Kinh bách dụ Tâm Minh ngô TẰng giao chuyển Thơ



tải về 0.96 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu03.11.2017
Kích0.96 Mb.
#34029
  1   2   3   4   5
KINH BÁCH DỤ


Tâm Minh NGÔ TẰNG GIAO Chuyển Thơ
DIỆU PHƯƠNG XUẤT BẢN  2007

---o0o---

Nguồn

http://www.thuvienhoasen.org

Chuyển sang ebook 21-6-2009

Người thực hiện : Nam Thiên - namthien@gmail.com

Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org
Mục Lục

PHẦN DUYÊN KHỞI

01 - NGƯỜI NGU ĂN MUỐI

02 - ĐỂ DÀNH SỮA

03 - KHOANH TAY CHỊU ĐÒN

04 - VỢ GIẢ CHẾT DỐI CHỒNG

05 - KHÁT KHÔNG UỐNG NƯỚC

06 - GIẾT CON CHO ĐỦ GÁNH

07 - NHẬN NGƯỜI LÀM ANH

08 - TRỘM ÁO NHÀ VUA

09 - KẺ NGỐC KHEN CHA

10 - NHÀ GIÀU CẤT LẦU

11 - BÀ LA MÔN GIẾT CON

12 - QUẠT NƯỚC ĐƯỜNG

13 - SỰ THẬT CHỨNG MINH

14 - GIẾT KẺ DẪN ĐƯỜNG

15 - MUỐN CON MAU LỚN

16 - TƯỚI MÍA BẰNG NƯỚC MÍA

17 - VÌ NHỎ MẤT LỚN

18 - TRÊN LẦU MÀI DAO

19 - GHI DẤU TRÊN THUYỀN

20 - TRẢ THỊT

21 - CẦU CON

22 - BÁN TRẦM HƯƠNG

23 - TRỘM MỀN

24 - GIEO MÈ

25 - NƯỚC VÀ LỬA

26 - BẮT CHƯỚC VUA

27 - TRỊ VẾT THƯƠNG

28 - XẺO MŨI

29 - ĐỐT ÁO

30 - NUÔI DÊ

31 - MUA LỪA

32 - TRỘM VÀNG

33 - CHẶT CÂY TÌM TRÁI

34 - THÂU NGẮN ĐƯỜNG ĐI

35 - THẤY BÓNG TRONG GƯƠNG

36 - LẦM MÓC CON MẮT

37 - GIẾT TRÂU

38 - BẢO NƯỚC ĐỪNG CHẢY

39 - SƠN TƯỜNG

40 - NGƯỜI SÓI ĐẦU TÌM THUỐC

41 - HAI CON QUỶ TRANH VẬT

42 - CHE DA LẠC ĐÀ

43 - MÀI ĐÁ

44 - ĂN BÁNH

45 - GIỮ CỦA

46 - ĂN TRỘM TRÂU

47 - GIẢ TIẾNG CHIM KÊU

48 - CHÓ VÀ CÂY

49 - VỊ TIÊN LẦM LỘN

50 - SỬA LƯNG GÙ

51 - NGƯỜI TỚ GÁI

52 - TRÒ VUI GIẢ DỐI

53 - LÃO SƯ BỊ HÀNH HẠ

54 - ĐẦU VÀ ĐUÔI RẮN TRANH CÃI

55 - CẠO RÂU VUA

56 - CÁI KHÔNG CÓ

57 - BỊ ĐẠP RỤNG RĂNG

58 - CHIA CỦA

59 - XEM LÀM BÌNH

60 - THẤY VÀNG DƯỚI NƯỚC

61 - TẠO HÌNH NGƯỜI

62 - ĂN THỊT GÀ

63 - CHẠY TRỐN

64 - QUỶ TRONG NHÀ CŨ

65 - ĂN BÁNH ĐỘC

66 - CHẾT CHÌM

67 - ĐÁNH CUỘC

68 - HẠI NGƯỜI THÀNH HẠI MÌNH

69 - TỔ TRUYỀN ĂN MAU

70 - NẾM TRÁI CÂY

71 - ĐUI MẮT

72 - SƯNG MÔI

73 - NGỰA ĐEN, ĐUÔI TRẮNG

74 - MANG BÌNH NƯỚC TẮM

75 - GIẾT LẠC ĐÀ

76 - NÔNG PHU MƠ TƯỞNG CÔNG CHÚA

77 - TÌM SỮA

78 - ĐI KHÔNG RỒI LẠI VỀ KHÔNG

79 - GÁNH GHẾ CHO VUA

80 - UỐNG THUỐC ĐỂ RỬA

81 - KHÔNG NÊN VU OAN CHO NGƯỜI HIỀN ĐỨC

82 - GIEO LÚA

83 - KHỈ BỊ ĐÁNH

84 - NGUYỆT THỰC

85 - ĐAU MẮT

86 - VÌ CỦA GIẾT CON

87 - BỌN CƯỚP CHIA CỦA

88 - KHỈ MẤT ĐẬU

89 - CHUỘT VÀNG VÀ RẮN ĐỘC

90 - LƯỢM ĐƯỢC TIỀN

91 - NGƯỜI NGHÈO

92 - ĐỨA NHỎ ĐƯỢC ĐƯỜNG

93 - BÀ GIÀ ĐÁNH CỌP

94 - HIỂU LẦM

95 - HAI CHIM BỒ CÂU

96 - GIẢ MÙ

97 - CƯỚP ÁO LÔNG DÊ

98 - ĐỨA NHỎ BẮT RÙA

---o0o---


LỜI NÓI ĐẦU

Kinh BÁCH DỤ gồm gần một trăm câu truyện ngụ ngôn đầy sinh động và súc tích ẩn tàng các giá trị triết lý giáo dục nhân sinh do Đức Phật kể ra để dạy về giáo lý và giáo pháp. Kinh có tác dụng phổ biến Đạo Phật bằng phương pháp thí dụ. Đức Phật mang những truyện xưa có liên quan đến thiện ác, tội phước, báo ứng làm thí dụ cụ thể để từ đó nêu ra sự dại dột mê lầm, vạch rõ ra cái vô minh của chúng sinh. Đa số truyện thường lấy hạng người bình dân hoặc những kẻ khờ dại quá mức làm đối tượng. Một số truyện lại dùng cả loài vật làm vai chính. Sau mỗi truyện nêu làm thí dụ là phần luận bàn ngắn gọn. 

Nghe truyện ngụ ngôn để thấy ra ý nghĩa rồi lĩnh hội được lời dạy của Đức Phật. Kinh có ích lợi nhiều cho các người tu học, dù đã xuất gia, hay còn là cư sĩ và cho toàn thể Phật tử nói chung. Tôn chỉ của bộ kinh là muốn đem ánh sáng trí tuệ để xua tan đi màn si ám của những ý thức vô minh trong quá trình tu tập của người Phật tử. 

Kinh mang một thể loại văn học Phật giáo rất đặc thù. Kinh có công dụng tương tự như những truyện trong cuốn sách “Cổ Học Tinh Hoa” của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc hay tập truyện thơ của Aesop hoặc những truyện thơ ngụ ngôn của thi hào La Fontaine nước Pháp hồi thế kỷ thứ 17. Vì thế những truyện kể trong Kinh BÁCH DỤ còn có tác dụng giáo dục nói chung cho tất cả mọi người đọc, không phân biệt tôn giáo. Tuy nhiên ngoài tính cách giáo dục về phương diện đạo đức như những tác phẩm kể trên, Kinh BÁCH DỤ còn mang lại ý nghĩa những lời giáo huấn về mặt tôn giáo. “Ngoại đạo” được đề cập tới nhiều trong kinh là những đạo cùng thời với Đức Phật cả hơn 2600 năm trước đây. 

Truyện vui có thể coi như là những lớp đường phèn rất ngon ngọt bọc ngoài những vị thuốc đắng. Thuốc có đắng mới dã tật, đây là những tật xấu của chúng sinh. Truyện vui cũng được coi như những lớp lá cây dùng để gói thuốc giải độc ở bên trong. Một khi đã được giải độc, đã thấm nhuần được những lời giáo huấn đầy chân lý thời chúng ta nên loại ra những lời châm biếm khôi hài giễu cợt như vứt bỏ đi những lá cây bọc ngoài sau khi đã dùng thuốc và đã được lành bệnh. 

Kinh BÁCH DỤ này được dịch giả THÍCH NỮ NHƯ HUYỀN dựa vào bản tiếng Hán rồi phiên dịch ra văn xuôi tiếng Việt (bản in ghi năm 1958) từ “cốt truyện” cho tới “lời bàn”. Trong lời nói đầu dịch giả cho biết: “Bộ Kinh Bách Dụ gồm có 98 bài thí dụ của Phật nói do ngài Pháp Sư Tăng Già Tư Na sao lục trong kinh tạng”…“Một đời thuyết giáo trong bốn mươi chín năm, tùy theo căn cơ chúng sanh sai khác, Đức Phật nói ra vô lượng pháp môn không đồng. Khi nói thấp, khi nói cao, từ dễ lần đến khó, đem gần tỉ dụ xa. Chung qui chỉ hướng về một mục đích duy nhất là làm cho chúng sanh tự giác ngộ bản tánh sáng suốt của mình”. 

“Bách” là một trăm. “Dụ” là thí dụ. Soạn giả đã theo sát nguyên bản và chuyển nội dung cuốn Kinh BÁCH DỤ trên thành thể “thơ lục bát” với những ngôn từ bình dị để mọi người dễ đọc, dễ nghe, dễ hiểu và dễ nhớ. Phần “lời bàn” ngay sau truyện cũng được chuyển thành thơ và in chữ nghiêng. 

Khi chuyển thơ soạn giả cũng tham khảo thêm ba bản dịch khác của Kinh BÁCH DỤ. Nói chung thời các bản dịch chỉ có chút ít khác biệt. Ba bản này là:

   1. “PHẬT HỌC NGỤ NGÔN” bản dịch từ tiếng Hán của Hòa Thượng Thích Tâm Châu. Người dịch cho biết Kinh Bách Dụ: “là cuốn kinh số 209 Trong Đại Tạng Kinh”…“Lẽ ra kinh Bách Dụ phải đủ 100 bài thí dụ, nhưng đây chỉ có 98 bài”…“Bộ này chính tên là Bách Dụ Kinh. Nội dung toàn bộ đều là lời thí dụ, ngụ ý răn dạy những người ngu si, không hiểu, để đi thẳng vào đường hiểu biết chân chính, nên nay đổi là Phật học Ngụ ngôn”.

   2. “KINH BÁCH DỤ” bản dịch từ tiếng Hán của Tỳ Kheo Thích Tâm Khanh (năm 2000). Trong cuốn này người dịch cho biết: “Nguyên tác kinh Bách Dụ do Tôn giả Tăng Già Tư Na (Sanghasena) tuyển soạn 98 câu truyện thí dụ từ kinh điển do chính kim ngôn đức Thích Tôn tuyên thuyết. Năm thứ 10 niên hiệu Vĩnh Minh (493 TL), bộ kinh được tôn giả Cầu Na Tỳ Địa (Gunavaddhi), người xứ Trung Ấn chuyển dịch sang Hán ngữ”. 

   3. “SAKYAMUNI’S ONE HUNDRED FABLES” do Tetcheng Liao (Tiến Sỹ Luật Khoa Viện Đại Học Paris) dịch Kinh Bách Dụ từ tiếng Hán sang tiếng Anh kèm thêm lời chú thích (năm 1981). Về việc Kinh chỉ có 98 truyện, thiếu 2 truyện, dịch giả  ghi: “Một mặt có thể giải thích rằng để thuận tiện nên nói thành con số chẵn. Mặt khác có thể giải thích rằng lời nói đầu và lời nói cuối sách cũng được kể luôn thêm vào cho chẵn thành một trăm truyện”. 

Ước mong rằng những truyện thơ tuy mộc mạc và bình dị lại đầy vẻ giễu cợt trong cuốn Kinh này sẽ chuyên chở được những lời dạy thâm sâu và quý báu của Đức Phật tới khắp cả chúng sinh. 



NAM  MÔ  BỔN  SƯ  THÍCH  CA  MÂU  NI  PHẬT

Mùa Phật Đản 2007

DIỆU PHƯƠNG
---o0o---

Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh
Giang-Kinh -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Giang-Kinh -> A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não
Giang-Kinh -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương