Khoa ngoại ngữ HỘi thảO ĐỔi mới phưƠng pháp giảng dạy nha Trang, ngày 26 tháng 6 năm 2014



tải về 169.96 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích169.96 Kb.
#22435

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA NGOẠI NGỮ



HỘI THẢO

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Nha Trang, ngày 26 tháng 6 năm 2014

Nha Trang, tháng 01 năm 2013


DANH SÁCH CÁC BÀI BÁO CÁO

1. LECTURE RULES ……………………………………………………………....3

2. LỢI ÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY ……………………………………………………………………... 6

3. SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG GIẢNG DẠY TỪ VỰNG …………………..11

4. NÂNG CAO KHẢ NĂNG NGHE NÓI CỦA SINH VIÊN QUA HOẠT ĐỘNG LỒNG TIẾNG PHIM …………………………………………………………….. 16

5. SỬ DỤNG NHẬT KÝ NGHE THEO CHỦ ĐỀ CHUYÊN MÔN VÀ NGHE BÀI HÁT THEO CHỦ ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY NGHE ……………………………21



LECTURE RULES

Giáo viên tình nguyện: Bronnie Driscoll

Please do:

• Come on time. Students who arrive later than 10 minutes from the schedule lecture will be marked absent

• Speak in English as much as possible.

• Turn off (or mute) your cell phone and mobile devices.

• Show respect to the teacher, to all other students, and to the learning process.

• Pay attention to the teacher and to any student who is asking or answering a question.

• Leave the room clean, turn off all lights and fans and return any equipment to the building janitor

• Fully participate in lectures – remember, learning a language is a group activity!

• Bring your books, paper and pens.

Please do not:

• Answer or talk on cell phones during lectures.

• Ignore the lectures by playing with your phone or tablet.

STUDENT ATTENDANCE

RATIONALE

Student learning is maximised by student attendance of timetabled lectures. By nature, a subject that involves learning a language also requires attendance in lectures.



Guiding Principles

Students are expected to attend all timetabled lectures and school activities.

Students must achieve at least a 90% Attendance Rate to satisfy course requirements at all year levels.

Student attendance will be monitored and recorded and absences followed up

Attendance requirements and the consequences of unsatisfactory Attendance Rates will be clearly communicated to students at the commencement of each semester for each subject hey undertake

Absences

Absences are classified as either explained or unexplained.

Explained absences include:

• Illnesses which have been entered in the Official NTU medical book, by qualified NTU clinic staff

• attendance at an approved NTU activity e.g. a meeting with teachers or welfare staff, a field trip, an excursion or a sporting event, instead of a timetabled lectures, suspension from school, and absence as a result of travel or a serious family issue of which the Teacher and Dean of Faculty has been notified. In advance

An explanation will be sought for all unexplained absences.



Attendance Rates

Attendance Rates will be calculated as a percentage of the number of lectures attended divided by the total number of lectures. Our current procedure for calculating attendance rates includes explained absences in the total number of lectures attended. Explained absences will affect the “Participation and Attendance” mark, however, only unexplained absences will decrease final marks.



Generally subjects’ marks are made up of a “variation” of the following assessment chart.

a)

Assignments

%

b)

Field Trip Assignment

%

c)

Mid Term Assignment

%

d)

Final Examination

%

Students who attend below the required 90% of lectures will lose 2 marks from the combined (a, b, and c mark) for each session that they are absent from.

A “session” is defined as the number of periods scheduled at one time – e.g. Mondays 7:30 to 9:10am is defined as one session.

E.G.

a)

Assignments

20%

b)

Field Trip Assignment

15%

c)

Mid Term Assignment

15%

d)

Final Examination

50%

The combined mark for a, b, and c = 50, therefore, for each session that a student is absent, they will lose 2 marks from the 50, that is made of from “Assignments’, “Field Trip Assignment” and “Mid Term Assignment”

Absenteeism will not affect the final examination mark.



LỢI ÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY

ThS: Nguyễn Trọng Lý

Bộ môn: Thực hành Tiếng

  1. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy là xu hướng phát triển chung của các trường đại học. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của các cụ CNTT trong trong giáo dục. Tuy nhiên, khai thác và sử dụng như thế nào là một vấn đề cần lưu ý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy. Bài tham luận này sẽ đề cập tới một số lợi ích và phương pháp sử dụng CNTT trong giảng dạy.

  1. Lợi ích ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy:

Việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn trong giảng dạy tạo một môi trường học mang tính tương tác cao và nhiều hoạt động giúp cho người học. Bài giảng trở nên sinh động, dễ hiểu và cuốn hút hơn khi bài giảng được sử dụng các công cụ nghe nhìn. Điều này, giúp sinh viên cảm thấy hứng thú, dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ các khái niệm trừu tượng và giáo viên chuyển tải nội dung đến người học một cách có hiệu quả nhất. Việc khai thác triệt để thế mạnh các phương tiện nghe nhìn như hiệu ứng màu sắc, âm thanh, hình ảnh động đã làm cho việc thiệu các khái niệm, diễn giải một quá trình, đặt các câu hỏi, hoạt động trong lớp… bằng những minh hoạ trực quan làm cho bài giảng bớt trừu tượng và đạt hiệu quả cao. Với các trợ giúp này giảng viên dễ dàng nhấn mạnh các điểm chính của bài giảng cũng như giúp duy trì bài giảng một cách hứng thú và lôi cuốn người học.

Lớp học cũng trở nên sinh động hơn khi CNTT đã giúp giáo viên đưa trò chơi liên quan tới nội dung bài giảng vào giảng dạy. Chất lượng tiết học nâng cao và sinh viên cảm thấy hứng thú hơn khi giáo viên biết khai thác các trò chơi như Language Practice Games, Structure Games, Vocabulary Games, Spelling Games, Pronunciation Games, Communicative Language Teaching Games, Guessing Games…

Không thể phủ nhận vai trò của công nghệ thông tin trong việc giúp sinh viên nâng cao và phát huy các kỹ năng như kỹ năng máy tính, kỹ năng thuyết trình… Thực tế cho thấy sử dụng các phần mềm (Hot potatoes, Movie Maker, Photo Story…) để thiết kế bài tập và tạo những thước phim ngắn trong trong bài giảng và thuyết trình đã làm cho lớp học trở nên sinh động và cuốn hút hơn. Không chỉ làm cho bài học dễ hiểu, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã giúp sinh viên nâng cao nhiều kỹ năng như kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng diễn thuyết, kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua các bài thuyết trình và thảo luận trong lớp. Có thể khẳng định các kỹ năng này thật sự cần thiết cho công việc sau này của các sinh viên chuyên ngữ.

Giáo viên và sinh viên có thể khai thác nguồn thông tin vô tận thông qua sự trợ giúp đắc lực của Google, Bing, Exalead, Dogpile, YouTube, Creative Commons, Morguefile, Google Maps, Wikipedia

CNTT đã giúp giáo viên biên soạn giáo án lựa chọn nội dung bài giảng hoặc phần bài giảng phù hợp với giáo án điện tử một cách dễ dàng. Hầu hết tất cả các bài giảng đều được biên soạn dưới dạng giáo án điện tử đã giúp giáo viên tiết kiệm nhiều thời gian trong lớp học thay vì dùng phấn và bảng. Do đó, giáo viên có thể tạo nhiều hoạt động trong lớp để bài giảng trở nên hiệu quả hơn.


  1. Phương pháp sử dung CNTT vào giảng dạy

Khi biên soạn bài giảng, giái viên cần chú ý tới lập dàn ý trình bày, thiết kế và kết hợp các Slide nội dung bài giảng. Ngoài ra, cần chú ý mối quan hệ về nội dung của các slide để tạo sự liên kết logic của kiến thức

Khi giáo viên trình chiếu Power Point, để học viên có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Do đó, cần phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng để sinh viên có thời gian tiếp nhận thông tin. Trong trường hợp nội dung bài giàng dài và nhất thiết phải trình chiếu toàn bộ một lúc, giáo viên nên chiếu từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể. Điều này, giúp sinh viên sẽ dễ hiểu và dễ ghi chép hơn.

Việc lựa chọn phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, màu nền cho các slide bài giảng cũng là những vấn đề cần lưu ý. Giáo viên nên sử dụng các phông chữ phổ biến, đơn giản, rõ ràng, không nên chọn các phông chữ quá cầu kỳ. Việc sử dụng phông chữ không hợp lý có thể làm cho học viên khó theo dõi nội dung và làm giảm hiệu quả tiết học..Chọn cỡ chữ phù hợp, không nên quá to hoặc quá nhỏ. Đối với các lớp học đông từ 70 học viên trở lên, nên sử dụng từ 7 đến 9 chữ cho một dòng và Font size khoảng 36-40

Lưu ý chọn màu chữ (Font color) phù hợp với màu nền (Fill color) của các slide, tạo điều kiện thuận lợi cho sự theo dõi của người học. Về màu sắc của nền hình: cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (Contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng. Thực tế cho thấy việc dùng phong màu không đúng đã làm cho giáo viên phải mất thời giảng để chỉnh sửa lại trong lớp học. Do đó, tính liên tục của bài giảng không được đảm bảo.

Bài giảng thực sự hiệu quả khi các slide các yếu tố đặc thù như hình ảnh, phim, biểu đồ gắn với nội dung bài giảng được sử dụng một cách hợp lý. Giáo viên có thể khai thác trực tiếp từ các trang mạng. Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh và âm thanh trong bài giảng nhất thiết phù hợp với mục tiêu nội dụng bài giảng. Nếu không, chính các yếu tố này sẽ phá vỡ tính logic của bài giảng. Ngoài ra, việc lạm dụng hoặc sự thiếu chọn lọc hình ảnh, âm thanh trong khi biên soạn giáo án điện tử sẽ gây trở ngại cho sinh viên khi tiếp thu kiến thức. Sinh viên sẽ không biết đâu là nội dung chính của bài giảng. Do đó, giáo viên cần tuân thủ những nguyên tắc cần thiết của việc soạn thảo một giáo án, tránh lạm dụng, thất thoát thời gian vào hình ảnh, âm thanh mà không kiểm soát được nội dung cần thiết phải truyền đạt.

Khi sử dụng giáo án điện tử, giáo viên không thể không tránh khỏi những sự cố liên quan tới tính tương thích giữa máy tính và Projector; thiết đặt chế độ trình chiếu không đúng, góc chiếu, tiêu cự không hợp lý… Vì vậy, trước khi tiến hành giảng dạy bằng giáo án điện tử, giáo viên cần nên có một kiến thức cơ bản về sử dụng các thiết bị, máy móc và cách khắc phục các sự cố thông thường cũng như sự trợ giúp của chuyên viên máy tính. Do đó, giáo viên cần phải trau dồi khả năng tin học, tìm tòi những ý tưởng mới lạ, sáng tạo để làm cho nội dung bài giảng sinh động hơn. Ngoài ra, giáo viên nên biết kết hợp bài giảng số với bài giảng truyền thống để tránh những trường hợp cúp điện hoặc khi gặp sự cố với công cụ CNTT.

Khi soạn giáo án điện tử, giáo viên biên soạn thường không phân định rõ giữa nội dung giảng và nội dung cần ghi chép. Nhiều giáo viên có khuynh hướng chiếu toàn bộ kiến thức lên màng hình mà không có dẫn dắt khơi gợi cho học sinh nắm bắt kiến thức. Điều này dẫn đến tình trạng sinh viên đôi khi không phân biệt nội dung chính và nội dung ghi chép..

Giáo viên không nên quá lạm dụng công nghệ thông tin, đưa quá nhiều hiệu ứng, ảnh không thích hợp, màu sắc các slide quá lòe loẹt dẫn đến sự chi phối sự chú ý của sinh viên trong tiết học… Điều này làm mất trọng tâm cốt lõi của bài giảng và biết giờ dạy thành giờ triển lãm ảnh… Điều này làm sinh viên không phát huy được kỹ năng quan sát và sự tập trung vào nội dung chính của bài giảng.Vì thế, trong giờ dạy, giáo viên nên kết hợp cả phương pháp hiện đại và phương pháp truyền thống: ngoài việc dùng các hình ảnh, đoạn phim ngắn để minh họa và đưa bài tập vào cho sinh viên thảo luận hoặc nêu câu hỏi để sinh viên tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.

Khi thiết kế bài giảng Power Point cần bảo đảm được tính hệ thống, tính mạch lạc, tính chính xác và hướng đến các hoạt động phát huy tính tích cực của học sinh, nên làm cho học sinh được bộc lộ suy nghĩ của mình qua giờ học. Giáo viên tránh sự trình diễn cầu kì và phải chú ý mục tiêu đặt ra từ bài học.

Tuy nhiên, không phải bài giảng nào cũng biên soạn giáo án điện tử. Giáo viên cần biết lựa chon và đổi mới phương pháp giảng dạy, chuẩn bị bài chu đáo và luôn tìm tòi sáng tạo để nâng cao hiệu quả và chất lượng bài giảng.



  1. Kết luận

Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là xu thế tất yếu trong thời đại hiên đại ngày nay. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy là một vấn đề quan trọng. Giáo viên cần lưu ý các yếu tố cần thiết khi sử dụng các công cụ CNTT để đảm bảo chất lượng bài giảng.

Tài liệu tham khảo

  1. Carr, K. C., & Farley, C. L. (2003). Redesigning courses for the Worldwide Web. Journal of Midwifery & Women’s Health, 4(6), 407-417

  2. Computer Games and Language Learning: Digital Education and Learning. (2013). Mark Peterson. Palgrave Macmillan.

  3. Conrad, R. M., & Donaldson, J. A. (2004). Engaging the online learner. Activities and resources for creative instruction. San Francisco: Jossey-Bass

  4. Eagleton, M. B., & Dobler, E. (2007). Reading the Web. Strategies for internet inquiry. New York: The Guilford Press

  5. Lai, K. (2001). Dealing with inappropriate materials on the internet: strategies for teachers and parents (183-192). In K. Lai (Ed), E-learning. Teaching and professional development with the internet. New Zealand: University of Otago Press.

  6. Strategies for the Web Conferencing Classroom. (2014). Sarah C., Carole G. &Jan S. Palgrave Macmillan.

  7. Teaching Methods. 2010. Charlotte Danielson. Merrill/Pearson


SỬ DỤNG TRÒ CHƠI

TRONG GIẢNG DẠY TỪ VỰNG

ThS: Ngô Quỳnh Hoa

Bộ môn: Thực hành Tiếng

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, sinh viên không chuyên các trường đại học phải đạt được 450 điểm TOEIC mới đủ điều kiện tốt nghiệp. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho sinh viên không chuyên sợ học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Một trong những nguyên nhân đó là sinh viên có vốn từ vựng rất ít. Do từ vựng là phương tiện dùng để diễn đạt ý tưởng đồng thời đó cũng là cầu nối giữa các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết nên khi sinh viên không có vốn từ, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khi nghe và đọc hiểu bài thi. Dạy từ vựng cho sinh viên không chuyên đòi hỏi ở người giáo viên không chỉ khả năng ngôn ngữ mà còn là cách làm thế nào để khiến sinh viên tham gia vào bài học. Để làm được điều đó, giáo viên buộc phải tạo ra sự đa dạng trong các hoạt động trong giờ học. Trong các hoạt động đó, trò chơi được xem là một cách hiệu quả để duy trì khả năng tập trung ở sinh viên không chuyên vì trò chơi có thể tạo ra cho sinh viên một không khí học tập vui vẻ và thư giãn. Trong bài viết này, tác giả sẽ trình bày các bước tiến hành sử dụng trò chơi dạy từ vựng cho sinh viên không chuyên lớp TA2-24 trường Đại học Nha Trang (NTU) và giáo viên gặp khó khăn gì khi sử dụng trò chơi như là một cách để dạy từ vựng.

  1. NỘI DUNG

  1. Cơ sở lý luận

  1. Lý luận của việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy từ vựng

Theo W.R. Lee (1979), hầu hết các trò chơi ngôn ngữ giúp người học sử dụng ngôn ngữ thay vì phải nghĩ đến việc học các hình thức đúng. Ông còn cho rằng trò chơi nên được coi là hoạt động chủ yếu, chứ không phải là hoạt động thứ yếu trong chương trình giảng dạy ngôn ngữ. Richard-Amato (1988) cũng có cùng quan điểm cho rằng “trò chơi tạo sự vui vẻ, nhưng không thể bỏ qua giá trị giáo dục của chúng”. Theo ông, trò chơi có nhiều ưu điểm, chẳng hạn như “chúng có thể làm giảm căng thẳng, và vì vậy làm cho việc tiếp thu kiến thức được dễ. Trò chơi gây hứng thú cao và có tác dụng giải trí và chúng còn giúp cho những học viên nhút nhát có cơ hội để thể hiện ý kiến và tình cảm của mình”. Ông nhấn mạnh rằng “trong bầu không khí thoãi mái, thư giãn do trò chơi tạo ra, người học nhớ nhanh hơn và tốt hơn”. Trò chơi có thể liên quan đến tất cả các kỹ năng cơ bản về ngôn ngữ, tức là nghe, nói, đọc và viết . Hơn nữa chúng còn tạo ra các bối cảnh có ý nghĩa để sử dụng ngôn ngữ (Lee, 1995). Nhiều trò chơi có thể được chơi theo nhóm nhỏ, qua đó cho sinh viên phát triển kỹ năng của họ làm việc với những người khác (Jacobs & Kline Liu, 1996). Nhiều trò chơi có thể khuyến khích tính hợp tác và xây dựng tinh thần đồng đội, khuyến khích sinh viên tương tác và giao tiếp (Ersoz, 2000).

  1. Các loại trò chơi dạy từ vựng

Có nhiều cách phân chia trò chơi ra các loại nhưng Hadfield (1999) đã chia trò chơi ra hai loại và trong phạm vi bài viết này tác giả cũng chỉ đề cập đến các loại trò chơi đã sử dụng trong quá trình giảng dạy là:

  • Trò chơi có tính ngôn ngữ: đặc điểm của trò chơi này sẽ giúp sinh viên tập trung vào độ chính xác trong sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ như Slap the Board, Crossword Puzzle, Bingo, Simon Says Hang man.

  • Trò chơi có tính giao tiếp: tính chất của trò chơi này giúp sinh viên sử dụng ngôn ngữ một cách trôi chảy. Nói cách khác, nó sẽ tạo điều kiện để sinh viên có thể chơi với ngôn ngữ tự do và qua đó sẽ lĩnh hội được nó. Ví dụ như Describe and Draw Find the Differences.

II. Các bước tiến hành

    1. Tổ chức dạy từ vựng

Trên lớp giáo viên giảng từ mới có dùng từ và hình ảnh minh họa trên một slide, sau đó cung cấp định nghĩa và ví dụ của từ đó bằng tiếng Anh ở một slide kế tiếp. Đối với những từ không thể dùng hình ảnh được, thì giáo viên chỉ đưa ra định nghĩa của từ đó bằng Tiếng Anh trên cùng một slide. Tất nhiên là có ví dụ kèm theo cùng định nghĩa đó. Lý do giáo viên chọn cách giảng từ mới bằng hình ảnh là vì theo Wright (1990) “hình nh mt trong nhng phương tin trc quan đu tiên tác đng t nhiên nht vào cm nhn bn năng ca con người, con đưng tác đng trc tiếp ngn nht vào thế giới nhn thc và duy ca con người và do đó nó có hiu qu nht”.

Giáo viên giúp sinh viên biết được cách đọc và cách viết của từ. Điều quan trọng của bước này là giáo viên cần phát âm và viết từ đúng. Sau đó để giúp sinh viên sử dụng và ghi nhớ từ, giáo viên cho sinh viên tham gia các trò chơi từ vựng. Giáo viên tham khảo nhiều trò chơi từ vựng khác nhau để áp dụng phù hợp vào bài giảng của mình kết hợp cả trò chơi có tính ngôn ngữ và trò chơi có tính giao tiếp. Trò chơi từ vựng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau cho đỡ đơn điệu.

Bên cạnh đó giáo viên còn giới thiệu và hướng dẫn sinh viên tiếp cận một số trang mạng giúp các em tự tìm hiểu và học thêm từ vựng theo từng chủ điểm ở nhà. Các trang mạng này không những có nhiều hình ảnh sinh động giúp các em hiểu nghĩa nhanh mà còn hướng dẫn luôn các em cách phát âm của từ.


    1. Kết quả

Tác giả sử dụng phương pháp quan sát và phiếu điều tra về thái độ của sinh viên đối với việc học từ vựng qua trò chơi.

Đối tượng người học là 78 sinh viên lớp TA2-24 và TA2-23 đến từ nhiều khoa, viện khác nhau của NTU. Trong quá trình dạy học, tác giả quan sát thấy rằng lúc đầu sinh viên rất ngại tiếp xúc, giao tiếp trong lớp, nhút nhát, ít phát biểu trong giờ học. Khi tham gia trò chơi, các em còn ngại ngùng chưa mạnh dạn. Sau khi đã quen dần (sau 3-4 buổi tham gia trò chơi), các em sinh viên đã mạnh dạn lên rất nhiều, thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động học và thực hành từ vựng, và khi tham gia trò chơi không khí lớp học luôn vui vẻ.

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên được phát phiếu khảo sát về thái độ của người học đối với việc học từ vựng vừa qua. Kết quả là: 67,3% sinh viên cho rằng cách học như trên không giúp các em nhớ được nhiều từ và nhớ được lâu. 91,2% sinh viên cho rằng việc học từ thông qua các trò chơi rất thú vị và tạo không khí thoải mái, hứng thú trên lớp. 55,4% sinh viên thấy rằng họ có thể sử dụng được 50% từ vừa học luôn trên lớp. 78,6% sinh viên cho rằng các trò chơi giúp họ đỡ cảm thấy ngại ngùng xấu hổ khi tham gia vào các hoạt động trên lớp. 96,4% sinh viên thích được học từ vựng qua các trò chơi. 87% sinh viên cho rằng bằng các trò chơi đã khuyến khích họ tính cộng tác và tinh thần đồng đội, thích tương tác với nhau.

Vậy với sự quan sát của tác giả và kết quả điều tra, có thể thấy rằng việc sử dụng trò chơi trong việc dạy từ vựng giúp lớp học sẽ sinh động hơn, sinh viên sẽ hào hứng tham gia các hoạt động học, qua đó giúp sinh viên nắm bắt, sử dụng từ vựng nhanh hơn và hiệu quả hơn.




    1. Khó khăn và kiến nghị

Bản thân tác giả khi tiến hành sử dụng trò chơi để dạy từ vựng cho sinh viên không chuyên cũng gặp rất nhiều khó khăn trước và trong khi tiến hành trên lớp:

  • Tốn thời gian

  • Hạn chế về mặt tài chính

  • Tổ chức lại không gian vì bàn ghế trong lớp thường cố định, không thể bố trí lại

  • Sử dụng ngôn ngữ để hướng dẫn luật chơi cũng như quá trình chơi sao sinh viên có thể hiểu

  • Quản lí lớp học do học sinh thường gây ồn trong lúc chơi, ảnh hưởng đến các lớp khác

  • Lớp học có quá nhiều sinh viên nên khó tạo cơ hội cho tất cả sinh viên tham gia vào trò chơi

  • Trình độ ngôn ngữ khác nhau giữa các học sinh

Qua những khó khăn nêu trên, tác giả có một số đề xuất, kiến nghị nhằm giảm thiểu những khó khăn trên, đó là:

  • Lớp học tiếng Anh chỉ từ 30 -35 sinh viên.

  • Bàn ghế trong lớp học không nên buộc cố định một chỗ, nên có những bàn ghế phù hợp với việc dạy ngoại ngữ riêng.

  • Giáo viên có thể sử dụng tiếng Việt những lần đầu cùng với tiếng Anh, khi học sinh dần quen thì giáo viên sẽ chỉ dùng tiếng Anh.

  1. KẾT LUẬN

Qua thực tế giảng dạy vừa qua khi thực hiện các trò chơi này, tác giả nhận thấy sinh viên học tích cực hơn bước vào bài học mới tự tin hơn, tích cực, mạnh dạn phát biểu và nhớ kiến thức được lâu hơn và kết quả thu được có phần khích lệ. Về phía sinh viên, các em rất thích được chơi trò chơi và hiệu quả của việc dạy và học thông qua cho các em chơi cũng rất đáng khích lệ. Tuy vậy, các khó khăn về mặt thời gian, tiền bạc, v.v. đã khiến các giáo viên không thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nhiều như mong muốn. Trên cơ sở các khó khăn của giáo viên nêu lên, một số kiến nghị được đưa ra nhằm giúp khắc phục phần nào khó khăn giáo viên gặp phải. Và bài viết này là kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học vừa qua và chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để tác giả hoàn thiện hơn trong việc giảng dạy.
Tài liệu tham khảo

  • Ersoz, A. (2000, June). Six games for EFL/ESL classroom. The Internet TESL Journal, 6(6), retrieved February 11, 2005 from http://iteslj.org/Lessons/Ersoz-Games.html

  • Hadfield, J. (1999). Intermediate vocabulary games. Harlow, Essex: Longman.

  • Jacobs, G. M., & Kline Liu, K. (1996). Integrating language functions and collaborative skills in the second language classroom. TESL Reporter, 29, 21-33.

  • Lee, W. R. (1979). Language teaching games and contests. Oxford: Oxford University Press.

  • Richard-Amato, P. A. (1988). Making it happen: Interaction in the second language classroom: From theory to practice. New York: Longman.

  • Lee, S. K. (1995, January-March). Creative games for the language class. Forum, 33(1), 35. Retrieved February 11, 2006 from http://exchanges.state.gov/forum/vols/vol33/no1/P35.htm

  • Wright, A. (1990). Pictures for Language Learning. Cambridge: Cambridge University Press.


NÂNG CAO KHẢ NĂNG NGHE NÓI CỦA SINH VIÊN

QUA HOẠT ĐỘNG LỒNG TIẾNG PHIM

Th.S: Trần Thị Cúc

Bộ môn: Thực hành Tiếng

  1. Đặt vấn đề

Trong quá trình giảng dạy và học tập ngoại ngữ, việc cho người học tiếp xúc với ngôn ngữ bản xứ là một việc cực kỳ quan trọng. Ngoài việc tạo ra cơ hội thực hành, việc tiếp xúc này còn tạo ra sự hứng thú, tò mò và kích thích, người học còn có cơ hội nghe, nhìn và bắt chước ngữ âm cũng như cách sử dụng ngôn ngữ cần học. Như Brown đã từng nói: “ngữ âm chính là chìa khóa để đạt được sự thành thạo trong giao tiếp” (Brown, 2001). Một trong những cách tiếp xúc đó là cho sinh viên lồng tiếng phim. Bài viết dưới đây nhằm mô tả quá trình giúp sinh viên nâng cao khả năng phát âm, nghe, nói thông qua hoạt động lồng tiếng phim được áp dụng với đối tượng sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành tiếng Anh và hiệu quả của hoạt động này.

  1. Cách thức tiến hành

  1. Mục đích của hoạt động

Như đã giới thiệu ở phần trên, hoạt động này có ba mục đích chính:

  • Giúp cho người học có cơ hội tiếp xúc bằng cách nghe tiếng Anh trong tình huống thực để họ có thể làm quen dần với ngữ âm trong các hoàn cảnh cụ thể.

  • Tạo cho người học động lực để sử dụng các tài liệu nghe nhìn, luyện tập ngữ âm tiếng Anh – vốn là một bước quan trọng để có thể nghe tốt.

  • Nhờ luyện nghe và bắt chước ngữ âm bản xứ, người học có khả năng nâng cao kỹ năng nói một cách trôi chảy như bản ngữ.



  1. Đối tượng áp dụng:

Sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành tiếng Anh đang ở trình độ B1 + hoặc B2 -. Đây là những sinh viên đã nắm được những kiến thức khá cơ bản về thực hành nghe nói ở năm thứ nhất, việc tiếp xúc với ngôn ngữ thực sẽ dễ dàng và ít bỡ ngỡ hơn.

  1. Yêu cầu và các bước tiến hành hoạt động

Hoạt động này sẽ diễn ra trong 5 bước, cụ thể như sau:

BƯỚC 1: HÌNH THÀNH NHÓM VÀ PHÂN CHIA NHIỆM VỤ



  • Người học sẽ làm hoạt động này theo cặp hoặc theo nhóm ba người. Giáo viên và người học sẽ thỏa thuận để thống nhất cách chia nhóm cho phù hợp.

  • Mỗi nhóm/cặp sẽ chọn một bộ phim liên quan đến chủ để cho sẵn. Sau đó họ sẽ chọn 2-3 đoạn trích trong phim, mỗi đoạn dài không quá 10 phút.

  • Gửi đoạn trích cho giáo viên ít nhất 3 tuần trước khi thực hành lồng tiếng trên lớp. Nếu gửi muộn sẽ không được giáo viên nhận xét và sẽ bị trừ điểm.

BƯỚC 2: LUYỆN TẬP VÀ THU ÂM

  • Theo cặp hoặc nhóm của mình, sinh viên phải xem bộ phim cẩn thận để viết ra phụ đề của phim. Cần chú ý đặc biệt đến ngữ âm và ngữ điệu của các diễn viên trong các trường hợp cụ thể.

  • Sinh viên được khuyến khích bắt chước ngữ âm và ngữ điệu của diễn viên sao cho càng giống càng tốt, tuy nhiên nếu có những thay đổi cho phù hợp và sáng tạo thì vẫn được đánh giá cao.

  • Sinh viên luyện tập lồng tiếng vai diễn của mình trong đoạn trích. Một sinh viên có thể lồng tiếng nhiều hơn một vai trong 1 đoạn trích nếu cần thiết, nhưng các thành viên trong nhóm phải phân chia công việc cho đều và hợp lý.

  • Sinh viên tự nhận xét cho nhau về cách làm việc nhóm, cũng như độ chính xác của ngữ âm, ngữ điệu trong đoạn trích. Từ đó có những thay đổi phù hợp trước khi thu âm bản cuối cùng.

BƯỚC 3: LIVE SHOW (DIỄN TRỰC TIẾP)

  • Vào mỗi một buổi lồng tiếng, có một số cặp/ nhóm lần lượt lên lồng tiếng trực tiếp trước cả lớp.

  • Đoạn trích gốc cũng được chiều, có thể trước hoặc sau khi nhóm lồng tiếng để có cơ sở so sánh.

  • Trước khi show diễn trực tiếp bắt đầu, các cặp/ nhóm phải chuẩn bị các thứ sau:

+ photo đủ số bản phụ đề phần đoạn trích mà họ định lồng tiếng cho giáo viên và các thành viên khác trong lớp

+ Ghi rõ ràng trong bản photo này những câu nào, phần nào được lồng tiếng bởi những sinh viên nào

+ Đánh dấu và giải thích những từ mới nếu cần thiết

+ Phát các tài liệu này cho sinh viên và các bạn trong lớp



  • Trong khi lồng tiếng trực tiếp, cặp/ nhóm lồng tiếng phải:

+ Giới thiệu tóm tắt nội dung và các nhân vật liên quan trong đoạn trích

+ Tắt tiếng của diễn viên

+ Duy trì giao tiếp bằng mắt và các tương tác khác với khan giả. Không được đọc trực tiếp từ phụ đề.

+ Không nhất thiết phải bật đoạn băng liên tục. Sinh viên có thể dừng video khi cần và có thể tận dụng các công cụ hỗ trợ hình ảnh khác (máy chiếu) để tăng tính hiệu quả của phần lồng tiếng. Sinh viên chuẩn bị cẩn thận và sáng tạo sẽ được cộng điểm.

+ Trong 1 số đoạn trích, cần có một số phần diễn để đảm bảo có thể truyền tải đầy đủ thông điệp.

BƯỚC 4 – CHUẨN BỊ BẢN NỘP CUỐI CÙNG

Sinh viên chuẩn bị những mục sau để nộp cho giáo viên:


  • Tên của phim và đoạn trích, tên của các thành viên trong nhóm

  • Đoạn ghi âm của các thành viên để lồng tiếng đoạn trích. Đoạn ghi âm phải có chất lượng tốt, không có âm thanh gây nhiễu.

  • Bản in phụ đề của đoạn trích. Sinh viên phải trình bày rõ ràng câu nào được nói bởi người nào.

  • Một bản báo cáo tóm tắt về việc sinh viên đã làm như thế nào và phản ảnh của họ về những việc đã làm (phân chia công việc, những khó khăn mà họ đã gặp phải và những gì họ đã học được từ việc lồng tiếng). Bản báo cáo phải viết bằng tiếng Anh chuẩn có độ dài 300-500 từ. Định dạng của bản báo cáo phải theo mẫu về font chữ và căn lề do giáo viên qui định.

BƯỚC 5: NỘP TỆP CUỐI CÙNG

Một tuần sau buổi lồng tiếng trực tiếp, nhóm/cặp sẽ nộp bài cho giáo viên. Nộp muộn sẽ bị điểm 0.



  1. Đánh giá:

Bài tập lồng tiếng phim chiếm 20% tổng số điểm trong kỹ năng Nghe/ Nói. Tiêu chí đánh giá như sau:

+ Độ chính xác về phát âm các âm và từ riêng lẻ: 3 điểm

+ Ngữ điệu và ngắt quãng phù hợp với ngữ cảnh/; 3 điểm

+ Sự chuẩn bị trước và trong buổi lồng tiếng trực tiếp: 2 điểm

+ Chất lượng của phần thu âm và phân chia công việc đồng đều của các thành viên trong nhóm: 1 điểm

+ Chất lượng của bản báo cáo: 1 điểm



Chú ý: Cộng 1 điểm cho khả năng bắt chước hoặc sáng tạo tốt trong suốt buổi lồng tiếng trực tiếp.

  1. Phản hồi của sinh viên

Sau khi kết thúc học phần Nghe 3 có sử dụng lồng tiếng phim tiếng Anh làm bài tập lớn, các em sinh viên đều có phản hồi tốt. Thông qua các buổi lồng tiếng trực tiếp ở trên lớp, nhiều sinh viên đã có sự tiến bộ rõ rệt về ngữ âm, ngữ điệu, cách ngắt quãng giống hệt như diễn viên trong đoạn trích. Điều này chứng tỏ các em đã nghe và luyện tập rất nhiều. Nhiều em ngoài việc bắt kịp với tốc độ nói nhanh chóng mặt của tiếng bản ngữ còn thêm các sắc thái tình cảm và lối diễn sáng tạo, tạo nên sự bất ngờ cho cả giáo viên lẫn các bạn khác trong lớp. Sự luyện tập và tiến bộ của sinh viên còn thể hiện ở phần thu âm và báo cáo nộp cho giáo viên.

Bên cạnh đánh giá chủ quan, tôi còn tiến hành phát phiếu điều tra và thu được kết quả như sau:



Phiếu điều tra được thực hiện với 27 sinh viên của lớp Nghe 3. Các con số thể hiện mức độ đánh giá của các em với các câu hỏi:


Rất không đồng ý










Rất đồng ý

1

2

3

4

5




Câu hỏi

1

2

3

4

5

Bài tập lồng tiếng có yêu cầu rất tỉ mỉ, rõ ràng, dễ theo dõi

0

2

2

4

19

Em thấy em có cơ hội tiếp xúc với tiếng bản ngữ theo chủ đề đã định.

1

3

5

8

10

Em có cơ hội luyện tập tiếng Anh bằng cách bắt chước ngữ âm, ngữ điệu của nhân vật trong phim.

0

2

3

5

17

Em thấy ngữ âm, ngữ điệu và tốc độ nói của mình đã tiến bộ rõ rệt sau khi nghe, luyện tập và lồng tiếng phim.

3

4

5

7

8

Em thích hoạt động này.

2

2

3

2

18

Em mong muốn có nhiều hoạt động tương tự như thế này nữa để em tiếp xúc với ngôn ngữ thực tế được nhiều hơn.

1

0

2

6

18

Thông qua phiếu điều tra, chúng ta có thể nhận thấy, đa phần sinh viên có thể có hứng thú với việc lồng tiếng phim và đã rèn luyện cũng như có như có những tiến bộ nhất định trong ngữ âm, ngữ điệu và tốc độ nói. Dần dần niềm đam mê của các em với tiếng Anh cũng tăng lên, các em biết cách tự tìm tòi các phim tiếng Anh có phụ đề để làm quen dần với các giọng tiếng Anh khác nhau, tăng vốn từ vựng và khả năng nghe nói.

  1. Kết luận

Lồng tiếng phim có thể nói là một phương pháp thu hút sự hứng thú và tập trung của người học hiệu quả, làm cho người học chủ động tiếp xúc với ngôn ngữ bản xứ. Tuy nhiên, việc tổ chức trên lồng tiếng phải có tổ chức sắp xếp rõ ràng sao cho tất cả các sinh viên đều có cơ hội được lồng tiếng và nhận xét. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc lồng tiếng trên lớp học được tốt nhất thì số lượng sinh viên trong mỗi lớp cũng không được quá đông, chỉ nên tầm khoảng 30 sinh viên/ lớp trở xuống, mục đích là để tất cả sinh viên đều được tham gia mà không bị ảnh hưởng đến giờ học cũng như tránh được sinh viên không chuẩn bị mà lên lớp chỉ làm chống đối. Nếu đáp ứng được tất cả những yếu tố trên, tôi tin rằng việc áp dụng lồng tiếng phim cho sinh viên sẽ đem lại hiệu quả lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Chiu Yi-hui (2012), Can film dubbing projects facilitate EFL learners' acquisition of English pronunciation?, British Journal of Educational Technology, Volume 43, Issue 1, pages E24–E27, January 2012


  2. Gardner, R. C., and W. E. Lambert (1972). Attitude and Motivation in Second Language Learning. Rowley, MA: Newbury House.


SỬ DỤNG NHẬT KÝ NGHE THEO CHỦ ĐỀ CHUYÊN MÔN

VÀ NGHE BÀI HÁT THEO CHỦ ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY NGHE 4

ThS: Nguyễn Thị Thúy Hồng

Bộ môn: Biên Phiên dịch

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Moley ( 1991) kỹ năng nghe là kỹ năng được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp hàng ngày nó được sử dụng nhiều gấp hai lần kỹ năng nói, gấp 4 lần kỹ năng đọc và gấp năm lần kỹ năng viết, tuy nhiên việc dạy kỹ năng nghe trong hệ thống giáo dục Việt nam đặc biệt ở phổ thông không được đầu tư đúng mức vì vậy trình độ kỹ năng nghe của sinh viên chuyên ngữ đại học Nha Trang nhìn chung thấp hơn so với các kỹ năng đọc hiểu và viết. Theo khảo sát các khóa từ 51- 54 khoảng 80- 85 % sinh viên chuyên ngữ đại học Nha Trang cho rằng kỹ năng nghe là kỹ năng khó nhất. Khi sinh viên cho rằng nghe là môn học khó thì trách nhiệm của giảng viên phụ trách môn học này là tìm phương pháp giảm độ khó và tăng tính say mê môn học cho sinh viên. Để đạt được mục tiêu trên năm học 2013-2014 tôi áp dụng một số mới phương pháp giảng dạy nghe: nhật ký nghe, dạy nghe qua video, dạy nghe qua bài hát, dạy nghe qua đóng kịch… tuy nhiên bài báo cáo này chỉ đề cập đến nhật ký nghe theo chủ đề và dạy nghe qua bài hát theo chủ đề. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu và áp dụng về học viết qua nhật ký, và nghe qua bài hát tuy nhiên nhật ký nghe theo chủ đề chuyên ngành và dạy nghe qua bài hát theo chủ đề chuyên ngành thì chưa được các nhà nghiên cứu đề cập.



II. NHẬT KÝ NGHE THEO CHỦ ĐỀ CHUYÊN NGÀNH

Nghe 4 là giai đoạn sinh viên bắt đầu nghe theo các chủ đề định hướng nghề nghiệp như: ngôn ngữ, du lịch, thương mại và công nghệ thông tin, chính vì vậy việc xây dựng kiên thức nền về các chủ đề chuyên ngành là rất quan trọng là tiền đề để sinh viên có thể nghe các bài giảng về chuyên ngành. Nghe chuyên ngành là nghe học thuật vì vậy nếu sinh viên chỉ có kiến thức về ngôn ngữ mà không có kiến thức về chuyên ngành thì rất khó nghe hiểu vậy giải pháp ở đây là sinh viên phải tự trang bị cho mình kiến thức chuyên ngành. Trang bị kiến thức chuyên ngành thì có thể bằng nhiều cách: đọc để lấy thông tin bằng tiếng mẹ đẻ, bằng tiếng nươc ngoài, nghe để lấy thông tin bằng tiếng mẹ đẻ hoặc nghe tiếng nước ngoài. Theo nguyên tắc này giảng viên lên kế hoạch ngay từ đầu học kỳ cho sinh viên về nhiệm vụ môn học: nhật ký nghe theo chủ đề. Nếu chỉ đề ra nhiệm vụ mà không có công cụ kiểm tra giám sát

thì sinh viên sẽ không thực hiện, nếu kiểm tra giám sát mà không hiệu quả thì sẽ không có thời gian để giảng bài vì vậy lộ trình thực hiên của hoạt đông này tiến hành như sau:


  1. GV lên kế hoạch thời gian giảng dạy của từng chủ đề với các nhiệm vụ cụ thể trong đó một trong 3 nhiệm vụ quan trọng đó là nghe và ghi nhật ký hằng ngày trừ thứ 7 và chủ nhật.

  2. Sinh viên lên kế hoạch học tập môn học vơi sự hướng dẫn của giảng viên và thảo luận phương pháp học tập.

  3. Giảng viên cho bài tập định hướng cho buổi học kế tiếp với các câu hỏi cụ thể của chủ đề sắp học và sinh viên phải chuẩn bị nghe ở nhà.

  4. Sinh viên tìm nguồn nghe trong sách đã gợi ý hoặc địa chỉ online .

  5. Sinh nghe xong và ghi nhật ký theo mẫu : Ngày, chủ đề, nguồn, tóm tắt bài nghe.

  6. Lên lớp chia sẻ thông tin 7 phút đầu giờ có sự hướng dẫn của sinh viên.

  7. Chấm nhật ký nghe bất kỳ không báo trước.

  8. Cuối học kỳ thu nhật ký nghe và chấm nhật ký nghe và cộng điểm khuyến khích.

Kết quả đạt được :

+ 98 % sinh viên đã hoàn thành nhật ký nghe.

+ 60% sinh viên đã cảm thấy nghe không khó như trước.

+ Kết quả kiểm tra theo chuẩn Châu Âu học kỳ sau cao hơn so với học kỳ trước.



III. NGHE BÀI HÁT THEO CHỦ ĐỀ

Theo các nhà nghiên cứu Orlova (2003) Futong ( 2005), Ross ( 2006) Lynch (2008) dạy nghe qua bài hát sẽ không những làm giảm bớt độ khó của kỹ năng nghe mà còn tăng sự hứng thú muốn học nghe. Các nhà nghiên nghiên chỉ ra những lợi ích cụ thể của việc học nghe qua bài hát như sau:

+ Dễ nhớ

+ Cải thiện việc phát âm

+ Tăng vốn từ vựng

+ Tăng sự hiểu biết văn hóa

+ Vừa học nghe vừa giải trí.

+ Cảm thụ thơ ca và âm nhạc

Nhận thức được lợi ích của dạy nghe qua bài hát là rất lớn vì vậy trong học kỳ của nghe 4 hoạt đông này được áp dụng trong giảng dạy. Hoạt động được tiến hành trong học kỳ nghe 4 như sau:


  1. Xây dựng tiêu chí lựa chọn bài hát

+ Phù hợp với chủ đề

+ Nhịp điệu vừa phải

+ Dòng nhạc trẻ lôi cuốn sinh viên.


  1. Thiết kế bài tập cho bài hát theo các cấp độ:

+ Điền từ và chỗ trống tìm ra các từ key words

+ Tìm các nhân vật, hành động, đồ vật, tính chất trong bài hát

+ Tìm đoạn điệp khúc

+ Viết lại một đoạn

+ Trình diễn một đoạn

+ Sáng tác một đoạn bài hát theo nhạc theo chủ đề.



  1. Tiến hành dạy nghe qua bài hát

+ Quá trình dạy nghe bao gồm 3 giai đoạn:

  1. Chuẩn bị kiến thức chuyên ngành

  2. Nghe bài giảng chuyên ngành

  3. Thảo luận chủ đề sau khi nghe và liên hệ thực tế.

Vậy dạy nghe bài hát vào giai đoạn xây dựng kiến thức nền của chủ đề để tạo hứng thú cho sinh viên học nghe. Các bước cụ thể được tiến hành như sau:

  1. Thảo luận đoán tên bài hát

  2. Nghe lần một để cảm nhận âm nhạc và trả lời câu hỏi ý chính của bài

  3. Nghe lần hai để trả lời các câu hỏi ý chi tiết.

  4. Nghe lần ba để viết điệp khúc

  5. Nghe lần 4 để viết một đoạn

  6. Biểu diễn theo nhóm hoặc đơn ca

  7. Sáng tác một đoạn bài hát theo chủ đề/ dịch bài hát ra tiếng Việt

  1. Kết quả : sinh viên bắt đầu cảm thấy thích môn nghe và không cảm thấy môn học này quá khó như trước.

IV.KẾT LUẬN

Sau một năm áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy nghe với hai hoạt động trọng tâm: nhật ký nghe theo chủ đề chuyên môn và dạy nghe qua bài hát theo chủ đề đã đem lại sự thích học môn nghe của học sinh và kết quả là kỹ năng nghe đã được cải thiện thể hiện qua điểm số của bài kiểm tra, tuy nhiên các hoạt động này cần phải tiếp tục được thực hiên để hoàn thiện ở cấp độ cao hơn và tiến đến đây là các hoạt động giảng dạy nghe rất hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh của môi trường Việt Nam.



Tài liệu tham khảo:

Futonge, Kisito (2005). Using English Videos and Music in EFL, ESL Classrooms. ESL Magazine: Read & Publish ESL articles. http://www.esl_galaxy.com/music.htm


Futonge, Kisito (2007). ESL Teacher & Student Resources. http://www.esl_galaxy.com

Lynch, Larry M. (2008). Using Popular Songs to Improve Language Listening Comprehension Skills. http://esl4free.blogspot.com/2008/02/can-music-improve-your-students.htm...

Morley J. (1991). Listening comprehension in second/foreign language instruction. In M. Celce-Murcia (Ed.), Teaching English as a second or foreign language (pp. 81-106). Boston, MA: Heinle & Heinle.

Ross, Justine. (February 2006). ESL Listening Comprehension: Practical Guidelines for Teachers. The Internet TESL Journal. http://iteslj.org/Techniques/Ross-ListeningComprehension.htm



Rost M. (1990). Listening in language learning. London: Longman



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 169.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương