Kinh nghiệm: Ứng dụng cntt vào giảng dạy môn Âm nhạc ở bậc thcs. Phần I: ĐẶt vấN ĐỀ



tải về 187.31 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích187.31 Kb.
#22434

Kinh nghiệm: Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Âm nhạc ở bậc THCS.


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong lịch sử, bất kỳ một nền giáo dục trong thời đại nào cũng đều quan tâm đến giáo dục toàn diện, để phát triển năng lực sẵn có của các thế hệ trở thành những con người toàn diện về các mặt “ Đức – Trí – Thể – Mỹ”.

Thực hiện chủ trương “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy” của Bộ GD & ĐT để phục vụ đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả giáo dục.

Thời đại của chúng ta hiện nay là thời đại của “Công nghệ thông tin” và “Khoa học kỹ thuật”. Giờ đây, từng ngày, từng giờ chúng ta chứng kiến sự phát triển không ngừng và nhanh chóng của khoa học công nghệ. Những thành tựu của nó đã ảnh hưởng trực tiếp, hỗ trợ sự phát triển của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của chúng ta.

Trong xu thế chung của thời đại và để thực hiện sự nghiệp “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” đất nước. Nước ta đã và đang khai thác những thành tựu mà nền khoa học công nghệ tiên tiến đã đạt được để phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo cũng như công tác quản lí đào tạo.

Ngành GD & ĐT đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện để mọi học sinh được đào tạo từ các nhà trường phải có được năng lực, nhân cách phù hợp đáp ứng những nhu cầu mới của thời đại … Chương trình và sách giáo khoa mới đã đat các môn học nghệ thuật (Âm Nhạc và Mỹ Thuật ) vào vị trí đúng mức vừa nhằm cung cấp kiến thức vừa nhằm giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhân cách cho học sinh…

Vì vậy, nghiên cứu về việc ứng dụng giáo án điện tử vào việc dạy hát ở trường THCS là việc rất cần thiết, phục vụ trực tiếp cho việc đổi mới giáo dục phổ thông.



Đối với bản thân tôi là giáo viên dạy nhạc. Tôi rất yêu thích và tâm huyết với nghề nghiệp. Từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và thực hiện đề tài này. Nhằm giúp cho bản thân và đồng nghiệp nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và mạnh dạn ứng dụng giáo án điện tử vào việc giảng dạy môn Âm nhạc.

II. CƠ SỞ KHOA HỌC.

1. Cơ sở lí luận:

Có thể nói việc ứng dụng giáo án điện tử là việc làm còn rất mới mẻ đối với GV dạy Âm nhạc nói riêng và các GV dạy các môn khác nói chung.

Theo nguyên lí giáo dục “Học phải đi đôi với hành”, “ Lí luận phải gắn liền với thực tiễn”. Do đó, công tác tổ chức dạy học nói chung, môn âm nhạc nói riêng không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức mà còn phải kết hợp lồng ghép: số liệu, phim ảnh, âm thanh từ thực tiễn cuộc sống sinh động minh họa cho những kiến thức sinh học nhằm giúp cho HS có thể giải đáp những vấn đề từ thực tiễn đang đặt ra.

Nhằm từng bước hòa nhập vào xu hướng phát triển giáo dục chung Bộ GD & ĐT đã chủ trương “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT” vào giảng dạy nhằm tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy.


2. Cơ sở thực tiễn:

Nhiều cán bộ cho rằng khi dùng phương pháp dạy học với cách cũ chỉ phấn trắng bảng đen thì hiệu quà tiếp thu bài học chỉ khoảng 30% - 35%, còn áp dụng hệ thống đa phương tiện Mutimedia (âm thanh và hình ảnh) có thể lên đến 65% - 70% và để làm được điều này giáo viên phải có giáo án điện tử, việc soạn giáo án điện tử cần phải có nhiều thời gian để soạn thảo trước các nội dung cần thiết cho bài học khi lên lớp với các hình ảnh âm thanh minh họa sinh động. Hơn nữa hiện nay phong trào học tập trực tuyến trên các trang web điện tử - E learning đang phát triển mạnh. Điều đó cho thấy, ngoài việc sử dụng thành thạo các phần mềm soạn giáo án, bản thân giáo viên phải đam mê với việc thiết kế bài giảng điện tử mới có thể ứng dụng giảng dạy bằng giáo án điện tử một cách có hiệu quả nhất.




III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Đề tài : “ Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học ở bậc THCS ”, nhằm mục đích sau:

+ Nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học âm nhạc ở trường THCS.

+ Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.



+ Tạo sự hứng thú cho học sinh khi học môn âm nhạc.

+ Học sinh tiếp thu bài một cách nhanh hơn, trực quan và sinh động hơn.

+ Giáo viên truyền đạt dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian hơn.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc ở trường THCS.



V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

+ Những ứng dụng của các phần mềm phục vụ việc soạn giáo án điện tử.

+ Phương pháp dạy hát bằng giáo án điện tử.

+ Phương pháp dạy Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức bằng giáo án điện tử.


VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:

Trình bày hệ thống lí luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy môn Âm nhạc ở trường THCS.

Phân tích thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy môn Âm nhạc ở trường THCS.

Những mặt hạn chế của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy môn Âm nhạc ở trường THCS.

Các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc ở trường THCS.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1.Phương pháp nghiên cứu lí luận:

Tìm tài liệu và nghiên cứu các nội dung có liên quan đến nội dung đề tài, các chỉ thị chỉ đạo hướng dẫn việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, các văn bản chuyên môn.

Tìm hiểu ứng dụng các phần mềm soạn giảng.


  1. Phương Pháp thực nghiệm:

Thực hiện tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin,(Bài 6 - tiết 21 đến tiết 24, Âm nhạc lớp 6). Có bài giảng kèm theo đề tài kinh nghiệm này.

  1. Phương pháp điều tra:

Thông qua phiếu điều tra nhằm nắm bắt được những ý kiến của HS về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc ở bậc THCS.

Cách thực hiện: Soạn phiếu điều tra và phát phiếu điều tra cho HS sau đó thu phiếu và tổng hợp kết quả.



4. Phương pháp quan sát:

Mục đích:

Tìm hiểu nhận thức thái độ của HS khi được học bằng giáo án điện tử.

Rút ra những thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc ở bậc THCS.

Cách tiến hành:

Quan sát tinh thần thái độ, của HS khi học bằng giáo án điện tử.

Quan sát các kĩ năng, kiến thức của HS sau khi học bằng giáo án điện tử.
VIII. THỜI GIAN HOÀN THÀNH.

Tháng 1 năm 2013.


PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.



  1. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY MÔN ÂM NHẠC TRONG CÁC TRƯỜNG THCS:

  1. Thuận lợi.

  • Giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh, tư liệu, các sự kiện âm nhạc từ các nguồn phim ảnh đa dạng từ internet, băng ghi hình, tranh ảnh trong sách báo mà không phải mang theo đồ dùng dạy học cồng kềnh khi lên lớp.

  • Các tư liệu âm nhạc được chuyển thể thành phim theo chủ đề bài học được các đài truyền hình cả nước đưa lên màn ảnh và phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo viên có thể mua ở các trung tâm dịch vụ truyền hình hoặc từ internet để phục vụ minh hoạ cho bài giảng sinh động hơn.

  • Giáo viên có thể trình chiếu các sơ đồ, bài tập nhóm, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan khi kiểm tra bài cũ hay kết thúc bài học để học sinh tiện theo dõi.

  • Việc sơ đồ hoá, hệ thống hoá toàn bộ kiến thức bài học cũ theo từng chương, từng chủ đề cũng thuận lợi hơn khi sử dụng bảng phụ để giảng dạy.

  • Khi soạn một giáo án điện tử, giáo viên có thể lưu lại để giảng dạy ở nhiều lớp khác nhau.




  1. Khó khăn.

  • Trình độ tin học và sử dụng máy tính của nhiều giáo viên còn hạn chế, đòi hỏi giáo viên phải có máy tính nối mạng internet để soạn bài, có USB để sao chép các dữ liệu, có máy ảnh hoặc máy Scan để chụp các ảnh minh hoạ đưa vào máy tính.

  • Để thiết kế một tiết dạy âm nhạc bằng giáo án điện tử, đòi hỏi mỗi giáo viên cần có những kiến thức nhất định để sử dụng phối hợp được nhiều phần mềm ứng dụng vào dạy học môn âm nhạc.

  • Giáo viên phải thực sự yêu thích ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học, cần có thời gian và kinh phí để thực hiện.

3. Lợi ích của việc ứng dụng giáo án điện tử vào dạy môn âm nhạc ở trường THCS.

Giúp giáo viên có sự đầu tư, chuẩn bị kĩ càng về nội dung bài dạy cũng như có cơ sở vững chắc nhằm phục vụ tốt cho việc truyền đạt kiến thức cho học sinh.

Thúc đẩy hoạt động dạy- học liên tục và đạt kết quả cao hơn.

Làm phong phú thêm nội dung giảng dạy đáp ứng được nhu cầu của thời đại.

Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bộ môn Âm nhạc một cách rõ nét.

Tạo sự hứng thú từ đó phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

Vừa cung cấp kiến thức, vừa giáo dục thẩm mĩ, giáo dục nhân cách học sinh…

II. NHỮNG BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS.

1. Biện pháp 1- Phần mềm Microsoft PowerPoint:

1.1. Khởi động powerpoint: click chuột vào biểu tượng

hoặc vào Start->Proprams-> Powerpoint.

Màn hình xuất hiện :

1.2. Các ứng dụng và thao tác cơ bản để soạn giáo án điện tử bằng Powerpoint:

Powerpoint là một công cụ biên soạn và trình chiếu hết sức thuận lợi và dễ dùng . Việc sử dụng Powerpoint vào soạn giảng giáo án điện tử đã thay thế hình ảnh giáo viên giảng dạy phải chuẩn bị đồ dùng dạy học truyền thống như bảng phụ, hình, tranh ảnh, và hiện nay rất được thông dụng… sau đây là một số ứng dụng cơ bản của Powerpoint:



    • Chèn văn bản âm nhạc:

Bước 1: Chép nhạc bằng chương trình Encore.

Bước 2: Xuất bản nhạc ra thành tập tin ảnh trong chương trình Encore bằng chương trình Snag It, hoặc phần mềm Paint.

Bước 3: Trong giao diện chính của Powerpoint, sử dụng lệnh Inserrt/Picture/From file…để chèn hình ảnh vào slide hiện hành.


    • Chèn âm thanh:

Chuẩn bị các file âm thanh, tất cả, bài hát, tập đọc nhạc…

T


rong giao diện chính của Powerpoint, sử dụng lệnh Insert/Movies and Sound from file…để chèn âm thanh vào Slide hiện hành.

C


lick OK, một hộp thoại xuất hiện :


Automatically: âm thanh phát ra ngay sau khi bắt đầu trình chiếu.

When Click: âm thanh phát ra khi click chuột vào biểu tượng loa trên Slide.

    • Chèn hình ảnh:

Chuẩn bị hình ảnh từ các nguồn khác nhau như trên mạng, Scan bằng máy quét…

Ta chọn tranh ảnh phù hợp với nội dung bài dạy, click chuột trái vào Insert/ Picture/ From File.



Trong quá trình soạn giáo án cần chú ý những kí hiệu sau:

Draw/ Textwrapping/ Behindtext: dùng để thanh hình ảnh đã khóa.

AutoShapes : dùng vẽ phục vụ cho bài giảng.














Ngoài những kí hiệu trên còn rất nhiều kí hiệu khác, là một giáo viên ta cần phải nghiên cứu và tìm hiểu thêm, khi ta nắm được các kí hiệu trên thì việc soạn một giáo án điện tử thật dễ dàng. Với trang bìa ta cũng có thể chọn màu nền cho tất cả các trang khác bằng cách vào View/Master/Slide Master .






    • Chèn video:

Chuẩn bị hình ảnh từ các nguồn khác nhau như trên mạng, Scan bằng máy quét, VCD…

Trong giao diện chính của Powerpoint, sử dụng lệnh Insert/Movies and Sound from file/ Movie from file…để chèn video vào Slide hiện hành.



C


lick OK, một hộp thoại xuất hiện :

Automatically: âm thanh phát ra ngay sau khi bắt đầu trình chiếu.

When Click: âm thanh phát ra khi click chuột vào biểu tượng loa trên Slide.

    • Liên kết dữ liệu:

Một ứng dụng đặt biệt của Powerpoint là có thể liên kết và mở tập tin với các dạng khác nhau, liên kết giữa slide chính với các slide con.

Chọn một đối tượng ( chữ, hình ảnh, icon…) trên slide, dùng lệnh Insert/ Hyperlin…


Chọn tập tin cần lên kết trong ô ”Look in”

Nhấp chọn đối tượng đã cài đặt đường liên kết để mởi tập tin.


  1. Biện pháp 2- Phần mềm Lecture Make:

Đây là một sản phẩm công nghệ của hãng Daul Soit – Hàn Quốc. Phần mềm này rất hữu dụng trong việc thiết kế giáo án điện tử môn Âm nhạc vì nó cho phép tích hợp được nhiều định dạng âm thanh, hình ảnh, chèn bài giảng Powerpoint, các trang web… Hơn nữa, phần mềm này có thể kết xuất ra nhiều định dạng khác nhau giúp học sinh có thể học tập trực tuyến (online), học tại nhà (offline), học trên các thiết bị như: máy tính, điện thoại di động, các thiết bị đọc đĩa CD, DVD…

1.1. Khởi động Lecture Make: click chuột vào biểu tượng :

hoặc vào Start->Proprams-> Lecture Make.

Màn hình xuất hiện :



1.2. Các ứng dụng và thao tác cơ bản để soạn giáo án điện tử bằng Lecture Make:



    • Chèn văn bản âm nhạc:

Bước 1: Chép nhạc bằng chương trình Encore.

Bước 2: Xuất bản nhạc ra thành tập tin định dạng file ảnh bằng chương trình Encore.

Bước 3: Trong giao diện chính của Lecture Make, sử dụng lệnh Inserrt/Image/Look in…để chèn hình ảnh vào slide hiện hành.


    • Chèn âm thanh:

Chuẩn bị các file âm thanh, tất cả, bài hát, tập đọc nhạc…

Trong giao diện chính của Lecture Make, sử dụng lệnh Insert/Movies hoặc Sound…để chèn âm thanh vào Slide hiện hành. Điểm nổi bật của phần mềm này là cho phép chèn nhiều định dạng file âm thanh và hình ảnh hơn so với phần mềm Powerpoint.




Click OK, một hộp thoại xuất hiện :
Play Once: âm thanh hoặc clip video phát ra ngay sau khi bắt đầu trình chiếu.

Play Manually: âm thanh hoặc clip video phát ra khi click chuột vào biểu tượng play trên Slide.

    • Chèn hình ảnh:

Chuẩn bị hình ảnh từ các nguồn khác nhau như trên mạng, Scan bằng máy quét…

Ta chọn tranh ảnh phù hợp với nội dung bài dạy, click chuột trái vào Insert/ Image/Lookin…


Với trang bìa (Title Master) hoặc trang nội dung (Body Master) ta cũng có thể chọn màu nền (Design) hoặc khung (Template) bằng cách vào Slide/Slide/Master/Template…


    • Chèn video:

Chuẩn bị Video clip từ các nguồn khác nhau như trên mạng, đĩa VCD, DVD…

Trong giao diện chính của Lecture Make, sử dụng lệnh Insert/Movies/Look in…để chèn video vào Slide hiện hành.



Đưa chuột vào vùng video vừa chèn vào bài giảng, click chuột phải, một hộp thoại xuất hiện :




Chọn Object Property/Play Once: âm thanh phát ra ngay sau khi bắt đầu trình chiếu.

Play Manually: âm thanh phát ra khi click chuột vào biểu tượng play trên Slide.

    • Đồng bộ âm thanh và hình ảnh:

Một ứng dụng đặt biệt của Leture Make là có thể đồng bộ được âm thanh và hình ảnh khi xây dựng bài giảng trên Powerpoint hoặc Adobe Presenter... kết hợp với việc ghi hình, tiếng của giáo viên bằng máy quay phim hoặc máy ghi âm.

3. Biện pháp 3- Phần mềm Encore:

2.1 Khởi động chương trình Encore: Start -> Programs ->Encore.

Hoặc ta click vào biểu tượng Encore.
M

àn hình Encore sẽ xuất hiện

2.2 Tạo khuông nhạc: Muốn có khuông nhạc như ý muốn ta chỉ cần chọn file -> New…hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + N, màn hình xuất hiện, sau đó ta chọn Single Stave…




Sau khi chọ OK, màn hình xuất hiện:




2.3 Tạo dấu hóa biểu: Chọn Measures ->Keysingnature…màn hình xuất hiện :


Nếu muốn được dấu thăng ta kéo thanh lên Major và dấu giáng ta kéo xuống Minor, sau đó click chuột trái OK.

Riêng dấu bình, dấu giáng kép, dấu thăng kép, dấu hóa bất thường, dấu chấm dôi, tất cả các dấu lặng và các loại hình nốt… ta chỉ chỉ cần vào Window -> Palette-> Notes. Màn hình xuất hiện và đưa chuột đến đối tượng cần tìm, click trái giữ chuột và đưa vào nơi mình cần hoặc những kí hiệu nằm trên thanh công cụ như cây viết, cục gôm …




2.4 Chọn nhịp: Vào Measures -> Time Signatur …màn hình xuất hiện, sau đó click chuột vào đối tượng cần chọn, rồi chọn OK.



2.5 Vạch nhịp: Vào Score -> Meaurespersystem… màn hình xuất hiện


Ta muốn một khuông nhạc có mấy vạch nhịp thì đánh vào số đó. Sau đó chọn một trong hai mục sau:

Only this system: chỉ có một dòng nhạc có vạch nhịp;

All remaining system: tất cả dòng nhạc đều có vạch nhịp.

1.2.6 Dấu nhắc lại: Vào measure->BarlineTypes…màn hình xuất hiện.


Tương tự các dấu khác nhưng khung thay đổi, ta cũng vào Meaure -> Ending…màn hình xuất hiện ta chọn số một hoặc số 2, sau đó click OK.


2.7 Chọn âm sắc cho từng giọng : sử dụng lệnh Windows/ Staff Sheet, chỉnh theo thông số sau:



+ Cột “Chnl” chỉnh kênh tính hiệu MIDI cho từng khuông nhạc…




( Lưu ý : Nếu chọn âm sắc cho phần tiết tấu, ta chọn kênh số 10.)

2.7 Lưu tâp tin MIDI từ phần mềm Encore:

Sau khi tạo được tập tin *.encore, dùng lệnh Windows/ Staff Sheet, thiết lập các thông số trong hộp thoại :






  • L

    ưu tập tin dưới dạng Encore dùng lệnh File/Save hoặc Save as, xác lập thông số như hình dưới :


+

Lưu tập tin dưới dạng .mid : Dùng lệnh File / Save xác lập thông số như hình dưới :

+ Program Name: click chuột vào Program name để chọn âm sắc nhạc cụ cho từng kênh tín hiệu theo bảng theo hộp thoại sau:



Trong mỗi kênh tính hiệu, có thể đặt âm sắc khác nhau cho từng bè, nếu xác lập chi tiết ở nút Voice trong hộp thoại.



      • Encore còn rất nhiều ứng dụng khác, vì đề tài chỉ giới hạn ở phương pháp dạy hát, nên chỉ nêu một vài ứng dụng và một vài thao tác cơ bản…

4. Biện pháp 4 - Phần mềm Sony Sound Forge:

Phần mềm này giúp giáo viên thu âm tiếng hát, thu các bản nhạc đã được phối âm sẵn, cắt ghép và hiệu chỉnh được chi tiết các clip âm thanh…

Phần mềm Sound Forge Pro của Hãng Sony được biết đến như một trong những chương trình biên tập âm thanh chuyên nghiệp và toàn diện nhất.

Trích nhạc từ Audio CD

Đầu tiên, bạn bỏ Audio CD vào ổ quang. Tiếp theo, từ giao diện chính của Sony Sound Forge Pro 10 bạn vào menu Extract Audio form CD và chờ đợi chương trình đọc đĩa trong giây lát.

Trong hộp thoại mở ra, bạn có thể duyệt qua những track nhạc bằng nút Play phía bên phải (bấm nút Stop để dừng phát). Tiếp đó đánh dấu chọn những track nhạc muốn trích xuất ra đĩa cứng (bằng phím Ctrl + nút chuột trái) rồi bấm OK để chương trình thực hiện.  





Chọn track nhạc muốn trích từ Audio CD

Diễn tiến của quá trình trích nhạc sẽ thể hiện thông qua thanh trạng thái phía dưới. Mỗi track nhạc được trích xong sẽ nằm trong một thẻ phía dưới có dạng Extract from CD 1 –Track 1, Extract from CD 2 –Track 2,  Extract from CD 3 –Track 3... 



Lưu lại file nhạc trích từ Audio CD

Bạn lần lượt nhấp chuột vào các thẻ, rồi vào menu File > Save As (hoặc nhấn Alt + F2) để lưu file nhạc vào đĩa cứng. Trong hộp thoại mở ra, bạn nhấp vào hộp Save as type và chọn định dạng cho file nhạc (hỗ trợ hầu hết định dạng thông dụng nhất, mặc định là wav). Ở đây, tôi chọn mp3.

Bạn bấm tiếp vào hộp Template và chọn mức chất lượng âm thanh khác cho file nhạc hoặc giữ nguyên chất lượng như mặc định (Default template). Nút Custom cho bạn tự thiết lập bitrate, sample rate, chất lượng âm thanh, kênh âm thanh… cho file nhạc đích. Xong chọn thư mục lưu file, đặt tên file rồi bấm Save lưu lại.



Lưu ý: muốn đóng một thẻ chứa nhạc, bạn vào menu File > Close (hoặc nhấn Ctrl + W).

Cắt, tách một đoạn nhạc.

Bạn vào menu File > Open (hoặc nhấn Ctrl + O) và tìm chọn file nhạc muốn xử lý (hỗ trợ hầu hết định dạng thông dụng nhất). Trong giây lát, nội dung file nhạc sẽ được thể hiện dưới dạng biểu đồ sóng âm với hai kênh trái (vùng số 1 phía trên) và phải (vùng số 2 phía dưới).

+ Loại bỏ một đoạn nhạc: Bạn bấm nút Play phía trên để nghe lại bản nhạc, đồng thời xác định vị trí bắt đầu và kết thúc của đoạn nhạc muốn loại bỏ khỏi file nhạc gốc. Tiếp đó tại vùng 1, bạn rê chuột đến đường biên phía dưới thời điểm bắt đầu, nhấp và kéo chuột về phía phải đến thời điểm kết thúc của đoạn nhạc muốn loại bỏ rồi kéo xuống phía dưới sao cho bôi xanh luôn đoạn vừa chọn tại vùng 2.

Bạn nhìn vào thanh trạng thái phía dưới góc phải để xem thời điểm bắt đầu và kết thúc đã chính xác chưa. Sau cùng bấm phải chuột và chọn lệnh Cut (hoặc nhấn Ctrl + X) từ menu xổ ra để loại bỏ.




Chọn đoạn nhạc muốn cắt hoặc tách

+ Tách một đoạn nhạc: Trong trường hợp muốn tách một đoạn khỏi file nhạc gốc để làm nhạc chuông, bạn cũng thực hiện thao tác đánh dấu chọn thời điểm đầu và thời điểm kết thúc đoạn nhạc như trên, sau đó bấm phải chuột và chọn lệnh Trim/Crop (hoặc nhấn Ctrl + T).

Lưu  ý: khi muốn hồi lại thao tác vừa thực hiện sai, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Z

Xong bạn vào menu File > Save As (hoặc nhấn Alt + F2) để lưu lại file nhạc vừa bị cắt hoặc đoạn nhạc vừa tách dưới định dạng tùy thích.

Nối hai file nhạc

Bạn menu File > Open và lần lượt tìm chọn hai file nhạc cần nối. Tiếp đó bạn mở thẻ chứa file nhạc thứ nhất, nhấn Ctrl + A để đánh dấu toàn bộ bản nhạc rồi bấm phải chuột và chọn lệnh Copy (hoặc nhấn Ctrl + C) để sao chép.

Kế tiếp bạn chuyển sang thẻ chứa file nhạc thứ hai, nhấp phải chuột vào vùng tận cùng phía phải và chọn lệnh Paste (hoặc nhấn Ctrl + P) để lồng vào file nhạc thứ hai. Nối như vậy file nhạc thứ hai phát xong rồi mới đến file nhạc thứ nhất.

Nếu muốn nối theo kiểu file nhạc thứ nhất phát trước rồi mới đến file nhạc thứ hai, bạn nhấp phải chuột vào vùng tận cùng phía trái và chọn lệnh Paste (hoặc nhấn Ctrl + P).

Sau cùng, từ thẻ chứa file nhạc thứ hai, bạn cùng vào menu File > Save As (hoặc nhấn Alt + F2) để lưu file bản nhạc vừa nối.

Sau khi mở file nhạc muốn xử lý, bạn vào menu Process > Smooth/Enhance. Ở hộp thoại xuất hiện, bạn nhấp vào hộp Preset và chọn (Sys) Boost high frequencies. Tiếp đó, nếu kéo con chạy về phía Enhance thì file nhạc sẽ nghe to rõ hơn, còn nếu kéo về phía Smooth thì file nhạc sẽ nghe nhẹ nhạc, êm dịu hơn (giảm bớt tiếng nhạc cụ). Bạn bấm nút Prewview để nghe file nhạc kết quả. Khi đã ưng ý, ban bấm OK để xác nhận. Sau đó vào menu File > Save As (hoặc nhấn Alt+ F2) để lưu lại file nhạc.

Giúp file nhạc to rõ hơn, hay êm dịu hơn

Đây là tính năng rất hữu ích trong trường hợp những file nhạc mà bạn tải về từ Internet có âm lượng quá nhỏ, hoặc quá lớn. Thao tác như sau:

Tại thẻ chứa file nhạc cần xử lý, bạn vào menu Process > Volume. Trong hộp thoại mở ra, bạn kéo con chạy lên phía trên để tăng âm lượng, kéo con chạy xuống dưới để giảm âm lượng cho bản nhạc. Ngoài ra, bạn có thể nhấp vào hộp Preset và chọn một trong hai mẫu: (Sys) 6 dB Boost (200%) (tăng âm lượng 200%) hoặc (Sys) 6 dB Cut (50%) (giảm âm lượng 50%).

Sau mỗi lần hiệu chỉnh, bạn nên bấm nút Preview để nghe file nhạc kết quả, xem đã hài lòng chưa. Xong, bấm OK để xác nhận, rồi lưu lại file nhạc vừa điều chỉnh âm lượng với thao tác tương tự trên.

Tăng giảm âm lượng

Đây là plug-in mới được tăng cường cho Sony Sound Forge Pro 10, có khả năng kéo dài hoặc thu ngắn thời lượng của bản nhạc, đồng nghĩa nhịp điệp và giọng hát của nghệ sĩ sẽ nhanh hoặc chậm đi. Bạn có thể nhờ cậy tính năng này để giúp bản nhạc khớp với slideshow ảnh mà mình sắp tạo.

Để áp dụng với file nhạc hiện hành, bạn vào menu Process > Time > Time Stretch. Kéo con chạy qua phải để tăng thời lượng file nhạc đến mức mong muốn, hoặc kéo con chạy qua trái để giảm thời lượng file nhạc. Sau đó bấm nút Preview để nghe thử. Nếu cảm thấy hài lòng với file nhạc kết quả, bạn bấm OK để chương trình xử lý. Sau cùng, lưu lại file nhạc mới chỉnh với thao tác tương tự trên.

Thay đổi thời lượng file nhạc

Menu Effect cung cấp khá nhiều hiệu ứng để bạn áp dụng cho file nhạc như: Acoustic Mirror (giả lập môi trường âm thanh), Amplitude Modulation (điều chỉnh độ trầm bổng của âm thanh), Chorus (hiệu ứng đồng ca), Delay/Echo (hiệu ứng trì hoãn âm thanh - làm nhạc chậm hơn tiếng trống/hiệu ứng vang dội), Distortion (hiệu ứng bóp méo âm thanh), Dynamics (điều chỉnh hướng đi của cao độ âm thanh), Envelope (chỉnh hướng đi của âm thanh), Flange/Wah-wah (hiệu ứng làm nhiễu âm thanh), Noise Gate (giảm tạm âm), Pitch (tìm khuôn nhạc, lấy giọng), Reverb (hiệu ứng hồi âm), Vibrato (điều chỉnh độ rung của âm thanh),…

Chọn hiệu ứng nhạc

Bạn chỉ việc chọn hiệu ứng tương ứng, tùy chỉnh thông số theo ý mình từ hộp thoại mở ra, bấm nút Preview để nghe thử file nhạc được áp dụng hiệu ứng, rồi bấm OK để áp dụng. Sau cùng, bạn cũng lưu lại file nhạc vừa được mix.

Sony Sound Forge Pro 10 tích hợp sẵn công cụ chuyển đổi định dạng nhạc cực mạnh. Để khai thác, bạn vào menu Tools > Batch Converter. Trên hộp thoại mở ra, tại thẻ Files to Convert, bạn sẽ thấy tất cả file nhạc từng mở trước đó xuất hiện trong danh sách chờ chuyển đổi. Nút Add File và Add Folder giúp bạn chọn thêm file nhạc hoặc thư mục chứa nhạc muốn chuyển đổi. Nút Remove để loại bỏ bớt file nhạc khỏi danh sách.

Danh sách các file nhạc sẽ chuyển đổi định dạng

Chuyển sang thẻ Process, bạn có thể áp dụng một số tính năng xử lý âm thanh cũng như hiệu ứng vào các file nhạc trước khi chuyển đổi thông qua hộp Select, sau đó bấm nút Add effect để tùy chỉnh thông số.

Tại thẻ Save, bạn bấm nút Add Save Options, giữ nguyên tùy chọn Convert to, chọn định dạng cho file xuất ra ở hộp Type, chọn tiếp chất lượng âm thanh ở hộp Template; bấm nút Browse bên phải hộp Save files to và chọn thư mục lưu tất cả file đích; rồi bấm OK để xác nhận.



  1. Biện pháp 5- Phần mềm Adobe Premier:

Phần mềm Premiere Pro là một phần mềm giúp giáo viên bien tập, cắt ghép và hiệu chỉnh các file hình ảnh và video clip. Việc khai thác và sử dụng phần mềm này được diễn giải rất dài. Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ xin phép giới thiệu và sơ lược về tính năng, cách sử dụng để các thầy cô tham khảo và áp dụng vào việc xây dựng bài giảng của mình.

Phần mềm Premiere Pro của Adobe đã chiếm vị trí số một về biên tập video trên PC. Phần mềm Premiere Pro 2 thực sự là phần mềm biên tập video hàng đầu, đáng để người sử dụng nâng cấp với những tính năng mới gần gũi và hữu ích.





 

Premiere Pro 2 dễ sử dụng hơn nhờ tính năng tự động điều chỉnh giao diện (vay mượn tính năng này từ trình biên tập video ít tính năng hơn cũng của hãng là Premere Elements 2). Khả năng tự động chỉnh kích thước giúp người sử dụng dễ dàng quản lý và thao tác với các công cụ khác bên trong ứng dụng. Tính năng cắt và sửa các video clips cũng như biên tập sound track ( âm thanh cho mỗi video clip) từ nhiều nguồn khác nhau, gắn kết chúng thành một video clip đồng nhất khá dễ dàng. Hơn nữa, phần mềm hỗ trợ khả năng theo dõi cùng một lúc tới bốn video clip trong một cừa sổ duy nhất đã làm cho quá trình biên tập video trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Công cụ mới trong Premiere Pro 2 thật sự hữu ích cho người sử dụng là khả năng chỉnh màu của đối tượng. Bạn chỉ cần nhấn vào vùng của đối tượng đã được tạo mặt nạ (mask), sau đó chọn Hue and Saturation để điều chỉnh màu sắc của đối tượng. Tuy nhiên, qua thừ nghiệm, ứng dụng chỉ đem lại kết quả tốt nhất với những đối tượng có màu sắc có độ tương phản cao. Xuất, nhập nguồn video đơn giản và mạnh mẽ Premiere Pro 2 sử dụng cơ chế mới cho phép nhập, biên tập và xuất video với chất lượng cao HD (high-definition). Premiere Pro 2 giúp bạn dễ dàng xuất bản sang DVD, và hỗ trợ tạo menu cho DVD ngay trong ứng dụng. Cơ chế tạo menu cho DVD trong Premiere Pro 2 cũng không có nhiều khác biệt so với Premiere Elements 2, ngoại trừ sự hỗ trợ nhiều các mẫu có sẵn (template). Những người mới làm quen cũng có thể tạo được những menu động với những nút bấm hấp dẫn. Hơn nữa, bạn cũng có thể biên tập các mẫu menu này bằng Photoshop, nhưng vẫn còn bị giới hạn. Để làm việc hiệu quả hơn, người sử dụng cần dùng Encore DVD 2 và After Effects 7 trong bộ công cụ Production Studio. Premiere Pro 2 cung cấp lệnh mới giúp dễ dàng chuyển đổi các đoạn video đang biên tập sang After Effects hiệu quả, tiết kiệm thời gian. Người dùng cũng có thể biên tập âm thanh với Audition 2 nhanh chóng bằng cách nhấn phím phải vào đoạn video và chọn Edit in Audition. Sau đó nếu có bất cứ sự thay đổi nào, Audition sẽ tự động cập nhật âm thanh ngay trong Premiere Pro. Premiere Pro 2 cũng hỗ trợ tạo tập tin PDF chứa các đoạn video và khả năng thêm chú thích cho các đoạn video nhúng này. Phần mềm cũng hỗ trợ nén video giúp giảm dung lượng tập tin và chuyển đổi sang các định dạng phổ biến như Windows Media hoặc QuickTime. Người dùng cũng có thể lựa chọn nhúng các đoạn video trực tiếp trong các tập tin PDF hoặc tải lên (upload) máy chủ và chỉ sử dụng liên kết trong tập tin PDF.



Xuất video clip sang định dạng PDF


6. Biện pháp 6- Phần mềm MP3 KeyShifter:

Với phần mềm MP3 KeyShifter, bạn có thể làm cho một file nhạc đệm phát ra cao hay thấp hơn, nhanh hay chậm hơn, phù hợp với chất giọng của mình để hát theo (và ghi ra thành một đĩa audio CD nếu muốn...).




MP3 Keyshifter là một công cụ linh hoạt của chương trình với khả năng chuyển đổi các phím của track âm thanh khác nhau và lưu chúng thành các tập tin MP3 và WAV.Bằng việc chọn ra những bài hát mà bạn ưa thích sau đó chuyển đổi lên xuống mức độ âm thanh phù hợp với tông của bạn thông qua vài biểu tượng đơn giản trên giao diện phần mềm.Lựa chọn MP3 Keyshifter bạn sẽ được tận hưởng những tính năng thú vị sau đây



Tùy chỉnh âm tiết
MP3 Keyshifter giúp bạn giải quyết vấn đề tăng giảm thanh nhạc trong bài hát mà bạn yêu thích.Cho phép bạn can thiệp , thay đổi quan trọng chất lượng âm thanh + / -6 semitones một cách dễ dàng mà có thể sẽ kinh ngạc với điều đó
Khi nói đến việc sửa đổi các tập tin MP3 và WAV , Keyshifter MP3 cung cấp cho bạn những tính năng thay đổi - thiết lập thanh nhạc ban đầu của bài hát , giúp bạn đạt được ý nguyện và thưởng thức sản phẩm ngay lập tính sản phẩm do chính tay bạn chế biến.




Tùy chỉnh tốc độ bài hát
MP3 Keyshifter cung cấp cho sự thay đổi tốc độ bài hát một cách hiệu quả Nhanh - Chậm phù hợp với từng thời điểm không gian - thời gian




Khả năng thích nghi
MP3 Keyshifter cho phép bạn thực hiện những thay đổi thanh nhạc trong khi bài hát vẫn đang hoạt động.Tối ưu hóa các bài hát và sao lưu chúng.




Dễ sử dụng
Chương trình có giao diện đơn giản, bấm Open để mở file nhạc (mp3 hoặc wav), Play để bắt đầu chơi, trượt thanh Key để thay đổi cao độ (tone), trượt thanh Tempo để thay đổi tốc độ nhanh chậm. Khi đã ưng ý, chọn Save để lưu lại dưới dạng mp3 hoặc wav , thưởng thức bài hát với phong cách riêng của bạn




Hỗ trợ
MP3 Keyshifter hỗ trợ cho khách hàng dễ dàng đăng kí mua sản phẩm , cung cấp địa chỉ thư điện tử để bạn phản hồi ý kiến đóng góp về phần mềm khi có vấn đề phát sinh.Hướng dẫn cụ thể cách sử dụng để bạn dễ dàng thực hiện những bài hát theo ý đồ đã định sẵn




3 lý do để bạn đến với MP3 Keyshifter
Tối ưu hóa các bài hát, chất giọng thanh nhạc và lưu thành một tập tin riêng biệt để bạn dễ dàng so sánh với tập tin ban đầu
Tùy chỉnh tiến độ âm nhạc nhanh - chậm từ -99 đến 200%
Giúp bạn chủ động trong việc tùy chỉnh các chức năng trên để cho ra sản phẩm mong muốn.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP:

Để thiết kế được một giáo án điện tử đòi hỏi mỗi giáo viên phải sử dụng phối hợp được nhiều phần mềm bởi chỉ một phần mềm thì không đủ để thiết kế một giáo án điện tử hoàn chỉnh. Chẳng hạn phần mềm Microsoft PowerPoint hoặc Lecture Maker được dùng để thiết kế bố cục của bài giảng thì đi liền với nó cần nhiều phần mềm hỗ trợ như Encore dùng để viết nhạc, phần mềm Adobe premier, sony Sound Ford, phần mềm Key shipfter để nâng hạ cao độ hay tốc độ trước khi nhúng vào PowerPoint hoặc Lecture maker.

Sau khi kết hợp giữa các biện pháp, tôi đã khai thác, vận dụng và tích hợp vào phần mềm soạn bài giảng trực tuyến Leture Make của hang Daul Soft của Hàn Quốc và xây dựng bài học số 6 (từ tiết 21 đến tiết 24), tiến hành giảng bài trên lớp và thu được kết quả, hứng thú của học sinh rất tích cực. Tôi đã gửi kèm với đề tài kinh nghiệm này bài 6 – lớp 6. Sau đây là giáo án của tiết dạy minh họa.

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Với sự áp dụng các biện pháp nói trên, trong những năm qua tôi được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc . Tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất hứng thú học tập, các lớp qua kiểm tra đều đạt kết quả cao.

100% đều đạt điểm trung bình trở lên, trong đó tỷ lệ khá giỏi chiếm hơn 50%, nhiều em đã phát huy tốt năng khiếu về bộ môn.

Cụ thể như sau:

Học kỳ I năm học 2012 – 2013.


  1. Trước khi áp dụng đề tài: (tháng 9 - 10/2012)

Lớp

Sĩ số

HS


Giỏi

%

Khá

%

Trung

bình


%

Yếu

%

6A

41

3

7.3

11

26.8

25

70.0

2

4.8

6B

40

2

5.0

14

35.0

20

50.0

4

10.0

6C

40

2

5.0

13

32.5

22

55.0

3

4.5

6D

45

6

13.3

15

33.3

18

40.0

1

2.2

Cộng

166

13

7.8

53

31.9

85

51.2

10

6.0




  1. Sau khi áp dụng đề tài: (tháng 11 - 12/2012)




Lớp

Sĩ số

HS


Giỏi

%

Khá

%

Trung

bình


%

Yếu

%

6A

41

7

17.0

19

46.3

15

36.6

0

0

6B

40

8

20.0

21

52.5

11

27.5

0

0

6C

40

5

12.5

18

45.0

17

42.5

0

0

6D

45

11

24.4

26

57.8

8

17.8

0

0

Cộng

166

31

18.7

84

50.6

51

30.7

0

0


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


  1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trong dạy học, công nghệ thông tin chỉ như một dụng cụ trực quan, một phương tiện dạy học hiện đại giúp giáo viên truyền tải kiến thức đến người học và học sinh là người lĩnh hội chi thức ấy một cách chủ động, tích cực. Như vậy, chính giáo viên với phương pháp dạy học và nghiệp vụ sư phạm của mình mới quyết định hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin, giáo viên là người làm chủ công nghệ chứ không phải công nghệ điều khiển giáo viên. Tuy nhiên, nếu giáo viên không có kiến thức về công nghệ này, không nắm vững những vấn đề về phương pháp thì không thể thực hiện được.
II. HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Trong phạm vi thời gian có hạn tôi mới chỉ nghiên cứu việc ứng dụng CNTT vào dạy học âm nhạc ở trường THCS. Trong thời gian tiếp theo tôi sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu một số vấn đề sau đây:

- Đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS

- Quy trình dạy bài tập đọc nhạc ở trường THCS một cách hiệu quả.

- Sưu tầm và khai thác nhạc cụ dân tộc hoặc nhạc cụ phương tây trong giảng dạy môn Âm nhạc

- Sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học vào giảng dạy môn Âm nhạc ở trường THCS.


III. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT.

Trong điều kiện hiện nay, mức độ ứng dụng GAĐT trong trường học cũng chỉ mới ở một số môn học và đa số do các giáo viên tự biên soạn, chưa có sự thống nhất ở khâu quản lý và triển khai. Lực cản lớn nhất trong áp dụng GAĐT là cơ sở vật chất. Nhất là các trường ở vùng ngoại ô, phòng học còn thiếu, huống chi là các trang thiết bị đắt tiền như hệ thống Mutimedia. Chưa kể đến sự thống nhất các bài soạn GAĐT, nhân sự tham gia biên soạn... Lời giải cho GAĐT xem ra cần có sự tham gia của nhiều cấp quản lý từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đến từng đơn vị trường học.

Đề nghị các cấp quản lý GD cần đề ra hình thức thích hợp để quản lý GAĐT, bài giảng điện tử của giáo viên vừa kích thích được giáo viên giảng dạy bài giảng điện tử vừa đảm bảo được công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn, tổ chức hội thảo, hội giảng về giáo án điện tử, bài giảng điện tử cho giáo viên đã biết và chưa biết.


Long Hưng, ngày 26/1/2013

Người viết

Nguyễn Văn Thạch

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  • Sách Phương pháp nghiên cứu khoa học - NXB Giáo Dục

  • Sách Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Cao Đẳng Sư Phạm. Tác giả:Lê Minh Phước – NXB Đại Học Sư Phạm

  • Sách Thực hành Sư Phạm – Bộ Giáo dục và đào tạo

  • Trang Web : Violet.vn


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ KHOA HỌC………………………………………………………. 2

1. Cơ sở lí luận.

2. Cơ sở thực tiễn.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:……………………………………………. 3

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: …………..3

IV. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: …………………………………………..4

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:……………………………………… 4

VI. THỜI GIAN HOÀN THÀNH …………………………………………..4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I : THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS ……………………………………..6

1. Thuận lợi.

2. Khó khăn.

3. Lợi ích

4. Những hạn chế

II. CÁC BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY MÔN ÂM NHẠC Ơ TRƯỜNG THCS…..:………………………………...7

    1. Biện pháp 1- Phần mềm Microsoft PowerPoint

    2. Biện pháp 2- Leture Make

    3. Biện pháp 3- Phần mềm Encore

    4. Biện pháp 4- Phần mềm Sony Sound Forge

    5. Biện pháp 5- Adobe Premier

    6. Biện pháp 6- Phần mềm Mp3 KeyShiftefter

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS…………9

IV. KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM ĐẠT ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……………………………………………………………………..10

1. Kết quả đạt được.

2. Lợi ích và những bất lợi của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy âm nhạc ở trường THCS.

3. Bài học kinh nghiệm.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

VII. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT…………….…………………….29




















tải về 187.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương