Kinh dịch đẠo trời và việc ngưỜI



tải về 4.66 Mb.
trang1/31
Chuyển đổi dữ liệu12.05.2018
Kích4.66 Mb.
#38154
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31
KINH DỊCH ĐẠO TRỜI VÀ VIỆC NGƯỜI
MỤC LỤC

(Nhấn chuột trái cùng phím ctrl vào các nội dung để tìm đến mục cần tra cứu)
MỞ ĐẦU: 1 - Lời dẫn.

2 - Lời nói đầu của Nguyễn Hiến Lê.

I – PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU.

A- Chương 01: Nguồn gốc Kinh dịch và nội dung phần Kinh.

a- Nguồn gốc và truyền thuyết.

1-Truyền thuyết Vua Phục Hy làm ra Bát quái.

2- Hà đồ và lạc thư.

b- Ý kiến một số học giả ngày nay.

c- Nội dung phần Kinh.

B- Chương hai: Nội dung phần Truyện.

a- Ai viết Thập dực.

b- Nội dung Thập dực.

C- Chương ba: Các phái Dịch học.

D- Chương bốn: Thuật ngữ và quy tắc cần nhớ.

1- Thuật ngữ.

2- Quy tắc.

3-Ý nghĩa các Hào.

4-Tương quan giữa các Hào.

5- Phép đoán Quẻ.

6- Cách giải thích tên Quẻ.

E- Chương năm: Đạo Trời.

F- Chương sáu: Việc Người.

G- Chương bảy: Tu thân – Đạo làm người
II - PHẦN HAI: KINH VÀ CHUYỆN.


  1. Kinh Thượng. (Xem biểu đồ 64 quẻ)

  2. Kinh hạ. (Xem biểu đồ 64 quẻ)

  3. Hệ từ truyện.

    1. Thiên Thượng.

    2. Thiên Hạ.

    3. Phụ lục.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------


PHẦN MỞ ĐẦU

1 - LỜI DẪN NHẬP

Kinh dịch - Đạo của người tử tế

Nếu các bạn thực sự muốn tìm hiểu môn khoa học cổ xưa của nền văn hóa lúa nước phương đông này thì điều đầu tiên tôi đề nghị các bạn hãy kiên trì và thật tĩnh tâm, phải gạt bỏ tạm thời những ham muốn thường nhật và xin hãy tạm gác những sở thích khác sang một bên để tập trung cao độ vào việc nghiên cứu môn khoa học khó nhằn này thì may ra cũng thu được đôi điều bổ ích ít ỏi ban đầu.

Giống như bạn đang tìm tới một khu rừng rậm rạp nhiều thú dữ, cùng các loại côn trùng, rắn rết…mọi nguy hiểm đều có thể xảy ra; nhưng nếu bạn biết tìm ra lối đi chuẩn mực, đúng đắn thì trong khu rừng đó bạn sẽ gặp được nhiều loại lâm sản quý, thậm trí có thể tìm được những kho “vàng, bạc, đá quý, kim cương…” của người xưa để lại còn tiềm ẩn đâu đây đằng sau những “quẻ và hào” vô cùng huyền bí và khó hiểu.

Đừng bi quan bạn ơi! hãy dũng cảm lên. Mọi thành công lớn bao giờ cũng tiềm ẩn mạo hiểm đòi hỏi tính kiên trì, sáng tạo và đương nhiên phải có một quyết tâm sắt đá không chùn bước và nản trí trước mọi khó khăn trở ngại.

Những điều huyền bí trong “khu rừng” này sẽ được vén tấm màn bí mật dần dần nếu các bạn làm theo những hướng dẫn của các học giả tiền bối qua nhiều thời đại với bao thăng trầm biến đổi hàng ngàn năm nay. Uyên bác như Khổng Tử mà cũng phải đọc đi đọc lại đến “ba lần đứt chạc”. (Những thông tin cổ sơ này ra đời từ khi chưa có giấy. Người xưa viết lên bọng tre rồi dùng chạc thừng kết lại thành sách). Ba lần đứt chạc không hiểu là bao nhiêu lần đọc cho đến nay chưa ai khẳng định được. Tôi đọc cuốn sách này từ một trong những bản thảo của nhà văn Nguyễn Hiến Lê lúc cuộc chiến vừa ngưng tiến súng. Tôi không dám đọc công khai vì nếu lộ ra thì lôi thôi to. Bị phê bình hoặc kỷ luật như chơi vì ngày đó cuốn “triết học cổ xưa nhất của loài người” này tạm thời bị coi là: “văn hóa xấu độc của địch để lại. Nếu giữ để xem sẽ bị coi là tàng trữ và tiêm nhiễm tư tướng xấu…Bên cạnh rất nhiều sách báo lá cải, vẫn có những nhà văn chân chính lưu giữ và dịch thuật những cuốn sách mà ngày nay đã được khẳng định là vốn kiến thức quý báu của nhân loại.

Đến nay trên thị trường sách của ta có quá nhiều tài liệu nghiên cứu vế cuốn sách này. Mỗi sách viết theo những cách nhìn và phương pháp riêng nhưng vẫn có một điểm chung nhất đó là tìm tòi và khẳng định tính khoa học nguyên sơ, huyền bí của những câu chữ, cụm từ ngắn gọn mà ẩn chứa biết bao quan niệm của người xưa về thế giới quan và nhân sinh quan thuần khiết đến lạ kỳ không thể nào bác bỏ được. Nói cho cùng, ngày nay để hiểu được đúng những điều đó cũng là rất khó nói chi đến việc phê phán hay đánh giá. Hơn nữa tốt nhất là không nên phê phán hoặc đánh giá khi chưa hiểu thấu đáo những điều còn vô cùng bí ẩn từ mấy ngàn năm nay mà vẫn còn tươi mới và sẽ còn mới mãi với mọi thời đại.

Đó là cuốn sách mang tên: KINH DỊCH – sách dậy nghề làm thầy bói của người xưa. Thật may với cái vỏ bọc dung dị đó, KINH DỊCH còn tồn tại cho tới ngày nay mà không bị đốt cùng các loại kinh khác dưới thời ông vua tàn bạo Trung hoa cổ đại: Tần Thủy Hoàng.

Về nguồn gốc và tác giả cuốn kinh này cho đến nay cũng vẫn còn bỏ ngỏ chưa nhất quán theo một quan niệm nào vì chưa đủ căn cứ. Ta hãy tạm chấp nhận đó là cuốn sách cổ xưa của nền văn hóa lúa nước Phương Đông. Hãy cùng xem và ngẫm chúng ta sẽ nhận ra dần dần những điều giản dị mà sâu sắc đến lạ thường của các siêu quần xưa viết lại từ thực tiễn hoang sơ, trầm tích và huyền bí để ngày nay con cháu vẫn đau đầu suy ngẫm, luận bàn không bao giờ coi là đã đủ. Người Phương Tây cũng dày công nghiên cứu và một trong những nhà khoa học Đức (leibniz) đã dựa vào đó để kế thừa và phát triển thuyết Nhị phân – cơ sở của toán học hiện đại và phương pháp kỹ thuật số (Digital) được vận dụng rộng rãi và hữu ích trong nhiều ngành khoa học hiện nay.

TRỞ LẠI MỤC LỤC

BIỂU ĐỒ 64 QUẺ DỊCH




THƯỢNG

HẠ


THIÊN



THỦY



SƠN



LÔI



PHONG



HỎA



ĐỊA



TRẠCH



THIÊN



THUẦN CÀN

沌 乾


01

NHU

05


ĐẠI SÚC
大畜

26


ĐẠI

TRÁNG

大 壯


34

TIỂU SÚC

小 畜


09

ĐẠI HỮU

大 有
14



THÁI

11

QUẢI


43



THỦY



TỤNG

06


THUẦN KHẢM

沌 坎


29

MÔNG

04



GIẢI

40


HOÁN

59


VỊ TẾ
未 際

64



07


KHỐN

47


SƠN



ĐỘN

33


KIỂN

39


CẤN

52


TIỂU
QUÁ

小 過


62

TIỆM

53


L

56


KHIÊM

15


HÀM

31


LÔI



VÔ VỌNG
旡妄

25


TRUÂN

03


DI

27


THUẦN CHẤN

沌 震


51

ÍCH

42


PHỆ HẠP
噬 嗑

21


PHỤC

24


TÙY

17


PHONG



CẤU

44


TỈNH

48


CỔ

18


HẰNG

32


THUẦN

TỐN

沌 僎


57

ĐỈNH

50


THĂNG

46


ĐẠI

QUÁ

大 過


28

HỎA



ĐỒNG

NHÂN

同 人


13

KÍ TẾ
既 濟

63



22


PHONG

55


GIA

NHÂN

家人

37



THUẦN

LI
沌 離

30


MINH

DI

明夷

36



CÁCH

49


ĐỊA




12


TỶ

08


BÁC

23


DỰ

16


QUÁN

20


TẤN

35


THUẦN

KHÔN

02




TUỴ

45


TRẠCH




10


TIẾT

60


TỔN

41


QUY

MUỘI

歸 妹


54

TRUNG

PHU

中 孚


61

KHUÊ

38


LÂM

19


THUẦN

ĐOÀI

沌 兌


58

2 - Lời nói đầu của Cố nhà văn Nguyễn Hiến Lê

Kinh dịch - Đạo của người quân tử

Tôi viết tập này chủ ý để hướng dẫn các bạn muốn tìm hiểu triết lý trong Kinh Dịch, tức vũ trụ quan, nhất là nhân sinh quan, cách sử thế trong Kinh Dịch mà tôi gọi là Đạo Dịch, đạo của bậc chính nhân quân tử thời xưa . Vì vậy tôi bỏ bớt phần bói toán, huyền bí và rán trình bày một cách có hệ thống, sáng sủa tư tưởng của cố nhân. 


Mặc dầu vậy, sách vẫn khó đọc, và để cho các bạn đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn dưới đây. 
Việc đầu tiên là đọc Bảng Mục Lục để biết qua ba nội dung của sách . 
Sách gồm 2 phần: 
- Phần 1: Giới thiệu, có 6 chương, từ I đến VI. 
- Phần II: Kinh và truyện: Kinh thì tôi dịch tròn 64 quẻ, Truyện thì chỉ dịch Hệ từ truyện. 
Phần I - Chương I và II quan trọng, bạn nên đọc kỹ: 
- Chương III đọc để nhớ và hiểu được ý nghĩ Kinh Dịch. 
- Chương IV rất quan trọng, nên đọc rất kỹ, chỗ nào không hiểu thì đánh đấu ở ngoài lề để sau coi lại. Đọc xong Chương IV rồi, nên hãy tạm nhảy chương V và VI mà đọc tiếp ngay bản dịch 64 quẻ trong phần II. Mỗi ngày chỉ đọc 2,3 quẻ thôi, đọc kỹ cho hiểu . Đọc được độ mươi quẻ thì những quẻ sau sẽ thấy dễ hiểu. 
- Chương IV giúp bạn hiểu 64 quẻ, mà 64 quẻ cũng giúp bạn hiểu thêm chương IV, vì vậy trong khi đọc 64 quẻ bạn nên thường tra lại chương IV, lúc đó bạn sẽ hiểu những chỗ đã đánh dấu ở ngoài lề mà lần đầu tiên bạn chưa hiểu . Công việc đó xong rồi, bạn đọc kỹ Chương V và VI Phần I và lúc này bạn hiểu được ý nghĩa trong hai chương quan trọng đó, nhất là Chương VI. Đọc lần đầu dù kỹ tới đâu cũng chưa gọi là hiểu hết, nhất là chưa nhớ được gì nhiều . Nghỉ một thời gian, bạn nên đọc lại lần thứ nhì, lần nầy mau hơn lần trước. Rồi lâu lâu bạn nên coi lại những chỗ bạn cho là quan trọng cần nhớ . Muốn hiểu thêm Kinh Dịch, bạn nên tìm đọc những sách tôi đã giới thiệu trong cuốn sách nầy. 
Cách tìm một quẻ: 
Mỗi quẻ có số thứ tự của nó trong kinh, thành phần và tên. 
Ví dụ: Quẻ (hình quẻ hai âm, hai dương, hai âm) số thứ tự là 62, thành phần là Lôi (hai âm, một dương) ở trên, Sơn (một dương hai âm) ở dưới, tên là: Lôi Sơn - Tiểu Quá.
Xem: BIỂU ĐỒ 64 QUẺ DỊCH

TRỞ LẠI MỤC LỤC
(XEM PHẦN HAI)

I - PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU.

A - Chương 1
NGUỒN GỐC KINH DỊCH VÀ NỘI DUNG PHẦN KINH


a - NGUỒN GỐC và TRUYỀN THUYẾT: 


Một sách bói mà thành sách triết. Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch. Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung hoa, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nhưng nguồn gốc của nó - tức bát quái - thì có thể sớm hơn vào cuối đời Ân, 1.200 năm trước Tây Lịch. Nó không do một người viết mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán nó mới có hình thức gần như hình thức ngày nay chúng ta được biết từ Tây Hán đến nay, trên 2.000 năm nữa, thời nào cũng có người tìm hiểu nó thêm, đem ý riêng của mình và tư tưởng của thời đại giọi vào nó, khiến cho ý nghĩa và công dụng của nó mỗi ngày một nhiều và một xa nguồn gốc. Do đó, không thể gọi nó là tác phẩm của một nhà nào cả, không phải của Khổng gia cũng không phải của Lão gia, và Vũ Đồng, tác giả bộ Trung Quốc triết học đại cương (Thương vụ ấn thư quán) gọi nó là tác phẩm chung của một phái, phái Dịch học, mà những người trong phái nầy gồm nhiều triết gia xu hướng khác nhau. 
Mới đầu nó chỉ là sách bói, tới cuối đời Chu thành một sách triết lý tổng hợp những tư tưởng về vũ trụ quan, nhân sinh quan của dân tộc Trung Hoa thời Tiên Tần; qua đời Hán nó bắt đầu có màu sắc tượng số học, muốn giải thích vũ trụ bằng biểu tượng và số mục, tới đời Ngũ Đại nó được dùng trong môn lý số đời Tống nó thành lý học; ngày nay một số nhà bác học phương Tây như C.G Jung tâm lý gia nổi danh của Đức và Raymond de Becker (Pháp) muốn dùng nó để phân tích tiềm thức con người, coi nó là một phương pháp phân tâm học. 
Điều kỳ dị nhất là môn "dịch học" nó chỉ dựng trên thuyết âm dương , trên một vạch liền ___ tượng trưng cho dương, một vạch đứt _ _ tượng trưng cho âm, hai vạch đó chồng lên nhau, đổi lẫn cho nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình bát quái này lại chồng lẫn lên nhau thành sáu mươi bốn hình mới:Lục thập tứ quái . 
Dùng sáu mươi bốn hình này, người Trung Hoa diễn được tất cả các quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh, từ những hiện tượng trên trời dưới đất, những luật thiên nhiên tới những đồ dùng, những công việc thường ngày như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi, ăn uống , xử thế... 
Các ông "Thánh" Trung Hoa đó quả thực có một sáng kiến mới mẻ, một sức tưởng tượng, suy luận lạ lùng, khiến người phương Tây ngạc nhiên và có người Âu (J.Lavier) đã dùng một vài quẻ để giải thích một vài hiện tượng khoa học, sự tiến triển của khoa học. 
Sự kiện dùng hai vạch để giảng vũ trụ, xã hội đó thật ít ai quan niệm nổi, cho nên ngay người Trung Hoa đã tạo ra nhiều truyền thuyết để giải thích nguồn gốc Kinh Dịch. 
Truyền thuyết về Kinh Dịch. 
Những truyền thuyết đó nhiều khi mâu thuẫn, vô lý, như huyền thoại, nhưng vì có nhiều người tin chắc hoặc “đành phải chấp nhận vì không có thuyết nào hơn cho nên chúng ta cần biết qua, chứ đi sâu thì theo tôi, chỉ mất thì giờ vô ích. 
1. Truyền thuyết vua Phục Hy tạo ra bát quái: 
Theo Từ Hải thì Phục Hy còn có tên là Bào Hy, Thái Hạo v.v. . . là một trong ba ông vua thời Thái cổ, hai ông kia là Tọai Nhân, Thần Nông. Phục Hy dạy dân săn bắn, đánh cá, nuôi súc vật, tạo ra bát quái và thư khế (văn tự, khế ước). 
Không hiểu Phục Hy ở thế kỷ nào, có sách nói là thế kỷ 43, có sách nói là thế kỷ 34 trước Tây Lịch ông làm vua 115 năm, truyền được 15 đời, rồi tới Tọai Nhân dạy dân dùi cây hay cọ hai miếng gỗ với nhau mà lấy lửa. Thần Nông dạy làm ruộng. 
Như vậy thì Phục Hy không phải là tên một người (cũng như Sào Thị, Tọai Nhân Thị, Thần Nông Thị), chỉ là một tên người đời sau đặt ra để tượng trưng một thời đại, thời đại dân tộc Trung Hoa còn ăn lông ở lỗ, sống bằng săn bắn, hái lượm, chưa thể có văn tự được muốn ghi chép việc gì thì dùng cách buộc nút (kết thằng) hoặc lấy đá nhọn gạch những vạch lên một khúc cây như một số dân tộc lạc hậu hiện nay còn sống thưa thớt ở giữa Phi Châu, Úc Châu, Nam Mỹ Châu. Nói bát quái thì có từ thời đó, cách thời chúng ta năm, sáu ngàn năm thì nó chỉ có thể là những vạch để đánh dấu cho dễ nhớ, như những con số thôi, chứ không có gì khác (chúng tôi sẽ trở lại điểm này ở đoạn sau)

Xem: BIỂU ĐỒ 64 QUẺ DỊCH

TRỞ LẠI MỤC LỤC
(XEM PHẦN HAI)

TRỞ LẠI PHẦN MỘT

2 - Hà đồ và Lạc thư 


- Ở sông Hà hiện ra bức đồ, ở sông Lạc hiện ra trang chữ, thánh nhân phỏng theo” (Hà Xuất Đồ, Lạc Xuất Thư, Thánh Nhân Tắc Chi) 
Tuy đọan đó không nói rõ, nhưng đặt nó vào toàn thiên thì phải hiểu rằng Phục Hy phỏng theo bức đồ hiện ra ở sông Hà, trang chữ hiện ra ở Sông Lạc để vạch ra bát quái. 
- Ngày xưa họ Bào Hi (tức Phục Hi) cai trị thiên hạ , ngửng lên thì xem các hình tượng trên trời, cúi xuống thì xem các phép tắc ở dưới đất, xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi với trời đất (của từng miền), gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vật, rồi làm ra bát quái, để thông suốt các đức thần minh và điều hòa cái tình của vạn vật (Cổ giả Bào – có người đọc là Bao Hi thị chi vương thiên hạ dã, ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa, quan điểu thú chi văn dữ thiên địa chi nghi, cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật, ư thị thủy tác bát quái dĩ thông thần minh chí đức, dĩ loại vạn vật chí tình). 
Như vậy là ngay trong Kinh Dịch đã có hai thuyết mâu thuẫn nhau rồi, Âu dương Tu, một văn hào đời Bắc Tống đã vạch ra chỗ mâu thuẫn đó trong tập: Dịch đồng Tử Vấn. Đại ý ông bảo: Đọan trên (chương 11 thượng truyện) nói rằng bát quái là do trời sai long mã ở sông Hà đội lên mà giao cho Phục Hi, không phải do người làm ra (phi nhân chi sở vi, thị thiên chi sở giáng đã), đọan dưới (chương 2 hạ truyện) lại bảo bát quái là do người làm (Phục Hi xem các hiện tượng trên trời dưới đất mà vạch ra), bức đồ hiện trên sông Hà không dự gì tới (thị nhân chi sở vi, hà đồ bất dự yên), vậy thì biết tin thuyết nào? 
Câu “ “Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi” dẫn trên lại mù mờ nữa, vì chữ thánh nhân đó không chỉ rõ ai, một ông thánh hay nhiều ông thánh ? Có người hiểu là 2 ông thánh. Phục Hy và vua Vũ nhà Hạ (2-205-2.197) Do đó phát sinh ra tới 4 thuyết: 
- Phục Hy xem xét các hiện tượng trên trời mà vạch ra bát quái (người đời sau gọi là Tiên thiên Bát Quái) 
- Phục Hy phỏng theo Hà Đồ (bức đồ hiện ở sông Hà) mà vạch ra bát quái. 
- Phục Hy phỏng theo cả Hà Đồ lẫn Lạc Thư ( trang chữ xuất hiện ở sông Lạc) mà vạch ra bát quái, Hà Đồ và Lạc Thư vậy là cùng xuất hiện trong đời Phục Hi (thuyết này của Du Diễm đời Tống). 
Lạc Thư không xuất hiện ở đời Phục Hy mà xuất hiện trong đời vua Vũ nhà Hạ, nghĩa là khoảng một hai ngàn năm sau, và vua Vũ phỏng theo nó để vạch ra bát quái (người đời sau gọi là Hậu thiên bát quái). Bát quái này cũng y hệt bát quái trên, chỉ có vị trí các hình là khác thôi (tôi sẽ xét trong một đọan sau) và để đặt ra Cửu trù hồng phạm, tức chín lọai về qui phạm lớn của trời đất, nói cho dễ hiểu là chín phương pháp để cai trị thiên hạ. Nhưng Cửu trù hồng phạm chẳng liên quan gì tới Kinh Dịch cả. 
Về Hà Đồ, truyền thuyết bảo rằng đời Phục Hy có một con Long mã (lòai ngựa thần, hình thù như con rồng mình xanh lục có vằn đỏ, xuất hiện trên sông Hòang Hà, đội một bản dồ, bản đồ đó là sách mệnh trời ban cho Phục Hi để trị thiên hạ. Những đời sau mỗi khi có thánh vương xuất hiện như đời vua Nghêu, vua Thuấn . . .đều được trời ban cho Hà Đồ. 
Còn về Lạc Thư thì trong khi vua Vũ trị thủy, thấy một con rùa thần cũng do trời sai xuống hiện lên ở sông Lạc – một chi nhánh của sông Hòang Hà – trên lưng có những nét đếm từ 1 đến 9. 
Thuyết Hà Đồ chắc khá phổ biến ở đời Chu, chính Khổng tử cũng tin. Luận ngữ, Thiên tử Hản, bài 8, ông than thở với môn đồ: “chim Phượng chẳng đến, bức đồ chẳng hiện trên sông (Hòang) Hà, ta hết hy vọng rồi” (Phượng điểu bất chí, Hà bất xuất đồ, ngô dĩ hỉ phù!” Chim Phụng và Hà đồ mà xuất hiện là điềm thánh vương ra đời, Khổng tử không thấy hai vật đó, cho rằng thánh vương không ra đời, đạo của ông không sao thi hành được. Có thể ông cũng tin rằng đời Phục Hi có Hà Đồ xuất hiện, còn như ông có cho rằng Phục Hi phỏng theo Hà đồ mà vạch ra bát quái hay không thì không có gì làm chắc (trong một chương sau, chúng tôi sẽ chỉ rõ Hệ từ truyện thượng và hạ không phải của ông viết). 
Hình Hà đồ và Lạc Thư hồi mới xuất hiện ra sao, không ai biết. Người ta bảo nó mất từ thế kỷ thứ VII trước TL. (nghĩa là trước thời Khổng tử hơn 100 năm), mãi tới thời Hán Vũ Đế (149-86) tức năm thế kỷ sau, một người cháu đời thứ mười hai của Khổng Tử, là Khổng An Quốc, một học giả, đại thần của Vũ Để không hiểu căn cứ vào đâu để lập 2 hình đó, truyền lại đời sau, rồi lại mãi đến đời Tống Huy Tôn (1101-1125) khoảng mười hai thế kỷ sau Khổng An Quốc, hai hình đó mới được in trên sách như chúng ta đã thấy dưới đây: 

Xem: BIỂU ĐỒ 64 QUẺ DỊCH

TRỞ LẠI MỤC LỤC
(XEM PHẦN HAI)

TRỞ LẠI PHẦN MỘT

HÀ ĐỒ



LẠC THƯ




Каталог: 2014
2014 -> -
2014 -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> CÔng ty cổ phần autiva (autiva. Jsc)
2014 -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
2014 -> Part d. Writing 0 points)
2014 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2014 -> Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
2014 -> Biểu số: 22a/btp/cn-tn
2014 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 4.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương