Kèm Công văn số: 26 /pclb ngày 24-01-2008 của Ban Chỉ huy pclb tp phụ LỤC 1 CÁc quy đỊnh thực hiện trong



tải về 58.66 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích58.66 Kb.
#8354



GIỚI THIỆU CÁC PHỤ LỤC

(Kèm Công văn số: 26 /PCLB



ngày 24-01-2008 của Ban Chỉ huy PCLB TP)

PHỤ LỤC 1

CÁC QUY ĐỊNH THỰC HIỆN TRONG

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO THIÊN TAI

1. Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo Chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 thực hiện theo Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Chiến lược giảm thiểu tác hại do nước gây ra đến năm 2020 thực hiện theo Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Báo tin, cảnh báo, phòng, chống động đất, sóng thần thực hiện theo Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2006 và Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Báo tin áp thấp nhiệt đới, bão, lũ thực hiện theo Quyết định số 245/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 11/2006/TT-BTNMT ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn thực hiện theo Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ.

6. Công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản thực hiện theo Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003, Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ, Thông tư số 02/2007/TT.BTS ngày 13 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định 66/2005/NĐ.CP, Quyết định số 288/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 và Chỉ thị số 22/2006/CT-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.

7. Chính sách, chương trình di dân, bố trí dân cư các vùng có khả năng bị thiên tai, vùng trũng, sạt lở đất ven sông, ven biển, rừng phòng hộ thực hiện theo Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2003 và Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 12/2005/QĐ-BNN ngày 14 tháng 3 năm 2005 và Thông tư số 21/2007/TT-BNN ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư liên tịch số 09/2004/TTLT-BNN-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.

8. Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội thực hiện theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ.

9. Đê, đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bao, đê chuyên dùng, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình phụ trợ (đê) và hộ đê thực hiện theo Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007); Nghị định Hướng dẫn chi tiết số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ.

10. Quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001 và Nghị định Hướng dẫn số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003, Nghị định số 154/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP.

11. Quản lý, sử dụng hành lang trên sông, kênh, rạch thực hiện theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

12. Giao thông thủy nội địa thực hiện theo Luật Giao thông thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Nghị định hướng dẫn số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ.

13. Hoạt động xây dựng, đầu tư thực hiện theo Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật Đầu tư ngày 12 tháng 12 năm 2005 và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ.

14. Quản lý việc san lấp và xây dựng công trình trên sông, kênh, rạch, đầm, hồ công cộng thực hgày 26/12/2003 của Ủy ban hhdân dân thành phố Hồ Chí Minh.ach và Xây dựng thành phố, iện theo Quyết định số 319/2003/QĐ-UB ngày 26 tháng 12 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

15. Tăng cường quản lý nhà nước đối với sông, kênh, rạch thực hiện theo Chỉ thị số 27/2002/CT-UB ngày 29 tháng 12 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

16. Một số giải pháp để thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư bị hư hỏng, xuống cấp thực hiện theo Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ.

PHỤ LỤC 2

CÁC QUY ĐỊNH THỰC HIỆN TRONG

CÔNG TÁC TÌM KIẾM CỨU NẠN – CỨU HỘ

1. Quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 thực hiện theo Quyết định phê duyệt đề án số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ;

2. Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia (trong đó có đáp ứng yêu cầu, mục tiêu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn…) đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 thực hiện theo Quyết định phê duyệt số 139/2007/QĐ.TTg ngày 23 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Nhiệm vụ, hướng dẫn thành lập tổ chức tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo Quyết định số 63/2000/QĐ.TTg ngày 07 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên và bổ sung nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn – công báo số 25, đăng ngày 08 tháng 7 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm 2000; Quyết định số 127/QĐ-TKCN ngày 15 tháng 5 năm 2001 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn; Văn bản số 262/UB ngày 06 tháng 9 năm 2001 của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn về hướng dẫn thành lập tổ chức tìm kiếm, cứu nạn tại địa phương.

4. Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản, xử lý hàng cứu hộ, cứu nạn sau khi xuất kho dự trữ quốc gia thực hiện theo Thông tư hướng dẫn số 09/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Chính.

5. Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải thực hiện theo Quyết định số 179/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 14/2006/TTLT-BGTVT-BNV-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính.

6. Tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng thực hiện theo Quyết định số 26/2007/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

7. Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy thực hiện theo Quyết định số 17/2007/QĐ-BCA (C11) ngày 05 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công an.

8. Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển thực hiện theo Quyết định số 103/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

9. Chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển thực hiện theo Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

10. Quy chế quản lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn thực hiện theo Quyết định số 124/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

11. Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển thực hiện theo Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.



PHỤ LỤC 3

QUY ĐỊNH VỀ GỬI BÁO CÁO, KẾ HOẠCH, VĂN BẢN

1. Báo cáo sơ kết kết quả thực hiện 06 tháng đầu năm gửi trước ngày 05 tháng 7 đối với sở-ngành và quận-huyện.

2. Báo cáo tổng kết năm thực hiện và gửi trước ngày 20 tháng 01 năm sau đối với sở-ngành và quận-huyện.

3. Xây dựng kế hoạch, phương án Phòng chống lụt bão năm gửi trước ngày 20 tháng 2 năm sau đối với sở-ngành và quận-huyện.

4. Báo cáo kiểm tra công trình trước mùa mưa lũ gửi trước ngày 20 tháng 04 đối với quận-huyện và 1 số đơn vị thuộc sở-ngành liên quan.

5. Báo cáo số đối tượng công dân nộp Quỹ Phòng chống lụt bão năm sau gửi trước ngày 30 tháng 11 đối với quận-huyện. (Báo cáo này đã quy định cụ thể tại Quyết định giao chỉ tiêu thu Quỹ Phòng, chống lụt, bão năm trước đối với công dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố).

6. Báo cáo chi tiết số doanh nghiệp giải thể, bỏ trụ sở không thể thực hiện thu Quỹ Phòng chống lụt bão gửi trước ngày 30 tháng 11 đối với quận-huyện. (Báo cáo này đã quy định cụ thể tại Quyết định giao chỉ tiêu thu Quỹ Phòng, chống lụt, bão năm trước đối với doanh nghiệp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố).

7. Quyết định kiện toàn nhân sự tổ chức Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo Điều 4 Chương I Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16-01-2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

8. Báo cáo sơ kết 6 tháng, 9 tháng và báo cáo quyết toán năm thu nộp Quỹ Phòng chống lụt bão đối với 2 đối tượng công dân và doanh nghiệp thực hiện theo Quyết định giao chỉ tiêu hàng năm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.

9. Đề xuất lập dự toán chi cho trang thiết bị, công trình, công tác phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn của các sở-ngành và quận-huyện thực hiện theo Điều 63 Chương VI Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND.

10. Thanh quyết toán kinh phí, vật tư đã sử dụng để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, trang thiết bị, phương tiện mua sắm cho công tác phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo Điều 64 chương VI Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND.

11. Các báo cáo kiểm kê, thống kê về tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản, thanh lý, xử lý trang thiết bị, phương tiện phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo Quyết định số 124/2007/QĐ-TTg ngày 31-07-2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn; Quyết định số 179/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2006 và Thông tư Liên tịch hướng dẫn số 14/2006/TTLT-BGTVT-BNV-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2006 và theo yêu cầu của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố.

12. Báo cáo tiến độ đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định về đầu tư, xây dựng và yêu cầu của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố.

13. Báo cáo nhanh đối với quận, huyện, phường, xã, thị trấn, đơn vị chức năng thuộc một số Sở-ngành khi xảy ra sự cố: sạt lở đất, sạt lở nhà cửa công trình xuống sông, xuống biển, lốc xoáy, bể bờ bao… Trực ban phòng chống lụt bão Sở - ngành, quận – huyện phải điện thoại báo ngay cho trực ban Phòng chống lụt bão thành phố tại số máy 8 297 598, gọi vào điện thoại di động báo cho Chánh, phó văn phòng Ban; tổ chức lực lượng, phương tiện xử lý giải quyết sự cố; sau đó báo cáo nhanh về cho văn phòng Thường trực Ban số Fax: 8 232 742 và 8 233 811.



PHỤ LỤC 4

CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN

Các hành vi bị nghiêm cấm được thống kê, tổng hợp tại phụ lục này đã được quy định trong các văn bản: luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ.



1. Lĩnh vực phòng, chống lụt bão:

a) Nghiêm cấm mọi hành vi gây hư hại công trình phòng chống lụt bão và công trình có liên quan đến phòng chống lụt bão;

b) Tạo ra các vật làm cản hoặc các hoạt động khác gây khó khăn cho việc tiêu thoát lũ: nghiêm cấm việc tạo ra các vật cản ở lòng sông, bãi sông hoặc các hoạt động khác làm cản trở dòng chảy, hạn chế khả năng thoát lũ. Các tuyến đường, đê bối trên bãi sông, suối không được đắp cao hơn mức báo động số 2 và phải có cống với khẩu độ đủ lớn để đảm bão thoát lũ;

c) Công dân và doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp Quỹ Phòng chống lụt bão nếu không thuộc đối tượng được miễn.



2. Đối với đê điều:

a) Phá hoại đê điều;

b) Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật Đê điều quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê;

c) Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều;

d) Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều;

đ) Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt;

e) Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa;

g) Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trên đê, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão;

h) Chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão;

i) Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê, trừ trường hợp khai thác cây chắn sóng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật Đê điều;

k) Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ;

l) Sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều.



3. Đối với quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi:

a) Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và xử lý công trình khi có sự cố.

b) Các hành vi trái phép gây mất an toàn cho công trình thủy lợi trong phạm vi bảo vệ công trình, bao gồm:

- Khoan, đào đất đá, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi gây mất an toàn cho công trình;

- Sử dụng chất nổ gây hại; tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi phục vụ lợi ích công cộng.

c) Vận hành công trình thủy lợi trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được quy định.

d) Các hành vi khác gây mất an toàn cho công trình thủy lợi.

4. Đối với ngành thủy sản:

a) Nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch làm cản trở dòng chảy.

b) Khai thác thủy sản xa bờ không có trang thiết bị bảo đảm thông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh trên tàu cá; không có phương tiện cứu sinh, phương tiện theo dõi dự báo thời tiết đối với khai thác thủy sản ven bờ; không tham gia cứu hộ - cứu nạn.

5. Đối với ngành giao thông (thủy, bộ):

a) Mở cảng, bến thủy nội địa trái phép.

b) Vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng: không giảm tốc độ phương tiện để đi với tốc độ an toàn làm tổn hại đến công trình phòng chống lụt bão; đi gần đê, kè khi có nước lớn.

c) Neo đậu phương tiện gây sạt lở đê bao, bờ sông và làm chết cây có tác dụng bảo vệ bờ sông, rạch.



6. Đối với tiêu thoát nước đô thị:

a) Không được thải chất rắn vào hệ thống thoát nước công cộng; nước thải vào hệ thống thoát nước phải đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định.

b) Không được làm cản trở đường thoát nước công cộng, trừ trừơng hợp được cơ quan quản lý cho phép.

c) Các công trình ngầm bao gồm đừơng ống cấp nước, đường cáp điện, đường cáp viễn thông và các công trình ngầm khác không được giao cắt trực tiếp với công trình thoát nước và ngược lại.



7. Đối với san lấp sông, kênh, rạch, đầm, hồ:

Là các hành vi thực hiện trái với Quyết định số 319/2003/QĐ-UB ngày 26/12/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố.



8. Đối với hoạt động xây dựng:

a) Xây dựng các công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, tiêu thoát nước.

b) Xây dựng công trình ở khu vực có nguy cơ lở đất (trừ những công trình xây dựng để khắc phục hiện tượng sạt lở đất).

9. Đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn:

Từ chối tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.



PHỤ LỤC 5

CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM

HÀNH CHÍNH CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN

1. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo Nghị định số 140/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ.

2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thủy nội địa thực hiện theo Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ.

3. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản thực hiện theo Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2005 và Nghị định số 154/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ.

4. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải thực hiện theo Nghị định số 62/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ.

5. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê thực hiện theo Nghị định số 14/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ.

6. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thực hiện theo Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ.

7. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thực hiện theo Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 và Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ.

8. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thực hiện theo Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ.

9. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Đăng ký kinh doanh, Kế hoạch và Đầu tư thực hiện theo Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ.

10. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Dự trữ quốc gia thực hiện theo Nghị định số 25/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ.

11. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế thực hiện theo Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ.

12. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực thực hiện theo Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.

13. Xử lý vi phạm hành chính về đê điều thực hiện theo Nghị định số 129/2007/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ.



14. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vể, sử dụng hệ thống thoát nước thực hiện theo Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ.
BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO TP




Каталог: docs -> vanban
vanban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc ban chỉ huy phòng chống thiên tai và TÌm kiếm cứu nạN
vanban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc ban chỉ huy phòng chống lụt bão và TÌm kiếm cứu nạN
vanban -> I. thiên tai trêN ĐỊa bàn thành phố
vanban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc ban chỉ huy phòng chống lụt bão và TÌm kiếm cứu nạN
vanban -> BÁo cáo kết quả kiểm tra công trình trước mùa mưa lũ năm 2006
vanban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc SỞ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
vanban -> QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân thành phố Về ban hành Quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông
vanban -> BỘ XÂy dựng số: 25/2009/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vanban -> Ban chỉ huy pctt và CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 58.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương