Lê Hồng Chính(1), Hồ Khả Cảnh(2) (1) Bác sỹ, Bộ môn Gây mê –Hồi sức Trường Đại học y –Dược Huế, 06-Ngô Quyền- huế



tải về 92.14 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích92.14 Kb.
#31860

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU SAU MỔ CỦA MORPHIN KẾT HỢP VỚI PERFALGAN DÙNG CHỦ ĐỘNG TRƯỚC LÚC KẾT THÚC CUỘC MỔ

Lê Hồng Chính(1), Hồ Khả Cảnh(2)

(1) Bác sỹ, Bộ môn Gây mê –Hồi sức Trường Đại học Y –Dược Huế, 06-Ngô Quyền- Huế

(2) Tiến sỹ, Trưởng Bộ môn Gây mê –Hồi sức Trường Đại học Y – Dược Huế, 06-Ngô Quyền - Huế

TÓM TẮT

Mục đích: Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của morphin kết hợp với perfalgan. So sánh tác dụng giảm đau sau mổ của morphin kết hợp với perfalgan khi dùng chủ động trước lúc kết thúc cuộc mổ với dùng sau mổ.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 50 bệnh nhân chia làm hai nhóm, có tình trạng sức khỏe ASA I, II chịu các phẫu thuật lớn ở ổ bụng tại khoa Gây mê hồi sức cấp cứu, Bệnh viện trường Đại học Y Huế từ 06/2005- 04/2007.

Kết quả: Không có sự khác nhau có ý nghĩa về tuổi và cân nặng. Số lượng morphin và Perfalgan dùng trong 24 giờ là 8,4 4,09mg và 2,92 0,56g(n=50). Số lượng morphin dùng ở nhóm A(n=25) là 8,54 2,98, nhóm B(n=25) là 9,68 4,79(p > 0,05). Thời gian tác dụng giảm đau và tỷ lệ kiểm soát được đau sau khi dùng morphin 1mg/10kg kết hợp với 1g Perfalgan ở nhóm A là 6,08 3,95 giờ và 92%, ở nhóm B là 4,12 1,42 giờ và 80% (p < 0,05, ­­2 < 0,05 ). Nôn sau mổ chiếm 14%(n=50), ngứa 10%(n=50), không có bệnh nhân nào suy hô hấp.

Kết luận: Perfalgan làm giảm đáng kể như cầu morphin để điều trị giảm đau sau mổ. Liều morphin 1mg/10kg kết hợp với 1g Perfangan đường tĩnh mạch để giảm đau ngay sau mổ có hiệu quả cao, dùng trước lúc kết thúc phẫu thuật thì thời gian tác dụng kéo dài hơn và tỷ lệ kiểm soát được đau cao hơn so với dùng khi bệnh nhân đau.



SUMMARY

EVALUATION OF THE POSTOPERATIVE ANALGESIC EFFICACY OF A COMBINATION OF MORPHINE AND PERFALGAN

Objectives: Evaluation of the postoperative analgesic efficacy of a combination of morphine and perfalgan. Comparison of the postoperative analgesic efficacy of a combination of 1mg/10kg morphine and 1g perfalgan was administed before the end of the operation versus postoperation.

Methods: The study was a randomized, comparative trial. 50 patients undergoing mojor abdominal surgery were allocated to receive 1mg/10kg morphine and 1g perfalgan either before the end of the opreration (group A) or postoperation (group B). We evaluated the pain relief, pain relief was defined as VAS less than 40mm, consumption of morphine, morphine-related side effects in the first 24 hours after operation.

Results: There were no significant diffirence in age and weight among two groups. The mean morphine consumption in group A was 8,54  2,98mg, group B was 9,68  4,79mg (p > 0,05). The mean time to first requirement of analgesics in group A was 6,08  3,95hours, in group B was 4,12  1,42hours (p < 0,05). The rate of effective pain relief after administration of 1mg/10kg morphine and 1g perfalgan in group A was 92%, in group B was 80% (­­2 < 0,05 ). PONV was 14%, the pruritus was 10%, no patient experienced slow respiratory rate.

Conclusion: Our study have suggested that perfalgan reduce morphin requirements. The dose of 1mg/10kg morphine and 1g perfalgan was the effective analgesic dose. The time to first requirement of analgesics in group A was longer than in group B.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đau là một trong những triệu chứng chính ở giai đoạn sau mổ. Đau gây ra nhiều rối loạn ở các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, nội tiết, miễn dịch và rối loạn tâm thần[7].

Giảm đau sau mổ là một vấn đề lớn và là một phần quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân sau mổ[7]. Các phương pháp giảm đau phải cắt cơn đau nhanh, hiệu quả và ít có tác dụng phụ[10].

Có nhiều phương pháp giảm đau để dự phòng đau sau mổ như phương pháp giảm đau dự phòng (preemptive analgesia) là phương pháp sử dụng kỹ thuật giảm đau hoặc thuốc giảm đau trước khi kích thích đau[6], sử dụng các kỹ thuật giảm đau hoặc thuốc giảm đau trước lúc bệnh nhân đau (analgésie anticipée), chuẩn bị tốt tâm lý cho bệnh nhân trước mổ và chọn kỹ thuật vô cảm thích hợp[3].

Các thuốc giảm đau họ morphin dùng trong điều trị giảm đau sau mổ được sử dụng từ lâu và dùng theo nhiều đường khác nhau như dán ngoài da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Trong các phương pháp sử dụng morphin điều trị giảm đau sau mổ thì tiêm tĩnh mạch là phương pháp giảm đau có hiệu quả, tác dụng nhanh và ổn định. Morphin có tác dụng giảm đau rất tốt và được sử dụng trong những cơn đau ở mức độ đau trung bình và đau nhiều. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn, suy hô hấp, bí tiểu…, vì vậy ngày nay có khuynh hướng phối hợp các thuốc khác để giảm liều morphin và giảm tác dụng phụ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khi phối hợp morphin với các thuốc kháng viêm không steroid, paracetamol đã làm giảm liều của morphin[2, 4, 6 , 8, 10].

Ở Việt Nam, điều trị giảm đau sau mổ bằng morphin tĩnh mạch đã sử dụng từ lâu, paracetamol (Perfalgan) tĩnh mạch đã được đưa vào sử dụng giảm đau sau mổ trong vài năm gần lại đây nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ khi phối hợp với morphin.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của morphin kết hợp với perfalgan dùng chủ động trước lúc kết thúc cuộc mổ” với mục tiêu:

1. Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của morphin kết hợp với perfalgan.

2. So sánh tác dụng giảm đau sau mổ của morphin kết hợp với perfalgan khi dùng chủ động trước lúc kết thúc cuộc mổ với dùng sau mổ.


2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 50 bệnh nhân được chia làm hai nhóm:


Nhóm A: Dùng morphin với liều 1mg/10kg cân nặng kết hợp với 1g Perfalgan bằng đường tĩnh mạch trước lúc kết thúc phẫu thuật 15 phút.


Nhóm B: Dùng morphin với liều 1mg/10kg cân nặng kết hợp với 1g Perfalgan bằng đường tĩnh mạch lúc bệnh nhân đau (VAS  4), điểm an thần <2, tần số thở >12lần/phút tai phòng hậu phẫu.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh 

Bệnh nhân có tình trạng sức khỏe ASA I, II, cân nặng > 30kg. Bệnh nhân được phẫu thuật như cắt dạ dày rộng rãi, cắt túi mật mở, mở ống mật chủ lấy sỏi, cắt đoạn đại tràng, cắt thận, cắt tử cung toàn phần, cắt các khối u ở ổ bụng. Bệnh nhân được gây mê nội khí quản.



2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh tâm thần, bệnh nhân không hợp tác.

- Bệnh nhân có cân nặng  30kg.

- Suy giảm chức năng gan, thận nặng.

- Tiền sử dị ứng với paracetamol.

- Hen phế quản.



2.2. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại Khoa Gây Mê Hồi sức Bệnh viện Trường đại học Y Huế, thời gian từ tháng 6 năm 2005 đến tháng 4 năm 2007.



2.3. Phương tiện nghiên cứu

Thuốc Perfalgan hàm lượng 1g trong chai 100ml sử dụng truyền tĩnh mạch của hãng Bristol Meyer. Morphin của Công ty cổ phần dược phẩm Vidiphar.

Thước đánh giá mức độ giảm đau EVA của hãng AstraZeneca, máy theo dõi Agilent của hãng Hewlett Parkard.

2.4. Phương pháp nghiên cứu:

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng.



2.4.1. Các bước tiến hành nghiên cứu

Chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn ở phần đối tượng.

- Giải thích với bệnh nhân trước khi thực hiện và chấp nhận các kỹ thuật nghiên cứu, hướng dẫn sử dụng thước đánh giá mức độ đau (VAS: Visual Analogue Score): dùng thước dài 100mm. Ở mức 0 tương ứng với bệnh nhân không đau, mức 100 khi bệnh nhân đau không chịu nỗi. Dùng thuốc giảm đau khi VAS ³ 40.

- Kỹ thuật chọn ngẫu nhiên: áp dụng kỹ thuật chọn ngẫu nhiên theo kiểu bốc thăm. Trong nghiên cứu chúng tôi dự kiến mỗi nhóm 25 bệnh nhân. Sử dụng 50 bì thư và bỏ các phiếu có ký hiệu A, B vào phong bì, dán và xáo phong bì. Sau đó bốc ngẫu nhiên và đánh số thứ tự ngoài phong bì từ 1-50. Khi thực hiện nghiên cứu chúng tôi tiến hành bóc thăm và thực hiện nghiên cứu theo nhóm trong phong bì.

- Tất cả các bệnh nhân được gây mê NKQ: Khởi mê: Fentanyl 3µg/kg, Propofol 2- 2,5mg/kg hoặc Etomidat 0,25- 0,3mg/kg, Norcuron 0,1mg/kg. Duy trì mê: Forane 1-2%, Norcuron 0,02mg/kg khi cần, Fentanyl 1µg/kg khi cần.

- Nhóm A: Dùng phối hợp morphin 1mg/10kg TM với Perfalgan 1g TTM trước lúc kết thúc phẫu thuật 15 phút.

- Nhóm B: Dùng phối hợp morphin 1mg/10kg TM với Perfalgan 1g TTM ở phòng hồi tĩnh khi VAS  4, điểm an thần < 2, nhịp thở >12 lần/phút, HATĐ  100mmHg.

- Tại phòng hồi tĩnh hai nhóm được theo dõi các thông số sống, VAS, độ an thần và các tác dụng phụ của morphin 1giờ/lần trong 24 giờ. Nếu VAS  4 thì dùng Perfalgan 1g x 4/24giờ (khoảng cách giữa hai lần dùng 6giờ và tối đa 4g/24giờ). Nếu bệnh nhân vẫn còn đau (VAS  4) thì dùng morphin 0,1mg/kg (nếu khoảng cách giữa hai lần dùng < 6 giờ thì giảm 1/2 liều).



2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Số lượng thuốc giảm đau sử dụng trong 24 giờ đầu sau mổ.

- Theo dõi mức độ đau theo VAS, mức độ an thần, Thời gian từ khi đóng da xong đến khi rút nội khí quản.

- Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn mửa, ngứa, suy hô hấp.

2.5. Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 10.0 for Windows.



3. KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tuổi, cân nặng và giới tính

Bảng 3.1: Giá trị trung bình của tuổi, cân nặng và giới tính

Tham số

Nhóm A

Nhóm B

P

Tuổi (năm)

49,8  10,03

49,28  11,28

P > 0,05

Cân nặng (kg)

47,52  8,5

48,92  5,2

P > 0,05

Giới tính

Nam

5

14

2 < 0,05

Nữ

20

11

Nhận xét: Giá trị trung bình của tuổi, cân nặng không khác biệt có ý nghĩa ở các nhóm (p>0.05), có sự khác biệt có ý nghĩa về giới tính ở hai nhóm (2 < 0,05)


3.2. Nghề nghiệp

Bảng 3.2: Phân bố nghề nghiệp


Nghề nghiệp

Nhóm A

Nhóm B

Công-nông-ngư dân

8 (32%)

12 (48%)

Tiểu thương

1 (4%)

3 (12%)

Trí thức

6 (24%)

5 (20%)

Không có nghề

10 (40%)

5 (20%)

Tổng

25(100%)

25(100%)

Nhận xét: Nghề nghiệp ở nhóm A chủ yếu là không có nghề chiếm 40%, nhóm B chủ yếu là công-nông-ngư dân chiếm 48%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (2<0,05).

3.3. Căn bệnh được mổ

Bảng 3.3: Căn bệnh được mổ


Căn bệnh

Nhóm A

Nhóm B

Sỏi đường mật

5 (20%)

5 (20%)

Sỏi túi mật

1 (4%)

2 (8%)

Sỏi thận

6 (24%)

10 (40%)

U thận

1 (4%)

1 (4%)

U xơ tử cung

5 (20%)

0 (0%)

U gan

1 (4%)

0 (0%)

U trực tràng

1 (4%)

1 (4%)

K dạ dày

4 (16%)

6 (24%)

Tổng

25 (100%)

25 (100%)

Nhận xét: Hai nhóm đều tập trung vào nhóm bệnh sỏi thận, sỏi đường mật và k dạ dày.

3.4. Số lượng thuốc giảm đau đã dùng trong 24 giờ đầu sau mổ

Bảng 3.4: Số lượng thuốc giảm đau đã dùng trong 24 giờ đầu sau mổ


Thuốc giảm đau

Nhóm A

Nhóm B

Nhóm A và B

P

Morphin (mg)

8,54  2,98

9,68  4,79

8,4  4,09

P > 0,05

Perfalgan (g)

2,72  0,61

3,12  0,44

2,92  0,56

P < 0,05

Nhận xét: Số lượng thuốc morphin được sử dung trong 24 giờ sau mổ không khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm (P > 0,05), có sự khác biệt có ý nghĩa về số lượng Perfalgan đã sử dụng giữa hai nhóm (P < 0,05).

3.5. Hiệu quả giảm đau sau khi dùng liều morphin 1mg/10kg kết hợp với 1g perfalgan

Bảng 3.5: Hiệu quả giảm đau sau khi dùng liều morphin 1mg/10kg kết hợp với 1g perfalgan

Thông số

Nhóm A

Nhóm B

Tổng

Kiểm soát được đau

23 (92%)

20 (80%)

43 (86%)

Không kiểm soát được đau

2 (8%)

5 (20%)

7 (14%)

Tổng

25 (100%)

25(100%)

50(100%)

Thời gian tác dụng (giờ)

6,08  3,95

4,12  1,42

P < 0,05

Nhận xét: 86% bệnh nhân kiểm soát được đau sau khi dùng liều morphin 1mg/10kg +1g perfalgan. Sử dụng trước lúc kết thúc phẫu thuật có tỷ lệ kiểm soát được đau cao hơn và thời gian tác dụng kéo dài hơn so với dùng khi bệnh nhân đau ở phòng hậu phẫu (P < 0,05)

3.6. Thời gian từ khi kết thúc đóng da đến khi rút ống nội khí quản

Bảng 3.6: Thời gian từ khi kết thúc đóng da đến khi rút ống nội khí quản


Thông số

Nhóm A

Nhóm B

P

Thời gian (phút)

9,88  5,9

9,12  4,69

P > 0,05

Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian từ khi kết thúc đóng da đến khi rút ống nội khí quản giữa hai nhóm (P > 0,05)

3.7. Mức độ đau sau mổ theo thang điểm VAS



Biểu đồ 3.1: Mức độ đau sau mổ theo thang điểm VAS

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa VAS ở thời điểm giờ thứ nhất và giờ thứ hai (VAS1 nhóm A là 24  14,11, nhóm B là 54,6  15,51, VAS2 của nhóm A là 28,52  12,75, nhóm B 38,2  12,42, p < 0,05), các thời điểm khác không có sự khác biệt.



3.8. Tác dụng phụ của morphin

Bảng 3.8:Tác dụng phụ của morphin


Thông số

Nhóm A (n = 25)

Nhóm B(n = 25)

Tông

Nôn

5/25 (20%)

4/25 (16%)

7/50 (14%)

Ngứa

2/25 (8%)

3 (12%)

5/50 (10%)

Suy hô hấp

Không có trường hợp nào suy hô hấp

Nhận xét: Tỷ lệ nôn sau mổ là 14%, Không có sự khác biệt ý nghĩa giữa hai nhóm (2>0,05), ngứa chiếm 10%, không có bệnh nhân nào suy hô hấp.

4. BÀN LUẬN

4.1. Hiệu quả giảm đau sau mổ của morphin phối hợp với Perfalgan (paracetamol)

Ngày nay, paracetamol là một trong những thuốc giảm đau nonopioid được sử dụng phổ biến. Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt và hầu như không có tính chất kháng viêm. Cơ chế tác dụng của paracetamol đang làm sáng tỏ. Ở ngoại vi, paracetamol ức chế men cyclooxynase rất yếu do đó xem như không có tính chất kháng viêm. Vị trí tác dụng trên hệ thần kinh trung ương vẫn chưa biết chính xác, nhiều nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra paracetamol tác dụng nổi trội trên tủy sống. Cơ chế tác dụng là ức chế men cyclooxynase, có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh và vị trí kiểm soát nhận cảm đau[9].

Morphin thường được sử dụng để giảm đau sau mổ cho các trường hợp đau ở mức độ trung bình và nhiều[10]. Morphin còn là “tiêu chuẩn vàng” để các thuốc và kỹ thuật giảm đau khác đối chứng. Cơ chế tác dụng của morphin là tác động lên các receptor của nó như receptor mu, delta, kappa, sigma, epsilon. Tuy nhiên, có nhiều tác dụng không mong muốn khi sử dụng morphin như nôn, buồn nôn, ngứa, suy hô hấp, bí tiểu, tác dụng không mong muốn này liên quan đến liều lượng thuốc. Nhiều biện pháp đã được sử dụng nhằm mục đích giảm tác dụng phụ và cải tiến giảm đau sau mổ. Kehlet và Dahl đã đưa ra kỹ thuật giảm đau đa phương thức[6](multimodal anagesia). Giảm đau đa phương thức là kỹ thuật giảm đau dùng phối hợp hai thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau để làm tăng tác dụng giảm đau hoặc giảm tác dụng phụ.

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu điều trị giảm đau sau mổ bằng morphin kết hợp với paracetamol tĩnh mạch. Các nghiên cứu này đã chứng minh được paracetamol tĩnh mạch với liều 4g/24giờ làm giảm như cầu morphin đáng kể trong điều trị giảm đau sau mổ. Như nghiên cứu của Joaquín Hernández-Palazón và cộng sự[4] trong phẫu thuật cột sống, tác giả dùng propacetamol 2g/6giờ (2g propacetamol chuyển hóa thành 1g paracetamol), như cầu morphin giảm 31-37%. Nghiên cứu của C.Remy và cộng sự[8] thì như cầu morphin sau mổ giảm 20%. Nghiên cứu của F. Aubrun và cộng sự[2] thì như cầu morphin sao mổ giảm 21%, 36% trong nghiên cứu của M. Hyllested[5], 31% trong nghiên cứu của Stephan A. Schug[9].

Chúng tôi nghiên cứu tác dụng giảm đau sau mổ của morphin phối hợp với perpalgan tĩnh mạch. Nghiên cứu được tiến hành trên 50 bệnh nhân được phẫu thuật ở ổ bụng như cắt thận, mổ sỏi thận, cắt dạ dày rộng rãi, cắt tử cung toàn phần, cắt gan, sỏi đường mật, túi mật mổ hở, u ổ bụng. Nghiên cứu chia làm hai nhóm: nhóm A: dùng phối hợp morphin 1mg/10kg với 1g perfalgan truyền tĩnh mạch trước lúc kêt thúc phẫu thuật 15 phút, nhóm B: dùng phối hợp morphin 1mg/10kg với 1g perfalgan truyền tĩnh mạch ở phòng hậu phẫu khi bệnh nhân đau VAS  40. Sau đó chúng tôi dùng perfalgan 1g/6giờ, nếu sau khi dùng perfalgan mà bệnh nhân còn đau thì dùng morphin tĩnh mạch cho hai nhóm nghiên cứu.

Nghiên cứu của chung tôi cho thấy 86% (43/50) trường hợp bệnh nhân kiểm soát được đau (VAS < 4) sau khi dùng phối hợp morphin với perfalgan.14% (7/50) không kiểm soát được (VAS  40), trong đó nhóm A là 8% (2/25) và nhóm B 20% (5/25). Lượng thuốc giảm đau sử dụng trong 24giờ sau mổ: morphin 8,4  4,09mg, perfalgan 2,92  0,56g. Số lương morphin sử dụng trong 24giờ đầu trong nghiên cứu của chúng tôi là thấp so với các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Chừng[1] thì như cầu morphin sau mổ Wertheim- Meigs là 48,6mg/24giờ. 16mg/24giờ trong nghiên cứu của F. Aubrun[2], 42mg/24giờ trong nghiên cứu của C. Remy[8].



4.2. Tác dụng giảm đau sau mổ của morphin kết hợp với perfalgan khi dùng trước lúc kết thúc phẫu thuật.

Sử dụng thuốc giảm đau trước lúc bệnh nhân đau có hiệu quả hơn lúc bệnh nhân đau, điều này thấy rõ trong nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ giảm đau hiệu quả là 92% (23/25) ở nhóm A, 80% (20/25) ở nhóm B sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (2 < 0,05). Thời gian tác dụng giảm đau sau mổ của nhóm A là 6,08  3,95giờ, nhóm B là 4,12  1,42giờ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Qua biểu đồ 3.1 ta thấy mức độ đau đánh giá theo VAS như sau: VAS1 (giờ thứ nhất sau mổ) của nhóm A là 24  14,11, nhóm B là 54,6  15,51, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). VAS2 của nhóm A là 28,52  12,75, nhóm B 38,2  12,42, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05).

Sử dụng morphin trước lúc kết thúc phẫu thuật có ảnh hưởng đến sự hồi tĩnh của bệnh nhân không? Nghiên cứu của chung tôi cho thấy thời gian từ khi đóng da xong đến lúc rút ống nội khí quản là 9,88  5,9 ở nhóm A, 9,12  4,69 ở nhóm B, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Không có trường hợp nào có mức độ an thần ở mức3 khi bệnh nhân chuyển ra hậu phẫu.

4.3. Tác dụng không mong muốn của morphin

Có 14% bệnh nhân nôn sau mổ trong 24 giờ đầu, tỷ lệ này thấp so với các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của C. Remy[9] thì có 24% bệnh nhân nôn, 34% trong nghiên cứu của F. Aubrun[2], 12,5% trong nghiên cứu của Nguyên Văn Chừng[1]. Ngứa chiếm 10% , kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của C. Remy[9]. Không có bệnh nhân nào suy hô hấp, tác dụng bí tiểu chung tôi không đánh giá vì tất cả đều thông tiểu.



5. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu tác dụng giảm đau sau mổ của morphin kết hợp với Perfalgan trên 50 bệnh nhân được phẫu thuật lớn ở ổ bụng chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Perfalgan làm giảm đáng kể như cầu morphin để điều trị giảm đau sau mổ.

2. Liều morphin 1mg/10kg kết hợp với 1g Perfalgan đường tĩnh mạch để giảm đau ngay sau mổ có hiệu quả cao với tỷ lệ kiểm soát được đau là 86%, dùng trước lúc kết thúc phẫu thuật thì thời gian tác dụng kéo dài hơn và tỷ lệ kiểm soát được đau cao hơn so với dùng khi bệnh nhân đau.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Nguyễn Văn Chừng, Nguyễn Kim Liêm. (2000), “Bước đầu nghiên cứu phương pháp người bệnh tự kiểm soát đau bằng morphin trong ngày đầu hậu phẫu”, WEBSITE YKHOANET - Y KHOA VIỆT NAM.

  2. Aubrun F, Kalfon F, Mottet P, Bellanger A, Langeron O, Coriat P, Riou B. (2003), “Adjunctive analgesia with intravenous propacetamol does not reduce morphine-related adverse effects”, British Journal of Anaesthesia, Vol. 90, Pp. 314-319.

  3. Conférence de consencus. (1997), “Prise en charge de la douleur postoperatoire chez l’adulte et l’enfant”, SFAR.

  4. Hernández-Palazón J, Tortosa JA, Martínez-Lage JF, Pérez-Flores D. (2001), “Intravenous Administration of Propacetamol Reduces Morphine Consumption After Spinal Fusion Surgery”, Anesth Analg, pp. 1473-1476.

  5. Hyllested M, Jones S, Pedersen JL, Kehlet H. (2002), “Comparative effect of paracetamol, NSAIDs or their combination in postoperative pain management: a qualitative review”, British Journal of Anaesthesia, Vol. 88, pp. 199-214.

  6. Kissin, Igor. (2000), “Preemptive Analgesia”, Anesthesiology, Volume 93(4), pp. 1138-1143.

  7. Peignier C. (2002), “Analgésie post-opératoire en chirurgie Maxillo-Faciale”, Douleurs post-opératoire.

  8. Remy C, Marret E, Bonnet F. (2005), “Effects of acetaminophen on morphine side-effects and consumption after major surgery: meta-analysis of randomized controlled trials”, British Journal of Anaesthesia, pp. 505-513.

  9. Schug SA, Sidebotham DA, McGuinnety M, Thomas J, Fox L. (1998), “Acetaminophen as an adjunct to morphine by Patient-Controlled Analgesia in the management acute postoperative pain”, Anesth Analg, pp. 368-72.

  10. Sinatra RS, Jahr JS, Reynolds LW, Viscusi ER, Groudine SB, Champenois CP. (2005), “Efficacy and safety of single and repeated administration of 1 gram intravenous acetaminophen injection (paracetamol) for pain management after major orthopedic surgery”, Anesthesiology, pp.822-31.







Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 92.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương