Khuôn khổ huy hiệu rừng của tổ chức phong trào hưỚng đẠo thế giớI



tải về 290.96 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích290.96 Kb.
#12797
KHUÔN KHỔ HUY HIỆU RỪNG CỦA

TỔ CHỨC PHONG TRÀO HƯỚNG ĐẠO THẾ GIỚI

Adults in Scouting







KHUÔN KHỔ HHR CỦA

TỔ CHỨC PTHĐ THẾ GIỚI




KHI TÔI KHÔNG CÒN NỮA, HHR SẼ THỰC HIỆN KHÁ CHẮC RẰNG CÁC TRƯỞNG TƯƠNG LAI CỦA PHONG TRÀO HƯƠNG ĐẠO SẼ THỰC SỰ HIỂU TẤT CẢ NHỮNG GÌ VỀ HHR VÀ Ý ĐỊNH CỦA TÔI ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN




Bản dịch: VÕ VĂN TUẤN – Nai thiện chí
LĐ NGŨ HÀNH SƠN - ĐẠO AN HẢI - ĐN

Khuôn khổ

HHR của WOSM



1. GIỚI THIỆU

Khuôn khổ HHR của WOSM góp phần làm cho “PTHĐ phát triển và tốt đẹp hơn” qua việc thường xuyên cải thiện chất lượng huấn luyện cho người lớn tham gia Phong trào và tăng cường ý nghĩa của sự thống nhất. Lịch sử lâu năm của huấn luyện đã khẳng định tính bền vững của cả hai mục tiêu (xem Phụ lục - Bối cảnh lịch sử)

Hình ảnh của Phong trào Hướng đạo cũng được đẹp hơn nhờ vào chất lượng Huấn luyện HHR, có thể dễ dàng nhận thấy từ bên ngoài .

Sự cần thiết phải có một định nghĩa rõ ràng và/hoặc một khuôn khổ HHR chính thức, sẵn sàng duy trì và cải thiện “chất lượng” của HHR đã được trình bày ở Hội nghị Hướng đạo Thế giới lần thứ 38 tổ chức tại Đảo Jeju Hàn Quốc.







4

W O S M ’ s

W o o d

B a d g e



F r a m e w o r k




Nghị quyết 13/08

Hội nghi đã:



- ghi nhận những kết quả đạt được về vấn đề nguồn trưởng từ khi thông qua Chính sách Nguồn Trưởng năm 1993

- nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo quản lý nguồn Trưởng và hoàn thành sứ mệnh của chúng ta

- Làm nổi bật các vấn đề về sự công nhận hệ thống huấn luyện của chúng ta bởi các cơ quan bên ngoài và các nhà hoạt động ngoài phong trào hướng đạo

·

Đề nghị Ủy ban Hướng đạo TG và Văn phòng Hướng đạo Thế giới:



- tham gia vào quá trình đánh giá hệ thống huấn luyện tại nơi có Phong trào

- Sử dụng biểu tượng của HHR, đề ra khuôn khổ cho việc công nhận chính thức của hệ thống huấn luyện quốc gia, sẽ tùy vào Tổ chức Hướng đạo Quốc gia phù hợp với Chính sách Nguồn Trưởng Thế giới

- đệ trình kết quả của việc này đến Hội nghị Hướng đạo Thế giới kỳ tiếp theo.”

Ủy ban Hướng đạo Thế giới (WSC) và Văn phòng Hướng đạo Thế giới (WSB) đã đồng ý tập trung vào lãnh vực công nhận huấn luyện, cụ thể là hệ thống HHR. Một quá trình lặp đi lặp lại với sự đa dạng các yếu tố đầu vào được phát triển để đảm bào một phương pháp toàn cầu.

Việc này cho phép WSC và WSB chỉ rõ các yếu tố chính, tạo nên cấu trúc của khuôn khổ sau cùng.

Khuôn khổ mang tính toàn cầu này không phải là một chương trình huấn luyện cũng không phải là một phương pháp duy nhất đưa ra cho các Tổ chức Hướng đạo Quốc gia thành viên. Đó là bước trước tiên của một khuôn khổ tham khảo và các nguyên tắc được chia sẻ trong WOSM và đề nghị thông qua. Nó bao gồm các điều khoản và đề mục chủ yếu cần xem xét khi tổ chức một hệ thống huấn luyện HHR ở Tổ chức Hướng đạo Quốc gia.

W O S M ’ s


W o o d

B a d g e

F r a m e w o r k




5

2. MỤC ĐÍCH

KHUÔN KHỔ LÀ

·


·

Tăng cường ý nghĩa thống nhất trong phong trào qua việc chia sẻ mục đích, nguyên lý và phương pháp của Phong trào Hướng đạo và của tình huynh đệ thế giới phục vụ cho giới trẻ.

Hài hòa các nguyên tắc huấn luyện Trưởng phục vụ trong Phong trào, và những lĩnh vực học hỏi như Phong trào Hướng đạo, năng lực lãnh đạo, quản lý và khả năng quan hệ.


3. ĐỊNH NGHĨA

HHR là biểu tượng được công nhận cấp cho những Trưởng trong Phong trào Hướng đạo đã đáp ứng được các tiêu chuẩn đòi hỏi về huấn luyện HHR. Điều này có nghĩa việc huấn luyện này không chỉ dành riêng cho các trưởng phụ trách thanh thiếu niên mà còn cho bất cứ người lớn nào trong Phong trào (với đồng phục) đếu có thể xin được huấn luyện. Chi tiết của tiêu chuẩn là trách nhiệm của mỗi Tổ chức Hướng đạo Quốc gia. Khuôn khổ của WOSM định rõ hướng dẫn chung sau:



·
·

·

Huấn luyện HHR phải hoàn thành trong thời gian hợp lý không được vượt quá ba năm kể từ lúc người lớn chấp nhận huấn luyện cho đến khi kết thúc.



Huấn luyện HHR là một cấp cao trong huấn luyện cho người lớn trong Phong trào Hướng đạo. Thừa nhận khóa sinh đáp ứng kiến thức và thực hành tốt kinh nghiệm Hướng đạo. Các điều kiện và thủ tục cho việc công nhận kinh nghiệm và kiến thức này phải được thông tin đến tất cả các người lớn. Đặc biệt lưu ý đến những yếu tố thực sự và thời gian quy định, tránh thủ tục theo chủ quan cá nhân trong khi thực hiện.

Huấn luyện HHR là một sự xây dựng cho việc rèn luyện kỹ năng dựa trên việc phối hợp sự đóng góp lý thuyết, phân tích và những kinh nghiệm liên quan đến những tình huống và thử thách đối với người lớn. Giai đoạn thực hành về việc thực hiện những thành quả của bài học, với sự giám sát xác nhận của một người đủ tư cách, bổ sung cho huấn luyện HHR.




6

W O S M ’ s

W o o d

B a d g e



F r a m e w o r k




·

·


·
·

·

·


·

Huấn luyện HHR phải được thích ứng, tạo cơ hội với tất cả người mong được huấn luyện. Để làm được điều này, phải linh hoạt và đa dạng. Tất cả thể thức để thực hiện nên được Tổ chức Hướng đạo Quốc gia khảo sát kỹ phù hợp với phương tiện và năng lực của họ: “Huấn luyện dựa vào nơi ở”, “huấn luyện điều biến”, “Huấn luyện điện tử và mặt đối mặt”…là một vài loại hình có khả năng, có thể được phối hơp, những loại khác cũng có thể thực hiện được.

Huấn luyện HHR, bất kể các đề mục nào, việc thực hiện sẽ bao gồm những yếu tố là thành phần của phương pháp Hướng đạo, cụ thể là:

Học bằng cách làm cung cấp qua lại giữa phản ánh và hành động,

Tăng cường rèn luyện kỹ năng cá nhân thông qua nhóm,

Khảo nghiệm “Thiên nhiên” là yếu tố cần thiết cho con người tồn tại,

Giữ kín quan hệ với các HLV, cũng như quá trình học của các bảo huynh

Cuối cùng, khung biểu tượng huấn luyện đặc trưng phong trào hướng đạo nói chung và biểu tượng HHR cần được sử dụng.


W O S M ’ s

W o o d

B a d g e

F r a m e w o r k

7

4. CÁC LĨNH VỰC

HỌC CỦA HHR

Chương trình huấn luyện HHR nên bao gồm ít nhất bốn lĩnh vực sau:



·

·
·
·


Nguyên tắc cơ bản của Phong trào Hướng đạo. bao gồm Mục đích, Nguyên lý và Phương pháp Hướng đạo, theo Phương pháp phù hợp với các ngành, tổ chức và cấu trúc,…

Khả năng lãnh đạo, bao gồm kiến thức và năng lực để đảm nhận trách nhiệm trong Phong trào.

Quản lý, có nghĩa là có kiến thức và tinh thông về quản lý đơn vị, liên đoàn hoặc cấu trúc lớn hơn.

Truyền thông, hiểu với ý nghĩa rộng nhất:

Cách giao tiếp với những người khác và duy trì mối quan hệ một cách hiệu quả.


Mục tiêu học tập của những lĩnh vực này nên thay đổi tùy thuộc vào sơ lược lịch sử của khóa sinh và nhu cầu cũng như việc cơ cấu của tổ chức. Tổ chức Hướng đạo Quốc gia khuyến khích tìm kiếm các cơ quan đối tác để tăng cường chương trình của họ , góp phần hết sức đạt đến sự công nhận lớn hơn của xã hội.




8

W O S M ’ s


W o o d


B a d g e F r a m e w o r k





5. KIỂM TRA

VÀ CẢI THIỆN

Huấn luyện HHR nên tiếp cận một cách năng động và luôn tìm cách cải thiện:



·

·
·


·

Cả nội dung và phương pháp của việc huấn luyện HHR được xem xét lại và cập nhật một cách thường xuyên.

Việc xem xét lại cứ mỗi năm năm một lần được khuyến khích mạnh mẽ,

Cập nhật huấn luyện HHR là cần thiết nhất là sau mỗi lần xem xét lại Chương trình thanh niên.

Khi xảy ra việc đó, những công tác trong chương trình thanh niên ở cấp địa phương có thể được yêu cầu cập nhật lại năng lực của họ.
Tổ chức Hướng đạo Quốc gia được mời thực hiện đánh giá về huấn luyện và cụ thể là huấn luyện HHR, đảm bảo tác động của nó về việc tiến triển số lượng và chất lượng của Phong trào.
Mỗi Tổ chức Hướng đạo Quốc gia có trách nhiệm tuyển và huấn luyện đội ngũ phụ trách thiết kế, thực hiện và tiếp tục hệ thống huấn luyện HHR. Đội ngũ này là thành phần các Trưởng trong cấu trúc Phong trào ở Tổ chức Hướng đạo Quốc gia và cũng nên làm việc chặt chẻ với các Chương trình thanh niên.



6. NHỮNG DẤU HIỆU

CỦA SỰ CÔNG NHẬN

Theo truyền thống các phần cấu thành HHR là:

· Hai mẫu gỗ;

·

·

·



Khâu da;

Khăn quàng Gilwell;

Giấy chứng nhận HHR.

Mỗi Tổ chức Hướng đạo Quốc gia có trách nhiệm làm thủ tục cấp HHR, và những nguyên tắc về việc sử dụng những phần cấu thành HHR này. Văn phòng Hướng đạo Thế giới đề ra một mẫu giấy chứng nhận thống nhất cho các Tổ chức Hướng đạo Quốc gia với tiêu đề: “Leaders Training - Wood Badge” (Huấn luyện Trưởng – HHR). Giấy chứng nhận thống nhất này tạo thuận lợi tăng thêm ý nghĩa thuộc về một Phong trào duy nhất.



W O S M ’ s

W o o d

B a d g e



F r a m e w o r k

9

7. CẤU TRÚC

Vai trò các cấp khác nhau của WOSM:



o

Cấp quốc gia có trách nhiệm:



·

·

·



·

·

·



·

·

Đánh giá nhu cầu,



Thiết kế nội dung và công cụ,

Phát triển việc đề ra và cơ cấu

Thực hiện huấn luyện HHR,

Đánh giá nội dung huấn luyện, hệ thống, cấu trúc, khóa sinh và tác động của việc huấn luyện đến chất lượng của Phong trào Hướng đạo,


Phê chuẩn việc học tập trong quá trình huấn luyện và trao HHR như những dấu hiệu công nhận sự học tập này,

Liên lạc với Văn phòng Hướng đạo Thế giới, khuôn khổ HHR quốc gia cũng như bất cứ tu chinh hay cập nhật nào.


Quản lý hồ sơ những người đạt được HHR của tổ chức mình.

o

Cấp Vùng có trách nhiệm:




·

·
·


·

Hỗ trợ các Tổ chức Hướng đạo Quốc gia trong việc áp dụng, thiết lập, cải thiện và xem xét hệ thống huấn luyện HHR của họ,


Xác định chuyên môn và công cụ có thể giúp hoặc thúc đẩy các Tổ chức Hướng đạo Quốc gia,
Khuyến khích các Tổ chức Hướng đạo Quốc gia thiết lập mạng lưới giữa họ với nhau để chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này,
Đề xuất các sáng kiến và những việc thích ứng đến WOSM mà có thể đem lợi ích đến các tổ chức thành viên.


10
W O S M ’ s
W o o d

B a d g e

F r a m e w o r k




o

Cấp Thế giới có trách nhiệm:




·
·

·
·


·
·

Thúc đẩy khuôn khổ HHR và liên tục cải thiện, cụ thể dựa trên cơ sở khuyến nghị của các Vùng và Quốc gia,


Phát triển và/hoặc phối hợp sản xuất công cụ thông dụng và các vật liệu để hỗ trợ các Tổ chức Hướng đạo Quốc gia.
Những công cụ có đặc tính chung, cuối cùng sẽ cấu thành một hệ thống chung để tham khảo cho các thành viên của WOSM,
Thực hiện giám sát và đánh giá hệ thống của khuôn khổ này,

Sản xuất giấy chứng nhận HHR


Thiết lập và phân phối danh sách tất cả các Tổ chức Hướng đạo Quốc gia đẫ chấp thuận khuôn khổ HHR.



8. HỖ TRỢ


9. SỰ CÔNG NHẬN KHÁC

Tổ chức Hướng đạo Quốc gia có nhu cầu, trong bối cảnh khuôn khổ này, thiết kế một hệ thống huấn luyện HHR mới hoặc cải thiện cái đã có, có thể yêu cầu trợ giúp kỹ thuật từ Văn phòng Hướng đạo Thế giới thông qua các văn phòng vùng hoặc văn phòng chính của họ.

Sự công nhận tất cả những người có năng lực cụ thể trong việc thiết kế và điều hành huấn luyện Trưởng trong Phong trào Hướng đạo, điều mà đã thực hiện ở nhiều Tổ chức Hướng đạo Quốc gia bằng 3 và 4 “gỗ”, các bổ sung khuôn khổ này, được đề cập trong một tài liệu riêng.

W O S M ’ s

W o o d

B a d g e



F r a m e w o r k

11


PHỤ LỤC I

BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Chúng ta đến từ đâu ?

Chính sách Nguồn Trưởng Thế giới cho việc quản lý nguồn lực người lớn trong Phong trào Hướng đạo, không có nghĩa bằng cách ly khai khỏi truyền thống đã xây dựng lâu dài với thực tiển. Thừa nhận những chính sách trước.

Phong trào Hướng đạo khởi đầu từ năm 1907 và “Huấn luyện Huynh trưởng” như đã được biết sau đó hầu hết già như chính Phong trào. Mặc dù hầu hết thời gian của mình đã dùng để truyền đạt những ý tưởng và “hỗ trợ tăng trưởng một cách tự nhiên của Phong trào Hướng đạo”, trong những ngày khởi đầu, BP cũng đã chú ý đến việc huấn luyện Trưởng hướng đạo. Đích thân ông đã hướng dẫn hai khóa vào năm 1911 và 1912, gồm nhiều bài nói trong những khóa chiều.

Những nguyên tắc và các nét đặc trưng đã trở thành “Huấn luyện HHR”, đã được xây dựng từ năm 1913.

Huấn luyện được truyền đạt thông qua hệ thống hàng đội và cân đối giữa lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên điều này đã không chính thức hóa thành một mẫu hình huấn luyện. Chỉ sau Thế chiến thứ nhất, khi Phong trào hướng đạo hồi phục và phát triển một cách lạ thường, thực sự đã làm chính BP đề ra vấn đề thêm vào huấn luyện đến tính độ lượng và nhiệt tình của các trưởng “để hoàn toàn chắc rằng khi tôi không còn nữa, các trưởng tương lai của Phong trào Hướng đạo sẽ thực sự hiểu tất cả những gì về HHR và mục địch của tôi đã được thực hiện”.

Để đạt được mục địch này, cần thiết phải có một chương trình và địa điểm huấn luyện. Về địa điểm, Gilwell Park đã được BP tìm thấy năm 1918. Nhờ vào tính hào phóng của Mr de Bois Maclaren, nó đã trở thành tài sản của Hội Hướng đạo Anh quốc năm 1919, được phát triển thành nơi cắm trại cho các hướng đạo sinh và là trung tâm huấn luyện cho Trưởng Hướng đạo. Khóa huấn luyện đầu tiên bắt đầu ở đó vào ngày 8 tháng 9 năm 1919 và được điều hành theo những quy đinh cơ bản đặt ra vào năm 1913. “Trợ ý cho Đoàn trưởng” đã được xuất bản cùng năm đó. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên một mẫu hoàn chỉnh với phần lý thuyết bao gồm những nguyên tắc cơ bản, thực hành một “kỳ trại 7 ngày” và một phần thuộc về hành chính cũng được hoàn tất.

Từ khi thực sự bắt đầu, thông qua địa điểm, phương pháp và chất lượng, nhân cách của những người hướng dẫn những khóa này –bao gồm chính cả bản thân BP- Các Trưởng hướng đạo đã có một sự thống nhất và thẳng thắn phơi bày đến điều không quá dễ dàng định nghĩa “tinh thần hướng đạo” từ cái mà họ phát triển ý nghĩa của tầm nhìn, vai trò của Phong trào hướng đạo, vai trò của họ trong phong trào và thực sự là tầm cao của sự thúc đẩy. Huấn luyện HHR Ấu khời đầu năm 1922 và tương tự Huấn luyện HHR Tráng năm 1927.

12

W O S M ’ s

W o o d

B a d g e



F r a m e w o r k




BP đã không kéo dài việc cấp giấy chứng nhận hay chứng chỉ và những biểu tượng khác, ai qua khóa huấn luyện ở Gilwell đều nhận HHR vào lúc hoàn tất khóa học. Điều này bao gồm cả hai mẫu gỗ.

HHR đầu tiên được làm từ những mẫu gỗ lấy từ một vòng đeo cổ của một tù trưởng Zulu tên là Dinizulu, mà BP đã tìm thấy trong thời gian ở Zululand năm 1888.

Vào những dịp trọng đại, Dinizulu mang một vòng cổ dài 12ft, chứa xấp xỉ 1000 mẫu gỗ màu vàng làm từ cây Acacia ở Nam Phi. Gỗ này có lõi xốp mềm, làm nó dễ dàng cho một ren da tươi luồn qua từ đầu này đến đầu kia được sắp xếp với 1000 mẫu gỗ.

Mẫu gỗ có chiều dài 4 inches. Vòng cổ được xem là thiêng liêng, được ban tặng cho người trong giòng tộc tù trưởng và các chiến binh nổi bật.

Khi B-P tìm vật biểu trưng để tặng thưởng cho những người đã qua khóa huấn luyện Gilwell, ông đã nhớ đến vòng đeo cổ và dây da Dinizuluwas mà một người cao tuổi người Phi châu ở Mafeking đã tặng cho ông. Ông lấy hai mẫu gỗ nhỏ, khoan lỗ ở giữa xâu chúng bằng dây da và gọi nó là HHR.

Truyền thống này đã được duy trì trong suốt những năm qua và ở nhiều Hội hướng đạo HHR còn được tặng thưởng cho những Trưởng đơn vị đã hoàn tất Khóa Huấn luyện nâng cao.

Tất nhiên tất cả những điều này đề cập đến sự phát triển của Phong trào hướng đạo ở Liên hiệp Anh vào giai đoạn này có thể khó tách ra khỏi sự tăng trưởng và phát triển của Phong trào hướng đạo trên toàn thê giới. Ngay sau Hội nghi Quốc tê (bây giờ là Hội nghi Thế giới) lần thứ hai năm 1012 ở Paris, một số đoàn đại biểu đã vượt qua Kênh để tham dự một Khóa Hướng đạo. Trại trường Gilwell đã đạt tầm cỡ quốc tế, với sự thỏa thuận của các Hội hướng đạo thành viên, nó được chính thức giữ lại cho khoảng năm mươi năm.

W O S M ’ s

W o o d

B a d g e


F r a m e w o r k



13

Trong những năm sau, dưới sự lãnh đạo của các Đại diện Trại trưởng Gilwell (DCC) – người được bổ nhiệm bởi Trại trưởng Trại trường Gilwell – Các Hội hướng đạo Quốc gia đã tự phát triển huấn luyện của họ, chủ yếu dựa vào mẫu hình của Gilwell.

Thực tê này đã góp phần rất quan trọng đến việc duy trì tính thống nhất trong Phong trào hướng đạo và Hội hướng đạo, thông qua Trại trường Gilwell, đã có những phục vụ vô giá cho Phong trào Hướng đạo Thế giới.

Tuy nhiên, trong hai mươi năm đầu đã không có chương trình huấn luyện DCCs (LT) để huấn luyện những người đã huấn luyện Trưởng Đơn vị. DCCs tiềm năng chỉ yêu cầu đơn giản tham dự một Khóa HHR thứ hai và Ủy viên, Liên đoàn trưởng.

Năm 1947, một khóa thử nghiệm cho DCCs của Liên hiệp Anh đã được tổ chức ở Trại trường Gilwell. Vào những năm sau, các hội hướng đạo khác – nhất là Canada – đã tổ chức những khóa hội thảo.

Nhưng mãi cho đến năm 1956 khóa huấn luyện “Training the Team Course” chính thức đầu tiên được tổ chức ở Gilwell Park dưới sự trực tiếp của Camp Chief (Trại Trưởng). Khóa này đã thành công vào những năm sau, Hội nghi Thế giới lần thứ 16 ở Cambridge đã hân hoan mong đợi “sự phát triển đáng kể theo những phương cách này”

Sự phát triển này đã được tổ chức và khóa huấn luyện sau đó trở thành “International Training the Team Course”, được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới – thường do đích thân Trại trưởng (Camp Chief). Nhưng qua thời gian và với sự liên tục tăng trưởng của Phong trào hướng đạo trên khắp thế giới, nhiều hoàn cảnh và nhu cầu của các Hội hướng đạo trong lĩnh vực Huấn luyện Trưởng Đơn vị đã thường xuyên thay đổi và ngày càng trở nên thêm phần đa dạng. Xây dựng mẫu hình huấn luyện đáp ứng thỏa đáng nhu cầu của hầu hết các Hội hướng đạo suốt một thời gian dài, đã thiếu sự linh động cần thiết để thỏa mãn rộng rãi nhu cầu khác nhau của sự tăng trưởng nhanh về số lượng các Hội hướng đạo.




14

W O S M ’ s

W o o d

B a d g e



F r a m e w o r k




Năm 1961, Ủy ban Huấn luyện Thế giới đã được thành lập như một phân ban của Ủy ban Hướng đạo Thế giới và việc tiến cử được thực hiện để bổ nhiệm các Ủy viên Huấn luyện Quốc gia. Đây là bước đầu hướng đến việc tạo nên hạ tầng huấn luyện chuyên biệt ở cấp độ thế giới. Vài năm sau đó, Ủy ban Huấn luyện Thế giới đã chuẩn bị một báo cáo bao hàm toàn diện về Huấn luyện Trưởng và đề xuất việc giới thiệu một chính sách mới mà đã được chấp thuận qua Hội nghị Thế giới lần thứ 22 ở Helsinki năm 1969.

Chính sách mới tái khẳng định nguyện tắc của sự tự nguyện chấp nhận quá trình phối hợp các phương pháp huấn luyện của các Trưởng Đơn vị và những người quay trở lại huấn luyện họ. Điều này dựa trên nguyên tắc kép của sự thống nhất và linh động, khuyến khích các Tổ chức hướng đạo Quốc gia phát triển chương trình huấn luyện phù hợp cho chính nhu cầu của họ và xây dựng Đội ngũ Huấn luyện Quốc gia.

Các Ủy ban Huấn luyện Vùng được dần dần thành lập ở tất cả các Vùng để hỗ trợ các Hội hướng đạo Quốc gia và trợ giúp họ trong việc phát triển một mẫu hình huấn luyện và huấn luyện cho các huấn luyện viên. Chính sách này được hoàn thành vào năm 1977 khi Hội nghị Hướng đạo thế giới lần thứ 26 tổ chức ở Montreal giao phó cho các Tổ chức Hướng đạo Quốc gia trách nhiệm huấn luyện cho chính các huấn luyện viên của họ. Sau một thời kỳ đầu thử nghiệm, Ủy ban Huấn luyện Thế giới đã đệ trình một báo cáo đánh giá tích cực đến Ủy ban Thế giới ở Dakar, khẳng định lại tính hiệu lực của chính sách.

Trong khi đó, một phiên bản mới của “Thủ bản Huấn luyện Quốc tế” được xuất bản để trợ giúp các Ủy viên Huấn luyện Quốc gia trong việc thực hiện chính sách. Văn phòng Hướng đạo Thế giới -ở cấp Thế giới và cấp Vùng- cung cấp việc trợ giúp trực tiếp cho các Hội hướng đạo, giúp họ phát triển các mẫu hình huấn luyện có liên quan, tổ chức các khóa cho chính họ và tăng cường kỹ năng và năng lực của các huấn luyện viên của họ.


W O S M ’ s

W o o d

B a d g e



F r a m e w o r k

15

Tài liệu “Adults in Scouting” (Người lớn trong Phong trào hướng đạo) đã trình ra ở Hội nghi Hướng đạo Thế giới lần thứ 32 ở Paris. Tài liệu đã phác thảo những nguyên tắc cơ bản về quản lý nguồn lực người lớn, bao gồm, trong số các điều khác, những yếu tố huấn luyện của việc phát triển quản lý trưởng. Dựa trên những nguyên tắc đó, nó đã trở thành “Chính sách Nguồn Trưởng Thế giới”, được phê chuẩn ở Hội nghị Hướng đạo Thế giới lần thứ 33 năm 1993 ở Bangkok. Do đó, Huấn luyện Trưởng đã trở nên một phần không thể thiếu trong quản lý nguồn lực người lớn.

Chính sách này nhấn mạnh nhu cầu để đề ra tất cả các mặt Quản lý Nguồn lực người lớn (tuyển mộ, hỗ trợ và huấn luyện, theo dõi) hòa nhập lại một và ở mức độ cá nhân, giới thiệu khái niệm một “chu kỳ sống của các trưởng trong Phong trào” cũng được tiếp cận như một tổng thể. Ở lĩnh vực hỗ trợ và huấn luyện, chính sách nhấn mạnh đên tính linh động trong huấn luyện và dễ dàng đến với tất cả các cơ hội huấn luyện, cũng như sự cần thiết để có đến sự phát triển cá nhân của trưởng, cân bằng với chức năng huấn luyện của họ (huấn luyện trong khả năng yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ được giao).

Với cách mới này, việc huấn luyện và chức năng hỗ trợ của một Hội hướng đạo và vai trò của những người hỗ trợ và huấn luyện không bị giảm giá trị. Họ đã trở nên một phần lớn hơn trong tổng thể và phạm vi thực sự những năng lực của họ đã mở rộng đáng kể với sự bao gồm tất cả chức năng người lớn trong cùng hệ thống và mở rông phát triển cá nhân của trưởng.

Nếu trách nhiệm của các Tổ chức Hướng đạo Quốc gia về huấn luyện chưa bao giờ được đặt vấn đề từ Hội nghi Thế giới ở Helsinki, trái lại nó được xác nhận lại vào năm 1993 với sự phê chuẩn Chính sách Nguồn lực Người lớn Thế giới và gần đây nhất bằng Chính sách Người lớn trong Phong trào Hướng đạo của Thế giới được Hội nghị Hướng đạo Thế giới năm 2011 ở Curitiba thông qua. Chính sách này nêu rõ “Việc sử dụng các mẫu gỗ HHR được đề nghị như một dấu hiệu của sự thống nhất. Khuôn khổ HHR của WOSM đã được phát triển cho các Tổ chức Hướng đạo Quốc gia sử dụng”. Tuyên bố trước tiên sẽ đáp ứng nhu cầu có một định nghĩa rõ ràng và khuôn khổ HHR chính thức bày tỏ bởi nhiều Tổ chức Hướng đạo Quốc gia. Nó cũng sẽ là một bước trong việc cải thiện chất lượng huấn luyện HHR.




16

W O S M ’ s

W o o d

B a d g e



F r a m e w o r k




PHỤ LỤC II

Wood Badge Certificate (Giấy Chứng nhận HHR)

LEADER TRAINING



FORMATION DE RESPONSABLE
The Scout Association of

L’Association Scoute de

THE WOOD BADGE

LE BADGE DE BOIS

has been granted to



a été attribué à

thereby certifying that the Leader Training requirements

of the Association have been completed

qui a rempli les exigences de l’Association

en matière de formation de responsable

Signed by or on behalf of

the Chief Scout

Signé par le Chef scout ou

par son mandataire

National Training Commissioner



Le Commissaire National

à la Formation

Registration N° (Allocated by Association)



N° d’enregistrement (Attribué par l’Association)

Date


N° Cerf - 02

NOTES


NOTES

© World Scout Bureau

Education, Research and Development

March 2012

World Scout Bureau

Rue du Pré-Jérôme 5

PO Box 91

CH – 1211 Geneva 4 Plainpalais

Switzerland

Tel.: (+ 41 22) 705 10 10

Fax: (+ 41 22) 705 10 20

worldbureau@scout.org



scout.org



Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 290.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương