Kinh tế Ả Rập Xê Út năm 2011



tải về 38.01 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích38.01 Kb.
#35373
Kinh tế Ả Rập Xê Út năm 2011
Đầu năm 2011, “ Mùa xuân Ả Rập” xảy ra tại Tunisia và lan sang một vài nước Bắc Phi và Trung Đông. Sau sự thay đổi chính quyền tại Tunisia và Ai Cập, Lybia đã rơi vào vòng xoáy nội chiến với sự can thiệp quân sự của NATO. Chính quyền của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị sụp đổ làm cho sản xuất dầu của nước này bị đình trệ (trước khi xảy ra nội chiến và can thiệp quân sự, Lybia sản xuất khoảng 1,6 triệu thùng dầu/ngày, nhưng giảm xuống chỉ còn 50.000 thùng/ngày). Giá dầu mỏ trên thế giới tăng nhanh trong quý I/2011, đạt mức trên 120 USD/thùng dầu brent. Để bù đắp sự thiếu hụt này, Ả Rập Xê Út đã nhanh chóng tăng sản lượng dầu và đẩy mạnh xuất khẩu. Việc tăng sản lượng và xuất khẩu dầu cộng với giá cả thế giới tăng đã góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế của Ả Rập Xê Út.
Dầu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ả rập Xê Út, chiếm khoảng 70% trị giá xuất khẩu và 70% nguồn thu của chính phủ nước này. Sản xuất và lọc dầu là hai trụ cột của kinh tế Ả Rập Xê Út, chiếm trên 50% GDP. Trong khi tiếp tục là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu dầu, Ả Rập Xê Út đang tăng cường sản xuất khí đốt thiên nhiên. Dự kiến sản lượng khí sẽ tăng 40% vào năm 2014.
Tăng trưởng kinh tế
Năm 2011, GDP của Ả Rập Xê Út tăng 6,7% so với mức 4,1% của năm 2010. Mức tăng năm 2011 được đánh giá còn do tác động của các gói kích thích tài chính mà vua Abdullah công bố đầu năm 2011.
Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Ả Rập xê Út


Chỉ số

2008

2009

2010

2011

Dân số (triệu người)

25,5

26,3

27,1

28,0

GDP (tỷ USD)

477

376

448

590

GDP/người (USD)

19.157

14.745

16.531

21.071

Mức tăng GDP (%)

4,2

0,1

4,1

6,7

Lạm phát (%)

9,8

5,1

5,4

5,6

Xuất khẩu (triệu USD)

313.481

192.307

231.171

346.367

Mức tăng xuất khẩu (%)

+34,4

-38,7

+20,2

+49,8

Nhập khẩu (triệu USD)

101.454

87.101

103.576

106.461

Mức tăng nhập khẩu (%)

+22,8

-14,1

+18,9

+2,8

Tỷ giá (SAR/USD)

3,75

3,75

3,75

3,75


Nguồn: Tổng cục Thống kê và Thông tin Ả Rập Xê Út
Trong những năm qua, GDP tăng trưởng khá. Mức thu nhập bình quân cũng được cải thiện đáng kể. Lạm phát ở mức thấp, từ 5 – 6%.
Với thế mạnh về dầu và khí tự nhiên, Ả Rập Xê Út luôn xuất siêu. Xuất khẩu tăng mạnh trong 2 năm 2010 và 2011. Thị trường xuất khẩu chính là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Đài Loan, UAE, Bahrain, Thái Lan và Hà Lan. Mặt hàng xuất khẩu chính là dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ (hạt nhựa, xăng dầu).
Thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Ấn Độ, UAE, Anh và Italia. Các mặt hàng nhập khẩu chính là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, lương thực, thực phẩm, hóa chất, dệt may, hàng điện tử và tiêu dùng.
Chính phủ đã tiến hành cải cách kinh tế thông qua các kế hoạch trung và dài hạn. Nhờ đó, tạo động lực cho đa dạng hóa nền kinh tế và mở rộng vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Chính phủ cũng khuyến khích phát triển các ngành công nhiệp như hóa chất, hóa dầu và nhựa.
Các gói kích thích tài chính mà vua Abdullah công bố đầu năm 2011 trị giá 130 tỷ USD đã góp phần tăng chi tiêu xã hội, tăng lương và trợ giúp cho những người không có việc làm. Tháng 9/2011, vua Abdullah ra sắc lệnh cho phép phụ nữ lần đầu tiên được tham gia bầu cử vào năm 2015.
Chính phủ cũng khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho phép mua bất động sản và hạ thuế thu nhập công ty. Đồng thời chú trọng đầu tư các dự án hạ tầng cơ sở và xây dựng: các dự án dầu và khí, nhà máy điện và nước, các khu nhà ở và thương mại, đường và xe lửa. Các dự án khổng lồ tại nước này là xây dựng 5 thành phố kinh tế: các thành phố kinh tế vua Abdullah, Rabigh, Medine, Hail và Jizan.
Chính sách thương mại
Tháng 12/2005, Ả Rập Xê Út trở thành thành viên thứ 149 của WTO sau 12 năm đàm phán. Tháng 12/2009, nước này công bố giảm và miễn thuế hải quan cho 692 mặt hàng, bao gồm nước hoa, thuốc trừ sâu, sản phẩm nhựa.
Ả Rập Xê Út cam kết cho các công ty nước ngoài tham gia hệ thống bán buôn và bán lẻ với tỷ lệ nắm giữ dến 51% cổ phần. Từ tháng 1/2009, tỷ lệ này được điều chỉnh lên 75%.
Tuy nhiên, một số mặt hàng bị hạn chế nhập khẩu khi nhập cảnh do các lý do tôn giáo, y tế và an ninh. Các mặt hàng cấm nhập khẩu bao gồm đồ uống có cồn, thịt lợn, ma túy, vũ khí, chất nổ, các ấn phẩm và tác phẩm không thuộc đạo Hồi. Đồng thời, các công ty nước ngoài nếu giúp đỡ Israel theo cách này hay cách khác sẽ bị đưa vào danh sách đen vì Liên đoàn Ả Rập tẩy chay Israel, trong khi Ả Rập Xê Út là thành viên của Liên đoàn.
Thuế suất được áp trên cơ sở giá trị của hàng hóa. Ả Râp Xê Út có quan hệ chặt chẽ với các nước thuộc GCC. Tháng 1/1999, GCC nhất trí thành lập liên minh thuế quan, có hiệu lực từ 1/1/2003. Hiêp định cho phép mức thuế chung 5% đối với 1.500 mặt hàng nhập khẩu từ các nước không là thành viên GCC. Đồng thời cũng quy định danh sách các mặt hàng chủ yếu được nhập khẩu miễn thuế. Cũng theo hiệp định này, hàng hóa nhập khẩu vào khu vực GCC có thể được vận chuyển đi toàn bộ các nước thành viên mà không phải đóng thuế phụ thu.
Các quy định về y tế và kiểm dịch được áp dụng cho tất cả các mặt hàng nhập khẩu. Ngoài ra, Ả Rập Xê Út còn còn đồng ý chấp nhận các nghĩa vụ của Hiệp định WTO về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch. Theo đó, nước này phải áp dụng các tiêu chuẩn an toàn khoa học cho toàn bộ các nông sản.
Ả Rập Xê Út duy trì quy định về dán nhãn sản phẩm và ký mã hiệu nước xuất xứ. Đồng thời cũng có các quy định về an toàn đối với đồ chơi, quy định về tiêu chuẩn sản phẩm với hàng điện và điện tử.
Hàng nhập khẩu phục vụ triển lãm phải kèm theo hóa đơn với giá được phòng thương mại và công nghiệp địa phương xác nhận và giấy chứng nhận xuất xứ. Hóa đơn phải ghi rõ hàng được nhập khẩu để phục vụ triển lãm và sẽ được tái xuất khẩu khi triển lãm kết thúc. Hải quan quy định phải đặt cọc cho hàng thuộc diện này. Khoản đặt cọc sẽ được hoàn trả.
Trong khi đồng Saudi Riyal (tiền của Ả rập Xê Út) được neo vào đồng đô la Mỹ, nước này vẫn cam kết Liên minh tiền tệ vùng vịnh cùng với 3 thành viên khác của GCC nhằm hướng tới đồng tiền chung thống nhất. Tuy nhiên, Oman đã rút khỏi liên minh này vào năm 2006, sau đó là UAE vào năm 2009.

Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ




Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 38.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương