Kinh nghiệm: Ứng dụng cntt vào giảng dạy môn Âm nhạc ở bậc thcs. Phần I: ĐẶt vấN ĐỀ



tải về 2.52 Mb.
trang1/15
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích2.52 Mb.
#33456
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Kinh nghiệm: Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Âm nhạc ở bậc THCS.


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong lịch sử, bất kỳ một nền giáo dục trong thời đại nào cũng đều quan tâm đến giáo dục toàn diện, để phát triển năng lực sẵn có của các thế hệ trở thành những con người toàn diện về các mặt “ Đức – Trí – Thể – Mỹ”.

Thực hiện chủ trương “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy” của Bộ GD & ĐT để phục vụ đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả giáo dục.

Thời đại của chúng ta hiện nay là thời đại của “Công nghệ thông tin” và “Khoa học kỹ thuật”. Giờ đây, từng ngày, từng giờ chúng ta chứng kiến sự phát triển không ngừng và nhanh chóng của khoa học công nghệ. Những thành tựu của nó đã ảnh hưởng trực tiếp, hỗ trợ sự phát triển của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của chúng ta.

Trong xu thế chung của thời đại và để thực hiện sự nghiệp “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” đất nước. Nước ta đã và đang khai thác những thành tựu mà nền khoa học công nghệ tiên tiến đã đạt được để phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo cũng như công tác quản lí đào tạo.

Ngành GD & ĐT đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện để mọi học sinh được đào tạo từ các nhà trường phải có được năng lực, nhân cách phù hợp đáp ứng những nhu cầu mới của thời đại … Chương trình và sách giáo khoa mới đã đat các môn học nghệ thuật (Âm Nhạc và Mỹ Thuật ) vào vị trí đúng mức vừa nhằm cung cấp kiến thức vừa nhằm giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhân cách cho học sinh…

Vì vậy, nghiên cứu về việc ứng dụng giáo án điện tử vào việc dạy hát ở trường THCS là việc rất cần thiết, phục vụ trực tiếp cho việc đổi mới giáo dục phổ thông.



Đối với bản thân tôi là giáo viên dạy nhạc. Tôi rất yêu thích và tâm huyết với nghề nghiệp. Từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và thực hiện đề tài này. Nhằm giúp cho bản thân và đồng nghiệp nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và mạnh dạn ứng dụng giáo án điện tử vào việc giảng dạy môn Âm nhạc.

II. CƠ SỞ KHOA HỌC.

1. Cơ sở lí luận:

Có thể nói việc ứng dụng giáo án điện tử là việc làm còn rất mới mẻ đối với GV dạy Âm nhạc nói riêng và các GV dạy các môn khác nói chung.

Theo nguyên lí giáo dục “Học phải đi đôi với hành”, “ Lí luận phải gắn liền với thực tiễn”. Do đó, công tác tổ chức dạy học nói chung, môn âm nhạc nói riêng không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức mà còn phải kết hợp lồng ghép: số liệu, phim ảnh, âm thanh từ thực tiễn cuộc sống sinh động minh họa cho những kiến thức sinh học nhằm giúp cho HS có thể giải đáp những vấn đề từ thực tiễn đang đặt ra.

Nhằm từng bước hòa nhập vào xu hướng phát triển giáo dục chung Bộ GD & ĐT đã chủ trương “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT” vào giảng dạy nhằm tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy.


2. Cơ sở thực tiễn:

Nhiều cán bộ cho rằng khi dùng phương pháp dạy học với cách cũ chỉ phấn trắng bảng đen thì hiệu quà tiếp thu bài học chỉ khoảng 30% - 35%, còn áp dụng hệ thống đa phương tiện Mutimedia (âm thanh và hình ảnh) có thể lên đến 65% - 70% và để làm được điều này giáo viên phải có giáo án điện tử, việc soạn giáo án điện tử cần phải có nhiều thời gian để soạn thảo trước các nội dung cần thiết cho bài học khi lên lớp với các hình ảnh âm thanh minh họa sinh động. Hơn nữa hiện nay phong trào học tập trực tuyến trên các trang web điện tử - E learning đang phát triển mạnh. Điều đó cho thấy, ngoài việc sử dụng thành thạo các phần mềm soạn giáo án, bản thân giáo viên phải đam mê với việc thiết kế bài giảng điện tử mới có thể ứng dụng giảng dạy bằng giáo án điện tử một cách có hiệu quả nhất.




III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Đề tài : “ Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học ở bậc THCS ”, nhằm mục đích sau:

+ Nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học âm nhạc ở trường THCS.

+ Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.



+ Tạo sự hứng thú cho học sinh khi học môn âm nhạc.

+ Học sinh tiếp thu bài một cách nhanh hơn, trực quan và sinh động hơn.

+ Giáo viên truyền đạt dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian hơn.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc ở trường THCS.



V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

+ Những ứng dụng của các phần mềm phục vụ việc soạn giáo án điện tử.

+ Phương pháp dạy hát bằng giáo án điện tử.

+ Phương pháp dạy Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức bằng giáo án điện tử.


VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:

Trình bày hệ thống lí luận của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy môn Âm nhạc ở trường THCS.

Phân tích thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy môn Âm nhạc ở trường THCS.

Những mặt hạn chế của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy môn Âm nhạc ở trường THCS.

Các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc ở trường THCS.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1.Phương pháp nghiên cứu lí luận:

Tìm tài liệu và nghiên cứu các nội dung có liên quan đến nội dung đề tài, các chỉ thị chỉ đạo hướng dẫn việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, các văn bản chuyên môn.

Tìm hiểu ứng dụng các phần mềm soạn giảng.


  1. Phương Pháp thực nghiệm:

Thực hiện tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin,(Bài 6 - tiết 21 đến tiết 24, Âm nhạc lớp 6). Có bài giảng kèm theo đề tài kinh nghiệm này.

  1. Phương pháp điều tra:

Thông qua phiếu điều tra nhằm nắm bắt được những ý kiến của HS về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc ở bậc THCS.

Cách thực hiện: Soạn phiếu điều tra và phát phiếu điều tra cho HS sau đó thu phiếu và tổng hợp kết quả.



4. Phương pháp quan sát:

Mục đích:

Tìm hiểu nhận thức thái độ của HS khi được học bằng giáo án điện tử.

Rút ra những thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc ở bậc THCS.

Cách tiến hành:

Quan sát tinh thần thái độ, của HS khi học bằng giáo án điện tử.

Quan sát các kĩ năng, kiến thức của HS sau khi học bằng giáo án điện tử.
VIII. THỜI GIAN HOÀN THÀNH.

Tháng 1 năm 2013.


PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.



  1. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY MÔN ÂM NHẠC TRONG CÁC TRƯỜNG THCS:

  1. Thuận lợi.

  • Giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh, tư liệu, các sự kiện âm nhạc từ các nguồn phim ảnh đa dạng từ internet, băng ghi hình, tranh ảnh trong sách báo mà không phải mang theo đồ dùng dạy học cồng kềnh khi lên lớp.

  • Các tư liệu âm nhạc được chuyển thể thành phim theo chủ đề bài học được các đài truyền hình cả nước đưa lên màn ảnh và phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo viên có thể mua ở các trung tâm dịch vụ truyền hình hoặc từ internet để phục vụ minh hoạ cho bài giảng sinh động hơn.

  • Giáo viên có thể trình chiếu các sơ đồ, bài tập nhóm, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan khi kiểm tra bài cũ hay kết thúc bài học để học sinh tiện theo dõi.

  • Việc sơ đồ hoá, hệ thống hoá toàn bộ kiến thức bài học cũ theo từng chương, từng chủ đề cũng thuận lợi hơn khi sử dụng bảng phụ để giảng dạy.

  • Khi soạn một giáo án điện tử, giáo viên có thể lưu lại để giảng dạy ở nhiều lớp khác nhau.




  1. Khó khăn.

  • Trình độ tin học và sử dụng máy tính của nhiều giáo viên còn hạn chế, đòi hỏi giáo viên phải có máy tính nối mạng internet để soạn bài, có USB để sao chép các dữ liệu, có máy ảnh hoặc máy Scan để chụp các ảnh minh hoạ đưa vào máy tính.

  • Để thiết kế một tiết dạy âm nhạc bằng giáo án điện tử, đòi hỏi mỗi giáo viên cần có những kiến thức nhất định để sử dụng phối hợp được nhiều phần mềm ứng dụng vào dạy học môn âm nhạc.

  • Giáo viên phải thực sự yêu thích ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học, cần có thời gian và kinh phí để thực hiện.

3. Lợi ích của việc ứng dụng giáo án điện tử vào dạy môn âm nhạc ở trường THCS.

Giúp giáo viên có sự đầu tư, chuẩn bị kĩ càng về nội dung bài dạy cũng như có cơ sở vững chắc nhằm phục vụ tốt cho việc truyền đạt kiến thức cho học sinh.

Thúc đẩy hoạt động dạy- học liên tục và đạt kết quả cao hơn.

Làm phong phú thêm nội dung giảng dạy đáp ứng được nhu cầu của thời đại.

Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bộ môn Âm nhạc một cách rõ nét.

Tạo sự hứng thú từ đó phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

Vừa cung cấp kiến thức, vừa giáo dục thẩm mĩ, giáo dục nhân cách học sinh…

II. NHỮNG BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS.

1. Biện pháp 1- Phần mềm Microsoft PowerPoint:

1.1. Khởi động powerpoint: click chuột vào biểu tượng

hoặc vào Start->Proprams-> Powerpoint.

Màn hình xuất hiện :

1.2. Các ứng dụng và thao tác cơ bản để soạn giáo án điện tử bằng Powerpoint:

Powerpoint là một công cụ biên soạn và trình chiếu hết sức thuận lợi và dễ dùng . Việc sử dụng Powerpoint vào soạn giảng giáo án điện tử đã thay thế hình ảnh giáo viên giảng dạy phải chuẩn bị đồ dùng dạy học truyền thống như bảng phụ, hình, tranh ảnh, và hiện nay rất được thông dụng… sau đây là một số ứng dụng cơ bản của Powerpoint:



    • Chèn văn bản âm nhạc:

Bước 1: Chép nhạc bằng chương trình Encore.

Bước 2: Xuất bản nhạc ra thành tập tin ảnh trong chương trình Encore bằng chương trình Snag It, hoặc phần mềm Paint.

Bước 3: Trong giao diện chính của Powerpoint, sử dụng lệnh Inserrt/Picture/From file…để chèn hình ảnh vào slide hiện hành.


    • Chèn âm thanh:

Chuẩn bị các file âm thanh, tất cả, bài hát, tập đọc nhạc…

T



rong giao diện chính của Powerpoint, sử dụng lệnh Insert/Movies and Sound from file…để chèn âm thanh vào Slide hiện hành.

C



lick OK, một hộp thoại xuất hiện :



tải về 2.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương