Khung chưƠng trình đÀo tạo cho bác sĩ trẻ TÌnh nguyện chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu



tải về 313.03 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.09.2016
Kích313.03 Kb.
#32488


BỘ Y TẾ

Dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

(ưu tiên 62 huyện nghèo )”


KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

CHO BÁC SĨ TRẺ TÌNH NGUYỆN

Chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu

Hà Nội - 2013
MỤC LỤC


LỜI GIỚI THIỆU 3

I. GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO 4

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 5

2.2. Mục tiêu cụ thể: 5



III. QUỸ THỜI GIAN VÀ KHUNG CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT 6

IV. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG 7

4.1. Phần hỗ trợ: Gồm 02 chứng chỉ Truyền nhiễm và Nhi khoa 7

4.2. Phần chuyên ngành: Gồm 04 chứng chỉ chuyên ngành 11

4.2.1. Chứng chỉ 1: Hồi sức cấp cứu cơ bản 11

4.2.2. Chứng chỉ 2: Hồi sức tích cực 13

4.2.3. Chứng chỉ 3: Cấp cứu nội khoa 16

4.2.4. Chứng chỉ 4: Chống độc 18

19


4.2.5. Phương pháp dạy/học: 20

4.2.6. Các yêu cầu thực hành tay nghề. 20



V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

LỜI GIỚI THIỆU


Nhằm ổn định nguồn nhân lực đáp ứng chiến lược chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, tiến tới mọi người dân được bình đẳng trong việc tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ y tế, ngành y tế đã có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực y tế tại các cơ sở y tế tuyến huyện, tỉnh như kết hợp quân dân y, đề án 1816, bệnh viện vệ tinh. Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm về giải pháp, mục tiêu, phương thức tổ chức thực hiện và giải pháp về chính sách hỗ trợ của những giải pháp trên, Bộ Y tế triển khai Dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo )”, gọi tắt là dự án 585.  nhằm thu hút bác sĩ trẻ mới ra trường tình nguyện về công tác tại tuyến huyện một số địa phương vùng khó khăn.

Thực hiện kế hoạch số 318/KH-BYT ngày 24/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về triển khai dự án, Bộ Y tế đã giao cho trường đại học Y Hà Nội xây dựng chương trình đào tạo dành riêng cho bác sỹ trẻ tình nguyện thuộc dự án 585. Chương trình được xây dựng trên cơ sở: Quyết định số 1636/2001/QĐ-BYT ngày 25/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế đào tạo chuyên khoa cấp I sau đại học; Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đã được Hội đồng thẩm định của Bộ Y tế thông qua, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số /QĐ-BYT ngày tháng 2 năm 2014.



GIÁM ĐỐC DỰ ÁN

Phạm Văn Tác

Vụ trưởng Vụ TCCB - Bộ Y tế

I. GIỚI THIỆU NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO


1.1.
Chuyên ngành đào tạo: Hồi sức cấp cứu

1.2. Đối tượng đào tạo: Bác sĩ chính quy tốt nghiệp loại khá, giỏi tại các trường Đại học Y trong cả nước tình nguyện tham gia dự án 585, được Bộ Y tế tuyển chọn.

1.3. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển theo dự án 585 của Bộ Y tế

1.4. Thời gian và Hình thức đào tạo:

Học viên học tập trung liên tục trong 20 tháng, tập trung chủ yếu vào thực hành nghề nghiệp. Thời gian học được coi là quá trình thực hành để xét cấp chứng chỉ hành nghề (theo Luật khám bệnh, chữa bệnh).



1.5. Cơ sở học tập và thực hành: Các trường Đại học Y, các Bệnh viện thực hành của các trường Đại học Y được Bộ Y tế giao nhiệm vụ.

1.6. Chức danh sau khi tốt nghiệp: Trình độ chuyên môn tương đương Bác sĩ chuyên khoa cấp I chuyên ngành Hồi sức cấp cứu. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ theo quy định của dự án 585 các bác sỹ tích lũy đủ các chứng chỉ theo chương trình chuyên khoa cấp I hiện hành sẽ được cấp bằng chuyên khoa cấp I chuyên ngành Hồi sức cấp cứu mà không phải thi tốt nghiệp.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO


2.1. Mục tiêu chung:

Sau khi học xong, các bác sĩ sẽ được điều động về làm việc ở các bệnh viện tuyến huyện, vùng sâu, vùng xa. Đây là loại hình đào tạo đặc thù của ngành Y tế, tập trung chủ yếu vào việc nâng cao khả năng thực hành chuyên ngành Hồi sức cấp cứu để học viên có đủ kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thành thạo trong chẩn đoán xử trí các vấn đề thường gặp của cấp cứu nội khoa, hồi sức nội khoa và ngộ độc cấp, đặc biệt là ở tuyến cơ sở, có khả năng học tập tiếp các bậc sau đại học cao hơn.


2.2. Mục tiêu cụ thể:


  • Về kiến thức:

  • Trình bày được kiến thức cơ bản về các vấn đề thường gặp của chuyên ngành hồi sức tích cực, cấp cứu và ngộ độc cấp.

  • Trình bày được kiến thức cơ bản về một số bệnh lý nội khoa có liên quan đến Hồi sức cấp cứu.

  • Về kỹ năng:

  • Chẩn đoán và xử trí thành thạo các cấp cứu, các bệnh lý thường gặp trong cấp cứu, hồi sức nội khoa và ngộ độc cấp.

  • Thực hiện thành thạo các thủ thuật, kỹ thuật thông thường trong Hồi sức cấp cứu.

  • Về thái độ:

  • Có đạo đức nghề nghiệp tốt

  • Có tinh thần trách nhiệm, khẩn trương, có ý thức hợp tác trong khi làm việc, có kỹ năng ứng xử phù hợp với cương vị công tác.

III. QUỸ THỜI GIAN VÀ KHUNG CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT


Thời gian đào tạo: 20 tháng

Tổng số đơn vị học trình: 100 ĐVHT*
Khối lượng học tập: Được xây dựng phù hợp với thời gian và yêu cầu đào tạo. Các bác sĩ sau khi tốt nghiệp sẽ phục vụ tại các Bệnh viện tuyến huyện, yêu cầu chủ yếu là thực hành. Vì vậy, thời lượng cho thực hành tối thiểu là 2/3 thời gian.

Khung chương trình tổng quát:

STT

Các phần học

Tên các chứng chỉ

Tổng số

ĐVHT/

Tiết học

Phân bố

ĐVHT/Tiết học

LT

TH**



Phần hỗ trợ

Nhi

15/225

5/75

10/150



Truyền nhiễm

15/225

5/75

10/150



Phần chuyên ngành

Hồi sức cấp cứu ban đầu

18/270

6/90

12/180



Hồi sức tích cực

18/270

6/90

12/180



Cấp cứu nội khoa

18/270

6/90

12/180



Chống độc

16/240

6/90

10/150

Tổng

100/1500

34/510

66/990

* 1 đơn vị học trình tương ứng 15 tiết lý thuyết; 30 tiết thực hành tại phòng thí nghiệm; 45 tiết thực tập tại bệnh viện, cộng đồng.

** Các tiết học thực hành thiết kế trong chương trình này đã được quy đổi tương ứng với 01 tiết lý thuyết chuẩn.


IV. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

4.1. Phần hỗ trợ: Gồm 02 chứng chỉ Truyền nhiễm và Nhi khoa


4.1.1. Chứng chỉ hỗ trợ 1: Truyền nhiễm

  • Số đơn vị học trình: 15

Lý thuyết : 5

Thực hành : 10



  • Số tiết học: 225 tiết

Lý thuyết : 75

Thực hành : 150



  • Thời gian: 03 tháng

  • Số chứng chỉ được cấp: 01

  • Mục tiêu học tập

    • Lý thuyết: Học viên nắm vững kiến thức cơ bản về một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trong cộng đồng tại Việt Nam.

    • Kỹ năng:

  • Chẩn đoán và xử trí một số bệnh truyền nhiễm thường gặp.

  • Tư vấn phòng bệnh và tham gia phòng chống dịch tại địa phương.

  • Phương pháp lượng giá:

    • Thực hành:

      • Làm bệnh án, hỏi thi vấn đáp.

      • Làm thủ thuật, chấm thi thủ thuật theo bảng kiểm

    • Lý thuyết: Thi viết, thời gian làm bài 120 phút.



  • Nội dung:

STT

Nội dung

Số tiết học

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

1

Nhiễm HIV/AIDS

18

6

12

2

Bệnh Sốt Xuất Huyết Dengue

18

6

12

3

Bệnh Sốt rét

15

5

10

4

Viêm gan Virus

18

6

12

5

Bệnh Tả

12

4

8

6

Bệnh Cúm

12

4

8

7

Sốt mò

12

4

8

8

Viêm màng não mủ

18

6

12

9

Bệnh Thương hàn

12

4

8

10

Nhiễm khuẩn huyết

18

6

12

11

Quai bị

12

4

8

12

Bệnh liên cầu lợn

12

4

8

13

Bệnh lỵ trực khuẩn và lỵ amip

18

6

12

14

Bệnh sởi, Rubella

12

4

8

15

Nhiễm enterovirus và một số bệnh thường gặp

18

6

12

Tổng

225

75

150


4.1.2. Chứng chỉ hỗ trợ 2: Nhi khoa

  • Số đơn vị học trình: 15

Lý thuyết : 5

Thực hành : 10



  • Số tiết học: 225 tiết

Lý thuyết : 75

Thực hành : 150



  • Thời gian: 03 tháng

  • Số chứng chỉ được cấp: 01

  • Mục tiêu học tập

    • Lý thuyết: Học viên nắm vững kiến thức cơ bản về một số bệnh thường gặp trong hồi sức cấp cứu nhi khoa.

    • Kỹ năng:

  • Chẩn đoán và xử trí một số bệnh thường gặp trong hồi sức cấp cứu nhi khoa.

  • Tư vấn phòng và chữa bệnh nhi khoa cơ bản tại địa phương.

  • Phương pháp lượng giá:

    • Lý thuyết: Thi viết tự luận, thời gian làm bài 120 phút.

    • Thực hành:

  • Làm bệnh án, hỏi thi vấn đáp.

  • Làm thủ thuật, chấm thi thủ thuật theo bảng kiểm.

  • Nội dung:

STT

Nội dung

Số tiết học

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

1

Xử trí lồng ghép chăm sóc những bệnh thường gặp ở trẻ em (IMCI)

12

4

8

2

Đặc điểm miễn dịch trẻ em, chương trình tiêm chủng quốc gia.

9

3

6

3

Sử dụng thuốc cho trẻ em

12

4

8

4

Sử dụng kháng sinh trong nhi khoa

12

4

8

5

Nhu cầu dinh dưỡng trẻ em

12

4

8

6

Các bệnh thiếu vi chất thường gặp ở trẻ em

6

2

4

7

Chăm sóc trẻ sơ sinh cân nặng thấp

6

2

4

8

Oxy liệu pháp - hô hấp viện trợ sơ sinh

9

3

6

9

Nhiễm trùng sơ sinh

6

2

4

10

Một số cấp cứu ngoại khoa ở trẻ sơ sinh

6

2

4

11

Vàng da sơ sinh

6

2

4

12

Hồi sức sơ sinh tại phòng đẻ

6

2

4

13

Xuất huyết não - màng não ở trẻ sơ sinh

6

2

4

14

Sốc ở trẻ em

9

3

6

15

Đặc điểm sinh lý và rối loạn thăng bằng kiềm toan ở trẻ em

9

3

6

16

Tăng giảm natri, kali, hạ canxi máu ở trẻ em

6

2

4

17

Cấp cứu ngừng tim ở trẻ em

6

2

4

18

Cấp cứu bỏng và đuối nước ở trẻ em

6

2

4

19

Cấp cứu ngoại khoa đường tiêu hóa ở trẻ em (tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột, viêm phúc mạc, dị tật hậu môn trực tràng)

9

3

6

20

Bốn bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất ở trẻ em

6

2

4

21

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

6

2

4

22

Hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh

6

2

4

23

Đái đường ở trẻ em và các biến chứng

6

2

4

24

Các bệnh sốt phát ban thường gặp ở trẻ em

6

2

4

25

Động kinh

6

2

4

26

Nhức đầu ở trẻ em

6

2

4

27

Đại cương một số bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em

6

2

4

28

Hội chứng huyết tán

6

2

4

29

Rối loạn tự kỷ ở trẻ em

9

3

6

30

Rối loạn trầm cảm tuổi vị thành niên

9

3

6

Tổng

225

75

150

4.2. Phần chuyên ngành: Gồm 04 chứng chỉ chuyên ngành

4.2.1. Chứng chỉ 1: Hồi sức cấp cứu cơ bản


  • Số đơn vị học trình: 18

Lý thuyết : 6

Thực hành : 12



  • Số tiết học: 270 tiết

Lý thuyết : 90

Thực hành : 180



  • Thời gian: 3,5 tháng

  • Số chứng chỉ được cấp: 01

  • Mục tiêu học tập:

    • Chẩn đoán và xử trí thành thạo các cấp cứu thông thường, các bệnh lí thường gặp trong hồi sức nội khoa và ngộ độc cấp.

    • Thực hiện thuần thục các thủ thuật cơ bản trong hồi sức cấp cứu.

  • Phương pháp lượng giá:

    • Lý thuyết: Thi viết, thời gian làm bài 120 phút

    • Thực hành:

  • Làm bệnh án, hỏi thi vấn đáp.

  • Làm thủ thuật, chấm thi thủ thuật theo bảng kiểm.

  • Nội dung:

STT

Nội dung

Số tiết học

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành




I- Các cấp cứu thường gặp










1

Cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản

12

4

8

2

Cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao

12

4

8

3

Định hướng chẩn đoán đau ngực cấp

9

3

6

4

Định hướng chẩn đoán đau bụng cấp

9

3

6

5

Định hướng chẩn đoán đau đầu cấp

9

3

6

6

Chẩn đoán và xử trí cấp cứu ỉa chảy cấp

9

3

6

7

Định hướng chẩn đoán tình trạng hạ huyết áp

12

4

8

8

Định hướng chẩn đoán khó thở

9

3

6

9

Định hướng chẩn đoán bệnh nhân thiểu niệu, vô niệu

9

3

6

10

Định hướng chẩn đoán bệnh nhân rối loạn ý thức

6

2

4

11

Định hướng chẩn đoán bệnh nhân rối loạn thân nhiệt

6

2

4

12

Cấp cứu ban đầu bệnh nhân chấn thương cột sống

12

4

8

13

Cấp cứu ban đầu bệnh nhân chấn thương sọ não

9

3

6

14

Cấp cứu ban đầu bệnh nhân chấn thương lồng ngực

9

3

6

15

Cấp cứu ban đầu vết thương mạch máu và gẫy xương các chi

9

3

6

16

Cấp cứu tai nạn:

Cấp cứu ngạt nước



9

3

6

17

Cấp cứu điện giật

9

3

6

18

Cấp cứu say nắng, say nóng

9

3

6

19

Tổ chức cấp cứu hàng loạt và thảm hoạ

9

3

6




II- Thủ thuật hồi sức cấp cứu










20

Khai thông đường thở

12

4

8

21

Đặt ống nội khí quản dùng đèn

12

4

8

22

Ghi và đọc điện tâm đồ cấp cứu

9

3

6

23

Chọc dịch não tủy

9

3

6

24

Dẫn lưu màng bụng

9

3

6

25

Sốc điện cấp cứu

9

3

6

26

Đặt ống thông dạ dày trong xuất huyết tiêu hóa

9

3

6

27

Liệu pháp oxy

12

4

8

28

Các tư thế an toàn trong cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân cấp cứu

12

4

8

Tổng

270

90

180

4.2.2. Chứng chỉ 2: Hồi sức tích cực


  • Số đơn vị học trình: 18

Lý thuyết : 6

Thực hành : 12



  • Số tiết học: 270 tiết

Lý thuyết : 90

Thực hành : 180



  • Thời gian: 3,5 tháng

  • Số chứng chỉ được cấp: 01

  • Mục tiêu học tập

    • Trình bày được chẩn đoán và điều trị một số vấn đề cơ bản của chuyên ngành hồi sức tích cực.

    • Thực hiện được một số kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân hồi sức cấp cứu.

  • Phương pháp lượng giá:

    • Lý thuyết: Thi viết, thời gian làm bài 120 phút

    • Thực hành:

  • Làm bệnh án, hỏi thi vấn đáp.

  • Làm thủ thuật, chấm thi thủ thuật theo bảng kiểm

  • Nội dung:

STT

Nội dung

Số tiết học

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

1

Thông khí nhân tạo:

- Sơ bộ về nguyên lý cấu tạo và vận hành máy thở

- Một số các thông số cần thiết ứng dụng trong thông khí nhân tạo

- Các phương thức thông khí nhân tạo xâm nhập thông dụng

- Thông khí không xâm nhập

- Cai thở máy

- Biến chứng của thông khí nhân tạo

- Thông khí nhân tạo trong một số bệnh lý (cơn hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ARDS...)

- Khử khuẩn và lắp các đường dây dẫn vào máy thở


60

20

40

2

Hồi sức trong các bệnh gây suy hô hấp:

Chẩn đoán ARDS

Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng

Chẩn đoán và xử trí đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính



24

8

16

3

Hồi sức trong các bệnh thần kinh-cơ gây suy hô hấp:

- Hội chứng Guillain Barré

- Cơn nhược cơ nặng


18

6

12

4

Chuyên đề sốc:

- Tình trạng sốc

- Sốc nhiễm khuẩn

- Sốc do tim

- Sốc giảm thể tích

- Sốc phản vệ



36

12

24

5

Chuyên đề: hồi sức tích cực các bệnh nhân rối loạn đường máu

- Chẩn đoán và xử trí hôn mê nhiễm toan ceton

- Chẩn đoán và xử trí hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

- Cấp cứu hạ đường máu



18

6

12

6

- Các nguyên lý và các chỉ số trong thăm dò huyết động tại giường. Các biện pháp thăm dò huyết động không chảy máu.

18

6

12

7

Rối loạn thăng bằng nước-điện giải; tăng natri máu, hạ natri máu, tăng kali máu, hạ kali máu

18

6

12

8

Rối loạn thăng bằng kiềm toan: đại cương, toan hô hấp, toan chuyển hóa, kiềm hô hấp

18

6

12

9

Viêm tụy cấp

6

2

4

10

Suy thận cấp

12

4

8

11

Các rối loạn đông máu thường gặp trong hồi sức cấp cứu

12

4

8

12

Mở màng nhẫn giáp

6

2

4

13

Đặt nội khí quản khó trong cấp cứu

12

4

8

14

Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm - Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm

12

4

8

Tổng

270

90

180

4.2.3. Chứng chỉ 3: Cấp cứu nội khoa


  • Số đơn vị học trình: 18

Lý thuyết : 6

Thực hành : 12



  • Số tiết học: 270

Lý thuyết : 90

Thực hành : 180



  • Thời gian: 3,5 tháng

  • Số chứng chỉ được cấp: 01

  • Mục tiêu học tập:

    • Trình bày được chẩn đoán và điều trị một số vấn đề cơ bản của cấp cứu nội khoa.

    • Thực hiện được một số kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân hồi sức cấp cứu.

  • Phương pháp lượng giá:

    • Lý thuyết: Thi viết, thời gian làm bài 120 phút

    • Thực hành: Làm bệnh án, hỏi thi vấn đáp.

Làm thủ thuật, chấm thi thủ thuật theo bảng kiểm

  • Nội dung:

STT

Nội dung

Số tiết học

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

1

Chẩn đoán và xử trí cấp cứu suy thượng thận cấp

12

4

8

2

Chẩn đoán và xử trí cấp cứu hôn mê do suy tuyến giáp

12

4

8

3

Chẩn đoán và xử trí cấp cứu cơn cường giáp cấp

12

4

8

4

Chẩn đoán và xử trí tình trạng co giật kéo dài

12

4

8

5

Hội chứng suy tế bào gan cấp

12

4

8

6

Tắc động mạch phổi

12

4

8

7

Phù phổi cấp huyết động

12

4

8

8

Ho ra máu

12

4

8

9

Xuất huyết tiêu hoá cao

12

4

8

10

Đái máu

12

4

8

11

Chẩn đoán và xử trí cơn tăng huyết áp

12

4

8

12

Tăng áp lực nội sọ

12

4

8

13

Chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não

12

4

8

14

Chẩn đoán và xử trí tràn khí màng phổi nặng

12

4

8

15

Dẫn lưu màng phổi

12

4

8

16

Chẩn đoán và điều trị các loạn nhịp tim nhanh

18

6

12

17

Chẩn đoán và điều trị các loạn nhịp tim chậm

18

6

12

18

Chẩn đoán và xử trí cấp cứu hôn mê

12

4

8

19

Tổ chức cấp cứu hàng loạt và thảm hoạ

18

6

12

20

Tiền sản giật và sản giật

12

4

8

21

Suy hô hấp cấp

12

4

8

Tổng

270

90

180

4.2.4. Chứng chỉ 4: Chống độc


  • Số đơn vị học trình: 16

Lý thuyết : 6

Thực hành : 10



  • Số tiết học: 240 tiết

Lý thuyết : 90

Thực hành : 150



  • Thời gian: 3,5 tháng

  • Số chứng chỉ được cấp: 01

  • Mục tiêu học tập:

    • Trình bày được chẩn đoán và điều trị một số vấn đề cơ bản của ngộ độc.

    • Thực hiện được một số kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ngộ độc.

  • Phương pháp lượng giá:

    • Lý thuyết: Thi viết, thời gian làm bài 120 phút

    • Thực hành:

  • Làm bệnh án, hỏi thi vấn đáp.

  • Làm thủ thuật, chấm thi thủ thuật theo bảng kiểm

  • Nội dung:

STT

Nội dung

Số tiết học

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

1

Định hướng chẩn đoán và xử trí ngộ độc cấp:

- Thăm khám một bệnh nhân ngộ độc cấp

- Các biện pháp thải trừ chất độc trong lòng ống tiêu hoá

- Lọc máu ngoài thận

- Các biện pháp thải trừ chất độc khác

- Các chất giải độc



16

6

10

2

Các hội chứng độc

9

4

5

3

Ngộ độc cấp các thuốc an thần, thuốc ngủ

12

4

8

4

Đặt ống thông dạ dày đường mũi. Rửa dạ dày trong ngộ độc cấp.

2




2

5

Ngộ độc cấp các chất gây nghiện

9

3

6

6

Ngộ độc cấp các chất bảo vệ thực vật:

- Thuốc trừ sâu nhóm phospho hữu cơ

- Thuốc trừ sâu không phải phospho hữu cơ

- Thuốc diệt cỏ



20

10

10

7

Ngộ độc cấp thuốc diệt chuột

8

3

5

8

Ngộ độc cấp các thuốc gây rối loạn nhịp tim:

- Aconitin

- Chloroquin

- Các thuốc chống loạn nhịp tim



14

6

8

9

Ngộ độc cấp khí độc

9

4

5

10

Ngộ độc cấp các chất có nguồn gốc động hoặc thực vật:

- Mật cá


- Cá độc

- Nấm độc



- Cóc

17

6

11

11

Ngộ độc kim loại nặng: chì, thủy ngân, asen

17

6

11

12

Ngộ độc rượu và hội chứng cai rượu

12

4

8

13

Ngộ độc thực phẩm

12

4

8

14

Rắn độc cắn - Ong đốt

16

6

10

15

Chẩn đoán, xử trí ngộ độc cấp lá ngón

9

3

6

16

Chẩn đoán, xử trí ngộ độc cấp opiate

9

3

6

17

Ngộ độc acetaminophen

12

4

8

18

Các chất kháng độc đặc hiệu

12

4

8

19

Ngộ độc cyanua

9

4

5

20

Các kỹ thuật xét nghiệm độc chất. Xét nghiệm phát hiện một số độc chất thường gặp: barbiturat, diazepam, ma tuý, phospho hữu cơ

16

6

10

Tổng

240

90

150

4.2.5. Phương pháp dạy/học:


  • Lý thuyết:

    • Giảng lý thuyết theo phương pháp cổ điển

    • Một số vấn đề sẽ giảng theo phương pháp thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giảng viên

    • Tham gia các chương trình sinh hoạt khoa học chuyên ngành hồi sức cấp cứu cũng như các chuyên ngành khác có liên quan như nội, truyền nhiễm..vv…

    • Tham gia báo cáo bệnh án nghiên cứu, báo cáo các chuyên đề, vấn đề trong chuyên ngành hồi sức cấp cứu.

    • Đọc báo, tạp chí chuyên ngành hồi sức cấp cứu và nội khoa.

  • Thực hành:

    • Thực tập trên mô hình

    • Thảo luận nhóm, dạy học dựa trên vấn đề

    • Xem video thủ thuật

    • Dự giao ban, đi buồng và bình bệnh án

    • Tham gia điều trị bệnh nhân và trực bệnh viện dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm.

    • Thực hiện các thủ thuật trên bệnh nhân dưới sự kèm cặp của các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm.

4.2.6. Các yêu cầu thực hành tay nghề.


STT

Nội dung

Yêu cầu



Cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản

Thành thạo



Cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao

Thành thạo



Khai thông đường thở

Thành thạo



Đặt ống nội khí quản dùng đèn

Thành thạo



Ghi và đọc điện tâm đồ cấp cứu

Thành thạo



Chọc dịch não tủy

Thành thạo



Dẫn lưu màng bụng

Thành thạo



Sốc điện cấp cứu

Thành thạo



Đặt ống thông dạ dày trong xuất huyết tiêu hóa

Thành thạo



Liệu pháp oxy

Thành thạo



Các tư thế an toàn trong cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân cấp cứu

Thành thạo



Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm - Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm

Thành thạo



Dẫn lưu màng phổi

Thành thạo



Định hướng chẩn đoán và xử trí ngộ độc cấp:

- Thăm khám một bệnh nhân ngộ độc cấp

- Các biện pháp thải trừ chất độc trong lòng ống tiêu hoá

- Lọc máu ngoài thận

- Các biện pháp thải trừ chất độc khác

- Các chất giải độc



Thực hiện được



Đặt ống thông dạ dày đường mũi. Rửa dạ dày trong ngộ độc cấp.

Thành thạo



Các kỹ thuật xét nghiệm độc chất. Xét nghiệm phát hiện một số độc chất thường gặp: barbiturat, diazepam, ma tuý, phospho hữu cơ

Quan sát, hiểu được nguyên tắc

V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH


5.1. Tuyển sinh

  • Quy mô tuyển sinh

Theo đặt hàng của Bộ Y tế, phù hợp với khả năng của cơ sở đào tạo.

  • Hình thức tuyển sinh và điều kiện dự tuyển

Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

Điều kiện thi tuyển: Theo qui định của dự án 585.



5.2. Kế hoạch sắp xếp nội dung và quỹ thời gian

Học tập trung 20 tháng tại cơ sở đào tạo được Bộ Y tế giao



5.3. Quản lý học viên trong quá trình học

Hình thức quản lý và đào tạo học viên trong quá trình học tập như đối với Bác sĩ nội trú



5.4. Lý thuyết, thực tập và thực hành lâm sàng

5.4.1. Lý thuyết

Học tại các bộ môn và bệnh viện tham gia đào tạo

5.4.2. Thực tập và thực hành lâm sàng



  • Thực hành tiền lâm sàng

  • Thực hành lâm sàng

  • Trực bệnh viện

5.4.3. Kiểm tra, thi

  • Đánh giá quá trình: kiểm tra thường xuyên

  • Đánh giá hết mỗi chứng chỉ

  • Mỗi chứng chỉ gồm hai điểm lý thuyết và thực hành tính độc lập

  • Điểm được chấm theo thang điểm 10.

  • Điểm đạt là từ 5.0 điểm trở lên (làm tròn đến 0,5 điểm)

  • Hình thức đánh giá mỗi chứng chỉ:

  • Lý thuyết: Thi viết, thời gian 120 phút

  • Thực hành: Thi vấn đáp thực hành tay nghề

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Chương trình đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I

  2. Chương trình đào tạo bác sỹ Nội trú

  3. Chương trình đào tạo thạc sỹ

  4. Chương trình đào tạo Định hướng chuyên khoa

  5. Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh




tải về 313.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương