KIỂm toán nhà NƯỚc số 228/bc-ktnn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.63 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.63 Mb.
#17714
  1   2   3   4   5   6   7   8

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC


Số 228/BC-KTNN



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2016

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ KIỂM TOÁN NĂM 2015

Tổng hợp kết quả kiểm toán tại 203 đơn vị (đầu mối, chủ đề)1 được kiểm toán trong năm 2015 và kết quả kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN năm 2014 tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KTNN tổ chức lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2015. Căn cứ Khoản 8, Điều 10 và Khoản 3, Điều 48 Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015, KTNN trân trọng báo cáo Quốc hội kết quả kiểm toán năm 2015 như sau:



A. KẾT QUẢ KIỂM TOÁN QUYẾT TOÁN NSNN NĂM 2014

I. Về quyết toán thu, chi cân đối NSNN (chi tiết tại các Phụ lục từ số 02 đến số 04 kèm theo)

1. Về lập và giao dự toán

Triển khai thực hiện các quy định của Luật NSNN về lập và giao dự toán NSNN, nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2014, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã tổ chức thực hiện công tác lập và phân bổ dự toán NSNN năm 2014 cơ bản tuân thủ các quy định hiện hành, song kết quả kiểm toán, bên cạnh những chuyển biến tích cực vẫn còn nổi lên một số vấn đề:



1.1. Dự toán thu NSNN

Dự toán Quốc hội quyết định và Chính phủ giao 782.700 tỷ đồng, trong đó: Thu nội địa không kể thu từ dầu thô và thu tiền sử dụng đất 503.000 tỷ đồng, bằng 102,5% ước thực hiện năm 2013. Nếu loại trừ các yếu tố tác động do thực hiện miễn, giảm, giãn thuế và các khoản dự kiến ghi thu vào NSNN đã có mục tiêu sử dụng2 theo quyết định của cấp có thẩm quyền, dự toán thu nội địa không kể thu từ dầu thô và thu tiền sử dụng đất bằng 115,3% ước thực hiện năm 20133, bảo đảm mức tăng bình quân tối thiểu theo quy định4. Qua kiểm toán còn cho thấy một số Bộ, cơ quan trung ương lập dự toán chưa đầy đủ các khoản thu5; một số địa phương lập dự toán chậm so với thời gian quy định6; số liệu ước thực hiện thu năm 2013 của một số Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thấp so với khả năng thực hiện7; không lập dự toán thu các khoản học phí, phí, lệ phí và các khoản huy động đóng góp khác8; không dự kiến đầy đủ, bao quát hết nguồn thu trên địa bàn9; một số địa phương được kiểm toán lập dự toán thu nội địa (không kể thu từ dầu thô, thu tiền sử dụng đất) không đảm bảo mức phấn đấu tăng bình quân khoảng 12-13%10, dự toán thu XNK không đảm bảo tăng 8-9%11 so với ước thực hiện năm 2013.



1.2. Dự toán chi NSNN

1.2.1. Dự toán chi đầu tư phát triển

Trên cơ sở dự kiến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tổng thu, chi cân đối NSNN năm 201412 và khả năng đáp ứng vốn từ các khu vực trong toàn xã hội, dự toán chi đầu tư phát triển Quốc hội quyết định và Chính phủ giao là 163.000 tỷ đồng13 (tương đương 16,2% tổng chi NSNN), giảm 1,6% so với kế hoạch năm 2013. Kết quả kiểm toán cho thấy:

(1) Việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2014 tại Quyết định số 2011/QĐ-BKHĐT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT còn một số tồn tại, hạn chế: (i) Bố trí NSTW vượt tỷ lệ hỗ trợ cho một số dự án 219,9 tỷ đồng, không đúng đối tượng hoặc vượt tỷ lệ quy định tại một số chương trình 264,2 tỷ đồng; phê duyệt cơ cấu NSTW trong tổng mức đầu tư vượt tỷ lệ hỗ trợ quy định 241,1 tỷ đồng; nhiều dự án thông tin chưa đầy đủ và còn sai lệch14; (ii) Bố trí, phân chia vốn NSTW đối ứng cho một số dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA vượt tỷ lệ quy định 216,6 tỷ đồng (bố trí 47,5 tỷ đồng; phân chia 169,1 tỷ đồng).

(2) Tại một số Bộ, cơ quan trung ương, địa phương: (i) Lập dự toán không đầy đủ15; danh mục dự án đề xuất bố trí vốn không sát thực tế nên phải điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch vốn16; giao dự toán chưa phù hợp với danh mục dự kiến kế hoạch vốn17; (ii) Không phân bổ18, phân khai chi tiết19 kế hoạch vốn ngay từ đầu năm; trong năm không phân bổ20 hoặc phân bổ vốn thấp hơn quy định21; bố trí vốn cho một số dự án chưa đủ điều kiện22, sai nội dung nguồn vốn đầu tư23, không tuân thủ thứ tự ưu tiên24, thiếu căn cứ hoặc không sát thực tế25; bố trí vốn cho một số dự án nhóm B quá 05 năm, nhóm C quá 03 năm26, vượt mức vốn giai đoạn 2011-201527; một số địa phương chưa xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn28, kế hoạch đầu tư giai đoạn 2011-201529, kế hoạch 03 năm 2013-201530; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn khi chưa được cấp có thẩm quyền thông qua31.

1.2.2. Dự toán chi thường xuyên

- Tại một số Bộ, cơ quan trung ương còn tình trạng lập dự toán cao hơn khả năng ngân sách, số kiểm tra của Bộ Tài chính, chưa đầy đủ căn cứ tính toán và không sát thực tế32; giao dự toán chậm33, điều chỉnh, bổ sung nhiều lần trong năm34.

- Một số địa phương lập và giao dự toán cho một số nhiệm vụ chi chưa tuân thủ định mức phân bổ của HĐND tỉnh35, giao dự toán chi cho đơn vị thụ hưởng không tuân thủ dự toán đã được HĐND quyết định36, tính thiếu số trừ tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương37, giao chỉ tiêu biên chế cao hơn chỉ tiêu do Bộ Nội vụ giao38, bố trí chưa đảm bảo tối thiểu 10% tiền sử dụng đất để thực hiện công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Thông tư số 199/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 201439; phân bổ dự toán nhưng không có nhiệm vụ chi40; bố trí dự toán chi thường xuyên cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề thấp hơn mức Trung ương giao41; một số đơn vị thuộc 27/50 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được kiểm toán phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên chưa phân khai hết cho các đơn vị từ đầu năm42.



2. Về chấp hành ngân sách

Căn cứ Luật NSNN, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2014, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã có nhiều giải pháp quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành ngân sách nên kết quả thu, chi NSNN năm 2014 cơ bản đáp ứng được các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Quốc hội quyết định. Song kết quả kiểm toán còn cho thấy:



2.1. Về thu ngân sách nhà nước

Quyết toán thu NSNN 877.697 tỷ đồng43, vượt 12,1% (94.997 tỷ đồng) dự toán, chủ yếu do tăng thu nội địa từ sản xuất, kinh doanh (41.465 tỷ đồng) và dầu thô (14.882 tỷ đồng), trong đó: (i) Thu nội địa từ sản xuất, kinh doanh (không kể thu từ dầu thô và thu về nhà, đất) 537.997 tỷ đồng, vượt 8,4% (41.465 tỷ đồng) dự toán; (ii) Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 173.005 tỷ đồng, vượt 12,3% (19.005 tỷ đồng) dự toán, trong đó: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, bảo vệ môi trường hàng nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu 252.938 tỷ đồng, vượt 13% (28.938 tỷ đồng) dự toán; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ là 79.933 tỷ đồng, vượt dự toán 9.933 tỷ đồng, làm giảm thu cân đối NSNN tương ứng. Qua kiểm toán cho thấy:

(1) Dự toán chi hoàn thuế GTGT không sát thực tế44.

(2) Tình trạng hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí tính thuế, từ đó tính thiếu thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp, lợi nhuận còn lại phải nộp NSNN… vẫn diễn ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp, đơn vị được kiểm toán; còn không ít đơn vị hạch toán thiếu số thu; hạch toán các khoản chi phí không đúng chế độ, định mức; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ các khoản phải nộp NSNN... Kết quả kiểm toán, KTNN xác định số phải nộp NSNN tăng thêm 8.287,3 tỷ đồng.

(3) Việc thực hiện quy định về phí, lệ phí tại các cơ sở đào tạo, khám chữa bệnh công lập chưa có nhiều chuyển biến, một số tồn tại, hạn chế đã được KTNN phát hiện và kiến nghị trong nhiều năm nhưng chậm được khắc phục, như: Thu học phí, lệ phí vượt mức quy định, thu một số khoản không có trong quy định45; chưa phản ánh đầy đủ số thu vào báo cáo tài chính46; chưa nộp kịp thời hoặc chưa đầy đủ số thu học phí, lệ phí vào KBNN47.

(4) Về quản lý nợ thuế

(4.1) Nợ thuế do ngành Thuế quản lý

Tổng số nợ thuế đến 31/12/2014 là 76.073 tỷ đồng, tăng 9,7% (6.731 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2013. Qua kiểm toán cho thấy nợ thuế có xu hướng tăng qua các năm cả về số tuyệt đối48 và tỷ trọng so với thu nội địa (trừ dầu thô)49; 38/63 tỉnh, thành phố có dư nợ thuế cuối năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể: (i) Nợ khó thu năm 2014 tăng 24% (2.617 tỷ đồng) so với năm 2013, hầu hết (53/63) các địa phương có mức dư nợ khó thu tăng, trong đó một số địa phương có số dư nợ khó thu tăng cao50 (ii) Nợ có khả năng thu (nợ thuế đến 90 ngày và trên 90 ngày) năm 2014 tăng 12% (6.160 tỷ đồng) so với năm 2013, nhiều (28/63) địa phương có mức dư nợ có khả năng thu tăng, trong đó một số địa phương có số dư nợ có khả năng thu tăng cao51; (iii) Nợ chờ xử lý năm 2014 giảm 32% (2.046 tỷ đồng) so với năm 2013, nhiều (33/63) địa phương có dư nợ chờ xử lý giảm, trong đó một số địa phương có số dư nợ chờ xử lý giảm nhiều52.

Qua kiểm toán tại 50 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho thấy, ngoài các nguyên nhân khách quan53, công tác quản lý nợ đọng thuế tại một số địa phương còn hạn chế: Một số Cục Thuế thực hiện không triệt để các biện pháp cưỡng chế theo quy định54; không thực hiện đầy đủ việc cưỡng chế thu nợ đối với các đối tượng cần cưỡng chế55; công tác phân loại nợ thuế thiếu cơ sở, căn cứ và bằng chứng56; 22/50 Cục Thuế địa phương tổng hợp chưa đầy đủ số liệu nợ đọng thuế57. Ngoài ra qua kiểm toán còn cho thấy, mặc dù trong nhiều năm ngành Thuế đã quan tâm triển khai theo dõi nợ đọng thuế trên phần mềm ứng dụng song số liệu theo dõi nợ đọng thuế đến 31/12/2014 in từ phần mềm ứng dụng tại một số Cục Thuế còn sai lệch so với báo cáo (bản giấy) của các Cục Thuế gửi Tổng cục Thuế58.

(4.2) Nợ thuế do ngành Hải quan quản lý

Nợ thuế quá hạn đến 31/12/2014 là 7.111 tỷ đồng59, giảm 22,6% (2.071 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể: (i) Nợ quá hạn về thuế chuyên thu năm 2014 giảm 22,9% (1.465 tỷ đồng) so với năm 201360, trong đó 27/34 Cục Hải quan có số nợ thuế chuyên thu giảm so với năm 201361, 7/34 Cục Hải quan còn lại có số nợ đọng thuế chuyên thu tăng không đáng kể; (ii) Nợ quá hạn về thuế tạm thu năm 2014 giảm 21,9% (606 tỷ đồng) so với năm 201362, nhiều (24/34) Cục Hải quan có mức nợ thuế tạm thu quá hạn năm 2014 giảm, trong đó một số Cục Hải quan có số giảm lớn63, riêng Cục Hải quan Đồng Nai có mức nợ thuế tạm thu quá hạn cuối năm 2014 tăng 264% (5,5 tỷ đồng) so với năm 2013.

(5) Tạm thu, tạm giữ

Kết quả kiểm toán cho thấy việc xử lý tài khoản tạm thu, tạm giữ của ngành Hải quan còn chưa kịp thời, đầy đủ, cụ thể: (i) Số dư tài khoản tạm thu đến 31/12/2014 của ngành Hải quan là 2.163 tỷ đồng, trong đó số đến hạn nộp NSNN nhưng chưa nộp là 637,9 tỷ đồng; (ii) Số dư tài khoản tạm giữ đến 31/12/2014 của ngành Hải quan là 441,6 tỷ đồng, 520.260 USD, 11.409 HKD, 8.345 GBP, 13.375 THB, 14.755 EUR, 2.493.734 JPY, 2.229 SGD, 32.790 AUD. Ngoài ra, qua kiểm toán tại Cục Hải quan TPHCM còn cho thấy đến thời điểm kiểm toán có 10 quyết định xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực Hải quan từ năm 2000 nhưng chưa nộp NSNN 77.000 USD, 2.000 EUR và 260.000 JPY.

(6) Công tác miễn, giảm, giãn, gia hạn, hoàn thuế

Theo báo cáo của Tổng cục Thuế: (i) Tổng số thuế người nộp thuế đề nghị miễn, giảm theo luật định là 8.317,6 tỷ đồng và 6.594 USD64; số đã miễn, giảm là 7.663 tỷ đồng và 6.594 USD65; (ii) Tổng số thuế đã miễn, giảm theo nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ là 3.981 tỷ đồng66; (iii) 38.712 đối tượng được gia hạn nộp thuế theo quy định67 với số tiền 5.686,7 tỷ đồng68.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, năm 2014 số thuế được miễn là 10.251,9 tỷ đồng, giảm 3.122,8 tỷ đồng, hoàn 20.778,1 tỷ đồng, không thu thuế 10.741,9 tỷ đồng.

(7) Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 13/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý thu, chống thất thu ngân sách, Tổng cục Thuế đã phối hợp với cơ quan tài chính và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý thu, chống thất thu thuế; đẩy mạnh công tác phòng, chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới; cơ quan Thuế các địa phương được kiểm toán đã quan tâm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu ngân sách. Song qua kiểm toán chọn mẫu hồ sơ thanh tra, kiểm tra tại một số Cục Thuế cho thấy: Một số biên bản kiểm tra lập không đúng theo mẫu biểu69, chậm so với quy định70; nội dung phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra chưa rõ ràng71; xử lý kết quả thanh, kiểm tra không phù hợp quy định của pháp luật72; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế qua kết quả thanh tra, kiểm tra chưa đầy đủ73; chưa đánh giá rủi ro qua phân tích hồ sơ kê khai thuế của doanh nghiệp để xác định doanh nghiệp cần kiểm tra theo quy định74.

2.2. Chi ngân sách nhà nước

2.2.1. Chi đầu tư phát triển

Dự toán Quốc hội quyết định và Chính phủ giao 163.000 tỷ đồng, quyết toán 248.452 tỷ đồng (chiếm 22,5% tổng chi NSNN75, bằng 6,3% GDP76), vượt 52,4% (85.452 tỷ đồng) dự toán, chủ yếu do số vốn ngoài nước giải ngân vượt 164,2% (24.385 tỷ đồng) kế hoạch, nguồn dự phòng ngân sách và nguồn năm trước chuyển sang... Trong đó:

- NSTW 61.673 tỷ đồng, tăng 56,1% (22.164 tỷ đồng) dự toán, do: Quyết toán khối lượng hoàn thành các dự án được phép kéo dài 477,6 tỷ đồng, các khoản tạm ứng cho các dự án năm trước đưa vào quyết toán năm nay 4.861,8 tỷ đồng, Chương trình Biển Đông hải đảo vượt dự toán 2.567 tỷ đồng, nguồn vốn ngoài nước vượt dự toán 15.207 tỷ đồng77, bù chênh lệch lãi suất vượt dự toán 1.579 tỷ đồng (39,9%)78, chi bổ sung dự trữ quốc gia vượt dự toán 370 tỷ đồng.

- NSĐP 186.779 tỷ đồng, tăng 51,2% (63.289 tỷ đồng) dự toán, chủ yếu do tăng chi XDCB 56.954 tỷ đồng79 (nguồn vốn trong nước vượt kế hoạch 46.798 tỷ đồng80 chủ yếu do nguồn năm trước chuyển sang, tăng thu NSĐP, bổ sung có mục tiêu từ NSTW để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; vốn ngoài nước thanh toán vượt kế hoạch 10.156 tỷ đồng81).

Kết quả kiểm toán cho thấy:

(1) Về công tác giám sát đầu tư năm 2014

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT82, đến 20/5/2015 có 120/123 đơn vị83 gửi báo cáo đánh giá công tác giám sát đầu tư năm 2014. Kết quả giám sát đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho thấy: (i) Trong năm có 39.173 dự án đang thực hiện đầu tư, trong đó 17.638 dự án khởi công mới (dự án nhóm C là 16.750 dự án, chiếm 95%) chiếm 45,03%84 và 14.419 dự án kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng trong kỳ, chiếm 36,81%85; (ii) Một số địa phương có số dự án khởi công mới và số dự án khởi công mới/số dự án thực hiện trong kỳ khá cao86. (iii) Số dự án chậm tiến độ là 2.869 dự án, chiếm 7,32% dự án thực hiện trong kỳ, chủ yếu do: Công tác giải phóng mặt bằng 1.063 dự án, chiếm 2,71%; do bố trí vốn không kịp thời 659 dự án, chiếm 1,68%; do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu 248 dự án, chiếm 0,63%; do thủ tục đầu tư 304 dự án, chiếm 0,78%; do các nguyên nhân khác 557 dự án, chiếm 1,42%. Trong đó một số địa phương có số dự án chậm tiến độ lớn87. (iv) 3.717 dự án phải điều chỉnh, chiếm 9,49% tổng số dự án thực hiện88.

(2) Về quyết toán dự án hoàn thành

Theo báo cáo của Bộ Tài chính89: (i) Tổng số dự án được thẩm tra, phê duyệt quyết toán năm 2014 là 72.092 dự án (tăng 22.588 dự án so với năm 201390) với tổng số vốn đầu tư được phê duyệt quyết toán 319.253,6 tỷ đồng (tăng 64.619,4 tỷ đồng so với năm 2013), trong đó: Vốn NSNN 67.077 dự án (NSTW 2.407 dự án, NSĐP 64.670 dự án) với tổng số vốn 281.129,8 tỷ đồng (NSTW 85.213,6 tỷ đồng, NSĐP 195.916,2 tỷ đồng); vốn TPCP 5.015 dự án với tổng số vốn 38.123,7 tỷ đồng; (ii) Năm 2014, cả nước đã rà soát, xử lý và quyết toán được 46.771 dự án hoàn thành từ năm 2005 đến 2012 với số vốn đầu tư được quyết toán là 173.216 tỷ đồng. Song, số dự án hoàn thành chậm lập báo cáo quyết toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán so với quy định lũy kế từ năm 2005 đến ngày 31/12/2014 còn rất lớn91.

(3) Về nợ đọng XDCB

Đến tháng 3/2016, Bộ KH&ĐT chưa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ danh mục và số nợ đọng xây dựng cơ bản đến hết ngày 31/12/2014 của các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định tại tiết b, điểm 2, Mục II Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/4/201592.

Tuy nhiên, theo Báo cáo số 508/BC-BKHĐT ngày 21/01/2016 của Bộ KH&ĐT về báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2011- 2015 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, số nợ đọng XDCB đến 31/12/2014 tổng hợp của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 86.995,6 tỷ đồng93 (NSNN 76.208,2 tỷ đổng94, TPCP 10.774,2 tỷ đồng, nguồn vốn khác 13,2 tỷ đồng), trong đó năm 2015 các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã bố trí thanh toán nợ đọng XDCB 29.895 tỷ đồng95, số nợ đọng XDCB đến ngày 31/12/2014 chưa bố trí kế hoạch vốn để thanh toán 57.100,7 tỷ đồng96. Song qua kiểm toán cho thấy đây chỉ là số liệu tổng hợp, không có chi tiết dự án và chưa có phương án, lộ trình xử lý trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020.

(4) Về hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư

Kết quả kiểm toán cho thấy cơ bản các chủ đầu tư đã chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư, quản lý và sử dụng vốn đầu tư theo quy định. Song còn khá nhiều tồn tại, hạn chế:

- Một số dự án lập quy hoạch không phù hợp thực tế dẫn đến phải điều chỉnh97; công tác khảo sát, lập và phê duyệt dự án đầu tư không tuân thủ quy định98, không hợp lý dẫn đến phải điều chỉnh quy mô99, tăng tổng mức đầu tư100, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án không kịp thời101; phê duyệt dự án đầu tư khi chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn102; phê duyệt dự án không thuộc danh mục kế hoạch đầu tư giai đoạn 2013-2015103, lập chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư chưa có đầy đủ cơ sở hoặc chưa hợp lý104.

- Công tác khảo sát, thiết kế tại hầu hết dự án được kiểm toán còn nhiều hạn chế dẫn đến quá trình thi công phải điều chỉnh; bản vẽ thiết kế kỹ thuật không thể hiện đầy đủ chi tiết, thiếu kích thước105; địa chất thực tế thi công sai khác với hồ sơ địa chất giai đoạn thiết kế kỹ thuật106; hồ sơ khảo sát, thiết kế chưa tuân thủ đầy đủ khung tiêu chuẩn của dự án107; hầu hết dự toán của các dự án được kiểm toán đều tính sai khối lượng, định mức, đơn giá, trong đó một số dự án sai sót lớn108, đặc biệt một số dự án áp dụng định mức “cọc cát” cho công tác thi công “giếng cát”109, áp dụng định mức công tác “cốt thép cọc khoan nhồi sử dụng mối nối que hàn, máy hàn” cho công tác “cốt thép cọc khoan nhồi sử dụng mối nối cóc”110; giá trị dự toán tính lại của một số gói thầu thấp hơn giá trị hợp đồng111.

- Hồ sơ mời thầu chưa đầy đủ, chi tiết112, còn nêu rõ biện pháp thi công113, xuất xứ hàng hóa114, yêu cầu một số nội dung làm hạn chế sự cạnh tranh trong đấu thầu115; thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu chưa đúng quy định116; phân chia gói thầu không hợp lý117; tiên lượng đính kèm hồ sơ mời thầu của một số gói thầu không phù hợp với bản vẽ thiết kế kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt118; chủ đầu tư chưa thực hiện đăng tải đầy đủ thông tin trên báo đấu thầu119; hồ sơ trúng thầu còn sai sót120; chỉ định thầu, ký hợp đồng trực tiếp không đúng quy định121; hợp đồng không đầy đủ nội dung122, không phù hợp quy định123, điều khoản về chế tài xử lý vi phạm không chặt chẽ124, giá trị hợp đồng còn sai sót125; điều chỉnh mức tạm giữ bảo hành công trình không phù hợp với mức quy định126; chủ đầu tư chưa thực hiện mua bảo hiểm công trình cho dự án127; còn xảy ra hành vi chuyển nhượng thầu128, sử dụng thầu phụ khi chưa được sự đồng ý của chủ đầu tư129.

- Đối với các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng BT, BOT: Do quy định về cách xác định lưu lượng phương tiện qua trạm thu phí và chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ dẫn đến việc xác định một số chỉ tiêu trong phương án tài chính của các nhà đầu tư chỉ dựa trên kết quả khảo sát thực tế ngắn ngày của đơn vị tư vấn130 hoặc tham khảo các hợp đồng tương tự đã thực hiện131 nên khó xác định được tính đúng đắn của phương án tài chính; tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trên tổng vốn đầu tư thấp hơn cam kết132; khoảng cách giữa các trạm thu phí chưa hợp lý133... cần phải được chấn chỉnh, khắc phục.

- Một số dự án thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng chậm so với tiến độ chung của dự án134; chưa lập phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ, tái định cư135; phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt còn sai sót136; một số trường hợp bồi thường, hỗ trợ tái định cư không đúng quy định137; tiến độ thực hiện đầu tư tại hầu hết các dự án đều chậm so với kế hoạch ban đầu nhưng không phân tích rõ nguyên nhân để xử lý trách nhiệm của các bên liên quan, trong đó một số dự án chậm trên 3 năm138.

- Hồ sơ quản lý chất lượng của nhiều dự án còn thiếu sót, không đầy đủ; báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của một số dự án sơ sài139; tỷ lệ dự án được kiểm tra, giám sát140, lập báo cáo giám sát141 thấp; một số đơn vị không thực hiện chế độ báo cáo giám sát đầu tư142; chất lượng thi công một số hạng mục của một số dự án không đảm bảo143, có hiện tượng xuống cấp, hư hỏng144, một số công trình đường giao thông vừa hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng đã xuất hiện tình trạng hằn lún vệt bánh xe145.

- Công tác nghiệm thu, thanh toán tại các dự án còn nhiều sai sót, trong đó một số dự án có sai khối lượng146, định mức147, đơn giá148 lớn; còn trường hợp thanh toán vượt dự toán được duyệt149, vượt giá trị quyết toán150; bù giá thiếu cơ sở, chưa đúng quy định151...; một số chủ đầu tư cho nhà thầu tạm ứng chưa đúng quy định152, chậm thu hồi153.

- Công tác lập, thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đối với hầu hết các dự án hoàn thành đều không đảm bảo thời gian quy định; hầu hết các địa phương chưa tuân thủ triệt để những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ154, dẫn tới 39/50 địa phương được kiểm toán phát sinh nợ đọng XDCB mới trong năm 2014 là 13.377 tỷ đồng155, tỷ lệ nợ đọng XDCB đến hết 31/12/2014 của một số địa phương156 còn lớn so với tổng chi đầu tư phát triển của địa phương năm 2014; một số địa phương157 chưa xây dựng phương án, kế hoạch và lộ trình xử lý nợ đọng XDCB theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ158; một số Bộ, cơ quan trung ương159 chưa bố trí nguồn vốn để xử lý nợ đọng.

Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 2.037 tỷ đồng, trong đó: Thu hồi nộp NSNN 229,3 tỷ đồng; giảm thanh toán 758,7 tỷ đồng; xử lý khác 1.049 tỷ đồng.

Ngoài ra, KTNN đã phát hiện một số tồn tại, bất cập về cơ chế, chính sách, qua đó kiến nghị các Bộ rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp160.

2.2.2. Chi thường xuyên

Dự toán Quốc hội quyết định và Chính phủ giao 704.400 tỷ đồng, quyết toán 723.292 tỷ đồng (chiếm 65,5% tổng chi NSNN, bằng 18,4% GDP), tăng 2,7% (18.892 tỷ đồng) dự toán, trong đó: NSTW 315.574 tỷ đồng, bằng 97,7% dự toán; NSĐP 407.718 tỷ đồng, tăng 6,9% (26.221 tỷ đồng) dự toán. Trong đó: Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ 7.027 tỷ đồng, bằng 91,5% dự toán (năm 2012 là 82,7%, năm 2013 là 85,3% dự toán); chi sự nghiệp văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thông tấn và thể dục thể thao 13.574 tỷ đồng, tăng 23% (2.534 tỷ đồng) dự toán (năm 2012 vượt 10,1%, năm 2013 vượt 17,1% dự toán); chi quản lý hành chính 123.120 tỷ đồng, tăng 19,5% (20.105 tỷ đồng) dự toán (năm 2012 vượt 12,5%, năm 2013 vượt 2,5% dự toán). Kết quả kiểm toán cho thấy:

(1) Năm 2014, một số địa phương hụt thu ngân sách cấp tỉnh hoặc ngân sách cấp huyện nhưng không thực hiện rà soát, cắt giảm nhiệm vụ chi theo quy định tại Khoản 2, Điều 59, Luật NSNN161; tình trạng sử dụng sai nguồn kinh phí xảy ra ở nhiều địa phương được kiểm toán, KTNN kiến nghị 21/50 tỉnh, thành phố được kiểm toán bố trí hoàn trả nguồn 1.608 tỷ đồng, trong đó có một số địa phương phải bố trí nguồn hoàn trả lớn162; còn địa phương sử dụng sai nguồn kinh phí và không còn kết dư ngân sách dẫn đến một số nhiệm vụ chi theo quy định được chuyển nguồn nhưng không có nguồn đảm bảo để chi chuyển nguồn163; trong điều hành ngân sách còn sử dụng 107,8 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, nguồn cải cách tiền lương, nguồn bổ sung có mục tiêu... để bổ sung chi thường xuyên sai quy định164 hoặc để bù hụt thu không đúng quy định165.

(2) NSTW còn cấp bổ sung có mục tiêu cho một số địa phương nhưng thực tế không có mục tiêu, nội dung chi cụ thể, địa phương đã hòa chung để bổ sung cân đối 715 tỷ đồng166.

(3) Hầu hết các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được kiểm toán đều còn tình trạng chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, KTNN đã kiến nghị thu hồi nộp NSNN 183 tỷ đồng.

(4) Về sử dụng nguồn dự phòng NSNN

(i) NSTW: Theo Bộ Tài chính báo cáo, nguồn dự phòng NSTW năm 2014 là 10.300 tỷ đồng đã được phân bổ cho các nhiệm vụ: Phòng chống, khắc phục hậu thiên tai, dịch bệnh 3.022,5 tỷ đồng, chiếm 29,3%; chi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh 4.314,9 tỷ đồng, chiếm 41,9%; các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách 2.962,6 tỷ đồng, chiếm 28,8%.

(ii) NSĐP: Qua kiểm toán cho thấy 16/50 địa phương được kiểm toán còn sử dụng nguồn dự phòng cho một số nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp bách (chi thường xuyên, chi tạm ứng, chi sửa chữa mua sắm tài sản...) 613 tỷ đồng167.

(5) Về tạo nguồn và sử dụng nguồn CCTL: Một số Bộ, cơ quan trung ương168 chưa trích lập 40% số thu được để lại để tạo nguồn CCTL theo quy định; 16/50 địa phương chưa trích đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định 932 tỷ đồng169; một số địa phương báo cáo chưa đầy đủ hoặc sai nguồn cải cách tiền lương được để lại từ nguồn thu học phí, viện phí và thu sự nghiệp khác, nguồn năm trước chuyển sang, dẫn đến Bộ Tài chính cấp thừa kinh phí cải cách tiền lương 242 tỷ đồng170; một số địa phương sử dụng nguồn CCTL cho mục đích khác 215 tỷ đồng171.

2.2.3. Về chi chuyển nguồn: Chi chuyển nguồn năm 2014 sang năm 2015 là 235.506 tỷ đồng, bằng 17,6% tổng chi cân đối NSNN172 (năm 2013 là 14,8%, năm 2012 là 16,4%). Trong đó: Chi chuyển nguồn do chậm triển khai 14.580 tỷ đồng (năm 2012 là 22.454 tỷ đồng và năm 2013 là 19.215 tỷ đồng), bằng 6,2% tổng số chi chuyển nguồn và bằng 1,1% tổng chi cân đối NSNN (năm 2013 là 10,1% và 1,5% tổng chi cân đối NSNN). Qua kiểm toán cho thấy: (i) Một số Bộ, cơ quan trung ương chuyển số dư chậm so với quy định173, chuyển số dư của hoạt động không còn nhiệm vụ chi174, đề nghị xét chuyển nguồn chưa đúng quy định, KTNN đã kiến nghị hủy dự toán 54,6 tỷ đồng175; số dư tạm ứng NSTW theo hợp đồng cho các dự án do các Bộ, cơ quan trung ương quản lý chưa thu hồi đến hết năm 2014 là 5.728,1 tỷ đồng176; (ii) 28/50 địa phương chi chuyển nguồn tăng so với năm trước177; một số địa phương kinh phí còn nhiệm vụ chi chưa chuyển nguồn 7.132 tỷ đồng178, các khoản chi chuyển nguồn qua nhiều năm nhưng chưa thực hiện 127 tỷ đồng179.

2.2.4. Về sử dụng nguồn tăng thu NSNN và tiết kiệm chi NSTW năm 2014

Theo Nghị quyết số 939/NQ-UBTVQH13 ngày 18/5/2015, nguồn tăng thu và tiết kiệm chi NSTW năm 2014 được phân bổ, sử dụng 37.741 tỷ đồng cho 10 nhiệm vụ180 nhưng không có nội dung bổ sung quỹ dự trữ tài chính và bù đắp bội chi NSNN năm 2014 theo quy định181.

2.2.5. Về cho vay, tạm ứng và ứng trước dự toán

Số ứng trước kế hoạch vốn từ NSTW cho các dự án còn lớn, số phải thu hồi đến hết năm 2014 là 81.707,5 tỷ đồng182, bằng 50,1% kế hoạch vốn đầu năm 2014 (81.707,5/163.000 tỷ đồng), tăng 14.522,7 tỷ đồng so với năm 2013 (năm 2013 là 67.184,8 tỷ đồng). Qua kiểm toán cho thấy số ứng trước hàng năm nhiều nhưng số thu hồi hạn chế (năm 2014 ứng trước kế hoạch vốn 17.670,4 tỷ đồng, trong khi số thu hồi ứng trước chỉ là 3.147,7 tỷ đồng), dẫn đến số ứng trước được chuyển tiếp qua nhiều năm nhưng không được thu hồi (trong 81.707,5 tỷ đồng số dư ứng trước đến hết năm 2014 có: Số ứng trước từ trước năm 2009 là 6.714,8 tỷ đồng, năm 2009 là 15.186,3 tỷ đồng, năm 2010 là 10.760,5 tỷ đồng, năm 2011 là 3.390 tỷ đồng, năm 2012 là 11.937,9 tỷ đồng, năm 2013 là 12.756,2 tỷ đồng...).

Việc cho vay, tạm ứng sai quy định, cho vay, tạm ứng kéo dài nhiều năm, chậm thu hồi xảy ra tại một số tỉnh, thành phố được kiểm toán, trong đó: Tạm ứng 297 tỷ đồng183, cho vay 130,8 tỷ đồng184 sai quy định; cho vay 764 tỷ đồng185, tạm ứng XDCB và tạm ứng khác 3.964 tỷ đồng186 đã quá hạn nhưng chưa được thu hồi, trong khi hàng năm địa phương vẫn phải đi vay và trả lãi.

2.2.6. Quản lý, sử dụng các quỹ ngoài ngân sách

(1) Quỹ dự trữ tài chính

Số dư đầu năm Quỹ dự trữ tài chính trung ương 2.213 tỷ đồng, số bổ sung trong năm 27,1 tỷ đồng (lãi tiền gửi), số dư cuối năm 2.240,1 tỷ đồng, bằng 0,31% (2.240,1 tỷ đồng/719.189 tỷ đồng) dự toán chi NSTW năm 2014, nhỏ hơn rất nhiều so với mức khống chế tối đa theo quy định187, khó đáp ứng yêu cầu xử lý cân đối ngân sách theo quy định188.

Một số địa phương chưa trích lập hoặc trích lập Quỹ dự trữ tài chính chưa đảm bảo 50% kết dư ngân sách theo quy định189, sử dụng kết dư để cho ứng trước dự toán dẫn đến không còn kết dư để trích Qũy190.

(2) Quỹ phát triển đất: Một số địa phương được kiểm toán chưa trích lập hoặc trích lập chưa đủ mức191, sử dụng Quỹ không đúng quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 và quy định của địa phương192.

(3) Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp: Một số địa phương chưa nộp số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp tại địa phương về Quỹ này tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định 96,7 tỷ đồng193, sử dụng số dư Quỹ tại địa phương không đúng mục đích194.

2.2.7. Về mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản

Một số đơn vị được kiểm toán chưa tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về mua sắm, sửa chữa tài sản195, chưa ban hành quy chế quản lý và sử dụng tài sản công theo quy định tại Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009196, không tổ chức kiểm kê tài sản cuối năm197, theo dõi và hạch toán đối với tài sản mua mới hoặc thanh lý sai quy định198, sử dụng tài sản không đúng mục đích199, vượt định mức về số lượng xe ô tô200, một số đơn vị chưa hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất201, chưa xác định giá trị quyền sử dụng đất để theo dõi, quản lý202 hoặc chưa phản ánh đầy đủ giá trị quyền sử dụng đất trên báo cáo tài chính203, chưa hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007204, chưa xử lý dứt điểm tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm nhiều năm205.

- Một số địa phương chưa triển khai giao tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009206; chưa ban hành quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô chuyên dùng để áp dụng cho các cơ quan đơn vị thuộc địa phương quản lý207; việc sử dụng tài sản công chưa hiệu quả208; chưa quán triệt, thực hiện tốt chủ trương thực hành tiết kiệm trong điều kiện ngân sách khó khăn209, còn tình trạng mua xe ô tô không phù hợp với mục đích trang bị210; điều chuyển xe ô tô cho đơn vị không có tiêu chuẩn được trang bị xe211.

2.2.8. Về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

Các đơn vị được giao thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí theo quy định của Chính phủ212 nhìn chung đã tuân thủ các quy định, tiết kiệm được lao động, kinh phí để tăng thu nhập cho công chức, viên chức. Song, quá trình thực hiện còn một số hạn chế: (i) Một số Bộ, cơ quan trung ương chưa giao quyền tự chủ cho một số đơn vị trực thuộc213, giao thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP nhưng chưa rà soát, phân loại đơn vị trực thuộc cho giai đoạn mới hoặc đánh giá chưa phù hợp214; một số đơn vị được kiểm toán Quy chế chi tiêu nội bộ còn nội dung không hợp lý, chưa bao quát đầy đủ nguồn thu và nhiệm vụ chi215 hoặc chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời theo chế độ mới của Nhà nước216, trích lập các quỹ chưa đúng quy định217; (ii) Một số địa phương chưa triển khai giao quyền tự chủ hoặc triển khai chưa triệt để218, giao cơ chế khoán chi và tự chủ tài chính nhưng chưa có tiêu chí lượng hóa để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ219, phân bổ và giao kinh phí hoạt động chưa phù hợp với quy định hiện hành, còn bổ sung kinh phí ngoài kinh phí đã giao tự chủ220; (iii) Một số Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được kiểm toán chưa hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức KH&CN theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP221.


Каталог: userfiles -> files -> VanBanTaiLieuQH -> KY%20HOP%20THU%201
KY%20HOP%20THU%201 -> PHỤ LỤC 1 danh mục văn bản chỉ ĐẠo về CẤp giấy chứng nhận quyền sử DỤng đẤT
KY%20HOP%20THU%201 -> ChuyểN ĐỔi thế giới của chúng ta: chưƠng trình nghị SỰ 2030 VÌ SỰ phát triển bền vững mở đầu
KY%20HOP%20THU%201 -> KIỂm toán nhà NƯỚC
KY%20HOP%20THU%201 -> Ủy ban tư pháp số: 2938/bc-ubtp13 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
KY%20HOP%20THU%201 -> QUỐc hội khóa XIII ủy ban văn hóA, giáo dụC
KY%20HOP%20THU%201 -> BẢng tổng hợP Ý kiến góP Ý CỦa doanh nghiệP
KY%20HOP%20THU%201 -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 603/bc- cp hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2015 BÁo cáO
KY%20HOP%20THU%201 -> Phụ lục TỔng hợp tình hình tiếp nhận và trả LỜi chất vấn củA ĐẠi biểu quốc hộI
KY%20HOP%20THU%201 -> BÁo cáo tổng kếT 10 NĂm thi hành luật dưỢC

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương