân cổ điển. Những luận điểm lý thuyết cơ bản của ông về giá thị trường, về kinh doanh, về hành vi tiêu thụ và những vấn đề khác được sử dụng đến bây giờ. Năm 1890, ông công bố công trình khoa học lớn: "Những nguyên tắc cơ bản của khoa học kinh tế", với những ý tưởng về phát triển nền kinh tế thị trường trơn chu không khủng khoảng, mà trong khoảng thời gian dài là sách giáo khoa lý thuyết kinh tế ở hàng loạt các nước trên thế giới A.Marshall đi theo khái niệm của các nhà kinh tế cổ điển gồm 3 yếu tố của nền sản xuất (lao động, vốn và đất đai), nhưng ông bổ sung thêm 1 yếu tố nữa là - tổ chức. Ông cho rằng, ngoài những điều khác ra, mức độ phần trăm lương và lợi tức còn phụ thuộc vào yếu tố tổ chức, vào thành tựu của hoạt động kinh doanh, khả năng của các nhà lãnh đạo sản xuất. Khi đó, tăng giá đạt được trên chi phí sản xuất và lợi nhuận bình thường sẽ gom góp thành thu nhập của nhà kinh doanh - thu nhập quản lý.

A.Marshall cho rằng, để đảm bảo việc làm thì vấn đề điều tiết cung và cầu có ý nghĩa rất quan trọng. Theo quan điểm của ông, "Khi cung và cầu ở trong tình trạng cân bằng bền vững, thì trong trường hợp, nếu khối lượng sản xuất nào đó được dịch chuyển khỏi trạng thái cân bằng của nó, các sức mạnh nhanh chóng bắt đầu hoạt động thúc đẩy nó quay trở lại vị trí trước đây, cũng chính xác như khi hòn đá treo trên sợi dây di chuyển khỏi trạng thái cân bằng, nó sẽ lao nhanh trở lại vị trí cân bằng của mình”4. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, cân bằng, đặc biệt trong lĩnh vực lao động không thường xuyên có chỗ, và cùng với dòng thời gian cung lao động trong bất kỳ lĩnh vực nào ít nhiều thích nghi tỷ lệ với cầu lao động. Hơn nữa, tương thích giữa cung và cầu thường dễ bị rối loạn đột ngột. Ông cũng như các nhà khoa học cổ điển, giả định rằng lương cao sẽ không tránh khỏi giảm việc làm và tăng thất nghiệp. Để minh chứng cho yến đề này ông sử dụng "lý thuyết năng suất tối đa". Lý thuyết này bị phê phán và vẫn đang tiếp tục bị phê phán có căn cứ, nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại.

Vào thời điểm xuất hiện công trình của A.Marshaii thì trên thế giới mức độ thất nghiệp không quá cao, và việc làm không thường xuyên không phải là vấn đề gay gắt lắm. ông viết rằng: "Việc làm không thường xuyên - đó là một tai hoạ lớn, và nó thu hút sự chú ý của toàn xã hội. Tuy nhiên, theo một tập hợp các nguyên nhân, thì sự quan tâm này lớn hơn trong thực tế, không có cơ sở đầy đủ nào đặt ra rằng, nhìn chung việc làm không thường xuyên đang tăng lên"5. Cùng quan điểm với A.Smith và D.Ricardo ông cũng cho rằng, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự điều tiết, ông không thấy sự cần thiết điều tiết của nhà nước trong lĩnh vực việc làm.

Người kế tục sự nghiệp cũng như mở rộng các công trình nghiên cứu của A.Marshall là Arthur Pigou (1877-1959). Công trình của ông "Lý thuyết thất nghiệp" được ấn hành vào năm 1933, trình bầy đầy đủ hơn những luận cứ của lý thuyết cổ điển về việc làm. A.Pigou đặt ra rằng, nguyên nhân của thất nghiệp là mức lương cao, còn giảm lương đi thì sẽ tăng được việc làm, bởi vì sẽ giảm được chi phí sản xuất và sẽ tạo ra được khả năng thuê thêm được công nhân. Theo ông, giảm chi phí sản xuất sẽ dẫn đến giảm chung được giá cả hàng hóa và tăng được sức mua của một bộ phận dân cư đang sống không nhờ vào lương, sẽ tạo ra được cầu bổ sung, từ đó kích thích mở rộng sản xuất và tăng việc làm. Tác dụng của cầu về lao động thực tế sẽ là yếu tố xác định khối lượng việc làm. Từ đó ông đi đến kết luận rằng, "Trong môi trường cạnh tranh hoàn toàn tự do giữa những người làm thuê và lao động hoàn toàn cơ động, thì tính chất mối liên hệ (giữa biểu giá lương thực tế, mà người lao động đòi hỏi, và tác dụng của cầu về lao động) sẽ rất đơn giản. Khuynh hướng cứng rắn tới việc xác lập hệ số như thế giữa biểu giá lương và cầu, để mọi người đều có việc làm, sẽ thường xuyên hoạt động"6.

A.Pigou là người trung thành của "lý thuyết thất nghiệp tự nguyện", mà theo nó thì người công nhân tự nguyện phán định mình thất nghiệp, không đồng ý làm việc với mức lương bình thường, được hình thành trên thị trường do kết quả cung và cầu.

Ông giải thích rằng, mức độ việc làm cao trong thời kỳ trước Đại chiến thế giới thứ hai là vì có cạnh tranh tự do, đã xác định cân đối nhất định giữa mức lương và việc làm. sau Đại chiến thế giới thứ hai có sự thất nghiệp hàng loạt xảy ra thì ông lại cho rằng, vì các tổ chức Công đoàn quá cứng nhắc đấu tranh để duy trì mức lương đó, đồng thời nhà nước đã đưa vào áp dụng hệ thống bảo hiểm thất nghiệp. ông kết luận rằng, khối lượng lao động trong sản xuất có mối tương quan ngược với mức lương của họ.

Nhiều người kế tục lý thuyết cổ điển bổ sung thêm ý nghĩa quyết định của sự phụ thuộc của việc làm và thất nghiệp vào tương. Tăng sự đàn hồi của lương là một trong những biện pháp chủ yếu để giảm thất nghiệp và tăng việc làm.

2. Lý thuyết của C.Marx

C. Marx (/818-1883) - nhà bác họe, nhà kinh tế họe và triết học người Đức. Công trình vĩ đại "Tư bản", được phát hành vào năm 1867, đã đưa ông trở thành nhà khoa học kinh tế vĩ đại nhất của nhân loại ở thế kỷ XIX. Dưa vào lý thuyết giá trị về lao động của các nhà kinh tế cổ điển, Marx đã nghiên cứu một cách sâu sắc các phạm trù như: "lao động", "tư bản", "giá trị", "giá trị thặng dư", "bóc lột" và nhiều vấn đề khác. Những ý tưởng và các quan điểm của ông được Phriđric Angel (1820-1895) và Vladimir Ilich Le nin (1870-1924) bổ sung, từ đó được hình thành lý thuyết "Chủ nghĩa cộng sản khoa học" với tên gọi chủ nghĩa Marx-lenin.

Như chúng ta đã biết, C.Marx không đề ra nhiệm vụ cải tạo và hoàn thiện chủ nghĩa tư bản. Nhưng những nghiên cứu sâu sắc của ông rất quan trọng để hiểu sự dao động của việc làm, bản chất và nguyên nhân của thất nghiệp, những ảnh hưởng của nó tới tình hình, vị trí của giai cấp công nhân. Lý thuyết việc làm trong học thuyết kinh tế của C.Marx dựa trên cơ sở 3 luận cứ quan trọng:



*Lý thuyết giá trị thặng dư;

*Lý thuyết tăng trưởng cấu trúc vốn hữu cơ;

*Luật về dân số.

Lý thuyết giá trị thặng dư dựa trên cơ sở phân tích bản chất và những đặc biệt của sức lao động. Trong điều kiện kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, sức lao động là một loại hàng hóa, nhưng hàng hóa đặc biệt. Người công nhân bán cho ông chủ sức lao động của mình, hay nói cách khác là khả năng lao động. Trong quá trình sản xuất, anh ta tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động của mình. Trong trường hợp ngược lại thì sẽ không có một sự quan tâm nào để thu nhận sức lao động đó. Nói tóm lại, trả cho người công nhân giá trị đầy đủ sức lao động của anh ta, giới chủ nhận được sự thay thế giá trị sản phẩm, mà bao gồm cả giá trị sức lao động và cả giá trị thặng dư. Khả năng này của sức lao động tạo ra một giá trị lớn hơn hẳn giá trị của người sở hữu nó, được sử dụng là cơ sở để gọi vốn tạm ứng mua sức lao động là "vốn lưu động - V".

Vốn được chi cho tư liệu sản xuất và những dụng cụ lao động, trong quá trình sản xuất không thay đổi giá trị của mình, mà nó chỉ được chuyển từ lao động của người làm thuê thành sản phẩm được làm ra, C.Marx gọi đó là "vốn cố định – C”. Giá trị thặng dư ông ký hiệu là M. Toàn bộ giá trị của hàng hóa được xác định như sau:

E + V + M

Vấn đề việc làm được C.Marx nghiên cứu chi tiết trong ấn phẩm "Tư bản", tập I, chương 23, trong đó được phân tích sự ảnh hưởng tăng của tư bản tới vị trí của giai cấp công nhân và việc làm. Luận cứ quan trọng nhất của công trình này là - cấu trúc vốn bị biến đổi trong quá trình tích luỹ. Tương quan giữa vốn cố định với vốn lưu động ông gọi là cấu trúc vốn hữu cơ. "Xét về mặt giá trị thì cấu trúc vốn được xác định bởi tỷ lệ, mà được chia ra thành vốn cố định, hay còn gọi là giá trị tư liệu sản xuất, và vốn lưu động, hay còn gọi là giá trị sức lao động, có nghĩa tổng số lương”7.

Nếu xuất phát từ đó thì cấu trúc này không thay đổi, còn cầu về lao động tăng lên tỷ lệ vôn tăng thêm vốn. Hơn nữa, cùng với tăng sản xuất và việc làm có thể dẫn tới tăng lương. Tuy nhiên, trong mức độ phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa sẽ diễn ra tăng cấu trúc vốn hữu cơ. Sự tăng trưởng này bị chế định, trước hết, là hoạt động của luật giá trị thặng dư. Kỳ vọng được nhận dồi dào giá trị thặng dư, các nhà doanh nghiệp quan tâm tới việc làm sao để giá hàng hóa trong xí nghiệp của mình rẻ hơn giá chung. Để đạt được điều đó thì cần phải cải tiến kỹ thuật và tăng chi phí vào vốn cố định.

Kết quả là lượng vốn lưu động giảm, cầu sức lao động tương đối giảm, số lượng việc làm tăng chậm hơn so với tăng toàn bộ vốn và nền sản xuất của toàn xã hội. Từ đó, C Marx nhận định luật dân số cho phương thức sản.xuất tư bản chủ nghĩa: "Trong khi giai cấp làm thuê tạo ra sự tích luỹ tư bản, và theo chừng mực mà nó thành công trong công việc đó, thì giai cấp làm thuê chính mình lại cũng tạo ra nhũng công cụ để sa thải mình hay biến mình thành số nhân khẩu thừa tương đối",8 có nghĩa là những người thất nghiệp. Dân cư dôi dư này có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa, đảm bảo thường xuyên sức lao động cần thiết cho xã hội, và cũng là đòn bẩy quan trọng cho việc đẩy mạnh bóc lột, cùng tồn tại không thể tránh khỏi của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. V.I.Lê nin viết rằng, "Dân cư dồi dào gom góp thành thuộc tính tất yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, không có nó thì nền sản xuất không thể tồn tại và phát triển"9. Nghiên cứu sự ảnh hưởng đến nhân khẩu thừa tương đối của một chu kỳ công nghiệp, C.Marx đã chỉ ra mối liên hệ của chúng với thất nghiệp bằng ví dụ khủng khoảng ở Anh vào năm 1857 và 1866, cũng như gia tăng thất nghiệp và tình trạng khốn khó của giai cấp vô sản công nghiệp như thế nào thì giai cấp vô sản nông nghiệp cũng như thế10.

Gắn với các hình thức thừa nhân khẩu tương đối, ông viết rằng, nhân khẩu thừa (thất nghiệp) luôn có ba hình thức: lưu động, ngấm ngầm và ứ đọng. Ông liệt kê vào nhóm thứ nhất, những người công nhân khi thì bị xô đẩy ra, khi thì bị lôi kéo với số lượng tương đối lớn vào công việc, và cả khi số lượng việc làm được tăng lên, mặc dù với tỷ lệ giảm thường xuyên khi so sánh với qui mô sản xuất. Trong nhóm thứ hai, ông liệt kê những nhân khẩu thừa trong nông nghiệp, nơi mà người lao động giống như người đang làm việc nhưng mà không đầy đủ và khi có cơ hội hoặc là họ sẽ di chuyển vào thành phố, hoặc là theo những con đường khác. Nhóm thứ ba, ông cho rằng đó là những người có việc làm rất không thường xuyên hoặc nói chung là không có trong một thời gian dài. Hình thức thất nghiệp này tạo ra một tầng lớp vô sản lưu manh, những kẻ lang thang, tội phạm, những thành phần mất tính giai cấp khác, và như kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh, nó có một tỷ trọng đáng kể ở nhiều nước, từ đó kéo theo những bất ổn lớn nhất trong xã hội.

Chủ nghĩa Marx-lênin là cơ sở rất xác đáng cho thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga vĩ đại và sự truyền bá rộng rãi tư tưởng của nó ra toàn cầu, cùng với việc xây dựng một chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước trên thế giới. Trong các nước XHCN và Liên Xô đã có nhiều thế hệ các nhà khoa học kinh tế và các khoa học khác được giáo dục trên cơ sở lý thuyết của chủ nghĩa này, tin tưởng vào nó, được thuyết phục bởi sự đúng đắn và không bao giờ sai của nó. Các nhà khoa học theo trường phái Marxitzm đã không phê phán học thuyết của C.Marx.11 Các nhà khoa học không theo trường phái Marxitzm đã chỉ ra nhiều thiếu sót, không phù hợp với cuộc sống trong lý thuyết của ông, trong đó có lý thuyết về việc làm, nhưng đồng thời họ cũng nói rất công bằng rằng, C.Marx phân tích chủ nghĩa tư bản rất sâu sắc và toàn diện. Còn về phần chủ nghĩa xã hội thì ông phân tích bản chất, đặc thù, đặc điểm của nó có phần tương đối yếu. Không đáp ứng được một số lý thuyết về phát triển xã hội tư bản, từng phần có lý thuyết bần cùng hóa tuyệt đối của giai cấp vô sản, sự tăng trưởng dân cư dư thừa không ngừng và hàng loạt những vấn đề khác.12 Nhà kinh tế học nổi tiếng của Hungary Janos Kornai, không tán đồng quan điểm của chủ nghĩa Marx-lenin về xã hội chủ nghĩa, nhận định rằng, nền kinh tế kế hoạch hóa xã hội chủ nghĩa, như một nền kinh tế thiếu hụt, và đã chứng minh sự không thực tế của nền kinh tế theo hình mẫu Xô Viết.13

Trong một quyển sách giáo khoa dành cho sinh viên các trường khối đại học kinh tế ở Nga có đoạn viết rằng: "Chúng ta thấy rằng, trong lý thuyết của C.Marx, thứ nhất, không được nghiên cứu tỷ lệ cung và cầu trên thị trường lao động. Thứ hai, không được làm sáng tỏ, tồn tại hay không những giới hạn tăng thất nghiệp hoặc là trong tương lai liệu tất cả dân số trong độ tuổi lao động có bị thất nghiệp hết không. Thứ ba, không được nghiên cứu tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật tới việc tăng lên và cấu trúc của thất nghiệp. Thứ tư, không được làm sáng tỏ vai trò của nhà nước, có cần hay không, thụ động tuân theo sự tăng lên của thất nghiệp hay là ngược lại tích cực can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế để đẩy lùi nó14.

Trong một mức độ nhất định thì những lưu ý đó là có lý nhưng chúng ta cũng cần phải nhấn mạnh với nhau rằng, chẳng lẽ cứ phê phán một cách tế nhị một tác giả nào đó cả những điều mà ông ta không viết. Bởi vì, chính bản thân C.Marx không đặt ra mục tiêu hoàn thiện chủ nghĩa tư bản. Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ Paul Samuelson nhân việc này đã nhận xét rằng, "C.Marx, dĩ nhiên, đã bác bỏ tất cả, những gì chung qui lại chỉ đưa đến việc đổi mới và cải cách hệ thống tư bản chủ nghĩa có đặc tính bởi những mâu thuẫn sâu sắc từ bên trong"15.

Hiện nay có một sổ nhà khoa học xuất phát từ trường phái Marxitzm chính thống đã chỉ trích những thiếu sót, không phù hợp với cuộc sống trong lý thuyết của ông, trong đó . có lý thuyết về việc làm; tranh luận về vấn đề này, một nhà kinh tế nổi tiếng người Nga đã viết rằng: "Những toan tính thực hiện bởi ai đó từ trong số những nhà Marxitzm chính thống chỉ trích Marx vì những gì mà vào thời điểm đó ông không viết, là việc làm không xứng đáng của một nhà nghiên cứu khoa học nghiêm túc”16. (Còn nữa)



*PHẠM ĐỨC CHÍNH*

Nguồn : Nghiên cứu kinh tế số 327 8/2005

1 Lý thuyết kinh tế bản tiếng Nga 1995, tr25.

2 Lý thuyết kinh tế bản tiếng Nga 1995, tr25.


3 Bylanop V.C, Volgin N.A . Thị trường lao động . Bản tiếng Nga, M, 2000. tr393.

4 A.Marshall. Những nguyên tắc của khoa học kinh tế. Bản tiêng Nga, M1993, T II , tr 29.

5 A.Marshall. Những nguyên tắc của khoa học kinh tế. Bản tiêng Nga, M1993,tập III, tr106-107.

6 Malthus M, Keynes J, LảinI. Hợp tuyển các tác phẩm kinh điển kinh tế. Bản tiếng Nga M 1993 tr 353.

7 C.Marx và Ph.angel. Tuyển tập T23, m , tr 626.

8 C.Marx Tư Ban . Quyển I T4 Nxb Sự thật HN 194 tr104

9 Bylanop V.C, Volgin N.A . Thị trường lao động . Bản tiếng Nga, M, 2000.tr 397

10 Bylanop V.C, Volgin N.A . Thị trường lao động . Bản tiếng Nga, M, 2000.tr 397

11 Kostin L.A. Thị trường lao động Nga: Lý thuyết , lich sử và thực tế. Bản tiếng Nga. M, 1998 tr76

12 Kostin L.A. Thị trường lao động Nga: Lý thuyết , lich sử và thực tế. Bản tiếng Nga. M, 1998 tr76

13 Kostin L.A. Thị trường lao động Nga: Lý thuyết , lich sử và thực tế. Bản tiếng Nga. M, 1998 tr76

14 Xem: Lipsin A.J., Nikulin I.N. Nhập môn kinh tế thị trường. Bản tiếng Nga. M., 1994, ti.306.

15 Xem: P. Samuelson. Kinh tế học. Tập II. M., tr343.

16 Xem: Kostin L.A. Thị trường lao động Nga: lý thuyết, lịch sử và thực tế. Bản tiếng Nga M.,1998, ti.l02







Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 155.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương