KĨ thuật rubric trong xây dựng thang hưỚng dẫn chấM ĐIỂm cho đÁp án kiểm tra tự luận I. Kĩ thuật Rubric



tải về 67.24 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích67.24 Kb.
#27323


KĨ THUẬT RUBRIC TRONG XÂY DỰNG THANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CHO ĐÁP ÁN KIỂM TRA TỰ LUẬN
I. Kĩ thuật Rubric

- Rubric là một tập hợp các quy tắc nhằm giúp đưa ra những đánh giá về học sinh thông qua những minh chứng có được từ kết quả học tập, rèn luyện phẩm chất của học sinh thể hiện ở các bài kiểm tra hoặc ở phần đánh phẩm chất

- Trong kiểm tra, Rubric đưa ra những mong đợi về mỗi mức độ thành tích cần đạt đối với câu hỏi: kém, yếu, trung bình, khá và giỏi hoặc yếu, đạt, tốt. Qua đó cung cấp minh chứng có được từ bài kiểm tra về kết quả học tập của học sinh.

- Với kĩ thuật Rubric, giáo viên có thể đánh giá được những kiến thức mà học sinh nắm được đối với bộ môn một cách chính xác và khách quan nhất.


II. Ví dụ:

Bài toán (7 điểm)

Cho tam giác ABC vuông tại A. Đ­ường cao AH chia cạnh huyền thành hai đoạn BH = 4cm; CH = 9cm. Gọi D, E theo thứ tự đó là chân đ­ường vuông góc hạ từ H xuống AB và AC.

a) Tính độ dài đoạn thẳng DE

b) Chứng minh đẳng thức AE.AC = AD.AB

c) Gọi các đường tròn (O), (M), (N) theo thứ tự ngoại tiếp các tam giác ABC, DHB, EHC. Xác định vị trí t­ương đối giữa các đường tròn: (M) và (N); (M) và (O); (N) và (O).

d) Chứng minh DE là tiếp tuyến chung của hai đ­ường tròn (M) và (N) và là tiếp tuyến của đư­ờng tròn đ­ường kính MN.


Hướng dẫn chấm kiểu truyền thống:

Câu

Nội dung

Điểm






0,5

a)

AHC và BHA đồng dạng nên:

AH2 = BH.CH = 36 => AH = 6

ADHE là hình chữ nhật, nên: DE = AH = 6cm


1,5

b)

AHC và AEH đồng dạng nên:

AH2 = AE.AC

AHB và ADH đồng dạng nên:

AH2 = AD.AB

=> AE.AC = AD.AB = AH2


1,5

c)

- Tâm M, N và giao điểm H của (M) và (N) thẳng hàng nên (M) tiếp xúc (N). H nằm giữa M, N nên tiếp xúc ngoài

- Tâm M, O và giao điểm B của (M) và (O) thẳng hàng nên (M) tiếp xúc (O). B nằm ngoài M và O nên tiếp xúc trong

- CM Tương tự trên suy ra (N) và (O) tiếp xúc trong


1,75

d)

-  NEI =  NHI   NE  ED

Chứng minh tư­ơng tự ta có: MD  ED

 ED là tiếp tuyến chung của hai đ­ường tròn (M) và (N)

- MDEN là hình thang vuông => đường trung bình vuông góc ED

EN = 4,5cm; DM = 2cm  Độ dài đư­ờng trung bình của MDEN là 3,25cm

 Đư­ờng trung bình là bán kính của đư­ờng tròn đư­ờng kính MN

 ED là tiếp tuyến của đ­ường tròn đó tại trung điểm của ED


1,75

Bản hướng dẫn chấm này có ưu điểm là dễ thiết kế và thiết kế nhanh, gọn.

Song có nhược điểm:

- Người chấm phải tự gán trọng số điểm cho những phần học sinh làm đúng ở từng bước suy luận bên trên, nhưng làm sai ở những bước suy luận sau.

- Người chấm phải tự gán trọng số điểm cho những lời giải đúng nhưng khác với lời giải trong hướng dẫn chấm.

Do đó kết quả bài làm câu hỏi trắc nghiệm tự luận của học sinh thường mang nhiều tính chủ quan của người chấm, thiếu tính khách quan cần thiết.

Một kĩ thuật thiết kế thang chấm điểm được gọi là Rubric dưới đây sẽ khắc phục được những nhược điểm trên.
Mô hình sau là ví dụ về Rubric của câu hỏi nêu trên:

1. Mô hình kiểu 1 (Yếu, Đạt, Tốt):





Yếu

Đạt

Tốt




Vẽ hình đúng: 0,5 điểm



a

Nêu định hướng tính được DE qua AH

- Làm được mức trước

- Viết đúng công thức và lắp dữ kiện đúng, tính được AH = 6



- Làm được mức trước

- Chứng minh được

DE = AH = 6cm


Điểm

0,5

1

1,5

b*

Nêu định hướng chứng minh được đẳng thức

- Làm được mức trước

- Chứng minh được cặp tam giác đồng dạng



- Làm được mức trước

- Chứng minh được AE.AC = AD.AB



Điểm

0,5

1

1,5

c

Nêu định hướng chứng minh được 1 cặp đường tròn tiếp xúc

- Làm được mức trước

- Chứng minh được 1 cặp đường tròn tiếp xúc trong hay ngoài



- Làm được mức trên

- Chứng minh được các cặp đường tròn tiếp xúc trong hay ngoài



Điểm

0,25

0,75

1,75

d*

Nêu định hướng chứng minh được DE là tiếp tuyến của 1 đường tròn

- Làm được mức trước

- Chứng minh DE là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (M) và (N)



- Làm được mức trước

- Chứng minh được DE là tiếp tuyến của đư­ờng tròn đường kính MN.



Điểm

0,25

0,75

1,75

Tổng

2

4

7

- Đối với phần b, HS có thể làm theo cách chứng minh 2 cặp tam giác đồng dạng là AHC, AEH và AHB, ADH để suy ra AE.AC = AD.AB = AH2 hoặc cũng có thể làm theo cách chứng minh trực tiếp 2 tam giác đồng dạng là ABC và AED từ đó suy ra luôn AE.AC = AD.AB

- Đối với phần d, HS có thể chứng minh DE là tiếp tuyến của đường tròn đường kính MN bằng cách chứng minh MDEN là hình thang vuông => đường trung bình vuông góc ED và do EN = 4,5cm; DM = 2cm  Độ dài đư­ờng trung bình của MDEN là 3,25cm  Đư­ờng trung bình là bán kính của đư­ờng tròn đư­ờng kính MN  ED là tiếp tuyến của đ­ường tròn đó tại trung điểm I của ED hoặc cũng có thể bằng cách chứng minh MDEN là hình thang vuông => đường trung bình vuông góc ED tại I và do NI vuông góc HE; DI vuông góc HD; HE vuông góc HD  NI vuông góc DI  I nằm trên đường tròn đường kính MN từ đó suy ra ED là tiếp tuyến của đ­ường tròn đó tại trung điểm I của ED

2. Mô hình kiểu 2 (Kém, Yếu, TB, Khá, Giỏi):





Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Giỏi




Vẽ hình đúng: 0,5 điểm



a


Định hướng CM được AHC và BHA đồng dạng

- Làm được mức trên

- Định hướng tính được AH



- Làm được mức trên

- Lắp đúng công thức, tính được AH = 6



- Làm được mức trên

- Định hướng tính được DE qua AH



- Làm được mức trên

- Tính được DE=AH



Điểm

0.25

0.5

1

1.25

1.5

b


Định hướng CM được các góc bằng nhau

- Làm được mức trên

- Định hướng CM được các tam giác đồng dạng



- Làm được mức trên

- CM được các tam giác đồng dạng



- Làm được mức trên

- Định hướng CM đẳng thức qua các cặp tỉ số



- Làm được mức trên

- CM được đẳng thức AE.AC = AD.AB



Điểm

0.25

0.5

1

1.25

1.5

c

CM được 2 tâm và 1 giao điểm của 2 đường tròn thẳng hàng

- Làm được mức trên

- CM được 1 cặp đường tròn tiếp xúc



- Làm được mức trên

- CM được cặp đường tròn trên tiếp xúc trong hay ngoài



- Làm được mức trên

- CM được cho cặp đường tròn thứ 2



- Làm được mức trên

- CM được cho cặp đường tròn thứ 3



Điểm

0.25

0.5

0.75

1.25

1.75

d

Định hướng CM được DE vuông góc với bán kính đường tròn (M) hoặc (N)

- Làm được mức trên

- CM được DE là tiếp tuyến của đường tròn (M) hoặc (N)



- Làm được mức trên

- CM được DE là tiếp tuyến chung của 2 đường tròn (M) và (N)



- Làm được mức trên

- Định hướng CM được DE là tiếp tuyến của đường tròn đường kính MN



- Làm được mức trên

- CM được DE là tiếp tuyến của đường tròn đường kính MN



Điểm

0.25

0.5

0.75

1.25

1.75

Tổng

1.5

2.5

4

5.5

7




Каталог: UserFiles -> HEAD901 -> news -> attachment
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
attachment -> Ubnd tỉnh vĩnh phúc sở giáo dục và ĐÀo tạO
attachment -> SỞ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 67.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương