Khung trời đại học: University of Washington



tải về 81.67 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích81.67 Kb.
#28213

Khung trời đại học: University of Washington
Thursday, June 14, 2007
















LTS. - Tiếp tục trong số báo này, trang Người Việt Trẻ của nhật báo Người Việt hân hạnh gởi đến các bạn “Khung Trời Ðại Học - College World,” một tiết mục hằng tuần giới thiệu những nét đại cương về các trường đại học tại Hoa Kỳ.











Vann Phan (tổng hợp)

University of Washington, được thành lập vào năm 1861, là trường đại học công chuyên về nghiên cứu tại Seattle, tiểu bang Washington. Trường cũng được biết đến dưới tên Washington, và dân địa phương thường gọi trường này một cách vắn tắt là “The U” hoặc UW (đọc là “U-Dub”). Ðây là viện đại học lớn nhất tại vùng Tây Bắc Hoa Kỳ và là viện đại học lâu đời nhất tại Duyên Hải Miền Tây.


University of Washington

Châm ngôn: hãy tỏa sáng (lux sit).


Thành lập: 1862.
Loại: trường công.
Quỹ hiến tặng: $2.5 tỷ.
Viện trưởng: Mark Emmert.
Nhân viên: 3,623.
Sinh viên cử nhân: 30,790.
Sinh viên cao học & tiến sĩ: 12,117.
Ðịa điểm: Seattle, Washington, Hoa Kỳ.
Khuôn viên đại học: trong thành phố, 643 mẫu Anh (2.8 km2).
Biểu tượng may mắn: Huskies.
Màu sắc: đỏ tía và vàng kim.
Website: washington.edu (http://www.washington.edu/)

Trường University of Washington hoạt động tại ba địa điểm, với khuôn viên đại học chính nằm trong khu đại học của Seattle và các trường chi nhánh tại Tacoma và Bothell. Ngân sách điều hành viện đại học trong năm tài khóa 2005 là $3.1 tỷ. Trường đại học này được gọi là đại học công với đẳng cấp Ivy (Public Ivy), tức là một đại học công lập mà giá trị và uy tín có thể so sánh với các đại học tư siêu đẳng thuộc hàng Ivy League bên miền Ðông Hoa Kỳ.



Hoạt động giảng huấn và nghiên cứu

Vào năm 2005, ngân sách nghiên cứu của Ðại Học Washington là $996 triệu, lớn hàng thứ năm trong tất cả các trường đại học trên toàn quốc Hoa Kỳ. Trong số các trường công, University of Washington là viện đại học nhận được tiền tài trợ nghiên cứu lớn nhất của liên bang và, nếu tính chung cả các trường công và tư tại Hoa Kỳ, trường UW đứng vào hàng thứ nhì trong số tiền tài trợ nghiên cứu nhận được, một vị thế mà University of Washington đã nắm giữ kể từ năm 1974. Trường đại học này là thành viên của Hiệp Hội Ðại Học Hoa Kỳ (AAU).

Tính tới niên khóa 2006-2007, học khóa Mùa Thu, trường Ðại Học Washignton có 40,216 sinh viên theo học.

Trong số ban giảng huấn, có tất cả tám vị lãnh giải thưởng Nobel (3 người kia là các cựu sinh viên UW), 50 vị có chân trong Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia (National Academy of Sciences), 14 vị nằm trong Hàn Lâm Viện Công Trình Kiến Tạo Quốc Gia (National Academy of Engineering), 41 vị là thành viên trong Viện Y Học Hàn Lâm Quốc Gia (Institute of Medicine of the National Academics), và 47 vị thuộc Viện Nghệ Thuật và Khoa Học Hoa Kỳ (American Academy of Arts and Sciences).

Hệ thống thư viện Univesity of Washington nằm trong danh sách các thư viện lớn nhất tại Hoa Kỳ, với số sách lưu trữ lên tới 6 triệu rưỡi quyển và 7.5 triệu bản vi phim. Hiệp Hội Thư Viện Nghiên Cứu (Association of Research Libraries) xếp hạng hệ thống thư viện của Universiy of Washington vào khoảng giữa hạng 5 và hạng 15 trên nhiều thể loại.

University of Washington là đại học chủ trì chương trình “Băng Tần Nghiên Cứu” (Research Channel), chương trình truyền hình duy nhất tại Hoa Kỳ chuyên truyền bá các công trình nghiên cứu của các học viện và tổ chức khoa học.

Nhằm phát huy cơ hội đồng đều, đặc biệt là cho những sinh viên mà gia đình có lợi tức thấp, trường UW tung ra chiến dịch Husky Promise vào năm 2006, theo đó các gia đình với số lợi tức nằm ở mức 65 phần trăm của số thu nhập trung bình trong tiểu bang sẽ được ưu tiên cứu xét, khiến cho nền giáo dục chất lượng cao của trường được đưa đến cho nhiều thành viên hơn trong cộng đồng dân chúng. Viện Trưởng Mark Emmert của University of Washington nhận xét rằng: “Trong dòng máu của chúng tôi không hề có khuynh hướng ưu đãi giới thượng lưu.”

Xếp hạng trên toàn quốc

Tờ US News & World Report:

Nhiều chương trình giảng huấn của Viện Ðại Học Washignton được tờ US News & World Report xếp vào loại 10 chương trình hàng đầu, kể cả trường Y Khoa và trường Ðiều Dưỡng (hạng nhất). Trong năm tài khóa 2006, trường Y khoa của UW nhận được $573.2 triệu trợ cấp của Viện Y Tế Quốc Gia, số tiền lớn vào hạng thứ nhì trong tất cả các trường đại học ở Hoa Kỳ. Trường Y Khoa của Ðại Học Washington cũng là trường chuyên môn về y tế duy nhất trên toàn quốc được xếp vào hạng 10 trường y khoa ưu hạng với tám môn chuyên ngành đặc biệt. Trường Ðiều Dưỡng UW được xếp hạng “số một” trên toàn quốc kể từ năm 1984 khi cuộc thăm dò đầu tiên về các trường điều dưỡng tại Hoa Kỳ được thực hiện.

Chương trình cao học về cán sự xã hội của UW được tờ US News & World Report xếp hạng 3 cùng với các đại học Columbia University, University of Chicago và University of Califronia-Berkeley. Chương trình cao học về thính học và phát âm bệnh lý học được xếp hạng ba và chương trình cao học về đồ gốm mỹ nghệ cũng đươc xếp hạng ba. Khoa kiến tạo sinh học của UW được xếp hạng tư, và chương trình điện toán của trường được xếp hạng 7. Ngành vật lý nguyên tử của trường thì được xếp hạng nhì trên toàn quốc.

Ngoài ra, trong bản xếp hạng năm 2007 của tờ US News & World Report về “Các Trường Ðại Học Ưu Hạng Hoa Kỳ,” University of Washington được xếp vào tầng 1 của các viên đại học quốc gia và thứ 11 trong số tất cả các trường đại học công lập tại Hoa Kỳ.

Tờ Washington Monthly:

Một cuộc duyệt xét của tư nhân do Trung Tâm Nghiên Cứu Ý Kiến Quốc Gia thực hiện và công bố trên tờ Washigton Monthly xếp hạng University of Washington vào hàng thứ 15 tại Hoa Kỳ. Trong cuộc thăm dò vào năm 1995, Ủy Hội Nghiên Cứu Quốc Gia đã xếp trường UW vào hàng thứ chín tại Hoa Kỳ trong một cuộc nghiên cứu qua 41 môn được giảng dạy tại bậc cao học.

Peace Corps (Ðoàn Hòa Bình):

Universioty of Washington được xếp hạng số 1 về số lượng sinh viên tình nguyện tham gia Peace Corps (Ðoàn Hòa Bình) trong năm 2007 và hạng số ba trong suốt nhiều năm khác.

Tạp chí Entrepreneur:

Tạp chí Entrepreneur xếp hạng Trung Tâm Phát Kiến (Center for Innovation) của UW vào hàng thứ 5 trong số những trung tâm ưu hạng tại Hoa Kỳ.

Tờ The Econopmist:

Tuần san kinh tế uy tín The Econopmist của Anh xếp hạng Chương Trình Ðào Tạo Giám Ðốc thuộc bậc cao học tại University of Washington vào hàng thứ 3 tại Hoa Kỳ.

Ðẳng cấp quốc tế

Bảng xếp hạng giáo dục các đại học thế giới:

Universioty of Washington được đánh giá đứng thứ 17 trong những trường đại học hạng nhất của thế giới trong năm 2006 của ấn bản Academic Ranking of World Universities (Ðẳng Cấp Nghiệp Vụ Giáo Dục Các Ðại Học Thế Giới). Chính tờ The Economist cũng có bản đánh giá tương tự đối với Ðại Học Washington.

Tờ Newsweek:

Tuần san Newsweek xếp hạng trường UW đứng thứ 22 trên thế giới trong cuộc thăm dò mệnh danh “Top 100 Global Universities” (100 Ðại Học Thượng Thặng Toàn Cầu).

Bản xếp hạng của Ðại Học Vũ Hán, Trung Quốc:

Trung Tâm Nghiên Cứu Ðánh Giá Khoa Học Trung Quốc thuộc Ðại Học Vũ Hán đã xếp đại học University of Washington vào hàng thứ 3 trên thế giới. Cuộc xếp hạng này căn cứ trên “chỉ số khoa học thiết yếu” (Essential Science Indicators, ESI), sử dụng dữ kiện từ những bài báo nói tới các trường đại học và mức độ các trường đó được báo chí nhắc nhở tới qua hơn 11,000 tờ báo và tạp chí trên khắp thế giới trong các môn ngành nghiên cứu.

Lịch sử

Thành phố Seattle là một trong sáu, bảy khu định cư của dân Mỹ trong cuộc Tây tiến - từ khoảng giữa cho tới cuối thế kỷ 19 - mong muốn có được một chốn an cư lập nghiệp tại lãnh địa Washington vừa mới được khai phá. Vào năm 1854, Thống Ðốc Lãnh Ðịa Isaac Stevens đề nghị thiết lập một viện đại học tại Wahington. Một số cư dân tiếng tăm trorng khu vực Seattle, đứng đầu là nhà giảng đạo Methodist Daniel Bagley, coi viện đại học là cơ hội làm gia tăng uy tín cho đô thị này. Họ đã thuyết phục những người định cư đầu tiên tại Seattle, trong đó có Ðại Biểu Dân Cử Arthur A. Denny, về việc Seattle phải có một trường đại học. Lúc đầu, ngành lập pháp của Washington cho phép mở hai trường đại học, một tại Seattle và một tại quận Lewis, nhưng sau đó họ rút lui ý kiến và chỉ chủ trương mở một trường đại học tại quận Lewis mà thôi. Nhưng vì địa phưng này không thể cung ứng đất dựng trường, vào năm 1858, ngành lập pháp Washington phải dời địa điểm của trường đại học về Seattle.

Năm 1861, một diện tích 10 mẫu Anh được dành ra để làm khuôn viên cho trường đại học mới. Ðại Biểu Dân Cử Denny cùng với hai nhà tiên phong Edward Lander và Charlie Terry cung hiến thêm địa điểm “Denny's Knoll” ở trung tâm thành phố Seattle cho trường sử dụng.

University of Washington chính thức khai giảng vào ngày 4 Tháng Mười Một năm 1861 dưới danh xưng là Territorial University of Washington (Ðại Học Lãnh Ðịa Washington). Năm sau đó, giới lập pháp ban hành luật chính thức thành lập Ðại Học Washington và cử ra một hội đồng quản trị. Buổi ban đầu, trường đại học tiến hành khá vất vả, phải đóng cửa tới ba lần (1863, 1867 và 1876) hoặc vì thiếu sinh viên theo học hoặc vì thiếu ngân sách điều hành. Nhưng sau khi tiểu bang Washington gia nhập liên bang vào năm 1889, cả Seattle và Viện Ðại học Washington đều phát triển mạnh mẽ. Sỉ số ghi danh đã tăng từ 30 sinh viên lúc ban đầu lên tới gần 300, và khu vực khuôn viên đại học ngày một phát triển lớn hơn.

Một ủy ban đặc biệt đã chọn một địa điểm mới là Union Bay nằm về phía Ðông Bắc trung tâm thành phố Seattle, và ngành lập pháp đã chuẩn chi ngân sách tậu mãi lô đất này để tiến hành công tác xây dựng khuôn viên đại học mới cho University of Washington.

Ðến năm 1865, trường UW được dời từ trung tâm thành phố tới khuôn viên đại học mới, dọn về tòa nhà Denny Hall mới được xây cất. Trường UW khởi sự phát triển mạnh mẽ tại khuôn viên mới, và nhiều công trình xây dựng lớn mọc lên nơi đây.

Giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho khuôn viên đại học. Việc xây dựng tòa nhà bốn góc của ngành mỹ nghệ, mà sinh viên vẫn gọi là “The Quad,” bắt đầu vào năm 1916 và được tiếp tục qua từng giai đoạn cho tới năm 1939. Hai cánh đầu tiên của thư viện Suzzallo Library, được coi là tòa kiến trúc trung tâm của viện đại học, được xây dựng vào năm 1926 và 1935. Việc kết thúc “Thế Chiến Hai” và việc ban hành đạo luật G.I. Bill giúp cho University of Washington có thêm đà tăng trưởng. Trong số những phát triển quan trọng nhất vào thời điểm này có việc khánh thành trường Y Khoa vào năm 1946. Trường này, sau đó, trở thành Trung Tâm Y Khoa Ðại Học Washington và hiện được tờ US News & World Report xếp vào trong số 10 bệnh viện ưu hạng tại Hoa Kỳ.

Vào đầu thập niên 1950, Phân Khoa Cảnh Sát Ðại Học Wahington được thành lập. Phân khoa hiện nắm quyền tài phán trên khuôn viên đại học University of Washington.

Các thập niên 1960 và 1970 được coi là “hoàng kim thời đại” của viện đại học nhờ có sự gia tăng lớn lao trong số sinh viên theo học, nhân viên giảng huấn, tiện nghi dạy dỗ, ngân sách khiển dụng và cả trong uy tín của nhà trường dưới quyền lãnh đạo của Viện Trưởng Charles Odegaard từ 1958 tới 1973. Sỉ số sinh viên tại UW tăng hơn gấp đôi - từ 16,000 lên tới 34,000 sinh viên.

Ngày nay, Washington University nằm trong số các trường đại học nhận được nhiều tiền tài trợ nghiên cứu nhất tại Hoa Kỳ. Ðiều này khiến cho ngân sách điều hành của viện đại học tăng lên tới 37 triệu Mỹ kim vào năm 1958 và hơn 400 triệu Mỹ kim vào năm 1973. Ðồng thời, diện tích sử dụng được của trường đại học cũng tăng gấp đôi với 35 tòa nhà mới được xây cất. Vào năm 1990, University of Washington mở các khuôn viên chi nhánh tại Bothell và Tacoma.

Ðại Học Washington được quản trị qua một hội đồng gồm 10 quản trị viên, với một thành viên trong hội đồng là sinh viên được chỉ định. Vị chủ tịch hội đồng mới đây nhất và danh tiếng nhất là William H. Gates Sr., thân phụ của tỷ phú Bill Gates. Hội đồng quản trị sinh viên cử nhân mang tên là Liên Hội Sinh Viện Ðại Học Washington (Associated Students of the Universiy of Washington, ASUW) và hội đồng quản trị sinh viên cao học được gọi là Hội Ðồng Sinh Viên Cao Học và Chuyên Nghiệp (Graduate & Professional Student Senate, GPSS).

University of Washington cung ứng các văn bằng cử nhân, cao học và tiến sĩ qua 140 phân khoa được tổ chức thành nhiều cao đẳng và trường:

* College of Architecture and Urban Planning (Ðại Học Kiến Trúc và Thiết Kế Ðô Thị).

* College of Arts and Sciences (Ðại Học Nhân Văn và Khoa Học).

* Business School (trường Kinh Doanh).

* College of Education (Ðại Học Giáo Dục).

* College of Engineering (Ðại Học Kiến Tạo).

* College of Forest Resources (Ðại Học Lâm Sản).

* School of Law (trường Luật).

* School of Medicine (trường Y Khoa).

* School of Nursing (trường Ðiều Dưỡng).

* College of Ocean and Fishery Sciences (Ðại Học Hải Dương và Ngư Nghiệp).

* School of Pharmacy (trường Dược Khoa).

* Daniel J. Evans School of Public Affairs (trường Công Vụ Daniel J. Evans).

* Jackson School of International Studies (trường Nghiên Cứu Quốc Tế Jackson).v


University of Washington, được thành lập vào năm 1861, là trường đại học công chuyên về nghiên cứu tại Seattle,


University of Washington

Châm ngôn: Hãy tỏa sáng (Lux sit)

Thành lập: 1862

Loại: trường công

Quỹ hiến tặng: $2.5 tỷ

Viện trưởng: Mark Emmert

Nhân viên: 3,623

Sinh viên cử nhân: 30,790

Sinh viên cao học & tiến sĩ: 12,117

Ðịa điểm: Seattle, Washington, Hoa Kỳ

Khuôn viên đại học: trong thành phố, 643 mẫu Anh (2.8 km2)

Biểu tượng may mắn: Huskies

Màu sắc: đỏ tía và vàng kim

Website: washington.edu (http://www.washington.edu/)


tiểu bang Washington. Trường cũng được biết đến dưới tên Washington, và dân địa phương thường gọi trường này một cách vắn tắt là “The U” hoặc UW (đọc là “U-Dub”). Ðây là viện đại học lớn nhất tại vùng Tây Bắc Hoa Kỳ và là viện đại học lâu đời nhất tại duyên hải miền Tây.

Xếp hạng trên toàn quốc

Tờ US News & World Report:

Nhiều chương trình giảng huấn của Viện Ðại Học Washignton được tờ US News & World Report xếp vào loại 10 chương trình hàng đầu, kể cả trường Y Khoa và trường Ðiều Dưỡng (hạng nhất). Trong năm tài khóa 2006, trường Y khoa của UW nhận được $573.2 triệu trợ cấp của Viện Y Tế Quốc Gia, số tiền lớn vào hạng thứ nhì trong tất cả các trường đại học ở Hoa Kỳ. Trường Y Khoa của Ðại Học Washington cũng là trường chuyên môn về y tế duy nhất trên toàn quốc được xếp vào hạng 10 trường y khoa ưu hạng với tám môn chuyên ngành đặc biệt. Trường Ðiều Dưỡng UW được xếp hạng “số một” trên toàn quốc kể từ năm 1984 khi cuộc thăm dò đầu tiên về các trường điều dưỡng tại Hoa Kỳ được thực hiện.

Chương trình cao học về cán sự xã hội của UW được tờ US News & World Report xếp hạng 3 cùng với các đại học Columbia University, University of Chicago và University of Califronia-Berkeley. Chương trình cao học về thính học và phát âm bệnh lý học được xếp hạng 3 và chương trình cao học về đồ gốm mỹ nghệ cũng được xếp hạng 3. Khoa kiến tạo sinh học của UW được xếp hạng 4, và chương trình điện toán của trường được xếp hạng 7. Ngành vật lý nguyên tử của trường thì được xếp hạng 2 trên toàn quốc.

Ngoài ra, trong bản xếp hạng năm 2007 của tờ US News & World Report về “Các trường đại học ưu hạng Hoa Kỳ,” University of Washington được xếp vào tầng 1 của các viện đại học quốc gia và thứ 11 trong số tất cả các trường đại học công lập tại Hoa Kỳ.

Tờ Washington Monthly:

Một cuộc duyệt xét của tư nhân do Trung Tâm Nghiên Cứu Ý Kiến Quốc Gia thực hiện và công bố trên tờ Washigton Monthly xếp hạng University of Washington vào hàng thứ 15 tại Hoa Kỳ. Trong cuộc thăm dò vào năm 1995, Ủy Hội Nghiên Cứu Quốc Gia đã xếp trường UW vào hàng thứ 9 tại Hoa Kỳ trong một cuộc nghiên cứu qua 41 môn được giảng dạy tại bậc cao học.

Peace Corps (Ðoàn Hòa Bình):

Universioty of Washington được xếp hạng số 1 về số lượng sinh viên tình nguyện tham gia Peace Corps (Ðoàn Hòa Bình) trong năm 2007 và hạng 3 trong suốt nhiều năm khác.

Tạp chí Entrepreneur:

Tạp chí Entrepreneur xếp hạng Trung Tâm Phát Kiến (Center for Innovation) của UW vào hàng thứ 5 trong số những trung tâm ưu hạng tại Hoa Kỳ.

Tờ The Econopmist:

Tuần san kinh tế uy tín The Econopmist của Anh xếp hạng Chương Trình Ðào Tạo Giám Ðốc thuộc bậc cao học tại University of Washington vào hàng thứ 3 tại Hoa Kỳ.

Ðẳng cấp quốc tế

Bảng xếp hạng giáo dục các đại học thế giới:

Universioty of Washington được đánh giá đứng thứ 17 trong những trường đại học hạng nhất của thế giới trong năm 2006 của ấn bản Academic Ranking of World Universities (Ðẳng Cấp Nghiệp Vụ Giáo Dục Các Ðại Học Thế Giới). Chính tờ The Economist cũng có bản đánh giá tương tự đối với Ðại Học Washington.

Tờ Newsweek:

Tuần san Newsweek xếp hạng trường UW đứng thứ 22 trên thế giới trong cuộc thăm dò mệnh danh “Top 100 Global Universities” (100 Ðại Học Thượng Thặng Toàn Cầu).

Bản xếp hạng của Ðại Học Vũ Hán, Trung Quốc:

Trung Tâm Nghiên Cứu Ðánh Giá Khoa Học Trung Quốc thuộc Ðại Học Vũ Hán đã xếp đại học University of Washington vào hàng thứ 3 trên thế giới. Cuộc xếp hạng này căn cứ trên “chỉ số khoa học thiết yếu” (Essential Science Indicators, ESI), sử dụng dữ kiện từ những bài báo nói tới các trường đại học và mức độ các trường đó được báo chí nhắc nhở tới qua hơn 11,000 tờ báo và tạp chí trên khắp thế giới trong các môn ngành nghiên cứu.

Lịch sử


Thành phố Seattle là một trong sáu, bảy khu định cư của dân Mỹ trong cuộc Tây tiến - từ khoảng giữa cho tới cuối thế kỷ 19 - mong muốn có được một chốn an cư lập nghiệp tại lãnh địa Washington vừa mới được khai phá. Vào năm 1854, Thống Ðốc Lãnh Ðịa Isaac Stevens đề nghị thiết lập một viện đại học tại Wahington. Một số cư dân tiếng tăm trorng khu vực Seattle, đứng đầu là nhà giảng đạo Methodist Daniel Bagley, coi viện đại học là cơ hội làm gia tăng uy tín cho đô thị này. Họ đã thuyết phục những người định cư đầu tiên tại Seattle, trong đó có đại biểu Dân Cử Arthur A. Denny, về việc Seattle phải có một trường đại học. Lúc đầu, ngành lập pháp của Washington cho phép mở hai trường đại học, một tại Seattle và một tại quận Lewis, nhưng sau đó họ rút lui ý kiến và chỉ chủ trương mở một trường đại học tại quận Lewis mà thôi. Nhưng vì địa phương này không thể cung ứng đất dựng trường, vào năm 1858, ngành lập pháp Washington phải dời địa điểm của trường đại học về Seattle.

Năm 1861, một diện tích 10 mẫu Anh được dành ra để làm khuôn viên cho trường đại học mới. Ðại biểu Dân Cử Denny cùng với hai nhà tiên phong Edward Lander và Charlie Terry cung hiến thêm địa điểm “Denny's Knoll” ở trung tâm thành phố Seattle cho trường sử dụng.

University of Washington chính thức khai giảng vào ngày 4 Tháng Mười Một năm 1861 dưới danh xưng là Territorial University of Washington (Ðại Học Lãnh Ðịa Washington). Năm sau đó, giới lập pháp ban hành luật chính thức thành lập Ðại Học Washington và cử ra một hội đồng quản trị. Buổi ban đầu, trường đại học tiến hành khá vất vả, phải đóng cửa tới ba lần (1863, 1867 và 1876) hoặc vì thiếu sinh viên theo học hoặc vì thiếu ngân sách điều hành. Nhưng sau khi tiểu bang Washington gia nhập liên bang vào năm 1889, cả Seattle và Viện Ðại học Washington đều phát triển mạnh mẽ. Sĩ số ghi danh đã tăng từ 30 sinh viên lúc ban đầu lên tới gần 300, và khu vực khuôn viên đại học ngày một phát triển lớn hơn.

Một ủy ban đặc biệt đã chọn một địa điểm mới là Union Bay nằm về phía Ðông Bắc trung tâm thành phố Seattle, và ngành lập pháp đã chuẩn chi ngân sách tậu mãi lô đất này để tiến hành công tác xây dựng khuôn viên đại học mới cho University of Washington.

Ðến năm 1865, trường UW được dời từ trung tâm thành phố tới khuôn viên đại học mới, dọn về tòa nhà Denny Hall mới được xây cất. Trường UW khởi sự phát triển mạnh mẽ tại khuôn viên mới, và nhiều công trình xây dựng lớn mọc lên nơi đây.

Giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho khuôn viên đại học. Việc xây dựng tòa nhà bốn góc của ngành mỹ nghệ, mà sinh viên vẫn gọi là “The Quad,” bắt đầu vào năm 1916 và được tiếp tục qua từng giai đoạn cho tới năm 1939. Hai cánh đầu tiên của thư viện Suzzallo Library, được coi là tòa kiến trúc trung tâm của viện đại học, được xây dựng vào năm 1926 và 1935. Việc kết thúc “Thế Chiến Hai” và việc ban hành đạo luật G.I. Bill giúp cho University of Washington có thêm đà tăng trưởng. Trong số những phát triển quan trọng nhất vào thời điểm này có việc khánh thành trường Y Khoa vào năm 1946. Trường này, sau đó, trở thành Trung Tâm Y Khoa Ðại Học Washington và hiện được tờ US News & World Report xếp vào trong số 10 bệnh viện ưu hạng tại Hoa Kỳ.

Vào đầu thập niên 1950, Phân Khoa Cảnh Sát Ðại Học Wahington được thành lập. Phân khoa hiện nắm quyền tài phán trên khuôn viên đại học University of Washington.

Các thập niên 1960 và 1970 được coi là “hoàng kim thời đại” của viện đại học nhờ có sự gia tăng lớn lao trong số sinh viên theo học, nhân viên giảng huấn, tiện nghi dạy dỗ, ngân sách khiển dụng và cả trong uy tín của nhà trường dưới quyền lãnh đạo của Viện Trưởng Charles Odegaard từ 1958 tới 1973. Sĩ số sinh viên tại UW tăng hơn gấp đôi - từ 16,000 lên tới 34,000 sinh viên.

Ngày nay, Washington University nằm trong số các trường đại học nhận được nhiều tiền tài trợ nghiên cứu nhất tại Hoa Kỳ. Ðiều này khiến cho ngân sách điều hành của viện đại học tăng lên tới 37 triệu Mỹ kim vào năm 1958 và hơn 400 triệu Mỹ kim vào năm 1973. Ðồng thời, diện tích sử dụng được của trường đại học cũng tăng gấp đôi với 35 tòa nhà mới được xây cất. Vào năm 1990, University of Washington mở các khuôn viên chi nhánh tại Bothell và Tacoma.

Ðại Học Washington được quản trị qua một hội đồng gồm 10 quản trị viên, với một thành viên trong hội đồng là sinh viên được chỉ định. Vị chủ tịch hội đồng mới đây nhất và danh tiếng nhất là William H. Gates Sr., thân phụ của tỷ phú Bill Gates. Hội đồng quản trị sinh viên cử nhân mang tên là Liên Hội Sinh Viên Ðại Học Washington (Associated Students of the Universiy of Washington - ASUW) và hội đồng quản trị sinh viên cao học được gọi là Hội Ðồng Sinh Viên Cao Học và Chuyên Nghiệp (Graduate & Professional Student Senate - GPSS).

University of Washington cung ứng các văn bằng cử nhân, cao học và tiến sĩ qua 140 phân khoa được tổ chức thành nhiều cao đẳng và trường:

* College of Architecture and Urban Planning (Ðại Học Kiến Trúc và Thiết Kế Ðô Thị).

* College of Arts and Sciences (Ðại Học Nhân Văn và Khoa Học).

* Business School (trường Kinh Doanh).

* College of Education (Ðại Học Giáo Dục).

* College of Engineering (Ðại Học Kiến Tạo).

* College of Forest Resources (Ðại Học Lâm Sản).

* School of Law (Trường Luật).

* School of Medicine (Trường Y Khoa).

* School of Nursing (Trường Ðiều Dưỡng).

* College of Ocean and Fishery Sciences (Ðại Học Hải Dương và Ngư Nghiệp).

* School of Pharmacy (Trường Dược Khoa).

* Daniel J. Evans School of Public Affairs (Trường Công Vụ Daniel J. Evans).

* Jackson School of International Studies (Trường Nghiên Cứu Quốc Tế Jackson).


University of Washington, được thành lập vào năm 1861, là trường đại học công chuyên về nghiên cứu tại Seattle, tiểu bang Washington. Trường cũng được biết đến dưới tên Washington, và dân địa phương thường gọi trường này một cách vắn tắt là “The U” hoặc UW (đọc là “U-Dub”). Ðây là viện đại học lớn nhất tại vùng Tây Bắc Hoa Kỳ và là viện đại học lâu đời nhất tại duyên hải miền Tây.

Kiến trúc trên khuôn viên đại học

Khuôn viên đại học Univesity of Washington tại Seattle nằm dọc theo ven bờ vịnh Union và Portage Bays, với bối cảnh xa xa là rặng Cascade Range ở phía




University of Washington

Châm ngôn: Hãy tỏa sáng (Lux sit)


Thành lập: 1862
Loại: trường công
Quỹ hiến tặng: $2.5 tỷ
Viện trưởng: Mark Emmert
Nhân viên: 3,623
Sinh viên cử nhân: 30,790
Sinh viên cao học và tiến sĩ: 12,117
Ðịa điểm: Seattle, Washington, Hoa Kỳ
Khuôn viên đại học: trong thành phố, 643 mẫu Anh (2.8 km2)
Biểu tượng may mắn: Huskies
Màu sắc: đỏ tía và vàng kim
Website: washington.edu (http://www.washington.edu/)
Ðông và rặng Olympic Mountains ở phía Tây. Nhìn từ thư viện Suzzallo Library bên trong khuôn viên trường, người ta có thể trông thấy núi Rainier ở phía Ðông Nam cùng những lùm cây anh đào ở phía Bắc.

Về phía Tây, khuôn viên đại học được viền bằng đường 15th Avenue N.E., về phía Bắc bằng đường N.E. 45th Street, về phía Ðông bằng đường Montlake Boulevard N.E., và về phía Nam bằng đường N.E. Pacific Street. Khuôn viên phía Ðông trải dài từ phía Ðông đường Montblake Boulevard cho tới đường Laurelhurst và phần lớn gồm những vùng đầm nước và các sân thể thao. Khuôn viên phía Nam, gồm đất đai trải dài giữa đường Pacific Street và kênh Lake Washington Ship Canal, là lãnh địa của các ngành y tế, hải dương học, ngư loại học và Trung Tâm Y Tế Ðại Học Washington. Khuôn viên phía Tây có nhiều nhà cửa nằm trên các đường phố của đô thị và nằm giữa các đường 15th Avenue và xa lộ liên bang 5 từ kênh Ship Canal tới đường N.E. 41st Street. Ðường University Way, mà dân địa phương vẫn gọi là “The Ave,” là nơi chứng kiến phần lớn đời sống sinh viên đại học.

Tòa nhà cổ xưa nhất trong khuôn viên đại học là Denny Hall, được xây dựng năm 1895 theo kiểu Phục Hưng Pháp để tôn vinh các nhà tiên phong khai phá tiểu bang Washington, là Arthur A. và Mary Denny. Thiên Văn Ðài Theodore Jacobsen Observatory, ở phía Bắc Denny Hall, được coi là tòa nhà cổ xưa đứng hàng thứ nhì của trường đại học.

Các công trình xây dựng tân tiến hồi thập niên 1960 có khuynh hướng tách rời khỏi kiểu kiến trúc Gô-tích Ðại Học (College Gothic). Ngày nay, các giảng đường của ngành kinh doanh, ngành khoa học và kiến tạo cũng như một phần thư viện Suzzallo Library đều mang đặc tính tân thời. Trường cũng có một tòa nhà với tường bằng kiếng, mà từ năm 1961 có chứa một lò nguyên tử thí nghiệm, nhưng hiện nay lò này đang được gỡ bỏ.

Các kiến trúc tân thời nhất trên khuôn viên đại học bao gồm tòa nhà bổ túc Kenneth Allen của thư viện trung ương được xây dựng từ năm 1990 cùng với các tòa nhà có kiến trúc thuộc thế hệ mới của ngành y khoa, khoa học và kiến tạo. Một số công trình và tiện nghi mới đây tại University of Washington được xây dựng nhờ có các ngân khoản tài trợ đáng kể của gia đình tỷ phú Bill Gates, chủ tịch đại công ty Microsoft, mặc dù các thành viên của gia đình này không phải là cựu sinh viên UW. Tòa nhà Mary Gates Hall mở cửa vào năm 2000, và vào Tháng Chín năm 2003, tòa nhà William H. Gates, trị giá 74 triệu đô la, ở góc phía Ðông Bắc khuôn viên đại học cũng được khánh thành. Ngoài ra, còn có thêm khu phẫu thuật thuộc Trung Tâm Y Khoa Ðại Học Washington, trị giá 90 triệu đô la. Vào Tháng Mười năm 2003, tòa nhà điện toán và kiến tạo Paul Allen, trị giá 72 triệu đô la, được đưa vào hoạt động . Vào Tháng Ba năm 2006, tòa nhà William H. Foege, trị giá 150 triệu đô la, dành cho khoa kỹ sư sinh học mở đã cửa dưới quyền bảo trợ của Bill Gates và cựu Tổng Thống Jimmy Carter.

Vào Tháng Chín năm 2006, đại học University of Washington công bố hoàn tất việc tậu mãi tòa nhà Safeco Plaza cao 22 tầng lầu cùng với các kiến trúc kế cận, trị giá tất cả là 130 triệu đô la. Theo dự kiến, các tòa nhà hành chánh và yểm trợ dịch vụ sẽ rời khỏi khuôn viên chính của đại học và dời vào các tiện nghi mới, dành riêng các tòa nhà và phòng ốc trên khuôn viên cũ làm nơi đặc trách giảng huấn mà thôi.

Các kiến trúc hấp dẫn du khách gồm có Memorial Way và George Washington Lane, Henry Art Gallery, Burke Museum of Natural History and Culture. Vườn cây thí nghiệm Washington Park Arboretum ở phía Nam khuôn viên đại học, bên kia Union Way, tuy được viện đại học điều hành nhưng lại do thành phố Seattle sởƯ hữu. Tòa nhà Trung Tâm Y Khoa Warren G. Magnuson, rộng 5,740, 2000 bộ vuông, là tòa nhà văn phòng lớn hàng thứ nhì trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Truyền thống thể dục, thể thao

Sinh viên Ðại Học Washington, các đoàn thể dục, thể thao và các cựu sinh viên đều được gọi là Washington Huskies và cũng thường được gọi theo cách hoán dụ (metonymically) là “Montlake,” vì khuôn viên đại học nằm trên đại lộ Montlake Boulevard N.E. Husky được chọn là biểu tượng may mắn của trường qua một hội đồng sinh viên vào năm 1922.

Màu sắc chính của trường, màu đỏ tía (purple) và vàng kim, đã được sinh viên bỏ phiếu bầu chọn vào năm 1892.

Các toán thể dục, thể thao của trường tranh tài tại Phân Bộ I-A thuộc Hiệp Hội Lực Sĩ Ðại Học Quốc Gia (National Collegiate Athletic Association - NCAA) và trong Ðại Hội 10 Trường Duyên Hải Miền Tây (Pacific Ten Conference). Các tiện nghi thể thao trên khuôn viên đại học bao gồm sân Husky Stadium (dành cho football và điền kinh), sân Bank of America Arena, cùng các sân khác như Husky Ballpark và Husky Softball Stadium.

Toán cầu thủ đánh gôn của UW chơi trên sân câu lạc bộ Washington National Golf Club, và đội bơi lặn tập luyện và thi đấu tại các trung tâm bơi lặn Weyerhaeuser Aquatic Center và Husky.

Ðội bóng football của University of Washington có truyền thống thi đấu cao, từng thắng giải vô địch quốc gia vào mùa bóng năm 1991 cùng với 8 lần đoạt Giải Rose Bowl và Orange Bowl. Từ năm 1907 tới năm 1917, đội bóng Football của UW đoạt chức vô địch trong 63 trận đấu lên tiếp, một kỷ lục của NCAA. Trượt nước thuyền kéo là truyền thống của Ðại Học Washington trên hồ Washington. Cuộc tranh giải Apple Cup là cuộc thi đấu thể thao hằng năm tranh đua với Washington State University trong cùng tiểu bang, khởi đầu kể từ năm 1900, với đội bóng của University of Washington thắng 64 trận, thua 29 trận và huề 6 trận trong suốt lịch sử thi đấu.

Ðội bóng rổ nam của UW, từ 2004 tới 2006, đều tham gia các trận thi đấu của NCAA, xuất hiện trong 16 đội hàng đầu và đoạt chức vô địch vào năm 2005. Vào ngày 23 Tháng Mười Hai năm 2005, đội bóng rổ nam giành được chiến thắng thứ 800 trong Hec Edmundson Pavillion, với tổng số bàn thắng nhiều nhất trong bất cứ đội bóng NCAA nào trên sân.

Chèo thuyền là một truyền thống lâu đời của University of Washington, mãi từ năm 1901. Ðội chèo thuyền nam của UW được thế giới biết tiếng khi đoạt huy chương vàng vào năm 1936 tại Thế Vận Hội Mùa Hè Berlin, Ðức, đánh bại các đoàn chèo thuyền Ðức và Ý trước sự chứng kiến của Quốc Trưởng Ðức Adolf Hitler. Vào năm 1958 tại Moscow, đội chèo thuyền nam của University of Washington, đại diện Hoa Kỳ, lại thắng lớn trước đội Leningrad Trud đang giữ chức vô địch thế giới. Ðây là chiến thắng thể thao đầu tiên của Hoa Kỳ trên đất Liên Xô thời Chiến Tranh Lạnh, và đoàn lực sĩ Ðại Học Washington đã được toàn thể khán giả cùng đứng lên vỗ tay tán thưởng hồi lâu. Tổng kết, đội chèo thuyền nam của UW đã thắng tất cả 11 chức vô địch quốc gia, giành được15 huy chương vàng Thế Vận Hội, 2 huy chương bạc và 5 huy chương đồng. Ðội chèo thuyền nữ thì giành được10 giải vô địch quốc gia và 2 huy chương vàng Thế Vận.

Giải vô địch mới đây nhất mà University of Washington giành được là do công lao của đội bóng chuyền nữ trong mùa thi đấu 2005-2006. Họ trở thành đội tuyển đầu tiên thuộc Phân Bộ I của NCAA trong lịch sử bóng chuyền đoạt giải vô địch quốc gia sau khi giành thắng lợi trong tất cả 6 trận đấu với tỉ số 3-0, kể cả trận thắng lớn đội số 1 Nebraska Cornhuskers trong trận chung kết chức vô địch. Tính theo từng cá nhân, James Lepp là vô địch đánh gôn nam của giải NCAA 2005, Ryan Brown (800 mét nam) và Amy Lia (1,500 mét nữ) đoạt giải cá nhân tại giải Vô Ðịch Ðiền Kinh 2006 NCAA. Ryan Brown cũng còn giành được tước hiệu vô địch 800 mét tại giải Vô Ðịch Ðiền Kinh Trong Nhà 2007 của NCAA.

Ban nhạc diễn hành University of Washington Husky trình diễn tại nhiều cuộc tranh tài thể thao của nam, nữ lực sĩ Husky, kể cả các trận đấu football. Ban nhạc được thành lập vào năm 1929 và ngày nay là cột trụ của tinh thần thể thao Husky. Ban nhạc diễn hành bằng những bước chân giơ cao truyền thống, và là một trong số rất ít ban nhạc diễn hành theo kiểu đó còn sót lại tại Hoa Kỳ. Cũng giống như nhiều ban nhạc diễn hành hành đại học khác, ban nhạc diễn hành Husky của University of Washington có nhiều bài ca truyền thống được chơi qua nhiều thập niên, kể cải bài ca chiến đấu chính thức “Bow Down to Washington” (Cúi Mình trước Washington) và “Tequila” cùng với bài “Africano” được dân ái mộ ưa chuộng nhiều.



Tờ báo của sinh viên tại University of Washington là tờ The Daily of the University of Washington do sinh viên điều hành. Tờ báo này thường được gọi một cách vắn tắt là The Daily. (V.P.)

tải về 81.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương