Kinh đỊa tạng bồ TÁt bổn nguyện thiển thíCH



tải về 2.73 Mb.
trang1/32
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích2.73 Mb.
#31926
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32
KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT

BỔN NGUYỆN THIỂN THÍCH


HT Tuyên Hóa Giảng
Vạn Phật Thánh Thành

Nguồn

http://www.thuvienhoasen.org

Chuyển sang ebook 27-6-2009

Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.com

Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org
Mục Lục

Duyên Khởi Của Pháp Hội Giảng Kinh

III) Nêu Rõ Tông Chỉ Kinh (Biện Ðịnh Tông Chỉ)

IV) Giải Thích Đề Mục Kinh (Tiêu Thích Danh Ðề)

V) Dịch Giả Truyền Dịch (Truyền Dịch Sử Giả)

VI) Giảng Giải Kinh Văn (Biệt Giải Văn Nghĩa)

Quyển Thượng

Phẩm Thứ Nhất - Thần Thông Trên Cung Trời Ðao Lợi

Phẩm Thứ Hai - Phân Thân Tập Hội

Phẩm Thứ Ba - Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên

Phẩm Thứ Tư - Nghiệp Cảm Của Chúng Sanh Ở Cõi Diêm Phù

Quyển Trung

Phẩm Thứ Năm - DANH HIỆU CỦA ÐỊA NGỤC

Phẩm Thứ Sáu - NHƯ LAI TÁN THÁN

Phẩm Thứ Bảy - LỢI ÍCH CHO CẢ KẺ CÒN NGƯỜI MẤT

Phẩm Thứ Tám - CÁC VUA DIÊM LA VÀ QUYẾN THUỘC KHEN NGỢI

Phẩm Thứ Chín - XƯNG DANH HIỆU CHƯ PHẬT

Quyển Hạ

Phẩm Thứ Mười  - NHÂN DUYÊN VÀ SỰ SO SÁNH CÔNG ÐỨC BỐ THÍ


 

Phẩm Thứ Mười Một - ĐỊA THẦN HỘ PHÁP

Phẩm Thứ Mười Hai - THẤY, NGHE ĐỀU ĐƯỢC LỢI ÍCH

Phẩm Thứ Mười Ba - GIAO PHÓ CHO TRỜI NGƯỜI

Phần Phụ Lục




Duyên Khởi Của Pháp Hội Giảng Kinh


Tất cả mọi nơi đều là đạo tràng, Pháp Hội, cho nên bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, chúng ta cũng đều có thể giảng Kinh thuyết Pháp, tu tập, hành trì được cả. Mọi lúc đều có thể tu hành, mọi chốn đều là nơi để dụng công. Tu hành thì không nên phân biệt nơi chốn, chẳng nên phân biệt xa gần; đến nơi nào cũng thấy như nhaụ Ngoài ra, cũng không nên phân biệt về sự tốt xấu của Pháp Hộị Nếu ở bất cứ nơi nào chúng ta cũng có thể giảng Kinh thuyết Pháp, nghiên cứu giáo lý Phật Ðà, thì chúng ta sẽ có thể "kết thành một đoàn, luyện thành một khối." Cho nên, tập được thói quen đến đâu cũng nghiên cứu Phật Pháp là điều quan trọng nhất vậy.

Chủ yếu của việc nghiên cứu Phật Pháp là gì? Ðó là cắt đứt vọng tưởng, thâu nhiếp thân tâm. Nếu chúng ta không mơ tưởng về quá khứ, hiện tại hoặc vị lai, mà chỉ một lòng một dạ nghiên cứu Phật Pháp, thì chúng ta sẽ không còn phiền não, khổ đau. Tại sao chúng ta có phiền não ? Bởi vì chúng ta không có được cái nhìn thấu suốt, không nỡ buông bỏ, cứ cho rằng việc này quan trọng, việc kia cần thiết, do vậy mà sanh lòng chấp trước. Một khi đã có tâm chấp trước thì phiền não sẽ theo đó mà nảy sinh. Cho nên, chúng ta nghiên cứu Phật Pháp thì cần phải dẹp bỏ tâm chấp trước.

Hôm nay là ngày đầu tiên chúng tôi giảng Kinh ở đây. Sau này, khi quý vị vào chỗ ngồi thì người hàng sau nên ngồi xen kẽ đối với người hàng trước, để người trước người sau đều có thể thấy rõ, khỏi cản trở tầm nhìn của nhau. Ðó là cách ngồi; còn đứng thì như thế nào ? Cứ hai người đứng một hàng, hàng này cách hàng kia một khoảng vừa đủ để có thể cúi lạy được. 

Vừa rồi chúng ta có niệm Lục Tự Ðại Minh Chú (Án Ma Ni Bát Di Hồng). Bồ Tát Ðịa Tạng rất thích mọi người niệm chú Lục Tự Ðại Minh này. Nếu quý vị trì niệm Lục Tự Ðại Minh Chú thì quý vị cầu xin bất cứ điều gì, Bồ Tát Ðịa Tạng cũng sẽ giúp cho qúy vị được toại nguyện. Sự cảm ứng linh thiêng của Ngài Ðịa Tạng không thể nào nói hết được, điều này trong Kinh cũng có đề cập đến. Vì thế, trong các buổi giảng Kinh, chúng ta đều nên luôn luôn niệm Lục Tự Ðại Minh Chú. Ðây là một Thần Chú tối nhiệm mầu; công năng của Thần Chú này thật không thể nghĩ bàn!

Nhân duyên của Pháp Hội giảng Kinh Ðịa Tạng lần này cũng khá đặc biệt. Mùa hạ năm nay tôi mướn căn nhà này để mở khóa tu học, và dự trù sau khi khóa học viên mãn thì trả nhà. Ðến khi trả nhà rồi, thì có vài học viên muốn ở lại tu học tiếp nên phải tự đi tìm thuê phòng tạm trú; nhưng tìm phòng để thuê là một việc rất vất vả, không dễ gì kiếm được ngaỵ Cho nên tôi cũng rất "mạo hiểm" quyết định mướn lại căn nhà này. Sau đó, tôi mời mấy học viên đó về ở, đồng thời thỉnh bức tượng Ðịa Tạng Vương Bồ Tát về đây "sống chung" với mọi người. Như thế, đại chúng ngày ngày đều có cơ hội lễ bái Bồ Tát hầu gieo trồng thiện căn, vun bồi cội phước. 

Tuy nhiên, đối với người Mỹ thì Bồ Tát vẫn còn quá xa lạ! Trước kia họ không biết đến bất cứ một vị Bồ Tát nào cả, bây giờ lại ở chung một nhà với Bồ Tát, thì có người lấy làm vui mừng, song cũng có người ngần ngại: "Ồ! Tượng Bồ Tát này trông giống người thật quá!"; và sanh ra sợ sệt. Do đó, bây giờ tôi sẽ "giới thiệu" vị Bồ Tát này với quý vị. Phàm muốn kết bạn với ai, tất trước hết chúng ta phải tìm hiểu xem người ấy là người như thế nào; nay vì quý vị muốn "làm quen" với Bồ Tát Ðịa Tạng nên tôi sẽ giảng Kinh Ðịa Tạng cho quý vị nghe.

Kinh Ðịa Tạng được xem là một bộ "Hiếu Kinh" của Phật Giáo. Bồ Tát Ðịa Tạng là một vị Bồ Tát thực hành hiếu đạo, và là vị Bồ Tát hiếu thảo với cha mẹ nhất. Vì cũng mong muốn mọi người đều học theo tinh thần hiếu đạo của Bồ Tát Ðịa Tạng, cho nên hôm nay tôi giảng bộ Kinh Ðịa Tạng này.

Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu bộ Kinh này dựa trên sáu yếu tố: 

- Thứ nhất là Nhân Duyên Nảy Sanh Giáo Pháp (Giáo Khởi Nhân Duyên), tức là nhân duyên, nguyên do có bộ Kinh này.

- Thứ hai là Phân Loại Theo Tạng Thừa (Tạng Thừa Sở Nhiếp). "Tạng" là Tam Tạng. "Thừa" là Ðại Thừa và Tiểu Thừa; mà cũng là Ngũ Thừa - Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa. Như vậy, yếu tố thứ hai là xét xem Kinh này thuộc về tạng nào trong ba Tạng và thừa nào trong năm Thừa. 

- Thứ ba là Nêu Rõ Tông Chỉ Kinh (Biện Định Tông Chỉ)

- Thứ tư là Giải Thích Đề Mục Kinh (Tiêu Thích Danh Đề) 

- Thứ năm là Dịch Giả Truyền Dịch (Truyền Dịch Sử Giả), nói rõ ai là người lưu truyền, phiên dịch bộ Kinh.

- Và, thứ sáu là Giảng Giải Kinh Văn (Biệt Giảng Văn Nghĩa), giải thích ý nghĩa của kinh văn.



I) Nhân Duyên Nảy Sanh Giáo Pháp (Giáo Khởi Nhân Duyên)

"Giáo khởi nhân duyên" nghĩa là gì? "Giáo" là lời giáo hóa, dạy dỗ chúng sinh của các bậc Thánh Nhân. "Khởi" tức là trước kia vốn không có mà bây giờ lại có, lại nảy sanh rạ "Nhân" là nhân tố, còn "duyên" là duyên cớ. Thế thì, do nhân duyên gì mà khởi sanh giáo pháp này ?

Sau khi thành Phật, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết Pháp ròng rã suốt bốn mươi chín năm, giảng Kinh tại hơn ba trăm Pháp Hội, song thủy chung vẫn chưa siêu độ cho Ma-Da Phu Nhân, thân mẫu của Phật. Ðức Phật Thích Ca vốn được sanh ra từ cạnh sườn (phía trên bụng) bên trái của thân mẫu, và hạ sinh Ngài xong thì Ma-Da Phu Nhân qua đời. Sau khi chứng đắc Phật Quả, Ngài quán xét và biết là Thánh Mẫu đã được thác sanh lên cõi trời.

Bấy giờ, lúc đã thuyết xong Kinh Pháp Hoa và trước khi thuyết Kinh Niết Bàn, Phật Thích Ca nhớ đến mẫu thân nên liền lên cung trời Ðao Lợi ba tháng để thuyết Pháp cho Thánh Mẫu nghe. Phật thuyết Pháp gì ở Ðao Lợi Thiên? Phật đã thuyết Kinh Ðịa Tạng, một bộ kinh dạy về đạo hiếu. Vậy, do muốn cứu độ từ mẫu nên Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đã lên cung trời Ðao Lợi thuyết giảng Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện. Ðức Phật vì mẹ mà tuyên thuyết giáo pháp Kinh Ðịa Tạng; thế thì bộ Kinh này phải chăng rất trọng yếu ?



II) Phân Loại Theo Tạng Thừa (Tạng Thừa Sở Nhiếp)

"Tạng" là Tam Tạng - Kinh Tạng, Luật Tạng, Luận Tạng. "Nhiếp" có nghĩa là thuộc về. Kinh Tạng thì thuộc về Ðịnh Học, Luật Tạng thuộc về Giới Học, và Luận Tạng thì thuộc về Huệ Học. Kinh-Luật-Luận cũng chính là Giới-Ðịnh-Huệ. Bộ Kinh này thuộc về Kinh Tạng và Luật Tạng vì trong đó có đề cập đến Giới Luật. 

"Thừa" ở đây chính là Ngũ Thừa. Có người nói là chỉ có Tam Thừa - Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa và Bồ Tát Thừa - mà thôi; thế thì Ngũ Thừa là gồm những gì? Là ba Thừa ấy cộng thêm Nhân Thừa và Thiên Thừa nữa, thì thành năm Thừa. Mỗi chúng ta đều có nhiều điểm khác biệt nhau; giữa chư Thiên với nhau cũng có thiên sai vạn biệt; Thanh Văn, Duyên Giác cũng thế; và Bồ Tát cũng không phải chỉ có một mà là rất nhiều vị. Vậy, bộ Kinh Ðịa Tạng này thuộc về Nhân Thừa, Thiên Thừa và Bồ Tát Thừa.



tải về 2.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương