Khoa luật trần minh thu pháp luật quốc tế VỚi vầN ĐỀ khủng bố: MỘt số VẤN ĐỀ LÝ luận và thực tiễN luận văn thạc sĩ luật họC



tải về 200.74 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích200.74 Kb.
#12950
  1   2   3   4   5   6


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TRẦN MINH THU

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỚI VẦN ĐỀ KHỦNG BỐ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2012

MỤC LỤC







Trang




Lời cam đoan







Mục lục







MỞ ĐẦU

1




Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG BỐ QUỐC TẾ

7

1.1.

Khái niệm khủng bố quốc tế và nguyên nhân dẫn đến khủng bố quốc tế

7

1.1.1.

Khái niệm

7

1.1.2.

Nguyên nhân dẫn đến hành động khủng bố quốc tế

23

1.2.

Đặc điểm của khủng bố quốc tế

25

1.2.1.

Đặc điểm của hoạt động khủng bố

25

1.2.2.

Đặc điểm pháp lý của tội khủng bố

26

1.2.3.

Đặc điểm chủ yếu của hoạt động khủng bố quốc tế hiện nay

36




Chương 2: KHÁI QUÁT KHUNG PHÁP LÝ QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ

44

2.1.

Khái quát khung pháp lý quốc tế về phòng, chống khủng bố

44

2.1.1.

Điều ước quốc tế

44

2.1.2.

Nghị quyết chống khủng bố của Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc

100

2.2.

Một số điểm hạn chế của pháp luật quốc tế về phòng, chống khủng bố hiện nay và phương hướng hoàn thiện

104




Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

109

3.1.

Quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống khủng bố

110

3.2.

Thực tiễn thi hành pháp luật về phòng, chống khủng bố

121

3.3.

Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố ở Việt Nam hiện nay

123

3.4.

Quan điểm, định hướng hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố

125

3.5.

Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác phòng chống khủng bố ở Việt Nam trong tình hình hiện nay

128

3.5.1.

Tăng cường ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố

128

3.5.2.

Ban hành Luật Phòng, chống khủng bố - đạo luật quy định toàn diện, thống nhất về phòng, chống khủng bố

130

3.5.3.

Sửa đổi, bổ sung, khắc phục những điểm bất cập, không hợp lý trong các văn bản pháp luật hiện hành về phòng, chống khủng bố

133




KẾT LUẬN

137




DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

139

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Khủng bố là một trong những loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm, trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, trật tự xã hội của quốc gia và cộng đồng quốc tế. Trong những năm qua, hoạt động khủng bố quốc tế ngày càng gia tăng với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Đứng trước thách thức của hoạt động khủng bố, Liên hợp quốc đã có những nỗ lực quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý quốc tế về chống khủng bố để thu hút và tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia trong khuôn khổ đa phương cùng đấu tranh ngăn chặn các hoạt động này.

Mặc dù đến nay, cộng đồng quốc tế đã xây dựng được 14 Công ước và Nghị định thư quốc tế cũng như nhiều Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan đến chống khủng bố quốc tế nhưng do tính chất nguy hiểm, thủ đoạn tinh vi và phạm vi hoạt động xuyên quốc gia của tội phạm khủng bố nên hoạt động đấu tranh chống khủng bố quốc tế vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả cao. Do vậy, việc nghiên cứu pháp luật quốc tế về chống khủng bố, tìm ra những điểm bất cập của hệ thống pháp luật này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các quy định, đề ra các giải pháp mới phù hợp với thực trạng hoạt động khủng bố quốc tế hiện nay để có thể trừng trị, hạn chế và ngăn ngừa các hành vi khủng bố quốc tế.

Đối với Việt Nam, chống khủng bố cũng luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong những năm qua, Việt Nam đã gia nhập nhiều điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực chống khủng bố và ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, pháp luật về chống khủng bố của Việt Nam còn thiếu và chưa đồng bộ. Một số quy định của các Công ước quốc tế liên quan đến vấn đề chống khủng bố mà Việt Nam đã ký kết và tham gia chưa được nội luật hóa đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu pháp luật về chống khủng bố quốc tế để xây dựng và hoàn thiện, khắc phục những điểm bất cập trong hệ thống pháp luật chống khủng bố của Việt Nam hiện nay.

Từ chủ trương của Đảng và Nhà nước, yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu hoàn thiện pháp luật Việt Nam, việc nghiên cứu, hệ thống hóa các văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến khủng bố, phân tích, chỉ ra những điểm hạn chế của pháp luật Việt Nam về chống khủng bố để hoàn thiện hơn nữa pháp luật Việt Nam là cần thiết. Vì lý do đó tôi chọn đề tài "Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đã có một số tác giả nghiên cứu về đề tài chống khủng bố trong pháp luật quốc tế. Trong đó có thể kể đến một số công trình khoa học sau:

- Đề tài khoa học cấp Bộ “Những giải pháp cơ bản phòng, chống khủng bố ở Việt Nam trong tình hình hiện nay” do TS. Bùi Trung Thành, Học viện An ninh nhân dân làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2004;

- Đề tài khoa học cấp Bộ “Khủng bố và giải pháp phòng, chống khủng bố ở nước ta hiện này” do PGS. TS. Hoàng Công Tư, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục I, Bộ Công an làm Chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2007;

- Sách Khủng bố và chống khủng bố của tác giả Nam Hồng, NXB Lao động, Hà Nội năm 2001;

- Sách Pháp luật về chống khủng bố của một số nước trên thế giới do Phạm Văn Lợi (chủ biên), NXB Tư pháp, Hà Nội;

- Công Phương Vũ (2003), Khủng bố quốc tế - Cơ sở pháp lý quốc tế ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế, Luận văn tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Luật Quốc tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003.

Tuy nhiên, các công trình kể trên nghiên cứu vấn đề khủng bố và chống khủng bố một cách khái quát và sơ lược trên một phạm vi nhất định (như nghiên cứu về khái niệm khủng bố, các tổ chức khủng bố); chỉ đưa ra các giải pháp để phòng, chống khủng bố nói chung hoặc phòng, chống khủng bố xảy ra trên một địa bàn nhất định; chưa phản ánh toàn diện và đầy đủ về khủng bố quốc tế và vấn đề chống khủng bố quốc tế. Hơn nữa, các công trình được nghiên cứu từ những năm trước đây nên chưa cập nhật được những thay đổi trong pháp luật chống khủng bố cho đến thời điểm hiện tại. Đến nay, chưa có một công trình tập hợp, hệ thống hóa một cách toàn diện hệ thống pháp luật quốc tế về chống khủng bố.



3. Mục đích của luận văn

Luận văn hướng đến tập hợp, hệ thống hóa những quy định của pháp luật quốc tế về chống khủng bố để đưa đến một cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật liên quan đến khủng bố quốc tế; đánh giá hệ thống pháp luật quốc tế về phòng, chống khủng bố, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện khung pháp lý quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố; đồng thời, đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về chống khủng bố, đề xuất những điều ước quốc tế về chống khủng bố Việt Nam nên ký kết và tham gia trong thời gian tới.



4. Nhiệm vụ của luận văn

Luận văn tập trung vào việc giải quyết những nhiệm vụ sau:



Thứ nhất, khái quát những vấn đề lý luận về khủng bố như khái niệm, nguyên nhân dẫn đến khủng bố, đặc điểm của tội phạm khủng bố.

Thứ hai, tập hợp, khái quát hóa, đưa đến cái nhìn tổng quan về hệ thống pháp luật quốc tế về phòng, chống khủng bố.

Thứ ba, phân tích một số quy định cơ bản của một số Công ước quốc tế về chống khủng bố; phân tích cơ chế triển khai, giám sát việc thực hiện các khung pháp lý này.

Thứ tư, nêu và phân tích một số hạn chế trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về khủng bố và đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố quốc tế.

5. Phương pháp tiếp cận vấn đề

Để tài nghiên cứu được tiếp cận theo phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - phương pháp luận của khoa học pháp lý nói chung và khoa học luật quốc tế nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh luật học, phương pháp đối chiếu và các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại khác…



6. Nội dung

Luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về khủng bố quốc tế.

Chương 2: Khái quát khung pháp lý quốc tế về phòng, chống khủng bố.

Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống khủng bố ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.



tải về 200.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương