Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU



tải về 1.03 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.03 Mb.
#1411
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

DANH MỤC HÌNH


STT

TÊN HÌNH

Trang

Hình 1

Tê giác hai sừng (Dicerorhinus sumatrensis )

16

Hình 2

Loài bò xám ( Bos sauveli)

16

Hình 3

Lợn vòi (Tapirus indicus)

17

Hình 4

Cầy rái cá(Cynongale lowei)

17

Hình 5

cá chình Nhật (Anguilla japonica).

18

Hình 6

Cá chép gốc (Procypris merus)

18

Hình 7

Cá lợ thân thấp (Cyprinus multitaentiata

19

Hình 8

Hươu sao (Cervus nippon)

19

Hình 9

Cá sấu hoa cà (Crocodylus porosus)

20

Hình 10

Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus)

20

Hình 11

Khai thác gỗ trái phép ở Tây Nguyên

31

Hình 12

Buôn bán động vật hoang dã công khai ở các chợ

34

Hình 13

Hoẵng (giống Muntiacus), Cầy (họ Viverridae) và các loài thú bắt từ tự nhiên khác được nhồi và bán tại các quầy bên đường tại vùng Bắc Trung Bộ

35

Hình 14a

Đoạn gen cyt b từ cặp bazo 121-241 của bốn loài và loài chưa biết

52

Hình 14b

So sánh số cặp bazo sai khác và % tương đồng qua 120 cặp bazo

52

Hình 15

Một minh họa cho sự thay đổi dựa vào khoảng cách – p của cả hai vị trí gen cyt b (màu đen) và COI (màu đỏ)

55

Hình 16

Biểu đồ so sánh khoảng cách di truyền trung bình

71

Hình 17

Cây phát sinh loài gen Cyt b

80

Hình 18

Một minh họa cho việc một số loài đã bị đặt nhầm chỗ trên cây phát sinh loài Cyt b.

81

Hình 19

Cây phát sinh loài gen COI

82


MỞ ĐẦU


Việt Nam được đánh giá là 1 trong 16 nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với nhiều loại động, thực vật đặc hữu.[17].Song Việt Nam cũng là quốc gia đang đứng ở mức báo động cao về nguy cơ đánh mất những giá trị quý giá mà thiên nhiên ưu đãi. Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 thì tổng số loài động thực vật hoang dã trong thiên nhiên của Việt Nam đang bị đe dọa hiện nay là 882 loài. Có tới 9 loài động vật được xem tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam như tê giác hai sừng, heo vòi, cá sấu hoa cà, hươu sao, bò xám, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp. Trong hệ thực vật, hai loài lan Hài quý đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên. Số lượng các loài thủy sinh vật có giá trị kinh tế giảm sút nhanh chóng. Ngoài ra theo khảo sát của cơ quan chức năng và các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế, trên lãnh thổ Việt Nam, hổ chỉ còn khoảng vài chục cá thể, sao la còn khoảng 100 cá thể phân bố hẹp ở miền Trung, số lượng voi cũng không còn nhiều...Mới đây nhất Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) công bố loài tê giác 1 sừng Java đã chính thức không còn trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là bài học đau xót, đặt ra nhiều vấn đề cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Mặc dù những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp quyết liệt nhằm bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã, quí hiếm. Tuy vậy vấn đề khai thác quá mức nguồn tài nguyên này vẫn đang là đề tài nóng bỏng, đòi hỏi chúng ta có những hoạt động tích cực hơn để ngăn chặn hiệu quả tình trạng săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã quý hiếm, bảo vệ môi trường. Một trong những nguyên nhân khiến công tác ngăn chặn chưa đạt hiệu quả cao là chúng ta chỉ quan tâm đến đối tượng là các bọn săn bắt, vận chuyển mà chưa quan tâm đến nơi tiêu thụ là các nhà hàng và các thực khách. Hơn thế nữa khi được tiêu thụ ở những nơi này các động thực vật hoang dã đã qua chế biến và không còn giữ được hình dạng như ban đầu khiến cho việc định dạng rất khó khăn. Do vậy, việc truy cứu trách nhiệm đối với những cá nhân buôn bán và tiêu thụ động thực vật hoang dã trở nên vô cùng phức tạp. Vấn đề đặt ra là cần thiết phải có một công cụ hữu hiệu nhằm giúp các cơ quan chức năng có thể định dạng được chính xác các loại động vật, thực vật bị buôn bán trái phép khi chúng không còn hình dạng ban đầu.

Trên thế giới các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu Dự án mã vạch sự sống quốc tế (iBOL– International Barcode of Life project) đã thiết lập một thư viện của các loài sinh vật có nhân chuẩn dựa trên một dạng phân tích mới gọi là “mã vạch ADN” tại Toronto (Canada). Với phương pháp này, chỉ cần một chuỗi ADN ngắn, một vùng “mã vạch” chuẩn, công nghệ mã vạch ADN sẽ cho phép xác định các loài một cách nhanh chóng. Công nghệ mã vạch ADN ra đời sẽ hứa hẹn một tương lai mới, nơi mà con người có thể cập nhật nhanh chóng các thông tin như tên, thuộc tính sinh học… của bất cứ loài sinh vật nào trên Trái đất. Ngoài những ứng dụng trong khám phá đa dạng sinh học toàn cầu, công nghệ này còn có những ứng dụng quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học. Cụ thể là, nó giúp nhận biết các loài bị cấm buôn bán và sử dụng từ những sản phẩm của động vật hoang dã phổ biến trên thị trường, hỗ trợ công tác thực thi luật pháp ở Việt Nam. Ngoài ra, phương pháp này còn đóng góp vào việc nghiên cứu vùng phân bố cũng như nỗ lực giám sát các loài nguy cấp trong cả nước.

Xuất phát từ hiện trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam cũng như để giải quyết những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn và nghiên cứu, đề tài luận văn “Xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loài động vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam” được thực hiện nhằm bước đầu xây dựng một cơ sở dữ liệu về mã vạch ADN cho các loài động vật được liệt kê trong nghị định 32/2006/ND-CP của chính phủ về “Quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quí hiếm ở Việt Nam”. Cơ sở dữ liệu này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các cơ quan chức năng trong việc định loại chính xác các loài động vật quý hiếm để từ đó ngăn chặn một cách có hiệu quả việc khai thác và buôn bán trái phép động vật hoang dã, cũng như phục vụ công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn trong phạm vi cả nước.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá thực trạng và ĐỀ xuất giải pháP

tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương