Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ



tải về 46.63 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích46.63 Kb.
#35462

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


= ** =

Số: 37/BC-UBND Huế, ngày 07 tháng 6 năm 2006


BÁO CÁO

Tình hình kinh tế xã hội tháng 5/2006


***
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

I. Tình hình Festival Huế từ ngày 03-06/6/2006:

Festival Huế 2006 với chủ đề “700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế, Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” được tổ chức từ ngày 03 đến 11/6/2006, qui tụ 22 đoàn nghệ thuật quốc tế của 20 nước với 300 nghệ sỹ, diễn viên và 22 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong nước với 1.200 nghệ sỹ, diễn viên cùng hàng ngàn học sinh, sinh viên và diễn viên không chuyên hứa hẹn đem đến cho Festival những nét văn hóa độc đáo, đa sắc màu, nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn, góp phần bảo tồn và phát huy bản sản văn hóa dân tộc, văn hóa Huế trong quá trình hội nhập và phát triển.

- Vào lúc 19h00 ngày 3/6/2006 tại sân Ngọ môn đã tiến hành khai mạc Festival Huế 2006. Đến dự khai mạc có đồng chí Lê Thanh Hải, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Phúc Thanh – Phó Chủ tịch Quốc hội, đại diện các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và hơn 5 vạn người công chúng trong nước và quốc tế. Chương trình khai mạc với chủ đề Âm vang một vùng quê do NSND Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin chỉ đạo nghệ thuật, NSUT Ngọc Cường, Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn Bộ Văn hóa – Thông tin làm tổng đạo diễn với 12 tiết mục biểu diễn đã để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng khán giả cũng như công chúng trong và ngoài nước, được xem là đêm mở màn hoành tráng, sôi động và đầy ấn tượng của Festival Huế 2006.

Chương trình khai mạc lần này do các nghệ sĩ trong nước biểu diễn trên một sân khấu quay, gắn sân khấu - hồ sen với một không gian trình diễn trải rộng mênh mông từ Ngọ Môn đến kỳ đài Huế. Hàng vạn người dân cùng quan khách có mặt tại lễ khai mạc Festival Huế 2006 đã có hơn 60 phút đắm mình trong bữa tiệc văn hoá giới thiệu nhiều tinh hoa văn hoá của các vùng miền như “Trống hội ngàn năm”- âm hưởng hào hùng được phụ hoạ bởi hơn 30 cô gái Huế thướt tha trong tà áo dài duyên dáng cùng những cây hoa giấy - sản phẩm của làng nghề hoa giấy Thanh Tiên (Phú Vang - Huế); “Chầu văn Huế”- nhẹ nhàng, phá cách; “Ai tư vãn”- khúc ca bi tráng ngợi ca công đức và mối tình cao đẹp của người anh hùng Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân; “Cồng chiêng Tây Nguyên”- rộn ràng âm điệu núi rừng. Đêm hội khai mạc kết hợp nghệ thuật biểu diễn sân khấu với màn trình diễn pháo hoa độc đáo của nghệ sĩ lừng danh Pierre Alain Hubert khiến Huế ngập tràn trong ánh sáng lộng lẫy của một mùa lễ hội kéo dài trong suốt chín ngày đêm, làm bật chủ đề Festival Huế 2006- “700 năm Thuận Hoá- Phú Xuân- Thừa Thiên Huế - Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển”.

- Lễ hội Truyền Lô - Vinh quy bái tổ: trình diễn lại lễ xướng danh tiến sỹ từ lầu Ngọ môn ra Phủ Văn Lâu, đưa tiến sỹ tân khoa về Hoàng cung dự yến, cưỡi ngựa thưởng hoa, rước tiến sỹ về làng Dương Nỗ vinh quy bái tổ.

- Chương trình “Đêm Hoàng Cung” diễn ra trong 3 đêm (03,06,09/6/2006) sẽ tái hiện lại không gian huyền ảo của Cung điện Huế, với những sinh hoạt nghệ thuật múa hát cung đình, trình tấu Nhã nhạc, biểu diễn tuồng Huế, ca Huế... gắn với những sinh hoạt ẩm thực cung đình đa dạng... làm “sống lại” những thú vui giải trí cung đình xưa bằng những trò chơi tao nhã.

- Bên cạnh những “điểm nhấn”, lần đầu tiên, sau khi đón nhận danh hiệu di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, Không gian văn hoá cồng chiêng của Tây nguyên cũng sẽ được giới thiệu ở Festival Huế 2006 với hình ảnh ngôi nhà sàn truyền thống Tây Nguyên, những sinh hoạt tín ngưỡng, những âm thanh rộn ràng của núi rừng. Và, hay hơn - lễ hội săn voi độc đáo của bản Đôn.

Ngoài ra, trong những ngày diễn ra Festival, từ kinh thành Huế đến các vùng phụ cận sẽ diễn ra hàng trăm chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam, Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh, Argentina, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia (trong chương trình “IN”) và các chương trình “OFF” của nhiều đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước. Ngoài ra, tại các làng quê Thừa Thiên - Huế, người dân cũng sẽ tổ chức những hoạt động sinh hoạt văn hoá, du lịch để làm phong phú chương trình lễ hội... Tất cả đã sẵn sàng để có một Festival Huế 2006 – “ấn tượng, hoành tráng”.

- Công tác lưu trú phục vụ Festival được đẩy mạnh, ngành du lịch đã đầu tư nâng cấp nhiều cơ sở lưu trú với hơn 4.200 phòng của khách sạn và 1.000 phòng của nhà dân đáp ứng nhu cầu đón du khách đến dự lễ hội. Nhiều tour du lịch và dịch vụ mới được đưa vào phục vụ du khách. Tính đến ngày 04/6 đã có 6290 lượt khách tham gia các tour du lịch trong Festival Huế 2006 tại các điểm: Nhà vườn Kim Long – Phú Mộng, Ấn tượng Huế Xanh, chợ quê ngày hội, làng cổ Phước Tích. Trong hai đêm 3 và 4/6 đã có 13.208 lượt khách lưu trú tại các cơ sở khách sạn, nhà nghỉ.. trong dịp Festival Huế 2006, trong đó có 2213 lượt khách quốc tế, 374 lượt khách Việt kiều và 10.621 lượt khách nội địa.

Tính đến ngày 05/6/2006 đã có trên 10.000 vé vào xem các chương trình lớn của Festival, trong đó đông nhất là đêm khai mạc 03/6, đã có gần 5.200 vé được bán cho người xem.



- Về báo chí: Tính đến ngày 06/6/2006 đã có 15 phóng viên của 6 đoàn báo chí nước ngoài; 616 phóng viên của 137 cơ quan báo chí trong nước đến đưa tin Festival đã được cấp phù hiệu.

- Công tác bảo vệ Festival: Đã tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện trên 60 kế hoạch, phương án bảo vệ diện, điểm các hoạt động Festival Huế 2006. Trọng tâm là các phương án, kế hoạch bảo vệ lễ khai mạc, lễ bế mạc, lễ hội truyền lô vinh quy bái tổ, lễ hội nam Giao, lễ hội áo dài, lễ hộ Lăng Cô huyền thoại biểu, lễ hội Thuận An biển gọi, lễ hội âm vang Trường Sơn...

II. Tình hình kinh tế xã hội:

1. Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông xuân 2006 toàn tỉnh ước đạt 45.974 ha, tăng 0,3% so vụ Đông xuân 2005. Nhìn chung, vụ Đông xuân năm 2006, thời tiết thuận lợi, lượng mưa phân bố đều, không xảy ra hạn hán cục bộ, tình hình sâu bệnh và chuột gây hại tuy có phát sinh song được xử lý kịp thời, thiệt hại không đáng kể. Đến nay, khoảng 70% diện tích lúa đã gặt xong, ước tính đến 20/5/2006 sẽ thu hoạch xong và tiến hành làm đất gieo trồng vụ Hè thu. Theo đánh giá sơ bộ, vụ Đông xuân 2006 được mùa lớn, năng suất lúa ước đạt trên 51 tạ/ha, tăng 5,4 tạ/ha so vụ Đông xuân 2005.

2. Thuỷ sản: Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đến 31/5/2006 ước đạt 5.214,6 ha, tăng 5% so cùng kỳ; trong đó diện tích nuôi nước ngọt 1.453 ha, tăng 26,1%; nuôi nước lợ 3.740 ha, bằng 98,4% so cùng kỳ; trong đó diện tích nuôi tôm 3.029 ha, giảm 19,5%. Tình hình dịch bệnh đốm trắng, còi tôm đã xuất hiện ở một số địa phương với diện tích 98,6 ha, số diện tích này đã được khoanh vùng xử lý, hạn chế lây lan.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản 5 tháng đầu năm 2006 ước đạt 656 tấn, tăng 14,3% so cùng kỳ; trong đó cá các loại 570 tấn, tăng 65,7%; tôm các loại 12 tấn; cua 43 tấn. Hoạt động đánh bắt thuỷ sản tháng 5/2006 ước đạt 3.024 tấn, trong đó khai thác biển 2.700 tấn. Sản lượng khai thác thuỷ sản 5 tháng đầu năm 2006 ước đạt 9.414tấn, tăng 3,6% so cùng kỳ; trong đó khai thác biển 8.227 tấn, tăng 5,5%.



3. Công nghiệp, xây dựng cơ bản:

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 5/2006 ước đạt 267,4 tỷ đồng, tăng 4,1% so tháng trước. Chung 5 tháng đầu năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.234,7 tỷ đồng, bằng 36,9%KH năm, tăng 18,7% so cùng kỳ; trong đó Doanh nghiệp nhà nước Trung ương đạt 237,1 tỷ đồng, tăng 18,8%; DNNN Địa phương đạt 257,4 tỷ đồng, tăng 25,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 501,7 tỷ đồng, tăng 17,9%; khu vực ngoài quốc doanh đạt 238,5 tỷ đồng, tăng 13,9%. Khu vực ngoài nhà nước đang tập trung đầu tư phát triển một số ngành nghề truyền thống như dệt, thêu, đan lát, đúc đồng, chạm trổ, sơn mài, gốm sứ, làm nón; chế tác những sản phẩm và mẫu mã mới, chuẩn bị cho Festival Huế 2006.

Tổng vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh 5 tháng đầu năm 2006 ước đạt 1.493,4 tỷ đồng, bằng 24,9%KH năm, tăng 27,6% so cùng kỳ. Nguồn vốn Trung ương quản lý thực hiện 510,3 tỷ đồng, bằng 26,5%KH, tăng 14,3% so cùng kỳ; Nguồn vốn Địa phương thực hiện 983 tỷ đồng, bằng 24,1%KH, tăng 35,9%. Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư theo kế hoạch năm 2006 khá lớn, song 5 tháng đầu năm 2006 khối lượng thực hiện đạt thấp, chỉ bằng 24,9%KH, chủ yếu tập trung ở các công trình chuyển tiếp. Nhiều vướng mắc trong thực hiện vốn đầu tư chưa được giải quyết kịp thời như tổ chức tư vấn lập dự án, quản lý dự án, công tác đền bù giải tỏa, việc giải ngân vốn.

4. Thương mại- Giá cả:

Hoạt động kinh doanh mua bán trên địa bàn tỉnh sôi động, mức tiêu dùng của dân cư tăng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2006 ước đạt 404 tỷ đồng, tăng 1,2% so tháng trước, nâng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 5 tháng đầu năm 2006 ước đạt 1.967,5 tỷ đồng, tăng 20,3% so cùng kỳ; trong đó kinh tế nhà nước 493,9 tỷ đồng, tăng 8,1%; kinh tế cá thể 973,4 tỷ đồng, tăng 27,1%; kinh tế tư nhân 417,1 tỷ đồng, tăng 31,2%.



Hoạt động xuất khẩu tháng 5/2006 ước đạt giá trị 5,23 triệu USD, tăng 5,4% so tháng trước; trong đó Doanh nghiệp Trung ương đạt 1,381 triệu USD, Các đơn vị Địa phương 3,849 triệu USD. Một số mặt hàng xuất khối lượng lớn trong tháng 5/2006: hải sản đông 60 tấn, quặng Imenic 7000 tấn, Zincon siêu mịn 500 tấn, sợi 270 tấn, gỗ dăm keo lá tràm 10.000 tấn, lạc nhân 500 tấn, áo dệt kim 0,4 triệu USD. Chung 5 tháng đầu năm 2006, trị giá xuất khẩu ước đạt 24,374 triệu USD, tăng 26,5% so cùng kỳ. Trong đó các đơn vị Trung ương 7,489 triệu USD, tăng 29,8%; các đơn vị Địa phương 16,885 triệu USD, tăng 25,1%.

Tổng trị giá nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2006 đạt 15,728 triệu USD, bằng 98,6% so cùng kỳ (tháng 5/2006 nhập khẩu 2,772 triệu USD); trong đó các đơn vị Trung ương nhập 10,828 triệu USD, tăng 0,8%; các đơn vị Địa phương nhập 4,9 triệu USD, bằng 94,5%.



5. Du lịch-khách sạn

Chuẩn bị cho Festival Huế lần thứ 4, những tháng đầu năm 2006, ngành du lịch đã triển khai chương trình hoạt động du lịch với sự chuẩn bị khá đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện, tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng bá ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và nước ngoài.

Nhiều công trình phục vụ Festival Huế 2006 đang được tập trung xây dựng, tôn tạo với kinh phí hơn 50 tỷ đồng như Du lịch nhà vườn Kim Long, Hương Long, Thành Nội, Phú Mậu, Phú Dương; Du lịch sinh thái Bạch Mã-Lăng Cô-Chân Mây; Du lịch làng nghề Thanh Toàn, Bao Vinh; Du lịch cộng đồng Nam Đông; Các khu vui chơi giải trí Ngự Bình, Thủy Tiên, Tịnh Tâm, Mỹ Tân; Cải tạo nâng cấp hệ thống các tuyến đường Trân Phú, Bạch Hổ-Thiên Mụ, Bà Triệu, Bùi thị Xuân, Kiểm Huệ; hoàn thiện Khách sạn Tân Hoàng Cung; huy động 100 nhà dân.

Ước tính tháng 5/2006 có 102,7 nghìn lượt khách du lịch, tăng 1,6% so tháng 4/2006; trong đó khách quốc tế 38,1 nghìn lượt khách. Chung 5 tháng đầu năm 2006 có 458,4 nghìn lượt khách, tăng 25,6% so cùng kỳ; trong đó 190,2 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 16,6%; khách trong nước 268,2 nghìn lượt khách, tăng 32,9%. Tổng doanh thu 5 tháng đầu năm 2006 ước đạt 291,1 tỷ đồng, tăng 37,3% so cùng kỳ.



6. Tài chính-tín dụng

Tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 tháng đầu năm 2006 ước đạt 482,2 tỷ đồng, bằng 41,6% dự toán năm, tăng 10,7% so cùng kỳ; trong đó các nguồn thu nội địa như thu DNNN Trung ương 22,9 tỷ đồng, bằng 36,4%DT, bằng 84,1%; thu DNNN Địa phương 40,7 tỷ đồng, bằng 50,3%DT, tăng 10,2%; thu DN có vốn đầu tư nước ngoài 221,5 tỷ đồng, bằng 53,4%DT, tăng 23,6%; thu thuế ngoài quốc doanh 45,3 tỷ đồng, bằng 42,3%DT, tăng 22,5%. Riêng thu phí tham quan di tích đạt 20 tỷ đồng, bằng 50%DT, tăng 25,1% so cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách 5 tháng đầu năm 2006 ước đạt 466,3 tỷ đồng, bằng 33,6%DT, xấp xỉ so cùng kỳ; trong đó chi xây dựng cơ bản 68,9 tỷ đồng, bằng 33,8%DT, bằng 93,1%; chi sự nghiệp kinh tế 53,7 tỷ đồng, bằng 37,6%DT, tăng 10,9%; chi sự nghiệp giáo dục-đào tạo 130,7 tỷ đồng, bằng 40,9%DT, tăng 16,9%; chi sự nghiệp y tế 27,6 tỷ đồng, bằng 41%DT, tăng 1,7%; chi quản lý nhà nước 57,3 tỷ đồng, bằng 47,5%DT, tăng 6,5%; chi sự nghiệp di tích 22,1 tỷ đồng, bằng 42,6%DT, tăng 15,8%.

Về tín dụng, đến 30/4/2006, nguồn vốn huy động ước đạt 3.780 tỷ đồng; trong đó tiền gởi tiết kiệm 2.507 tỷ đồng, chiếm 66,3%; tiền gởi của các tổ chức kinh tế 1.013 tỷ đồng, chiếm 26,8% tổng nguồn vốn huy động.

Dư nợ cho vay đến cuối tháng 4/2006 đạt 4.453 tỷ đồng; trong đó dư nợ trung, dài hạn chiếm 64,3%. Trong tổng dư nợ, dư nợ khối doanh nghiệp nhà nước Trung ương chiếm tỷ trọng 10%; DNNN Địa phương chiếm 11,2%; DN Tư nhân chiếm 5,3%; Kinh tế cá thể chiếm 39,8%; Cty cổ phần nhà nước chiếm 5% tổng dư nợ.

7. Giáo dục: Đang tập trung chuẩn bị cho việc tổ chức, chỉ đạo các kỳ thi kiểm tra học kỳ II, xét tốt nghiệp Tiểu học, Trung học cơ sở, thi tốt nghiệp Trung học phổ thông; thành lập các Hội đồng sao in đề thi, coi thi, chấm thi và thanh tra thi. Ngành cũng đã kết thúc nhận hồ sơ tuyển sinh đại học, cao đẳng với 28.644 hồ sơ, tăng gần 3 nghìn hồ sơ so với năm trước. Năm 2006, Đại học Huế tuyển 5.900 sinh viên đào tạo 80 ngành học; trong đó Đại học Khoa học 1.350 sinh viên, Đại họ Sư phạm 1.150 sinh viên, Đại học Nông Lâm 1.100 sinh viên, Đại học Y 600 sinh viên, Đại học Ngoại ngữ 600 sinh viên, Đại học Kinh tế 780 sinh viên, Đại học Nghệ thuật 200 sinh viên, Khoa Giáo dục thể chất 120 sinh viên.

Đã tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9, kết quả có 239/ 719 học sinh dự thi đạt 16 giải nhất, 37 giải nhì, 55 giải ba và 130 giải khuyến khích. Thi học sinh giỏi kỹ thuật - nghề phổ thông cơ sở cấp tỉnh với 4 giải nhất, 6 giải nhì, 7 giải ba và 12 giải khuyến khích.



8. Công tác nội chính:

Trong tháng 5 qua đã trấn áp làm giảm 9 vụ án hình sự, giảm 24,3% (28/37 vụ của tháng 4). Triệt phá 9 nhóm tội phạm gồm 27 tên; bắt và đưa vào cơ sở giáo dục 06 đối tượng; lập và đưa đối tượng vào diện giáo dục tại cộng đồng 33 đối tượng; đã tổ chức gọi hỏi, răn đe 565 lượt đối tượng hình sự, đưa vào kiểm điểm trước nhân dân 30 đối tượng và đưa vào trung tâm cai nghiện 2 đối tượng. Ngoài ra, Công an tỉnh cũng đã phối hợp tốt với C14B Bộ Công an làm rõ đường dây và bắt 2 đối tượng đưa 4 trẻ em Trung Quốc bán sang Pháp qua đường Việt Nam.


Trên đây là một số tình hình kinh tế xã hội tháng 5/2006, UBND tỉnh kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ và xin ý kiến chỉ đạo./.


Nơi nhận:

-Thường vụ Tỉnh ủy;

-Thường trực HĐND tỉnh và các Ban;

-Các thành viên UBND tỉnh;

-UBND các Huyện, tp Huế;

-VP: Lãnh đạo, các CV;



-Lưu VT.

TL. CHỦ TỊCH

CHÁNH VĂN PHÒNG
(Đã ký)
Phan Ngọc Thọ




Каталог: Upload -> DOCUMENTS -> 2008
2008 -> THỦ TƯỚng chính phủ
2008 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
2008 -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
2008 -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
2008 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2008 -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế Số: 85/bc-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2008 -> TỈnh thừa thiên huế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2008 -> Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 92/2007/bnn ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-ttg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm
2008 -> TỈnh thừa thiên huế
2008 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc = = Số: 68 /ub-bc

tải về 46.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương