Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ



tải về 3.48 Mb.
trang1/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47
PHẦN 1
ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2014

VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NĂM 2015

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2014: TỔNG QUAN VĨ MÔ



PGS.TS. Trần Đình Thiên và các cộng sự


Viện Kinh tế Việt Nam

1. Tăng trưởng GDP


Hình 1.1. Tăng trưởng GDP theo quý giai đoạn 2010-2014 (Đơn vị: %)



Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)

Hình 1.2. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1990-2014



Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)

Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.98%, cao hơn hẳn mức 5,42% của năm 2013. Mức tăng trưởng trên cao hơn so với chỉ tiêu 5.8% mà Chính phủ đề ra và vượt ngoài dự đoán của các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước.

Tăng trưởng năm 2014 vẫn diễn ra theo kịch bản cũ “tiếp tục hồi phục, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước” (H.1.1). Điểm nhấn là tăng trưởng bất ngờ ở quý 3 (6.07%) và quý 4 (6.96%) làm cho mức tăng trưởng cả năm cao hơn hẳn so với 3 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, mức hồi phục này vẫn còn thấp, chưa vượt qua mức 6% và chưa thực sự bền vững. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng năm 2014 thấp hơn khá xa mức tăng trưởng bình quân của giai đoạn 1990-2010 (H.1.2). Trong mức tăng chung, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng cao nhất 7.14%, cao hơn nhiều so với năm trước.



Bảng 1.1. Đóng góp vào tăng trưởng theo ngành (%)




Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng số

6.78

5.89

5.25

5.42

5.98

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

0.47

0.66

0.4

0.48

0.61

Công nghiệp và xây dựng

3.2

2.32

2.15

2.09

2.75

Dịch vụ

3.11

2.91

2.7

2.85

2.62

Hình 1.3. Tăng trưởng GDP theo ngành (%)



Ngành nông nghiệp

Tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2014 cao hơn so với 3 năm trở lại đây nhưng vẫn thấp hơn so với giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, một thực tế của ngành này là nhập khẩu đầu vào lớn, bao gồm giống, thiết bị vật tư, thuốc trừ sâu, nguyên liệu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị nhập khẩu của toàn bộ ngành trong 11 tháng năm 2014 ước tính 19.78 tỷ USD. Điều này chứng tỏ khả năng sản xuất, cung ứng trong nước bị phụ thuộc ngày càng nhiều từ bên ngoài. Nhiều mặt hàng nông sản (chè, cà phê, cao su), thủy hải sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá basa) xuất khẩu ra thị trường thế giới với sản lượng lớn nhưng “không bền vững” do chất lượng và giá trị gia tăng thấp. Nông nghiệp nói chung vẫn chủ yếu phát triển “quảng canh”, chưa thật rõ định hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển theo chiều sâu, chất lượng và hiệu quả. Tuy năm 2014 đánh dấu sự chuyển hướng trong tái cơ cấu ngành, song xu hướng chi phối vẫn là “sản lượng cao, tiêu tốn nhiều nguồn lực, chất lượng thấp và giá trị gia tăng thấp”.



Điểm sáng của ngành là đã có những đột phá mạnh trong ứng dụng rộng rãi khoa học kĩ thuật, công nghệ cao, với sự tham gia của ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn vào sản xuất nông nghiệp. Xu hướng tuy mới bắt đầu nhưng có khả năng lan tỏa nhanh.

Ngành công nghiệp

Hình 1.4. Chỉ số quản trị mua hàng PMI, %



Nguồn: HSBC

Sản xuất công nghiệp năm 2014 phục hồi đáng kể ở tất cả các nhóm ngành. Tính cả năm 2014, chỉ số sản xuất toàn ngành ước tăng 7.6% so với năm 2013, cao hơn nhiều mức tăng 5.9% của năm 2013.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/12/2014 tăng 10% so cùng kỳ năm 2013. Tính cả năm 2014, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến tăng 12%, thấp hơn cùng kỳ 2013 là 0.87 điểm %. Chỉ số quản trị mua hàng PMI từ tháng 9 năm 2013 đã liên tục cao hơn ngưỡng 50 điểm (Hình 1.4). Các nhà quản trị mua hàng đều nhận thấy điều kiện kinh doanh trong nước đang được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, về thực chất, nền công nghiệp nước ta là nền công nghiệp định hướng phi công nghệ1. Theo báo cáo của Bộ KHCN năm 2012, phần lớn các doanh nghiệp nước ta sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3 thế hệ. Khoảng 80%-90% công nghệ Việt Nam đang sử dụng là ngoại nhập. 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ những năm 1950-1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Tính chung các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, trung bình 38%, lạc hậu và rất lạc hậu 52%. Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao chỉ 2% so với 31% của Thái Lan, 51% của Malaysia, 73% của Singapore. Các doanh nghiệp Việt Nam thờ ơ với công nghệ, ít có động lực sáng tạo; còn các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng không quan tâm tới nghiên cứu phát triển vì vấn đề này được thực hiện tại công ty mẹ. Các công ty này chỉ chú trọng khai thác nguồn nhân lực và nguyên liệu rẻ của Việt Nam. Chính vì vậy, ở Việt Nam, ngành công nghiệp phụ trợ khó có thể phát triển, chủ yếu “khiêm tốn” đảm nhận công đoạn “công nghệ thấp” - gia công và lắp ráp.

Năm 2014, ngành xây dựng bắt đầu hồi phục. Nhiều dự án giao thông được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các dự án đường cao tốc, các dự án phát triển hạ tầng xã hội sử dụng vốn Nhà nước, vốn ODA. Điển hình như dự án: Đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai, cầu Nhật Tân - nối sân bay Nội Bài, nhà ga T2 Nội Bài, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng…

Thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi. Nhiều dự án phát triển nhà ở được hoàn thành và bàn giao trong năm 2014, đặc biệt là phân khúc nhà chung cư giá trung bình và rẻ. Thị trường vật liệu xây dựng không có biến động lớn, góp phần giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng. Mặc dù vậy, đó chỉ là quá trình phục hồi chậm chạp.

Tình trạng nợ đọng xây dựng từ những năm trước của các doanh nghiệp vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để. Nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngành dịch vụ

Tính cả năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2945.2 nghìn tỷ đồng, tăng 10.6% so với năm 2013 (loại trừ yếu tố giá, tăng 6.3%), cao hơn mức 5.5% của năm 2013. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2014, khu vực FDI có mức tăng trưởng cao nhất (16,9%), trong khi kinh tế Nhà nước chỉ tăng 9.6%; kinh tế ngoài Nhà nước tăng 10.5%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch tăng trưởng khá, cả năm đạt 381.8 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với 2013. Tính chung năm 2014, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 7874.3 nghìn lượt, tăng 4%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 10.6% của năm 2013. Một nguyên nhân quan trọng là căng thẳng trên biển Đông do Trung Quốc gây ra.

Dịch vụ vận tải hành khách năm 2014 ước đạt 3058.5 triệu lượt khách, tăng 7.6% và vận tải hàng hóa năm 2014 ước tính đạt 1066.6 triệu tấn, tăng 5.6% so với năm 2013.

Xuất nhập khẩu

Năm 2014 là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam đạt thặng dư thương mại, ước tính khoảng 2 tỷ USD.

Hình 1.5. Kim ngạch thương mại hàng hóa theo khu vực kinh tế, tỷ USD



Nguồn: Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 101.6 tỷ USD, chiếm 67.7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15.2%.

Về nhập khẩu, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập 84.5 tỷ USD, chiếm 57.1% tổng kim ngạch và tăng 13.6% so với năm 2013. Tuy nhập khẩu lớn, nhưng khu vực FDI (kể cả dầu thô) vẫn xuất siêu ở mức cao (17.1 tỷ USD, so 13.7 tỷ USD năm 2013), còn khu vực trong nước tiếp tục nhập siêu với 15 tỷ USD.

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam khá đa dạng, nhưng thị trường nhập khẩu còn quá tập trung. Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường như Mỹ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản, trong khi nhập khẩu tới 29% giá trị từ riêng Trung Quốc.

Đầu tư

Năm 2014, tỷ trọng đầu tư/GDP nhích lên một chút so với năm 2013, gia tăng về quy mô vốn ở cả 3 khu vực. Về cơ cấu đầu tư, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng xu hướng giảm rõ rệt hơn. Tỷ trọng khu vực ngoài nhà nước tăng trong khi FDI lại giảm so với năm trước (Hình 1.6, 1.7). Cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi. Số vốn đổ vào thị trường BĐS tăng gấp 3 lần so với năm trước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký gần 14,493 tỷ USD, chiếm 71.6% tổng vốn đăng ký; lĩnh vực bất động sản đạt hơn 2,5 tỷ USD, chiếm 12.6%; ngành xây dựng đạt gần 1,06 tỷ USD, chiếm 5.2%; các ngành còn lại đạt gần 2.14 tỷ USD, chiếm 10.6%.



Bảng 1.2. Cơ cấu đầu tư so với GDP giai đoạn 2007-2014 ( %)

 

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Đầu tư/GDP

42.7

38.2

39.2

38.5

34.6

33.5

30.4

31

Tăng trưởng GDP

8.46

6.31

5.32

6.78

5.89

5.25

5.42

5.98

Nguồn : Tổng cục thống kê (GSO)

Hình 1.6 và 1.7. Cơ cấu vốn phân theo ngành kinh tế năm 2013 và 2014



Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)

1.2. Lao động việc làm


Trong năm 2014, nền kinh tế có những dấu hiệu tích cực hơn so với năm 2012 và 2013 như tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn, sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp đều có mức tăng trưởng tốt hơn năm trước. Do đó, nên kinh tế cả nước đã giải quyết việc làm cho khoảng khoảng 1.6 triệu lao động, tăng 3.6% so với thực hiện năm 2013, trong đó: tạo việc làm trong nước khoảng 1.494 triệu lao động, đạt 98.8% kế hoạch, tăng 2.7% so với năm 2013; xuất khẩu lao động khoảng 106 ngàn người2.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính đến thời điểm 01/01/2015 là 54.48 triệu người, tăng 782 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động nam chiếm 51.3%; lao động nữ chiếm 48.7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính 53.0 triệu người. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2014 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46.6% tổng số (năm 2013 là 46.8%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21.4% (năm 2013 là 21.2%); khu vực dịch vụ chiếm 32.0% (năm 2013 là 32%).

Số người có việc làm năm 2014 tăng cao hơn so với năm 2013.



Hình 1.8. Số người có việc làm năm 2013 và 2014



Nguồn: TCTK và Bộ LĐTB&XH (2014, 2015)

Mặc dù số việc làm mới nền kinh tế tạo ra lớn hơn năm trước nhưng đó chỉ là dấu hiệu tích cực về mặt số lượng. Chất lượng việc làm mới vẫn thấp và thiếu bền vững.

Số việc làm từ khu vực doanh nghiệp chưa có sự đột biến về số và chất lượng. Trong năm 2014, số lượng lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp bị giải thể vẫn rất lớn. Cả nước có 67823 doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Số doanh nghiệp mới thành lập là 74842, lớn hơn số doanh nghiệp giải thể nhưng số lượng việc làm mới tạo ra có thể thấp hơn số việc làm mất đi. Các doanh nghiệp mới thành lập thường tạo ra chỗ làm mới bấp bênh hơn những doanh nghiệp cũ có thời gian dài hoạt động ổn định.

Hình 1.9. Số người có việc làm từ 15 tuổi trở lên theo vị thế việc làm (%)



Nguồn: TCTK và Bộ LĐTB&XH (2014, 2015)

Như vậy, số việc làm mới tạo ra phần lớn vẫn trong khu vực phi chính thức hoặc lao động tự làm. Năm 2014, lao động dịch chuyển chậm từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp (chỉ 0.2% lao động từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp) trong khi lao động ngành dịch vụ giữ nguyên. Số lao động làm công ăn lương vẫn chỉ chiếm số lượng thấp và gần như không thay đổi so với năm 2013, chiếm khoảng 35% lực lượng lao động. Còn lại trong nền kinh tế hầu hết là lao động tự làm và lao động gia đình không hưởng lương.

Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm

Ở những nước đang phát triển như Việt Nam, số người tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp thường thấp. Người lao động phải tìm việc bằng mọi cách nhằm đảm bảo sinh kế của bản thân và gia đình. Thông thường, họ chấp nhận làm những công việc chất lượng kém, trả lương thấp trong nền kinh tế phi chính thức hoặc chấp nhận những thỏa thuận làm việc một cách không chính thức để có thu nhập. Chính vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam thường ở mức rất thấp.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2.08%, trong đó khu vực thành thị là 3.43%, thấp hơn mức 3.59% của năm trước; khu vực nông thôn là 1.47%, thấp hơn mức 1.54% của năm 2013. Lao động thất nghiệp chủ yếu trong độ tuổi thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 15-24 tuổi năm 2014 là 6.3%, cao hơn mức 6.17% của năm 2013 (TCKT, 2015).

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2014 là 2.45%, thấp hơn mức 2.74% của năm 2012 và 2.75% của năm 2013. Trong đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao hơn khá nhiều so với khu vực thành thị. Cụ thể, năm 2014 lao động trong độ tuổi thiếu việc làm ở khu vực thành thị là 1.18%; khu vực nông thôn là 3.01%. Tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng tăng vào cuối năm và tăng chủ yếu ở khu vực nông thôn do tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.

Hình 1.10. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (%)



Nguồn: TCTK và Bộ LĐTB&XH (2014, 2015)

Với đặc thù cầu lao động chất lượng thấp và những ràng buộc (về trình độ chuyên môn, kỹ năng) để tham gia làm việc không khắt khe nên người lao động có thể dễ dàng tham gia thị trường lao động.

Trong dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp như hiện nay là yếu tố không tích cực. Người lao động sẽ ít có động lực nâng cao trình độ và kỹ năng do không có nhiều áp lực về các tiêu chuẩn cần phải trang bị nhằm cạnh tranh khi đi tìm việc.

Chuyển dịch cơ cấu lao động

Giai đoạn 2010-2013, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng: từ năm 2010 đến năm 2013, lao động nông nghiệp giảm từ 49.5% xuống 46.8%, lao động công nghiệp và xây dựng tăng từ 20.9% lên 21.2%; lao động khu vực dịch vụ tăng từ 29.6% lên 32%.



Bảng 1.3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế

Năm

Tổng

Nông, lâm nghiệp

và thủy sản

Công nghiệp

và xây dựng

Dịch vụ

2005

100

55.1

17.6

27.3

2010

100

49.5

20.9

29.6

2011

100

48.4

21.3

30.3

2012

100

47.4

21.3

31.3

2013

100

46.8

21.2

32

Nguồn: Niên giám thống kê 2013

Mặc dù lao động chuyển dịch sang phía công nghiệp, dịch vụ nhưng tỷ trọng lao động nông nghiệp vẫn còn rất lớn, chất lượng nhân lực rất chậm d0 cải thiện. Nông nghiệp vẫn là khu vực tạo ra nhiều việc làm. Chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta thấp. Đào tạo đại học, cao đẳng ít gắn với thực tiễn nên kỹ năng lao động kém. Trong khi đó, việc tham gia khu vực dịch vụ đẳng cấp thấp, ít cần lao động có kĩ năng lại dễ dàng, với mức thu nhập ban đầu không thấp hơn nhiều so với thu nhập của lao động mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Vì vậy, lao động thất nghiệp trong công nghiệp, nông nghiệp rất dễ chuyển sang khu vực dịch vụ3. Người lao động ít có động lực làm việc, nâng cao kỹ năng. Do đó, dù cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ thì đó vẫn là một cơ cấu kém bền vững.



Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương