Kinh nghiệm quản lý, BẢo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long trong sự phát triển kinh tế XÃ HỘi tỉnh quảng ninh ban quản lý Vịnh Hạ Long



tải về 45.84 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích45.84 Kb.
#25816
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG

TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH

Ban quản lý Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long - Di sản Thiên nhiên thế giới nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đây là vùng biển đảo thuộc một phần của Vịnh Bắc Bộ, được xác định trong tọa độ từ 106056’ đến 107037’ kinh độ Đông và 20043’ đến 21009’ vĩ độ Bắc, với diện tích 1.553km2, bao gồm 1.969 hòn đảo trong đó 95% là đảo đá vôi. Phía Tây Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ Thị xã Quảng Yên, qua thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Tây và Tây Nam Nam giáp đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng), phía Đông Nam và phía Nam giáp bờ Tây Vịnh Bắc Bộ. Khu vực Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới có diện tích 434km2 gồm 775 hòn đảo.

Vịnh Hạ Long chứa đựng những giá trị nổi bật toàn cầu như: Giá trị cảnh quan và giá trị địa chất – địa mạo. Vịnh Hạ Long chính là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình đặc sắc, kỳ lạ do thiên nhiên ban tặng, đó là một vùng biển đảo rộng lớn với hàng ngàn đảo đá muôn hình vạn trạng nhô lên từ mặt nước trong xanh. Trên các đảo đá ẩn chứa vô số hang động đẹp, độc đáo và kỳ thú… Vẻ đẹp kỳ ảo, thơ mộng của Vịnh Hạ Long luôn biến đổi theo thời gian và góc nhìn. Vịnh được kiến tạo địa chất qua quá trình kéo dài trên 500 triệu năm với các dạng địa hình đá vôi karst ngập chìm dưới biển mang những nét đặc trưng của quá trình xói mòn ven bờ như các mái vòm, hang động, tạo nên cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Quá trình biển tiến, biển thoái lặp đi lặp lại trên đồng bằng đá vôi karst qua các thời kỳ địa chất và xâm thực biển đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của Vịnh Hạ Long.

Bên cạnh đó, Vịnh Hạ Long còn được biết đến là một khu vực biển đảo có đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới, thể hiện ở đa dạng về thành phần loài, về nguồn gen đặc hữu quý hiếm, đa dạng về hệ sinh thái. Đến nay, các nhà khoa học đã thống kê được 2.949 loài động thực vật, trong đó có 1.259 loài động thực vật sống trên cạn, 1.553 loài sinh vật sống trong thuỷ vực; 66 loài bò sát và lưỡng cư sống ở cả trong nước và trên cạn; 76 loài chim. Trong đó, đã xác định được 102 loài quý hiếm, đặc biệt có 17 loài thực vật đặc hữu. Vịnh Hạ Long có 10 kiểu hệ sinh thái sặc thù của quần đảo đá vôi vùng nhiệt đới: Hệ sinh thái các thảm thực vật trên đảo, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái vùng triều đáy mềm, hệ sinh thái vùng triều đáy cứng, hệ sinh thái bãi triều cát, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái vùng ngập nước thường xuyên ven bờ, hệ sinh thái hang động. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn là một trong những cái nôi cư trú của người Việt cổ với 3 nền văn hóa tiền sử kế tiếp nhau: văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm. Đây là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ, minh chứng sinh động cho quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam tại vùng Đông Bắc tổ quốc. Đặc biệt, cộng đồng ngư dân các làng chài trên Vịnh vẫn còn bảo lưu những nét văn hóa truyền thống độc đáo mang đậm bản sắc của người vùng biển Hạ Long.

Với những giá trị ngoại hạng và nổi bật trên, năm 1962, Vịnh Hạ Long được Nnhà nước Việt Nam xếp hạng là Di tích danh thắng quốc gia. Năm 1994 và 2000, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên Thế giới về giá trị cảnh quan (theo tiêu chí VII) và giá trị địa chất, địa mạo (theo tiêu chí VIII). Năm 2009, Vịnh Hạ Long được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2011, theo công bố của tổ chức New 7 Wonders, Vịnh Hạ Long đã được bầu chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Hiện nay, Vịnh Hạ Long nằm trong một đô thị có tốc độ phát triển nhanh, có thế mạnh về công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Lợi thế hiện tại của Quảng Ninh là than, nhưng than là tài nguyên hữu hạn, trong khi Vịnh Hạ Long là Di sản, là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới. Để Quảng Ninh thành một trung tâm phát triển ra biển, một trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thì Vịnh Hạ Long là một trong những nguồn lực chính, là lợi thế bền vững, lâu dài nhất của Quảng Ninh.

Những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Vịnh Hạ Long đã thu được những kết quả nhất định góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch, số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ngày càng tăng, doanh thu từ du lịch đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện.

Kết quả bước đầu trong công tác quản lý, bảo tồn Di sản đã được ghi nhận:



Xây dựng ban hành cơ chế, chính sách quản lý Di sản: Vịnh Hạ Long là khu vực biển đảo rộng lớn, thường xuyên diễn ra nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, do vậy cần phải có những cơ chế, chính sách quản lý phù hợp. Từ khi thành lập đến nay, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã tích cực, chủ động tham mưu cho Trung ­ương và tỉnh Quảng Ninh ban hành những cơ chế, chính sách quan trọng nhằm quản lý, bảo tồn các giá trị Di sản đồng thời phát huy các giá trị Di sản. Với những cơ chế chính sách quản lý được ban hành, hiệu quả của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đã từng bước được nâng cao, trong đó các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản được bảo tồn nguyên vẹn, các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực Di sản được quản lý, giám sát chặt chẽ và giảm thiểu tác động tiêu cực tới Di sản.

Công tác quản lý, giám sát các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực Di sản: Để quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực Di sản, Ban quản lý Vịnh Hạ Long thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm hại đến Di sản. Việc phối hợp giữa Ban với chính quyền các khu dân cư, các tổ cộng tác viên dân chài, tình nguyện viên trong việc bảo vệ Di sản luôn được quan tâm. Mạng lưới cộng tác viên tại các làng chài trên Vịnh được duy trì hoạt động đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát các hoạt động kinh tế xã hội cũng như phát hiện các vi phạm trên Vịnh Hạ Long.

Công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong quản lý Di sản: Trong nhiều năm qua, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã thường xuyên phối hợp, liên kết với các Viện nghiên cứu, Trường đại học, các nhà khoa học trong và ngoài nước nhằm triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, từng bước làm rõ những giá trị Di sản như: Đa dạng sinh học; Văn hoá - Lịch sử; Địa chất - địa mạo… Đến nay, Ban đã độc lập và phối hợp nghiên cứu thực hiện trên 20 đề tài, chuyên đề nghiên cứu khoa học về Vịnh Hạ Long. Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, bảo vệ Di sản luôn được Ban quan tâm, chú trọng. Một số ứng dụng khoa học công nghệ đã được Ban triển khai thực hiện như: Công nghệ định vị toàn cầu (GPS); hệ thống wimax, camera giám sát; hệ thống thông tin địa lý (GIS), thử nghiệm thiết bị lọc tách dầu thải tại các tàu du lịch nhằm bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực Di sản.

Công tác bảo vệ môi trường: Xác định bảo vệ môi trường cảnh quan Vịnh Hạ Long là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý, bảo tồn Di sản, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ quản lý, bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Bên cạnh đó, Ban đã tăng cường nguồn nhân lực, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường sinh thái Di sản như: Thành lập phòng Quản lý môi trường, triển khai công tác quan trắc môi trường khu vực Di sản... Kêu gọi và thu hút các nguồn tài trợ quốc tế cho việc bảo vệ môi trường.

Công tác đầu tư tôn tạo, phát huy giá trị Di sản: Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã chủ động phối hợp với các ngành, địa phương liên quan đề xuất với UBND tỉnh triển khai nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vào Vịnh Hạ Long. Đồng thời, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan tổ chức đón tiếp, phục vụ, hướng dẫn khách đến tham quan Vịnh Hạ Long đảm bảo thuận lợi, an toàn và chu đáo. Lượng khách tham quan Vịnh Hạ Long trong những năm qua liên tục tăng nhanh. Từ năm 1996 đến nay, Hạ Long đón được 24,7 triệu lượt khách, đạt doanh thu trên 800 tỉ đồng, tạo ra nguồn lực quan trọng phục vụ trở lại cho công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản.

Công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng: Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tham gia, bảo vệ Vịnh Hạ Long, những năm qua nhiều hoạt động tuyên truyền đã được Ban quản lý Vịnh Hạ Long phối hợp với các ngành, địa phương liên quan thực hiện bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú. Từ năm 2002, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, Tổ chức bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI) triển khai chương trình “Giáo dục Di sản trong trường học” tại 154 trường học trong tỉnh Quảng Ninh; Phối hợp với Tổ chức FFI thực hiện dự án “Con thuyền sinh thái - Ecoboat” – giáo dục bảo vệ môi trường Hạ Long.

Sau 18 năm Vịnh Hạ Long trở thành Di sản thế giới, gần đây lại được bầu chọn là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới là một động lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước, đặc biệt là lĩnh vực phát triển du lịch... Cùng với hệ thống các các di tích lịch sử, thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh, hiện nay, Vịnh Hạ Long đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Để đạt được điều đó, trong những năm qua, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản. Từ thực tiễn quá trình công tác quản lý Di sản Vịnh Hạ Long những năm qua, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã rút ra một số kinh nghiệm cụ thể sau đây:



Một là, cần phải có một tổ chức bộ máy cơ quan quản lý ngang tầm Di sản: Ngay sau khi được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, thực hiện khuyến nghị của UNESCO, tỉnh Quảng Ninh đã thành lập một cơ quan quản lý Di sản với mô hình quản lý mang tính đặc thù nhằm đáp ứng được yêu cầu cấp bách đặt ra là: vừa quản lý, bảo tồn khai thác phát huy tốt giá trị Di sản, vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là du lịch; Đồng thời giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh tế - xã hội đã và đang diễn ra trong khu vực Di sản. Trong quá trình tổ chức hoạt động, từ yêu cầu thực tế khách quan, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã luôn quan tâm nghiên cứu tham mưu, để xuất với tỉnh cho phép thay đổi, hoàn chỉnh tổ chức bộ máy cơ quan theo hướng phù hợp với tình hình thực tế. Đến nay, tổ chức bộ máy của Ban đã cơ bản hoạt động hiệu quả, phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý một Di sản có tính đặc thù biển, đảo rộng lớn như Vịnh Hạ Long. Nhờ đó, công tác quản lý bảo tồn phát huy giá trị di sản đã có những bước tiến bộ căn bản.

Hai là, tích cực, chủ động kịp thời tham mưu đề xuất ban hành những cơ chế, chính sách phục vụ công tác quản lý Di sản: Di sản Vịnh Hạ Long là một khu vực biển đảo rộng lớn, trong đó thường xuyên diễn ra những hoạt động kinh tế - xã hội đa dạng, phức tạp, các hoạt động đó liên quan đến nhiều ngành, địa phương và Trung ương. Do vậy, để có thể quản lý, bảo tồn phát huy tốt giá trị Vịnh Hạ Long trên cơ sở Công ước quốc tế, pháp luật và quy định của nhà nước Việt Nam có liên quan đến quản lý di sản, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã chủ động tích cực tham mưu để xuất với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành những cơ chế chính sách phục vụ công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long. Qua quá trình thực hiện, những chính sách này đã phát huy được hiệu quả trong việc định hướng, và thể hiện được quan điểm của tỉnh Quảng Ninh đó là vừa bảo tồn vừa phát huy tốt các giá trị di sản, đảm bảo được tính toàn vẹn của di sản cũng như phát huy bền vững những giá trị đó phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đối với Trung ương, chỉ sau thời gian ngắn Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thế giới, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã chủ động phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho tỉnh đề xuất với Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành Trung ương ban hành một số cơ chế, chính sách mang tính đặc thù quan trọng, kịp thời giúp cho địa phương tổ chức có hiệu quả công tác quản lý Di sản như: Quy hoạch quản lý bảo tồn Vịnh Hạ Long đến năm 2020, Thông tư hướng dẫn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, đặc biệt là quyết định của Chính phủ cho phép tỉnh Quảng Ninh giữ lại 100% nguồn thu phí tham quan từ năm 2002 đến năm 2012 để đầu tư trở lại cho công tác quản lý di sản. Điều đó đã tạo ra nguồn lực tài chính to lớn để phục vụ công tác quản lý đầu tư, tôn tạo cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ khai thác di sản.



Ba là, xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch quản lý Di sản: Xác định mục tiêu quản lý bảo tồn Di sản trong giai đoạn trước mắt và lâu dài là quan trọng trong công tác quản lý Di sản, Ban đã chủ động xây dựng và thực hiện các Quy hoạch, kế hoạch quản lý trên cơ sở các mục tiêu quản lý đã được xác định: Trong những năm đầu, chú trọng tổ chức việc quản lý, giám sát các hoạt động kinh tế - xã hội trên Vịnh Hạ Long, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định quản lý Vịnh Hạ Long và đưa các hoạt động trên Vịnh đi vào nề nếp; Giai đoạn tiếp theo: đầu tư tôn tạo có trọng điểm để nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, với sự ủng hộ của tỉnh Quảng Ninh, việc đầu tư nguồn nhân lực và vật lực để thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch đó luôn được xem trọng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng cho việc thực hiện đúng những cam kết đối với thế giới trong việc bảo tồn di sản, đồng thời phát huy những tiềm năng di sản cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng tham gia bảo vệ Di sản: Việc tuyên truyền, quảng bá nâng cao nhận thức cộng đồng tham gia bảo vệ Di sản bằng nhiều hình thức đã được tiến hành ngay sau khi Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đặc biệt, chương trình đưa giáo dục Di sản vào trường học đã được thực hiện hiệu quả với sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý Vịnh Hạ Long và Sở Giáo dục Đào tạo. Chương trình đã trang bị những kiến thức về Di sản và các phương pháp bảo tồn di sản cho học sinh các cấp học tại các địa phương ven Vịnh Hạ Long, thế hệ chủ nhân tương lai của Di sản. Thông qua đó, nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản được nâng lên, từ đó thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo tồn di sản.

Năm là, tích cực phối hợp với các cơ quan địa phương liên quan trong việc bảo tồn di sản. Quản lý Vịnh Hạ Long liên quan tới nhiều ngành khác nhau: Tài nguyên - Môi trường, Giao thông thủy, Thủy sản, Giáo dục - Đào tạo, Công an … và các địa phương như: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn… Do đó, Ban quản lý Vịnh Hạ Long luôn chú trọng duy trì sự phối hợp, đặc biệt là trong lĩnh vực giám sát các hoạt động kinh tế xã hội trên Vịnh, triển khai các dự án bảo vệ môi trường, các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng động tham gia bảo tồn di sản... nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định quản lý Di sản. Sự phối hợp này đã góp phần tích cực trong việc giảm các vụ vi phạm trên Vịnh Hạ Long.

Sáu là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý Di sản: Thực tế, trước khi Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thế giới, sự hiểu biết và nghiên cứu về Hạ Long còn hạn chế, do vậy, ngay sau khi được thành lập, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã rất quan tâm đến việc tổ chức nghiên cứu làm rõ các giá trị di sản làm cơ sở phục vụ công tác quản lý. Ban đã tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chủ động phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước để thực hiện tốt công tác này. Cũng chính từ nỗ lực nghiên cứu giá trị Di sản mà chỉ sau năm năm Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thế giới lần thứ nhất, đến năm 2000, Vịnh Hạ Long lại tiếp tục được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thế giới với giá trị Địa chất địa mạo.

Bảy là, tăng cường hợp tác, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý Di sản: Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm quản lý Di sản thông qua các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế. Chú trọng việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc. Các kế hoạch đào tạo được xây dựng phù hợp với nhu cầu sử dụng và mô hình tổ chức của Ban. Bên cạnh đó, Ban đã tranh thủ những nguồn tài trợ trong và ngoài nước, các chương trình, dự án nhằm qua đó nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên. Đến nay, Ban đã phát triển không những về số lượng mà còn về chất lượng cán bộ, đáp ứng được nhu cầu quản lý di sản trong tình hình mới.

Tám là, nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới: Xác định thực hiện các nghĩa vụ của Di sản đối với cộng đồng quốc tế là rất quan trọng, những khuyến nghị của UNESCO tại các kỳ họp đã được Ban triển khai thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt, Ban luôn kịp thời thông tin, báo cáo trả lời những yêu cầu, khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới về những tác động của việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương đến việc bảo tồn Di sản. Những cam kết mạnh mẽ và việc thực hiện nghiêm túc các Khuyến nghị và Công ước Quốc tế về Bảo tồn di sản thế giới từ phía cơ quan quản lý di sản Vịnh Hạ Long đã tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của cộng đồng quốc tế.




Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> SachKhoaHoc -> 410 Nam -> tailieu8
tailieu8 -> Tác động của Di sản thế giới Phong Nha Kẻ Bàng
tailieu8 -> MỘt số KẾt quả nghiên cứu bưỚC ĐẦu về thảm thực vật và HỆ thực vật tại vùng mở RỘng của vưỜn quốc gia phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> TỈnh quảng bình tác giả báo cáo: cn. Lê Trọng Trãi
tailieu8 -> Đa dạng sinh họC ĐỘng vật không xưƠng sống hang đỘng khu vực phong nha kẻ BÀNG, việt nam ts. Phạm Đình Sắc
tailieu8 -> Nghiên cứu khoa học tại vưỜn quốc gia phong nha kẻ bàng sau 10 NĂm công nhận là di sản thế giới và ĐỊnh hưỚng thS. Đinh Huy Trí
tailieu8 -> ĐẶC ĐIỂm và khả NĂng khai thác loại hình du lịch sinh thái này tại di sản thiên nhiên thế giớI
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bậT ĐỊa chấT, ĐỊa mạo của khu vực di sản thiên nhiên thế giới phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bật của khu hệ thú VƯỜn quốc gia phong nha kẻ BÀng hưỚng đẾn tiêu chí X về Đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giớI (unesco) pgs. Ts. Nguyễn Xuân Đặng, cn. Nguyễn Xuân Nghĩa
tailieu8 -> MỘt số nghiên cứu khoa học và Ứng dụng tiến bộ khoa học và CÔng nghệ HỔ trợ cho việc phát triển kinh tế XÃ HỘi vùng đỆm khu vực phong nha kẻ BÀng ts. Võ Khắc Sơn

tải về 45.84 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương