Khung Trời Ðại Học: university of michigan



tải về 120.15 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích120.15 Kb.
#24345

Khung Trời Ðại Học: UNIVERSITY OF MICHIGAN
Friday, May 11, 2007
















LTS.- Tiếp tục trong số báo này, trang Người Việt Trẻ của nhật báo Người Việt hân hạnh gởi đến các bạn “Khung Trời Ðại Học (College World),” một tiết mục hằng tuần giới thiệu những nét đại cương về các trường đại học tại Hoa Kỳ.











Vann Phan (tổng hợp)

Ðại Học Michigan ở Ann Arbor (University of Michigan, Ann Arbor, gọi tắt là UM, U of M, hoặc U-M) là trường đại học công nam nữ học chung, chuyên về khảo cứu. Ðược thành lập vào năm 1817, khoảng 2 năm trước khi lãnh thổ Michigan chính thức trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ. Vào năm 1837, trường đại học này di chuyển về thành phố Ann Arbor. Ngày nay, đây là viện đại học lâu đời nhất trong tiểu bang và là lá cờ đầu trong hệ thống Ðại Học University of Michigan.


The University of Michigan

Phương châm: Nghệ Thuật, Khoa Học, Chân Lý


Thành lập: 1817
Loại: Trường công
Quỹ hiến tặng: $5.65 tỷ
Viện Trưởng: Mary Sue Coleman
Ban giảng huấn: 6,238
Sinh viên cử nhân: 25,555
Sinh viên cao học và tiến sĩ: 14,470
Ðịa điểm: Ann Abor, Michigan, Hoa Kỳ
Khuôn viên đại học: 3,176 mẫu Anh (12.86 cây số vuông)
Biệt danh thể thao: Wolverines (Sói Michigan)
Màu sắc: Vàng và Xanh

Trong số đặc biệt năm 2007, tờ U.S. News & World Report xếp các chương trình bậc cử nhân của Ðại Học Michigan vào hàng thứ 24 tại Hoa Kỳ. Và trong cuộc thăm dò của National Research Council vào năm 1995, chương trình bậc cao học tại Ðại Học UM được xếp vào hàng thứ ba tại Hoa Kỳ căn cứ vào một cuộc khảo sát trải dài qua 41 môn học chính. Viện đại học này có chi phí khảo cứu lớn lao nhất so với bất cứ trường đại học Mỹ nào khác, và trường cũng có số cựu sinh viên còn sống cao nhất Mỹ quốc, là 420,000.

Ðại Học Michigan cũng là nơi có một trong các trung tâm giáo dục y khoa được nể trọng nhất Hoa Kỳ, vẫn được gọi là Hệ Thống Y Tế Ðại Học Michigan (University of Michigan Health System). Trường cũng nổi tiếng về lịch sử các hoạt động nổi bật của sinh viên cũng như về các toán thể dục, thể thao của trường, đáng chú ý nhất là trong football, bóng rổ nam và môn cầu hockey trên tuyết.

Mặc dù là một trường đại học công, University of Michigan, vẫn được biết tiếng vì có học phí cao, và học phí dành cho sinh viên ngoài tiểu bang hiện nay được coi là cao nhất trên toàn quốc.



Lịch sử

The University of Michigan được viện lập pháp Lãnh Thổ Michigan thành lập vào năm 1817 và dự trù sẽ được xây lên tại Detroit trên diện tích 1,920 mẫu Anh (7.76 cây số vuông) đất do các bộ lạc Chippewa, Ottawa và Potawatomi nhượng lại chiếu theo Thỏa Hiệp Fort Meigs (Treaty of Fort Meigs). Vào lúc đó, thị trấn Ann Arbor đã để riêng ra 40 mẫu Anh (16 éc-ta) đất đặng làm địa điểm xây dựng tòa nhà quốc hội mới, nhưng sau khi Lansing được chọn là nơi đặt tòa nhà quốc hội tiểu bang thì thị trấn lại cung hiến mảnh đất để sẵn này cho khuôn viên đại học công. Miếng đất tại Detroit được đem bán đi, và Ðại Học Michigan dọn về Ann Arbor vào năm 1837. Diện tích 40 mẫu Anh kia trở thành Khuôn Viên Chính của viện đại học.

Các lớp học đầu tiên tại Ann Arbor khai giảng vào năm 1841, với sáu sinh viên năm thứ nhất và một sinh viên năm thứ hai, do hai giáo sư dạy. Trong lễ mãn khóa đầu tiên vào năm 1845, có 11 sinh viên tốt nghiệp. Cho tới năm 1866, sĩ số ghi danh theo học tại viện đại học tăng lên tới 1,205 sinh viên, đa số là cựu chiến binh từ Cuộc Nội Chiến Mỹ trở về. Phụ nữ lần khởi sự được nhập học vào năm 1870, biến UM thành trường đại học đầu tiên nhận nữ sinh viên. James B. Angell, làm viện trưởng đại học từ 1871 tới 1909, ráo riết mở mang các chương trình học của UM để bao gồm luôn những ngành nghiên cứu chuyên nghiệp về nha khoa, kiến trúc, kiến tao, chính quyền, và y khoa. UM cũng trở thành viện đại học đầu tiên ở Mỹ áp dụng quy chế “semester” trong lịch giảng huấn.

Từ 1900 tới 1920, nhiều kiến trúc đã được xây dựng trong khuôn viên đại học, kể cả các tiện nghi của chương trình nha khoa và dược khoa, một tòa nhà hóa học, một tòa nhà cho khoa học thiên nhiên. Thính Ðường Hill Auditorium, những tòa nhà bệnh viện và thư viện rộng lớn, cùng với hai khu cư xá. Vào năm 1920, Ðại Học Michigan được toàn quốc biết đến nhiều hơn trong lãnh vực nghiên cứu qua việc tái tổ chức Ðại Học Kiến Tạo và thành lập một ủy ban tư vấn gồm 100 kỹ nghệ gia để hướng dẫn những công trình khảo cứu giáo dục. Cho tới năm 1950, sĩ số ghi danh tại viện đại học đã đạt tới 21,000 sinh viên, trong số đó có 7,700 là cựu chiến binh do Ðạo Luật G.I. Bill tài trợ. Vì cuộc Chiến Tranh Lạnh và cuộc Chạy Ðua Lên Không Gian diễn ra, University of Michigan trở thành học viện chính nhận tài trợ của chính phủ dùng cho các công cuộc nghiên cứu chiến lược và trong kế hoạch phát triển năng lượng nguyên tử dùng cho thời bình. Hiện nay, đa số các công trình đó cũng như cuộc nghiên cứu nhằm tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế cho xăng dầu đều được theo đuổi trong khuôn khổ Dự Án Phượng Hoàng (Memorial Phoenix Project).

Ngày 14 Tháng Mười năm 1960, trên bực thềm của Tòa Nhà Michigan Union trong khuôn viên đại học, ứng cử viên Tổng Thống John F. Kennedy khởi xướng một khái niệm mà sau này trở thành Ðoàn Hòa Bình (Peace Corps) rất danh tiếng. Bài diễn văn của Tổng Thống Lyndon B. Johnson phác họa chương trình Ðại Xã Hội (Great Society) cũng được đọc tại University of Michigan.

Trong thập niên 1960, Ðại Học Michigan chứng kiến nhiều cuộc biểu tình phản đối các chính sách của chính phủ Hoa Kỳ do cộng đồng giáo sư và sinh viên tại Ðại Học Michigan khởi xướng. Vào ngày 24 Tháng Ba, 1965, một nhóm các giáo sư đại học đã cùng với 3,000 sinh viên tiến hành cuộc “hội thảo dài ngày” (teach-in) chống chính sách ngoại giao và can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Ðông Nam Á. Ðể đối phó với một loạt những cuộc biểu tình “ngồi lì” vào năm 1966 của nhóm Voice (Tiếng Nói) - tổ chức chính trị của Sinh Viên Vì Một Xã Hội Dân Chủ trong khuôn viên đại học - ban giám hiệu Ðại Học Michigan ra lệnh cấm chỉ những cuộc biểu tình ngồi lì của sinh viên. Nhưng lệnh cấm này đã kích động 1,500 sinh viên thực hiện thêm một cuộc biểu tình ngồi lì khác tại tòa nhà quản trị hành chánh của viện đại học.

Trong thập niên 1970, những hạn chế mạnh mẽ trong ngân sách đã gây trở ngại cho chương trình phát triển cơ sở của University of Michigan. Tuy nhiên, thập niên 1980 chứng kiến sự gia tăng các ngân khoản tài trợ dùng cho nghiên cứu trong các bộ môn khoa học xã hội và vật lý. Ðồng thời, sự can dự của viện đại học vào chương trình Sáng Kiến Phòng Thủ Chiến Lược (Strategic Defense Initiative) và vào những cuộc đầu tư của Hoa Kỳ vào Nam Phi đã tạo nên nhiều tranh cãi trong khuôn viên đại học. Trong hai thập niên 1980 và 1990, UM giành được nhiều ngân khoản tài trợ đáng kể để dùng vào việc canh tân hệ thống tiện nghi bệnh viện bề thế của mình và cải thiện các tiện nghi học vụ ở Khuôn Viên Phía Bắc. Viện đại học cũng nhấn mạnh tới việc phát triển kỹ thuật điện toán và tin học trên toàn thể khuôn viên đại học.

Trong những năm đầu của thập niên 2000s, University of Michigan phải đối phó với việc cắt giảm tài trợ từ chính phủ vì có sự thiếu hụt trong ngân sách tiểu bang. Cùng vào lúc đó, nhà trường vẫn muốn duy trì phẩm chất giáo dục cao đồng thời giữ sao cho học phí nằm ở mức phải chăng.

Vào năm 2003, hai vụ kiện liên hệ tới chính sách thu nhận sinh viên theo tiêu chuẩn “tích cực nâng đỡ dân thiểu số” (affirmative action) được đưa lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (vụ Grutter chống Bollingr và vụ Gratz chống Bollinger). Mặc dù viện đại học vẫn được Tối Cao Pháp Viện cho phép dựa vào yếu tố chủng tộc để cứu xét việc nhập học của các tân sinh viên, cử tri tiểu bang Michigan, vào Tháng Mười Một năm 2006, lại ủng hộ việc giới hạn quy chế “tích cực nâng đỡ dân thiểu số” trong các học viện công và tại các công sở. Chiếu theo luật mới, chủng tộc, phái tính, và nguồn gốc quốc gia không còn được dùng làm ưu tiên xin nhập học tại Ðại Học Michigan nữa.

Học vụ

University of Michigan có 25,555 sinh viên cử nhân và 14,470 sinh viên cao học theo học tất cả 600 học trình được giảng dạy trong khuôn viên đại học. Mỗi năm, có khoảng 5,400 tân sinh viên ghi danh nhập học. Sinh viên của trường đến từ tất cả 50 tiểu bang Mỹ và hơn 100 nước trên toàn thế giới. Chừng 22% các tân sinh viên và 25 % trong tổng số sinh viên bậc cử nhân thuộc các nhóm thiểu số.

Khoảng 65% sinh viên bậc cử nhân ghi danh theo học Ðại Học Văn Khoa, Khoa Học và Nghệ Thuật, trong khi đó Ðại Học Kiến Tạo có khoảng 20% sinh viên. Dưới 3% sinh viên bậc cử nhân ghi danh theo học Trường Kinh Doanh Ross (Ross School of Business). Phần còn lại trong số sinh viên bậc cử nhân ghi danh theo học các trường cao đẳng nhỏ hơn, trong đó có Trường Ðiều Dưỡng, Trường Tài Nguyên và Môi Trường Quốc Gia, và Trường Nghệ Thuật và Thiết Kế.

Hầu hết sinh viên bậc cao học ghi danh theo học Trường Cao Học Rackham (Rackham Graduate School), Trường Kiến Tạo, Trường Luật, Trường Kinh Doanh Ross, và Trường Y Khoa.

Trường Y Khoa của Ðại Học Michigan phối hợp hoạt động với Hệ Thống Y Tế Ðại Học Michigan (University of Michigan Health System). Các học viện khác của Ðại Học Michigan gồm Trường Chính Sách Công Gerald R. Ford, Ðại Học Nông Nghiệp và Kế Hoạch Ðô Thị Taubman và các Trường Nha Khoa, Giáo Dục, Thông Tin, Âm Nhạc, Kịch Nghệ & Khiêu Vũ, Tài Nguyên Thiên Nhiên và Môi Trường, Y Tế Công Cộng, và Cán Sự Xã hội. Năm 1994, tờ U.S. News and World Rerport xếp Trường Cán Sự Xã Hội của Ðại Học Michigan vào hạng nhất trong các trường cùng ngành tại Mỹ.

Trong số đặc biệt năm 2007 của tờ U.S. News & World Report, UM được xếp hạng 24 về mọi mặt. Trong các tờ báo khác, như trên tờ Washington Monthly năm 2006, University of Michigan được xếp vào số 20 trường đại học hàng đầu ở Hoa Kỳ. Trong năm 2007, tờ Newsweek International xếp hạng UM vào số các viện đại học ưu hạng của thế giới. Tiếng tăm về phẩm chất giáo dục của University of Michigan đã khiến cho trường được liệt vào danh sách của Richard Moll gồm Các Trường Công Có Ðẳng Cấp (Ivy League).

Một mối quan tâm liên hệ tới công cuộc giáo dục đại học là học phí khá cao của một đại học công như University of Michigan, nhất là đối với các sinh viên ngoài tiểu bang Michigan ra mà mỗi năm phải trả trung bình $30,000 chỉ cho học phí mà thôi. Hiện tại, học phí dành cho các sinh viên ngoài tiểu bang tại Ðại Học Michigan đang ở mức cao nhất tại Hoa Kỳ dựa trên tiêu chuẩn của các trường cao đẳng hay đại công lập. Ngược lại, sinh viên trong tiểu bang chỉ phải trả học phí khoảng $10,000 mỗi năm mà thôi. Ðại Học Michigan hiện đang có kế hoạch hạ thấp chi phí giáo dục.

Công trình nghiên cứu và quỹ hiến tặng

University of Michigan là một trong các viện đại học có chi phí nghiên cứu hằng năm cao nhất tại Hoa Kỳ, lên đến tổng số chừng $775 triệu hằng năm trong hai năm 2004-2005, và $797 triệu cho năm 2006. Trường Y Khoa chi tiêu nhiều nhất với trên $333 triệu, trong khi đó Ðại Học Kiến Tạo dứng hàng thứ nhì với hơn $131 triệu.

UM đã giúp khai triển một trong những hệ thống máy điện toán đầu tiên của đại học và đã đóng góp chính yếu vào yếu tố toán học trong lý thuyết truyền thông. Trường đại học này cũng có những đóng góp thiết yếu trên lãnh vực y khoa với tâm điện đồ EKG, ống soi dạ dày, thuốc chủng bệnh tê liệt trẻ em... Trạm sinh học rộng 13,000 mẫu Anh (53 cây số vuông) của University of Michigan tại Northern Lower Peninsula of Michigan nằm trong số 47 Khu Bảo Tồn Sinh Học tại Hoa Kỳ.

Ðại Học Michigan cũng là nơi phát sinh nhiều cuộc nghiên cứu chính về nhãn khoa và khoa học xã hội. Các sinh viên cử nhân có thể tham gia nhiều dự án nghiên cứu khác nhau qua Chương Trình Cơ Hội Nghiên Cứu Bậc Cử Nhân (Undergraduarte Research Opportunity Program, UROP).

Quỹ Hiến Tặng Ðại Học dùng để yểm trợ cho các hoạt động giảng huấn cũng như nghiên cứu tại University of Michigan trị giá tới $5.65 tỷ và là quỹ hiến tặng lớn hàng thứ chín tại Hoa Kỳ và hàng thứ ba trong số các đại học công trên toàn quốc.

Các thư viện và bảo tàng viện

Hệ thống thư viện của Ðại Học Michigan bao gồm 19 tòa nhà thư viện với 24 tuyển tập riêng rẽ - gần 8.13 triệu quyển sách, tăng trưởng theo tốc độ 177,000 quyển sách một năm. Hội Thư Viện Nghiên Cứu (Association of Research Libraries, ARL) xếp hạng hệ thống thư viện tại Viên Ðại Học Michigan vào số những thư viện hàng đầu trong hệ thống thư viện đại học Mỹ.

Hai thư viện nổi bật, Harlan Hatcher Graduate Library và Shapiro Undergraduate Library (UGLi), đều tọa lạc tại Khuôn Viên Chính và được nối liền nhau bằng những lối đi trên không. Trung Tâm Duderstadt Center trên Khuôn Viên Phía Bắc chứa các sách về nghệ thuật, kiến trúc, và tạo tác. Trung Tâm này cũng có nhiều phòng điện toán, phòng thu hình và điều chỉnh video, và phòng không gian ba chiều (3D). Khuôn Viên Phía Bắc cũng còn là nơi có Thư Viện Gerald R. Ford Presidential Library và Thư Viện Lịch Sử Bentley Historical Library.

University of Michigan cũng còn là nơi tập trung một số các bảo tàng viện chuyên đề về địa chất học, nhân chủng học, cổ sinh vật học, điểu thú học, nha khoa, và nghệ thuật. Bộ sưu tập vạn vật học trong Bảo Tàng Viện Triển Lãm Vạn Vật Học (Exhibit Museum of Natural History) trưng bày các món đồ trong bộ sưu tập cổ sinh vật học, điểu thú học và nhân chủng học. Bảo Tàng Viện Trưng Bày cũng là khu triển lãm lớn nhất về chủng loại khủng long tại Michigan, cũng như là nơi trưng bày các mẫu hóa thạch trên khắp tiểu bang và loài voi lớn mastodon -đây là phòng trưng bày duy nhất trên thế giới có mẫu con voi Buesching và Owosso. Một bảo tàng viện đại học chính khác là Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật của Ðại Học Michigan, với một bộ sưu tập thường trực những món đồ có gốc gác từ Âu Châu, Hoa Kỳ, Trung Ðông, Á Châu và Phi Châu và những cuộc triển lãm ngắn hạn về nhiều loại phẩm vật khác nhau. (V.P.)





The University of Michigan

Phương châm: Nghệ thuật, khoa học, chân lý
Thành lập: 1817
Loại: Trường công
Quỹ hiến tặng: $5.65 tỷ
Viện trưởng: Mary Sue Coleman
Ban giảng huấn: 6,238
Sinh viên cử nhân: 25,555
Sinh viên cao học và tiến sĩ: 14,470
Ðịa điểm: Ann Abor, Michigan, Hoa Kỳ
Khuôn viên đại học: 3,176 mẫu Anh (12.86 cây số vuông)
Biệt danh thể thao: Wolverines (Sói Michigan)
Màu sắc: Vàng và xanh
Viện Ðại Học Michigan ở Ann Arbor (University of Michigan, Ann Arbor, gọi tắt là UM, U of M, hoặc U-M) là một trường đại học công nam nữ học chung chuyên về khảo cứu ở tiểu bang Michigan. Ðược thành lập vào năm 1817, khoảng 2 năm trước khi lãnh thổ Michigan chính thức trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ. Vào năm 1837, trường đại học này di chuyển về thành phố Ann Arbor. Ngày nay, đây là viện đại học lâu đời nhất trong tiểu bang và là lá cờ đầu trong hệ thống Ðại Học University of Michigan.

Học vụ

University of Michigan có 25,555 sinh viên cử nhân và 14,470 sinh viên cao học theo học tất cả 600 học trình được giảng dạy trong khuôn viên đại học. Mỗi năm, có khoảng 5,400 tân sinh viên ghi danh nhập học. Sinh viên của trường đến từ tất cả 50 tiểu bang Mỹ và hơn 100 nước trên toàn thế giới. Chừng 22% các tân sinh viên và 25% trong tổng số sinh viên bậc cử nhân thuộc các nhóm thiểu số.

Khoảng 65% sinh viên bậc cử nhân ghi danh theo học Ðại Học Văn Khoa, Khoa Học và Nghệ Thuật, trong khi đó Ðại Học Kiến Tạo có khoảng 20% sinh viên. Dưới 3% sinh viên bậc cử nhân ghi danh theo học Trường Kinh Doanh Ross (Ross School of Business). Phần còn lại trong số sinh viên bậc cử nhân ghi danh theo học các trường cao đẳng nhỏ hơn, trong đó có Trường Ðiều Dưỡng, Trường Tài Nguyên và Môi Trường Quốc Gia, và Trường Nghệ Thuật và Thiết Kế.

Hầu hết sinh viên bậc cao học ghi danh theo học Trường Cao Học Rackham (Rackham Graduate School), Trường Kiến Tạo, Trường Luật, Trường Kinh Doanh Ross, và Trường Y Khoa.

Trường Y Khoa của Ðại Học Michigan phối hợp hoạt động với hệ thống y tế Ðại Học Michigan (University of Michigan Health System). Các học viện khác của Ðại Học Michigan gồm Trường Chính Sách Công Gerald R. Ford, Ðại Học Nông Nghiệp và Kế Hoạch Ðô Thị Taubman và các Trường Nha Khoa, Giáo Dục, Thông Tin, Âm Nhạc, Kịch Nghệ & Khiêu Vũ, Tài Nguyên Thiên Nhiên và Môi Trường, Y Tế Công Cộng, và Cán Sự Xã hội. Năm 1994, tờ U.S. News & World Rerport xếp Trường Cán Sự Xã Hội của Ðại Học Michigan vào hạng nhất trong các trường cùng ngành tại Mỹ.

Trong số đặc biệt năm 2007 của tờ U.S. News & World Report, UM được xếp hạng 24 về mọi mặt. Trong các tờ báo khác, như trên tờ Washington Monthly năm 2006, University of Michigan được xếp vào số 20 trường đại học hàng đầu ở Hoa Kỳ. Trong năm 2007, tờ Newsweek International xếp hạng UM vào số các viện đại học ưu hạng của thế giới. Tiếng tăm về phẩm chất giáo dục của University of Michigan đã khiến cho trường được liệt vào danh sách của Richard Moll gồm các trường công có đẳng cấp Ivy League.

Một mối quan tâm liên hệ tới công cuộc giáo dục đại học là học phí khá cao của một đại học công như University of Michigan, nhất là đối với các sinh viên ngoài tiểu bang Michigan ra mà mỗi năm phải trả trung bình $30,000 chỉ cho học phí mà thôi. Hiện tại, học phí dành cho các sinh viên ngoài tiểu bang tại Ðại Học Michigan đang ở mức cao nhất tại Hoa Kỳ dựa trên tiêu chuẩn của các trường cao đẳng hay đại công lập. Ngược lại, sinh viên trong tiểu bang chỉ phải trả học phí khoảng $10,000 mỗi năm mà thôi. Ðại Học Michigan hiện đang có kế hoạch hạ thấp chi phí giáo dục.

Công trình nghiên cứu và quỹ hiến tặng

University of Michigan là một trong các viện đại học có chi phí nghiên cứu hằng năm cao nhất tại Hoa Kỳ, lên đến tổng số chừng $775 triệu hằng năm trong hai năm 2004-2005, và $797 triệu cho năm 2006. Trường Y Khoa chi tiêu nhiều nhất với trên $333 triệu, trong khi đó Ðại Học Kiến Tạo dứng hàng thứ nhì với hơn $131 triệu.

UM đã giúp khai triển một trong những hệ thống máy điện toán đầu tiên của đại học và đã đóng góp chính yếu vào yếu tố toán học trong lý thuyết truyền thông. Trường đại học này cũng có những đóng góp thiết yếu trên lãnh vực y khoa với tâm điện đồ EKG, ống soi dạ dày, thuốc chủng bệnh tê liệt trẻ em... Trạm sinh học rộng 13,000 mẫu Anh (53 cây số vuông) của University of Michigan tại Northern Lower Peninsula of Michigan nằm trong số 47 khu Bảo Tồn Sinh Học tại Hoa Kỳ.

Ðại Học Michigan cũng là nơi phát sinh nhiều cuộc nghiên cứu chính về nhãn khoa và khoa học xã hội. Các sinh viên cử nhân có thể tham gia nhiều dự án nghiên cứu khác nhau qua chương trình Cơ Hội Nghiên Cứu Bậc Cử Nhân (Undergraduarte Research Opportunity Program, UROP).

Quỹ Hiến Tặng Ðại Học dùng để yểm trợ cho các hoạt động giảng huấn cũng như nghiên cứu tại University of Michigan trị giá tới $5.65 tỷ và là quỹ hiến tặng lớn hàng thứ chín tại Hoa Kỳ và hàng thứ ba trong số các đại học công trên toàn quốc.

Các thư viện và bảo tàng viện

Hệ thống thư viện của Ðại Học Michigan bao gồm 19 tòa nhà thư viện với 24 tuyển tập riêng rẽ - gần 8.13 triệu quyển sách, tăng trưởng theo tốc độ 177,000 quyển sách một năm. Hội Thư Viện Nghiên Cứu (Association of Research Libraries, ARL) xếp hạng hệ thống thư viện tại Viện Ðại Học Michigan vào số những thư viện hàng đầu trong hệ thống thư viện đại học Mỹ.

Hai thư viện nổi bật, Thư Viện Harlan Hatcher Graduate Library và Thư Viện Shapiro Undergraduate Library (UGLi), đều tọa lạc tại khuôn viên chính và được nối liền nhau bằng những lối đi trên không. Trung tâm Duderstadt Center trên khuôn viên phía Bắc chứa các sách về nghệ thuật, kiến trúc, và tạo tác. Trung tâm này cũng có nhiều phòng điện toán, phòng thu hình và điều chỉnh video, và phòng không gian ba chiều (3D). Khuôn viên phía Bắc cũng còn là nơi có Thư Viện Gerald R. Ford Presidential Library và Thư Viện Lịch Sử Bentley Historical Library.

University of Michigan cũng còn là nơi tập trung một số các bảo tàng viện chuyên đề về địa chất học, nhân chủng học, cổ sinh vật học, điểu thú học, nha khoa, và nghệ thuật. Bộ sưu tập vạn vật học trong Bảo Tàng Viện Triển Lãm Vạn Vật Học (Exhibit Museum of Natural History) trưng bày các món đồ trong bộ sưu tập cổ sinh vật học, điểu thú học và nhân chủng học. Bảo Tàng Viện Trưng Bày cũng là khu triển lãm lớn nhất về chủng loại khủng long tại Michigan, cũng như là nơi trưng bày các mẫu hóa thạch trên khắp tiểu bang và loài voi lớn Mastodon - đây là phòng trưng bày duy nhất trên thế giới có mẫu con voi Buesching và Owosso. Một bảo tàng viện đại học chính khác là Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật của Ðại Học Michigan, với một bộ sưu tập thường trực những món đồ có gốc gác từ Âu Châu, Hoa Kỳ, Trung Ðông, Á Châu và Phi Châu và những cuộc triển lãm ngắn hạn về nhiều loại phẩm vật khác nhau.



Khuôn viên đại học

Khuôn viên đại học tại Ann Arbor được chia ra làm bốn khu chính: Khu phía Bắc, khu Trung Ương, Khu Y Khoa và Khu phía Nam. Trên toàn thể khuôn viên đại học có tới hơn 500 tòa nhà lớn mà tổng số diện tích tính chung lên tới 29 triệu bộ vuông (664 mẫu Anh hoặc 2.69 cây số vuông). Khuôn viên đại học còn bao gồm nhiều tòa nhà cho tư nhân mướn nằm rải rác trong thành phố, kể cả các tòa nhà thuộc Hệ Thống Y Tế Ðại Học Michigan... Một khuôn viên Y Khoa phía Ðông vừa mới được hoàn thành trên đại lộ Plymouth Road dành cho bệnh nhân ngoại trú.

Ngoài sân đánh gôn chính gọi là UM Golf Course tại khuôn viên phía Nam, viện đại học có cho mở thêm một sân đánh gôn nữa gọi là “Radrick Farms Golf Course” trên đường Geddes Road dành riêng cho nhân viên giảng huấn và cựu sinh viên. Ðại Học Michigan còn có một tiện nghi nằm bên ngoài khuôn viên đại học gọi là tòa nhà English House, rộng 10,000 bộ vuông (930 mét vuông) dùng để hội họp và đón tiếp quan khách đến thăm. Hai công trình lớn khác là tòa nhà Wolverine Tower ở phía Nam thành phố Ann Arbor và vườn bách thảo Matthaei Botanical Gardens ở phía Ðông Ann Arbor.

Tất cả bốn khuôn viên đều được nối liền bằng dịch vụ xe bus miễn phí, đa số nối liền khu phía Bắc và khu Trung Ương. Cũng còn có một dich vụ xe buýt qua lại nối liền Bệnh Viện Ðại Học, nằm giữa hai khu Bắc và Trung Ương, với các tòa nhà bệnh viện khác trên khắp vùng Ðông Bắc Ann Arbor. Hai khuôn viên Trung Ương và phía Nam nằm sát bên nhau trong khi khu phía Bắc thì nằm tách biệt, chủ yếu là cạnh dòng sông Huron River.



Khuôn viên Trung Ương

Khuôn viên Trung Ương là địa điểm nguyên thủy của University of Michigan khi nhà trường dọn về Ann Arbor vào năm 1841. Khu này vốn có một tòa giảng đường và ký túc xá (mà hiện nay là tòa nhà Mason Hall) và sáu, bảy tòa nhà dành cho giáo sư vây quanh bằng các đường North University Avenue, South University Avenue, East University Avenue, và State Street.

Khuôn viên Trung Ương là địa điểm của Ðại Học Văn Khoa, Khoa Học và Nghệ Thuật và tiếp giáp với khuôn viên Y Khoa. Hầu hết các trường cao học và chuyên nghiệp, kể cả Trường Kinh Donah Ross và Trường Luật, đều ở trong khu Trung Ương. Hai tòa nhà danh tiếng nhất trong khu là tòa nhà Burton Memorial Tower và thính đường Hill Auditorium, cả hai đều do vị kiến trúc sư gốc người Detroit, là Albert Kahn, vẽ kiểu trong khoảng từ năm 1904 tới 1936.

Khuôn viên phía Bắc

Khuôn viên phía Bắc nằm trên một khu đất lớn trong thành phố và rộng khoảng 800 mẫu Anh (3.25 cây số vuông) mà viện đại học tậu mãi vào năm 1952. Khuôn viên này có nhiều kiến trúc tân kỳ hơn khu Trung Ương là khu có kiểu kiến trúc Gô-tích (Gothic) chế ngự. Tòa nhà nổi bật nhất là tòa nhà Trường Âm Nhạc Earl V. Moore do kiến trúc sư Eero Saarinen vẽ kiểu hồi thập niên 1950. Khu phía Bắc có Ðại Học Kiến Tạo, Trường Âm Nhạc, Kịch Nghệ & Khiêu Vũ, và Nghệ Thuật và Thiết Kế, Ðại Học Kiến Trúc và Kế Hoạch Ðô Thị Taubman, cùng với một chi nhánh của Trường Truyền Thông.



Khuôn viên phía Nam

Khuôn viên phía Nam là địa điểm của các chương trình thể dục, thể thao, kể cả các tiện nghi thể thao chính, tỷ dụ như các sân Michigan Stadium, Crisler Arena, và Yost Ice Arena. Khuôn viên phía Nam cũng là địa điểm của kho chứa sách thư viện Bhur (với bộ sưu tập đang được Google đưa và kỹ thuật số), Viện Giáo Dục Luật Khoa Nối Tiếp, và Khu Kịch Nghệ Sinh Viên với chỗ tập dượt cho cá các nhóm sinh viên kịch nghệ. Phân khoa an ninh công cộng và các văn phòng chuyển vận đều tọa lạc tại khuôn viên phía Nam.

Sân đánh gôn của Ðại Học Michigan nằm ở mạn Nam của sân Michigan Stadium và Crisler Arena. Sân này được Alister MacKenzie, nhà vẽ kiểu cho sân Augusta National Golf Club ở Augusta, Georgia (sân chính của The Masters Tournament), thiết kế vào cuối thập niên 1920. Sân đánh gôn này mở cửa cho công chúng vào chơi kể từ mùa Xuân năm 1931. Sân University of Michigan Golf Course nằm trong danh sách những sân ưu hạng được các công trình sư mà tờ Sports Illustrated khen là “những kiến trúc sư sân gôn vĩ đại nhất thế giới.”

Thể dục, thể thao

Các đoàn thể dục, thể thao của University of Michigan được gọi là Wolverines (Sói Michigan). Các vận động viên này tham gia tranh tài trong Phân Bộ I của Hiệp Hội Lực Sĩ Ðại Học và tại Ðại Hội Big Ten trong mọi môn thể thao, ngoại trừ môn Hốc-kê nam là môn tranh tài tại Hiệp Hội Trung Ương Hốc-kê Ðại Học (Central Collegiate Hockey Association). Bảy trong số 10 năm qua, University of Michigan đứng trong vị trí năm đội hàng đầu của Giải Director's Cup thuộc NACDA là thứ bậc của những câu- lạc-bộ thể thao thành công trong nhiều giải thi đấu. Các đoàn thể dục, thể thao của Ðại Học Michigan đứng trong số 11 đội hàng đầu liên tiếp trong 12 mùa thi đấu, và trong sáu mùa thể thao gần đây nhất, họ được xếp vào sáu đội đại học hàng đầu.

Ðội football của UM đứng hàng đầu trong lịch sử NCAA cả trong tổng số bàn thắng (860) lẫn trong bách phân chiến thắng (.747). Ðội bóng UM giật Giải Rose Bowl lần đầu tiên vào năm 1902 và là đội có thời gian xuất hiện dài nhất trong các Giải Rose Bowl. Ðội Wolverines đã đạt một kỷ lục là 42 giải Vô Ðịch Big Ten, kể cả năm giải trong thập niên qua. University of Michigan đã thắng năm giải vô địch quốc gia, thành tích mới nhất được đạt vào năm 1997, và đã cung hiến ba nhà vô địch Giải Heisman Trophy: Tom Harmon, Desmond Howard và Charles Woodson.

Michigan Stadium là sân chuyên về footbal đại học lớn nhất thế giới, với sức chứa chính thức là hơn 107,501 chỗ ngồi, và số người tham dự thường là vượt quá khả năng chính thức. UM có nhiều đối thủ thể thao dữ dằn, trong đó có Michigan State và Notre Dame. Tuy nhiên, tình trạng kình địch về football giữa University of Michigan và Ohio State vẫn được coi là kinh khủng nhất trong giới thể dục, thể thao đại học, và đã được đài ESPN mệnh danh là cuộc cạnh tranh khiếp đảm nhất trong nền thể dục, thể thao Hoa Kỳ. Michigan có thành tích chiến thắng mọi thời trước Ohio State University (57-40-6), University of Notre Dame (19-14-1), và Michigan State University (66-28-5).

Toán Hốc-kê nam trên tuyết, chơi trên sân Yost Ice Arean, đã đoạt chín giải vô địch quốc gia, trong khi đó toán bóng rổ nam, chơi trên sân Crisler Arena, đã xuất hiện trong bốn đội vào bán kết và thắng giải vô địch quốc gia vào năm 1989.

Trong suốt thời gian có Thế Vận Hội Mùa Hè 2004, 178 sinh viên và huấn luyện viên của University of Michigan đã tham dự Giải Thế Vận, giành được các huy chương trong mọi kỳ Thế Vận Hội Mùa Hè ngoại trừ năm 1896, và thắng huy chương vàng trong mọi cuộc thi đấu ngoại trừ bốn giải Olympiads. Sinh viên UM đã thắng một tổng số là 116 huy chương Olympic: 54 vàng, 27 bạc và 35 đồng.



Ðời sống nội trú

University of Michigan có hệ thống cư xá sinh viên lớn hàng thứ sáu tại Hoa Kỳ, chứa tới 12,562 sinh viên. Các cư xá sinh viên được tổ chức thành ba nhóm riêng biệt: khuôn viên Trung Ương, khu Hill Area (giữa khuôn viên Trung Ương và trung tâm Y Khoa Ðại Học Michigan) và khuôn viên phía Bắc. Khu cư xá sinh viên lớn nhất có khả năng chứa 1,277 sinh viên trong khi khu nhỏ nhất chỉ chứa được có 31 sinh viên mà thôi. Ða số sinh viên cao học và sinh viên giàu có sống tại các gian nhà bên ngoài khuôn viên đại học, nhà riêng hoặc bên trong các chung cư sang trọng, với hai khu vực tập trung lớn nhất là khuôn viên Trung Ương và khuôn viên phía Nam. Giá sinh hoạt cao tại Ann Arbor khiến cho một số sinh viên phải dời về sống trong các cộng đồng cư dân gần đó như Ypsilanti hoặc Plymouth.

Hệ thống gia cư đại học có một số “cộng đồng vừa ở vừa học” nơi các sinh hoạt học hành và đời sống cư xá kết hợp nhau. Các cộng đồng này chú trọng tới những lãnh vực như nghiên cứu (qua Michigan Research Community), y khoa, phục vụ cộng đồng và học tiếng Ðức. Khu cư xá cộng đồng Michigan Research Community, bên trong tòa nhà Mosher-Jordan Hall, hiện nay nằm tại khu East Quadrangle (East Quad) vì đang có việc canh tân tòa nhà cũ. Khu cư xá cộng đồng Residential College là một bộ phận của Ðại Học Văn Khoa, Khoa Học và Nghệ Thuật, cũng có chỗ sinh hoạt học hành tại East Quad. Năm 2006, Ðại Học Michigan chuẩn nhận kế hoạch mở một khu cư xá mới dành cho 550 sinh viên tại góc phía Bắc của khuôn viên Trung Ương. Khi hoàn tất, khu cư xá này sẽ bao gồm luôn một cộng đồng vừa ở vừa học thứ hai trong khuôn viên đại học.

Các nhóm sinh hoạt

Có hơn 900 câu-lạc-bộ sinh viên tại University of Michigan. Qua lịch sử các hoạt động sinh viên, một số những thành phần nổi bật nhất bao gồm các nhóm dấn thân cho các chính nghĩa như dân quyền và quyền của người lao động. Một trong số những nhóm đáng chú ý nhất là Sinh Viên Vì Một Xã Hội Dân Chủ xuất hiện trên khuôn viên đại học vào Tháng Hai năm 2007. Mặc dù tập thể sinh viên ở đây thường có khuynh hướng chính trị tả phái, cũng còn có những nhóm bảo thủ, như là nhóm YAF và những nhóm tôn giáo như “JAAM” (Jewish Awareness America). Các hội huynh đệ và câu-lạc-bộ phụ nữ, đa số tập trung tại phía Ðông của khuôn viên Trung Ương, đóng vai trò chính trong đời sống xã hội của viện đại học.

Các môn thể thao trong nhà rất phổ thông trên khuôn viên đại học, và có những tiện nghi giải trí tại mỗi một trong ba khuôn viên đại học. Cũng còn có sáu, bảy toán chuyên chú về ngành kiến tạo, trong đó có nhóm Xe Hơi Chạy Ðiện Mặt Trời, từng đoạt hạng nhất trong Giải Thi Tài Ứng Dụng Năng Lượng Mặt Trời Hoa Kỳ (American Solar Challenge) và bốn lần xếp hạng ba trong Giải Thi Tài Ứng Dụng Năng Lượng Mặt Trời Toàn Cầu (World Solar Challenge). Viện đại học cũng là nơi phát triển các tổ chức phục vụ cộng đồng và các dự án từ thiện, kể cả SERVE, Circle K, The Detroit Project, và Ann Arbor Reaching Out.

Các tòa nhà The Michigan Union và Michigan League là những trung tâm sinh hoạt sinh viên nằm bên trong khuôn viên Trung Ương, và tòa nhà Pierpont Commons nằm ở khuôn viên phía Bắc. The Michigan Union chứa đa số các nhóm sinh viên, kể cả ban điều hành sinh viên. Tòa nhà William Moore Trotter House, nằm ở phía Ðông khuôn viên Trung Ương, là một trung tâm sinh viên đa văn hóa do văn phòng Sinh Viên Ða Văn Hóa của trường đại học điều hành. Trung tâm Sinh Hoạt Ðại Học (University Activities Center) là một tổ chức do sinh viên trông coi và gồm có 15 đòan thể sinh viên.

Ban nhạc diễn hành Michigan Marching Band, gồm trên 350 sinh viên hầu hết từ các trường và khoa trong viện đại học. Qua hơn 100 năm hoạt động, ban nhạc trình diễn tại mỗi trận đấu trên sân nhà và đi trình diễn xa nhà trong ít nhất là một trận đấu mỗi năm. Dàn nhạc University of Michigan Pops Orchestra, do sinh viên cầm đầu, là một dàn nhạc thu hút sinh viên từ mọi bối cảnh học vấn. Dàn nhạc này trình diễn đều đặn trong nhà hát Michigan Theater. Câu-lạc-bộ nam Men's Glee Club của Ðại Học Michigan, thành lập vào năm 1859, là ban hợp ca nam bao gồm trên 100 thành viên. Ca đoàn các sư huynh Ðại Học Michigan (University of Michigan Friars), được thành lập vào năm 1955, là ban đồng ca nổi tiếng trên khuôn viên đại học.

Tờ The Michigan Daily là tờ nhật báo do sinh viên điều hành. Ðược thành lập vào năm 1890, tờ báo này xuất bản năm ngày một tuần trong suốt niên khóa bình thường, và trở thành tờ báo hằng tuần trong hai học khóa mùa Xuân và mùa Hè. Các báo sinh viên khác tại viện đại học bao gồm tờ The Michigan Review có khuynh hướng bảo thủ, tờ Michigan Independent có khuynh hướng tiến bộ, tờ Michigan Journal of Poltical Science, cùng với tờ báo trào phúng The Michigan Every Three Weekly và tờ Gargoyle. Ðài WCBN (băng tần 88.3 FM) là đài phát thanh tự do, trong khi Ðài WOLV-TV là đài truyền hình do sinh viên điều hành chủ yếu xuất hiện trên hệ thống truyền hình dây cáp của đại học.



Ban điều hành sinh viên

Nằm trong tòa nhà Michigan Union, Hội Sinh Viên Michigan (Michigan Student Assembly, MSA) là ban điều hành trung ương sinh viên của viện đại học. Với đại biểu từ mỗi khoa và mỗi trường, MSA đại diện cho tập thể sinh viên và điều hành quỹ sinh viên trên khuôn viên đại học. Hội Sinh Viên Michigan là thành viên của Tổng Hội Sinh Viên Ðại Học Michigan (Association f Michigan Universities). Trong mấy năm gần đây, MSA đã tổ chức dịch vụ AirBus, một hoạt động chuyển vận giữa khuôn viên đại học và phi trường thành phố Detrroit Metropolitan Wayne County Airport, và qua Ủy Hội Nói Lên Tiếng Nói Các Bạn (Voice Your Voice Commission, VYV), MSA đã ghi danh cho 10,000 sinh viên tham gia các cuộc bầu cử tiểu bang và liên bang vào năm 2004. VYV cũng hoạt động nhằm cải thiện lề lối tiếp cận các thông tin bầu cử không đảng phái và gia tăng số sinh viên đi bầu.

Tại mỗi khoa hay trường cũng có các bộ phận điều hành sinh viên. Hai khoa lớn nhất tại Univeritry of Michigan là Ðại Học Văn Khoa, Khoa Học và Nghệ Thuật (LS&A) và Ðại Học Kiến Tạo. Sinh viên tại LS&A được tập thể LS&A Student Government (LSA SG) đại diện. Hội đồng Ðại Học Kiến Tạo (The University of Michigan Engineering Council, UMEC) điều hành hoạt động quản trị sinh viên cho Ðại Học Kiến Tạo. Ngoài ra, sinh viên nội trú tại University of Michigan được Hội Sinh Viên Cư Xá Ðại Học Michigan (University of Michigan Residence Halls Association) đại diện.

Một mục tiêu lâu đời của nhiều thành viên trong hội đồng quản trị sinh viên là tạo dựng nên chức vụ của một thành viên chỉ định do sinh viên nắm giữ trong hội đồng quản trị (Board of Regents) của Ðại Học Michigan là cơ quan điều khiển viện đại học. Một chức vụ chỉ định như vậy sẽ làm cho University of Michigan đứng ngang hàng với các trường đại học khác trong Mười Trường Ðại Học Lớn (Big Ten) có đại diện sinh viên đứng trong hội đồng quản trị. Nhưng một sự thay đổi quan trọng như thế sẽ phải được thực hiện qua một tu chính trong hiến pháp của tiểu bang Michigan.



Bài ca chiến đấu

Bài ca chiến đấu của University of Michigan, The Victors, do sinh viên Louis Elbel sáng tác năm 1898 tiếp theo sau chiến thắng football vào phút chót trước University of Chicago dẫn tới chức vô địch. Bài hát này được John Philip Sousa tuyên bố là “bài chiến đấu ca đại học vĩ đại nhất từ trước tới nay.” Bài ca nói tới cộng đồng đại học nhà là “các nhà vô địch miền Tây” và được trình bày tại các lễ tốt nghiệp. Bài hiệu ca (alma mater) của Ðại Học Michigan là bài “The Yellow and Blue”. Một bài ca khác đề cao tinh thần đoàn kết của anh, chị em sinh viên, là bài “Let's Go Blue!” một sáng tác chung của cựu sinh viên Joseph Carl, một tay chơi kèn tuba, và Albert Ahronheim, một tay chơi trống cừ khôi.



Các nhân vật tiếng tăm từ University of Michigan

University of Michigan có hơn 42,000 cựu sinh viên hiện còn sống. Sáu, bảy phi hành gia không gian Mỹ là cựu sinh viên của trường, kể cả toàn bộ phi hành đoàn nguyệt cầu Gemini 4 và Apollo 15. Những cựu sinh viên đóng góp vào ngành không gian có thể kể tới nhà vẽ kiểu phi cơ Clarence “Kelly” Johnson. Ngoài cố Tổng Thống Gerald Ford ra, viện đại học này đã sản sinh 25 học giả Rhodes và 116 vận động viên đoạt huy chương Thế Vận Hội, cùng bảy khôi nguyên Giải Nobel. Cựu sinh viên UM cũng còn lập ra hội đồng sáng lập nhiều công ty và tổ chức.

Các nhà văn từng theo học tại University of Michigan gồm có nhà viết kịch Arthur Miller, tiểu thuyết gia Betty Smith, nhà viết chuyên phim Judith Guest, thi sĩ đoạt Giải Pulitzer Theodore Roethke, các tác giả Charles Major và Sandra Steingraber, nhà dịch thuật Nhật ngữ Juliet Winters Carpenter và nhà soạn nhạc Forman Brown. Tại Hollywood, các cựu sinh viên UM danh tiếng gồm có tài tử James Earl Jones, nữ minh tinh Lucy Lium Selma Blair và Ruth Hussey cùng với một nhà làm phim là Lawrence Kasdan.

Các cựu sinh viên tốt nghiệp từ University of Michigan còn gồm có nhà báo truyền hình Mike Wallace, nhà báo Dana Jacobson của ESPN, nhà báo Rich Eisen của NFL Network, nhà kinh doanh Eric Sadek, ca sĩ Joe Dassin, cựu Lãnh Tụ Ða Số Hạ Viện Dick Gephardt, các siêu sao Super Bowl Tom Brady và Desmond Howard, khôi nguyên Giải Heisman Trophy 1997 Charles Woodson, nhà đồng sáng lập Google Larry Page, học giả bảo thủ Ann Coulter, nhà bênh vực và yểm trợ quyền được chết Jack Kevorkian, nhà hoạt động Tom Hayden, tay đánh bom “Unabomber” Theodore Kaczynski, kiến trúc sư Charles Moore, họa sĩ tiền phong Aethelred Eldridge, nhà sáng lập Mannheim Steamroller Chip Davis, và Benjamin D. Pritchard, một tướng lãnh thời nội chiến Mỹ từng bắt sống Jefferson Davis, Tổng Thống Liên Hiệp Miền Nam (Confederate States of America), danh ca nhạc pop Madona, tay chơi baseball nhà nghề Derek Jeter, và huyền thoại nhạc rock Iggr Pop, người có theo học nhưng không tốt nghiệp University of Michigan.

Trường University of Michigan còn khoe có một chi nhánh cựu sinh viên trên mặt trăng, khởi sự hiện hữu vào năm 1971 khi phi hành đoàn toàn là cựu sinh viên UM của sứ mạng Apollo 15 đặt lên mặt nguyệt cầu một tấm lắc của chi nhánh Hội Cựu Sinh Viên University of Michigan (UM Alumni Association). (V.P.)


The University of Michigan

Phương châm: Nghệ thuật, khoa học, chân lý.


Thành lập: 1817.
Loại: Trường công.
Quỹ hiến tặng: $5.65 tỷ.
Viện trưởng: Mary Sue Coleman.
Ban giảng huấn: 6,238.
Sinh viên cử nhân: 25,555.
Sinh viên cao học và tiến sĩ: 14,470.
Ðịa điểm: Ann Abor, Michigan, Hoa Kỳ.
Khuôn viên đại học: 3,176 mẫu Anh (12.86 cây số vuông).
Biệt danh thể thao: Wolverines (Sói Michigan).
Màu sắc: Vàng và xanh.
Viện Ðại Học Michigan ở Ann Arbor (University of Michigan, Ann Arbor, gọi tắt là UM, U of M, hoặc U-M) là một trường đại học công nam nữ học chung chuyên về khảo cứu ở tiểu bang Michigan. Ðược thành lập vào năm 1817, khoảng 2 năm trước khi lãnh thổ Michigan chính thức trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ. Vào năm 1837, trường đại học này di chuyển về thành phố Ann Arbor. Ngày nay, đây là viện đại học lâu đời nhất trong tiểu bang và là lá cờ đầu trong hệ thống Ðại Học University of Michigan.

Khuôn viên phía Bắc

Khuôn viên phía Bắc nằm trên một khu đất lớn trong thành phố và rộng khoảng 800 mẫu Anh (3.25 cây số vuông) mà viện đại học tậu mãi vào năm 1952. Khuôn viên này có nhiều kiến trúc tân kỳ hơn khu Trung Ương là khu có kiểu kiến trúc Gô-tích (Gothic) chế ngự. Tòa nhà nổi bật nhất là tòa nhà trường Âm Nhạc Earl V. Moore do kiến trúc sư Eero Saarinen vẽ kiểu hồi thập niên 1950. Khu phía Bắc có đại học Kiến Tạo, trường Âm Nhạc, Kịch Nghệ & Khiêu Vũ, và Nghệ Thuật và Thiết Kế, đại học Kiến Trúc và Kế Hoạch Ðô Thị Taubman, cùng với một chi nhánh của trường Truyền Thông.



Khuôn viên phía Nam

Khuôn viên phía Nam là địa điểm của các chương trình thể dục, thể thao, kể cả các tiện nghi thể thao chính, tỷ dụ như các sân Michigan Stadium, Crisler Arena, và Yost Ice Arena. Khuôn viên phía Nam cũng là địa điểm của kho chứa sách thư viện Bhur (với bộ sưu tập đang được Google đưa và kỹ thuật số), Viện Giáo Dục Luật Khoa Nối Tiếp, và Khu Kịch Nghệ Sinh Viên với chỗ tập dượt cho cá các nhóm sinh viên kịch nghệ. Phân khoa an ninh công cộng và các văn phòng chuyển vận đều tọa lạc tại khuôn viên phía Nam.

Sân đánh gôn của Ðại Học Michigan nằm ở mạn Nam của sân Michigan Stadium và Crisler Arena. Sân này được Alister MacKenzie, nhà vẽ kiểu cho sân Augusta National Golf Club ở Augusta, Georgia (sân chính của The Masters Tournament), thiết kế vào cuối thập niên 1920. Sân đánh gôn này mở cửa cho công chúng vào chơi kể từ Mùa Xuân năm 1931. Sân University of Michigan Golf Course nằm trong danh sách những sân ưu hạng được các công trình sư mà tờ Sports Illustrated khen là “những kiến trúc sư sân gôn vĩ đại nhất thế giới.”

Thể dục, thể thao

Các đoàn thể dục, thể thao của University of Michigan được gọi là Wolverines (Sói Michigan). Các vận động viên này tham gia tranh tài trong phân bộ I của Hiệp Hội Lực Sĩ Ðại Học và tại đại hội Big Ten trong mọi môn thể thao, ngoại trừ môn Hốc-kê nam là môn tranh tài tại Hiệp Hội Trung Ương Hốc-kê Ðại Học (Central Collegiate Hockey Association). Bảy trong số 10 năm qua, University of Michigan đứng trong vị trí năm đội hàng đầu của giải Director's Cup thuộc NACDA là thứ bậc của những câu- lạc-bộ thể thao thành công trong nhiều giải thi đấu. Các đoàn thể dục, thể thao của Ðại Học Michigan đứng trong số 11 đội hàng đầu liên tiếp trong 12 mùa thi đấu, và trong sáu mùa thể thao gần đây nhất, họ được xếp vào sáu đội đại học hàng đầu.

Ðội football của UM đứng hàng đầu trong lịch sử NCAA cả trong tổng số bàn thắng (860) lẫn trong bách phân chiến thắng (.747). Ðội bóng UM giật giải Rose Bowl lần đầu tiên vào năm 1902 và là đội có thời gian xuất hiện dài nhất trong các giải Rose Bowl. Ðội Wolverines đã đạt một kỷ lục là 42 giải vô địch Big Ten, kể cả năm giải trong thập niên qua. University of Michigan đã thắng năm giải vô địch quốc gia, thành tích mới nhất được đạt vào năm 1997, và đã cung hiến ba nhà vô địch giải Heisman Trophy: Tom Harmon, Desmond Howard và Charles Woodson.

Michigan Stadium là sân chuyên về footbal đại học lớn nhất thế giới, với sức chứa chính thức là hơn 107,501 chỗ ngồi, và số người tham dự thường là vượt quá khả năng chính thức. UM có nhiều đối thủ thể thao dữ dằn, trong đó có Michigan State và Notre Dame. Tuy nhiên, tình trạng kình địch về football giữa University of Michigan và Ohio State vẫn được coi là kinh khủng nhất trong giới thể dục, thể thao đại học, và đã được đài ESPN mệnh danh là cuộc cạnh tranh khiếp đảm nhất trong nền thể dục, thể thao Hoa Kỳ. Michigan có thành tích chiến thắng mọi thời trước Ohio State University (57-40-6), University of Notre Dame (19-14-1), và Michigan State University (66-28-5).

Toán Hốc-kê nam trên tuyết, chơi trên sân Yost Ice Arean, đã đoạt chín giải vô địch quốc gia, trong khi đó toán bóng rổ nam, chơi trên sân Crisler Arena, đã xuất hiện trong bốn đội vào bán kết và thắng giải vô địch quốc gia vào năm 1989.

Trong suốt thời gian có Thế Vận Hội Mùa Hè 2004, 178 sinh viên và huấn luyện viên của University of Michigan đã tham dự giải thế vận, giành được các huy chương trong mọi kỳ Thế Vận Hội Mùa Hè ngoại trừ năm 1896, và thắng huy chương vàng trong mọi cuộc thi đấu ngoại trừ bốn giải Olympiads. Sinh viên UM đã thắng một tổng số là 116 huy chương Olympic: 54 vàng, 27 bạc và 35 đồng.



Ðời sống nội trú

University of Michigan có hệ thống cư xá sinh viên lớn hàng thứ sáu tại Hoa Kỳ, chứa tới 12,562 sinh viên. Các cư xá sinh viên được tổ chức thành ba nhóm riêng biệt: khuôn viên Trung Ương, khu Hill Area (giữa khuôn viên Trung Ương và trung tâm Y Khoa Ðại Học Michigan) và khuôn viên phía Bắc. Khu cư xá sinh viên lớn nhất có khả năng chứa 1,277 sinh viên trong khi khu nhỏ nhất chỉ chứa được có 31 sinh viên mà thôi. Ða số sinh viên cao học và sinh viên giàu có sống tại các gian nhà bên ngoài khuôn viên đại học, nhà riêng hoặc bên trong các chung cư sang trọng, với hai khu vực tập trung lớn nhất là khuôn viên Trung Ương và khuôn viên phía Nam. Giá sinh hoạt cao tại Ann Arbor khiến cho một số sinh viên phải dời về sống trong các cộng đồng cư dân gần đó như Ypsilanti hoặc Plymouth.

Hệ thống gia cư đại học có một số “cộng đồng vừa ở vừa học” nơi các sinh hoạt học hành và đời sống cư xá kết hợp nhau. Các cộng đồng này chú trọng tới những lãnh vực như nghiên cứu (qua Michigan Research Community), y khoa, phục vụ cộng đồng và học tiếng Ðức. Khu cư xá cộng đồng Michigan Research Community, bên trong tòa nhà Mosher-Jordan Hall, hiện nay nằm tại khu East Quadrangle (East Quad) vì đang có việc canh tân tòa nhà cũ. Khu cư xá cộng đồng Residential College là một bộ phận của đại học Văn Khoa, Khoa Học và Nghệ Thuật, cũng có chỗ sinh hoạt học hành tại East Quad. Năm 2006, Ðại Học Michigan chuẩn nhận kế hoạch mở một khu cư xá mới dành cho 550 sinh viên tại góc phía Bắc của khuôn viên Trung Ương. Khi hoàn tất, khu cư xá này sẽ bao gồm luôn một cộng đồng vừa ở vừa học thứ hai trong khuôn viên đại học.

Các nhóm sinh hoạt

Có hơn 900 câu-lạc-bộ sinh viên tại University of Michigan. Qua lịch sử các hoạt động sinh viên, một số những thành phần nổi bật nhất bao gồm các nhóm dấn thân cho các chính nghĩa như dân quyền và quyền của người lao động. Một trong số những nhóm đáng chú ý nhất là Sinh Viên Vì Một Xã Hội Dân Chủ xuất hiện trên khuôn viên đại học vào Tháng Hai năm 2007. Mặc dù tập thể sinh viên ở đây thường có khuynh hướng chính trị tả phái, cũng còn có những nhóm bảo thủ, như là nhóm YAF và những nhóm tôn giáo như “JAAM” (Jewish Awareness America). Các hội huynh đệ và câu-lạc-bộ phụ nữ, đa số tập trung tại phía Ðông của khuôn viên Trung Ương, đóng vai trò chính trong đời sống xã hội của viện đại học.

Các môn thể thao trong nhà rất phổ thông trên khuôn viên đại học, và có những tiện nghi giải trí tại mỗi một trong ba khuôn viên đại học. Cũng còn có sáu, bảy toán chuyên chú về ngành kiến tạo, trong đó có nhóm Xe Hơi Chạy Ðiện Mặt Trời, từng đoạt hạng nhất trong Giải Thi Tài Ứng Dụng Năng Lượng Mặt Trời Hoa Kỳ (American Solar Challenge) và bốn lần xếp hạng ba trong Giải Thi Tài Ứng Dụng Năng Lượng Mặt Trời Toàn Cầu (World Solar Challenge). Viện đại học cũng là nơi phát triển các tổ chức phục vụ cộng đồng và các dự án từ thiện, kể cả SERVE, Circle K, The Detroit Project, và Ann Arbor Reaching Out.

Các tòa nhà The Michigan Union và Michigan League là những trung tâm sinh hoạt sinh viên nằm bên trong khuôn viên Trung Ương, và tòa nhà Pierpont Commons nằm ở khuôn viên phía Bắc. The Michigan Union chứa đa số các nhóm sinh viên, kể cả ban điều hành sinh viên. Tòa nhà William Moore Trotter House, nằm ở phía Ðông khuôn viên Trung Ương, là một trung tâm sinh viên đa văn hóa do văn phòng Sinh Viên Ða Văn Hóa của trường đại học điều hành. Trung Tâm Sinh Hoạt Ðại Học (University Activities Center) là một tổ chức do sinh viên trông coi và gồm có 15 đoàn thể sinh viên.

Ban nhạc diễn hành Michigan Marching Band, gồm trên 350 sinh viên hầu hết từ các trường và khoa trong viện đại học. Qua hơn 100 năm hoạt động, ban nhạc trình diễn tại mỗi trận đấu trên sân nhà và đi trình diễn xa nhà trong ít nhất là một trận đấu mỗi năm. Dàn nhạc University of Michigan Pops Orchestra, do sinh viên cầm đầu, là một dàn nhạc thu hút sinh viên từ mọi bối cảnh học vấn. Dàn nhạc này trình diễn đều đặn trong nhà hát Michigan Theater. Câu-lạc-bộ nam Men's Glee Club của Ðại Học Michigan, thành lập vào năm 1859, là ban hợp ca nam bao gồm trên 100 thành viên. Ca đoàn các sư huynh Ðại Học Michigan (University of Michigan Friars), được thành lập vào năm 1955, là ban đồng ca nổi tiếng trên khuôn viên đại học.

Tờ The Michigan Daily là tờ nhật báo do sinh viên điều hành. Ðược thành lập vào năm 1890, tờ báo này xuất bản năm ngày một tuần trong suốt niên khóa bình thường, và trở thành tờ báo hằng tuần trong hai học khóa Mùa Xuân và Mùa Hè. Các báo sinh viên khác tại viện đại học bao gồm tờ The Michigan Review có khuynh hướng bảo thủ, tờ Michigan Independent có khuynh hướng tiến bộ, tờ Michigan Journal of Poltical Science, cùng với tờ báo trào phúng The Michigan Every Three Weekly và tờ Gargoyle. Ðài WCBN (băng tần 88.3 FM) là đài phát thanh tự do, trong khi đài WOLV-TV là đài truyền hình do sinh viên điều hành chủ yếu xuất hiện trên hệ thống truyền hình dây cáp của đại học.



Ban điều hành sinh viên

Nằm trong tòa nhà Michigan Union, Hội Sinh Viên Michigan (Michigan Student Assembly, MSA) là ban điều hành trung ương sinh viên của viện đại học. Với đại biểu từ mỗi khoa và mỗi trường, MSA đại diện cho tập thể sinh viên và điều hành quỹ sinh viên trên khuôn viên đại học. Hội Sinh Viên Michigan là thành viên của Tổng Hội Sinh Viên Ðại Học Michigan (Association f Michigan Universities). Trong mấy năm gần đây, MSA đã tổ chức dịch vụ AirBus, một hoạt động chuyển vận giữa khuôn viên đại học và phi trường thành phố Detrroit Metropolitan Wayne County Airport, và qua Ủy Hội Nói Lên Tiếng Nói Các Bạn (Voice Your Voice Commission, VYV), MSA đã ghi danh cho 10,000 sinh viên tham gia các cuộc bầu cử tiểu bang và liên bang vào năm 2004. VYV cũng hoạt động nhằm cải thiện lề lối tiếp cận các thông tin bầu cử không đảng phái và gia tăng số sinh viên đi bầu.

Tại mỗi khoa hay trường cũng có các bộ phận điều hành sinh viên. Hai khoa lớn nhất tại Univeritry of Michigan là đại học Văn Khoa, Khoa Học và Nghệ Thuật (LS&A) và đại học Kiến Tạo. Sinh viên tại LS&A được tập thể LS&A Student Government (LSA SG) đại diện. Hội đồng đại học Kiến Tạo (The University of Michigan Engineering Council, UMEC) điều hành hoạt động quản trị sinh viên cho đại học Kiến Tạo. Ngoài ra, sinh viên nội trú tại University of Michigan được Hội Sinh Viên Cư Xá Ðại Học Michigan (University of Michigan Residence Halls Association) đại diện.

Một mục tiêu lâu đời của nhiều thành viên trong hội đồng quản trị sinh viên là tạo dựng nên chức vụ của một thành viên chỉ định do sinh viên nắm giữ trong hội đồng quản trị (Board of Regents) của Ðại Học Michigan là cơ quan điều khiển viện đại học. Một chức vụ chỉ định như vậy sẽ làm cho University of Michigan đứng ngang hàng với các trường đại học khác trong “Mười trường đại học lớn” (Big Ten) có đại diện sinh viên đứng trong hội đồng quản trị. Nhưng một sự thay đổi quan trọng như thế sẽ phải được thực hiện qua một tu chính trong hiến pháp của tiểu bang Michigan.



Bài ca chiến đấu

Bài ca chiến đấu của University of Michigan, The Victors, do sinh viên Louis Elbel sáng tác năm 1898 tiếp theo sau chiến thắng football vào phút chót trước University of Chicago dẫn tới chức vô địch. Bài hát này được John Philip Sousa tuyên bố là “bài chiến đấu ca đại học vĩ đại nhất từ trước tới nay.” Bài ca nói tới cộng đồng đại học nhà là “các nhà vô địch miền Tây” và được trình bày tại các lễ tốt nghiệp. Bài hiệu ca (alma mater) của Ðại Học Michigan là bài “The Yellow and Blue”. Một bài ca khác đề cao tinh thần đoàn kết của anh, chị em sinh viên, là bài “Let's Go Blue!” một sáng tác chung của cựu sinh viên Joseph Carl, một tay chơi kèn tuba, và Albert Ahronheim, một tay chơi trống cừ khôi.



Các nhân vật tiếng tăm từ University of Michigan

University of Michigan có hơn 42,000 cựu sinh viên hiện còn sống. Sáu, bảy phi hành gia không gian Mỹ là cựu sinh viên của trường, kể cả toàn bộ phi hành đoàn nguyệt cầu Gemini 4 và Apollo 15. Những cựu sinh viên đóng góp vào ngành không gian có thể kể tới nhà vẽ kiểu phi cơ Clarence “Kelly” Johnson. Ngoài cố Tổng Thống Gerald Ford ra, viện đại học này đã sản sinh 25 học giả Rhodes và 116 vận động viên đoạt huy chương thế vận hội, cùng bảy khôi nguyên giải Nobel. Cựu sinh viên UM cũng còn lập ra hội đồng sáng lập nhiều công ty và tổ chức.

Các nhà văn từng theo học tại University of Michigan gồm có nhà viết kịch Arthur Miller, tiểu thuyết gia Betty Smith, nhà viết chuyên phim Judith Guest, thi sĩ đoạt giải Pulitzer Theodore Roethke, các tác giả Charles Major và Sandra Steingraber, nhà dịch thuật Nhật ngữ Juliet Winters Carpenter và nhà soạn nhạc Forman Brown. Tại Hollywood, các cựu sinh viên UM danh tiếng gồm có tài tử James Earl Jones, nữ minh tinh Lucy Lium Selma Blair và Ruth Hussey cùng với một nhà làm phim là Lawrence Kasdan.

Các cựu sinh viên tốt nghiệp từ University of Michigan còn gồm có nhà báo truyền hình Mike Wallace, nhà báo Dana Jacobson của ESPN, nhà báo Rich Eisen của NFL Network, nhà kinh doanh Eric Sadek, ca sĩ Joe Dassin, cựu Lãnh Tụ Ða Số Hạ Viện Dick Gephardt, các siêu sao Super Bowl Tom Brady và Desmond Howard, khôi nguyên giải Heisman Trophy 1997 Charles Woodson, nhà đồng sáng lập Google Larry Page, học giả bảo thủ Ann Coulter, nhà bênh vực và yểm trợ quyền được chết Jack Kevorkian, nhà hoạt động Tom Hayden, tay đánh bom “Unabomber” Theodore Kaczynski, kiến trúc sư Charles Moore, họa sĩ tiền phong Aethelred Eldridge, nhà sáng lập Mannheim Steamroller Chip Davis, và Benjamin D. Pritchard, một tướng lãnh thời nội chiến Mỹ từng bắt sống Jefferson Davis, tổng thống liên hiệp miền Nam (Confederate States of America), danh ca nhạc pop Madona, tay chơi baseball nhà nghề Derek Jeter, và huyền thoại nhạc rock Iggr Pop, người có theo học nhưng không tốt nghiệp University of Michigan.



Trường University of Michigan còn khoe có một chi nhánh cựu sinh viên trên mặt trăng, khởi sự hiện hữu vào năm 1971 khi phi hành đoàn toàn là cựu sinh viên UM của sứ mạng Apollo 15 đặt lên mặt nguyệt cầu một tấm lắc của chi nhánh Hội Cựu Sinh Viên University of Michigan (UM Alumni Association). (V.P.)

tải về 120.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương