Kết quả điều tra sâu hại vườn ươm cây rừng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam Nguyễn Văn Độ



tải về 85.5 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích85.5 Kb.
#30807
Kết quả điều tra sâu hại vườn ươm cây rừng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
Nguyễn Văn Độ

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Một trong những trở ngại lớn cho việc gây trồng và phát triển rừng là vấn đề sâu hại; những thiệt hại do sâu hại không chỉ xảy ra ở rừng trồng mà còn xảy ra ngay cả trong vườn ươm. Sâu hại trong vườn ươm tuy mức độ và quy mô hại không lớn như ở rừng trồng, nhưng hậu quả của chúng tồn tại lâu dài, ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng sau này. Cây con trong vườn ươm bị sâu hại thường còi cọc, dị dạng… nếu đem trồng tỷ lệ sống thấp và sinh trưởng kém. Để quản lý tốt sâu hại tại vườn ươm cây rừng, cần thiết phải tiến hành điều tra thành phần sâu hại và xác định các loài sâu hại chính nhằm chủ động lên kế hoạch phòng trừ.
1. Phương pháp và địa điểm nghiên cứu

- Điều tra định kỳ 7 ngày một lần trên một số vườn ươm cây rừng được chọn; ngoài ra tiến hành những đợt khảo sát nhanh tại các vườn ươm cây rừng khác để bổ sung số liệu.

- Sử dụng phiếu điều tra tại hiện trường: Phiếu điều tra được thiết kế và in sẵn với các mục cần thiết cho việc điều tra đánh giá như : Ngày điều tra, địa điểm điều tra, loài cây, loài sâu hại, bộ phận của cây bị hại, tình trạng bị hại, mức độ bị hại trên cây và phần trăm cây bị hại ...


  • Việc đánh giá mức độ hại của sâu hại vườn ươm cây rừng, theo Hutacharen 1990

  • Dựa trên chỉ tiêu mức độ phá hại của từng loài sâu (từ trung bình đến nặng) một số loài sâu sẽ được coi là sâu hại chính tại vườn ươm cây rừng

  • Địa điểm nghiên cứu: các vườn ươm cây rừng của các trung tâm nghiên cứu, lâm trường và các hộ gia đình tại các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Yên Bái.

  • Đề tài được thực hiện trong thời gian từ năm 2001-2003.

2. Kết quả và nhận xét

2.1. Kết quả

Đề tài đã tiến hành thu thập mẫu theo định kỳ và đánh giá mức độ hại của chúng trên 12 vườn ươm cây rừng của các lâm trường, trung tâm và 30 vườn ươm của các hộ gia đình tại các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Yên Bái. Cho đến nay đã ghi nhận được 27 loài thuộc 18 họ và 6 bộ (cánh phấn Lepidoptera, cánh thẳng Orthoptera, cánh bằng Homoptera, cánh cứng Coleoptera, cánh giống Isoptera, cánh khác Heteroptera). Kết quả điều tra thành phần loài và mức độ gây hại của chúng được trình bày trong bảng 1.


Bảng1 Thành phần sâu hại vườn ươm cây rừng và mức độ gây hại của chúng.

Stt


Tên loài sâu hại

Tên thường gọi

Họ

Cây chủ

Mức độ hại

1

Adoretus compressus





Bọ hung nhỏ nâu xám bụng dẹt

Scarabaeidae

1, 2, 3, 4, 5

++

2

Agrotis ypsilon Rott.





Sâu xám

Noctuidae

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,8

++++

3

Atractomorpha crenulata Fabricius


Châu chấu

Acrididae

1

+

4

Atractomorpha lata Motch.


Châu chấu

Acrididae

1

+

5

Brachytrupes portentosus Licht


Dế mèn nâu lớn

Gryllidae

1, 2, 3, 4, 5, 7,8

+++

6

Creatonotus transiens Walker




Arctiidae

1

+

7

Diaphania pyloalis Walker




Pyralidae

1

+

8

Eurema hecabe Linnaneus


Sâu xanh

Pieridae

1, 2, 3

++

9

Gastropacha sp.




Lasiocampidae

2

+

10

Gryllotalpa africana Palisot de Beauvoi





Dế dũi

Gryllotalpidae

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

++

11

Gryllus testaceus Walker


Dế mèn nâu nhỏ

Gryllidae

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8

+++

12

Helopentis sp.


Bọ xít muỗi xanh

Miridae

7

+++

13

Heteropsylla sp.


Rầy xanh

Psyllidae

4

++

14

Holotrichia trichophora Fairmare


Bọ hung nâu lớn

Scarabaeidae

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

++

15

Homoeocerus walkeri K.


Bọ xít mép xanh

Coreidae

1, 2, 3

+

16

Hypomeces squamosus Rott.


Cầu cấu xanh lớn

Curculionidae

1,2,3, 4, 5

++

17

Leptocorisa acuta Thunb.


Bọ xít xanh dài

Coreidae

1,5

+

18

Macroglossum pyrrhosticta Butler.




Sphingidae

1

+

19

Maradla sp.


Bọ hung nâu nhỏ

Scarabaeidae

1,2,3,4,5

+

20

Nezara viridula Linnaeus


Bọ xít xanh

Pentatomidae

1, 3,5

+

21

Odontotermes spp.


Mối

Termitidae

1,2,3,4,5

+

Stt


Tên loài sâu hại

Tên thường gọi

Họ

Cây chủ

Mức độ hại

22

Pantoporia perius Linnaeus




Nymphalidae

5

+

23

Platymycterus sieversi Reitter


Cầu cấu xanh nhỏ

Curculionidae

3

+

24

Plusia eriosoma Doubleday




Noctuidae

1

+

25

Porthesia scintillans Walker




Lymantriidae

1, 2

+

26

Prodelia litura Fabricius




Noctuidae

1

+

27

Syntomis sperbius Fabricius




Amatidae

1

+

Ghi chú:


1: Keo lai Acacia mangium x Acacia auriculiformis.

2: Keo tai tượng Acacia mangium.

3: Keo lá tràm Acacia auriculiformis

4: Bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis

5: Bạch đàn Eucalyptus urophylla

6: Sao đen: Hopea odorata

7: Quế: Cinamomum cassia

8 : Thông : Pinus massoniana.


+ : Mức độ phá hại không đáng kể

++ : Mức độ phá hại nhẹ

+++: Mức độ phá hại trung bình

++++: Mức độ phá hại nặng


Đề tài cũng điều tra thành phần sâu hại trên từng loài cây tại các vườn ươm, kết quả được thể hiện trên biểu đồ 1:
Biểu đồ 1 Thành phần sâu hại trên các loài cây

tại vườn ươm cây rừng tại các khu vực điều tra





2.2. Nhận xét

  • Thành phần loài sâu hại không khác biệt nhau nhiều giữa các tỉnh; vì hầu hết các loài sâu có tính đa thực (Polyphaga). Sự khác biệt thành phần loài sâu hại chủ yếu là do loài cây được trồng trong vườn ươm: thí dụ: tại các vườn ươm trồng quế tại Yên Bái chúng tôi đã thu được mẫu sâu hại quế là bọ xít Helopentis sp. mà ở các vườn ươm khác không gieo ươm quế không có.

  • Trong số các loài cây điều tra thì keo lai (A. auriculiformis x A. mangium) có thành phần sâu hại nhiều nhất.




  • Dựa vào kết quả đánh giá mức độ hại của từng loài sâu hại, đề tài đã lên danh sách các loài sâu hại chính ở bảng 2 (là những loài gây hại mạnh cần phải chú ý theo dõi và phòng trừ kịp thời ).


Bảng 2. Các loài sâu hại chính trên vườn ươm cây rừng

ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam

Stt

Tên khoa học

Tên thường gọi

Mức độ hại

Kiểu gây hại

1

Agrotis ypsilon Rott.

Sâu xám

++++

Ăn lá, cắn ngang cây con

2

Brachytrupes portentosus Licht


Dế mèn nâu lớn

+++

Cắn ngang cây con

3

Gryllotalpa africana Palisot de Beauvoi

Dế dũi

+++

Hại rễ

4

Gryllus testaceus Walker


Dế mèn nâu nhỏ

+++

Cắn ngang cây con

5

Helopentis sp.


Bọ xít muỗi xanh

+++

Chích hút làm cây héo ngọn



Tài liệu tham khảo


  1. Đặng Vũ Cẩn (1972), "Sâu hại cây rừng và cách phòng trừ ". Nhà xuất

bản Nông thôn năm 1972. 166 trang.

  1. Chey Vun Khen (1996) Forest Insect Pests in Sabah. Sabah forest record No 15. Sabah Forest Departement Sandaka. Malaysia 1996.111pp.

  2. Hutacharen (1990) Forest Insect Pests in Thailand . Proceedings of the

IUFRO Workshop on Pests and diseases of Forest Plantations in Asia- Pacific

Region. Bangkok 1990. pp 75-79.



Summary: Results of the insect pest survey on the forest nurseries in some provinces of North Vietnam.

So far, 27 species of insect pests belongging to 18 families and 6 orders (Lepidoptera, Orthoptera, Homoptera, Coleoptera, Isoptera, Heteroptera) have been identified on the forest nursuries in Ha Tay, Hoa Binh and Yen Bai provinces. Among them, 5 species are considered as the main insectpests on the forest nurseries because of their damaging.
Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 85.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương