Khoa luật kỷ YẾu hội nghị TỔng kết công tác sinh viên nghiên cứu khoa học năm họC 2015 -2016



tải về 1.61 Mb.
trang1/12
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích1.61 Mb.
#35147
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA LUẬT

KỶ YẾU

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015 -2016

Năm 2016
LỜI NÓI ĐẦU

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sinh viên trên con đường khám phá tri thức của nhân loại. Dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ - Ban Chủ nhiệm khoa, thực hiện Nghị quyết Đại hội Liên chi đoàn nhiệm kỳ 2014 - 2017, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Luật trong năm học vừa qua đã đạt được những kết quả đáng biểu dương, khích lệ.

Năm học 2015 - 2016 cũng là năm học cán bộ công chức, học viên, sinh viên Khoa Luật cùng với các thế hệ sinh viên kế thừa những truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ cha anh đã gây dựng nên, tuổi trẻ Liên chi đoàn khoa Luật hôm nay đang ra sức rèn đức, luyện tài trên nhiều mặt trận, xung kích trong phong trào tình nguyện, sáng tạo trong phong trào nghiên cứu khoa học. Được sự hướng dẫn của Nhà trường, Đảng ủy, BCN Khoa Liên chi đoàn khoa Luật tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2015 - 2016 nhằm tổng kết đánh giá phong trào sinh viên NCKH trong năm học vừa qua. Tập kỷ yếu này là tập hợp có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Luật trong năm học 2015 - 2016.

Do thời gian chuẩn bị không nhiều, kinh nghiệm viết bài của sinh viên còn khiêm tốn do đó công việc biên tập chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và bạn đọc để những lần biên tập sau được tốt hơn.

Trân trọng giới thiệu tập kỷ yếu này cùng quý thầy, cô và bạn đọc!
BAN BIÊN TẬP

CHƯƠNG TRÌNH

HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA LUẬT

NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian: 19h00 ngày 17 tháng 5 năm 2016.

Địa điểm: Phòng 201, nhà A4 Trường Đại học Vinh




Thời gian

Nội dung công việc

Người

thực hiện

Ghi chú

19h00 – 19h10

Ổn định tổ chức, đón tiếp đại biểu

TNXK




19h10 – 19h15

Văn nghệ chào mừng

CLB Du ca Khoa Luật




19h15 – 19h20

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và chương trình Hội nghị

MC





19h20 – 19h30

Báo cáo tổng kết công tác sinh viên NCKH năm học 2015 – 2016 và định hướng hoạt động năm học 2016 - 2017

Đại diện

Ban chấp hành Liên chi đoàn






19h30 – 20h20

Báo cáo đề tài: 4 đề tài

BGK, sinh viên đặt câu hỏi cho các Nhóm nghiên cứu (5p)

Tác giả trả lời, thảo luận

Tác giả
BGK, MC

Thời gian chuẩn bị trả lời (5p)

20h20- 20h30

Phát biểu ý kiến của Đại diện Ban Chủ nhiệm khoa






20h30 – 21h25

Báo cáo đề tài: 3 đề tài

BGK, sinh viên đặt câu hỏi cho các Nhóm nghiên cứu (5p)

Tác giả trả lời, thảo luận

Nhóm SV/SV nghiên cứu

Mỗi đề tài 5p

21h25 – 21h35

Tổng hợp điểm

Văn nghệ


BGK, BTK

CLB Du ca






21h35 – 21h45

Công bố kết quả - tặng hoa và giấy khen

MC;

BCN khoa, BGK






22h00

Kết thúc chương trình hội nghị

MC






MỤC LỤC

1.


GIÁO DỤC PHÁP LUẬT KẾT HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 13

CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH. 13



THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 13

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT 28

VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA SINH VIÊN 28



TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 28

36

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 37



THẢO LUẬN NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 37

CHƯƠNG 1. 38

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG 38

THẢO LUẬN NHÓM 38

1.1. Khái quát về hoạt động thảo luận nhóm 38

1.2. Các hình thức hoạt động thảo luận của sinh viên ở trường Đại học Vinh 40

1.3. Vai trò của hoạt động thảo luận nhóm trong đào tạo tín chỉ ở trường Đại học Vinh 41

CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 42

2.1. Thực trạng hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên Trường Đại học Vinh 42

Thông qua khảo sát 227 sinh viên ở 3 khóa học: khóa 56, khóa 55 và khóa 53 ở các khoa đào tạo, tôi nhận thấy hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên ở trường Đại học Vinh nói chung và sinh viên khoa Luật nói riêng vẫn còn những vấn đề sau: 42

2.1.1. Thực trạng mức độ tham gia làm việc nhóm của sinh viên 42

2.1.2. Thực trạng mức độ chuẩn bị nội dung thảo luận của sinh viên 43

2.1.3. Thực trạng vai trò chủ động xây dựng nội dung, tiến hành thảo luận của sinh viên trong quá trình thảo luận 43

2.1.4. Thực trạng về cách thức tổ chức hoạt động thảo luận hiện nay 44

2.2. Đánh giá tổng quát thực trạng thảo luận nhóm của sinh viên Trường Đại học Vinh 45

2.2.1. Ưu điểm 45

2.2.2. Hạn chế 45

2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế 46

CHƯƠNG 3. 47

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẢO LUẬN NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 47

3.1. Giải pháp về nội dung thảo luận 47

3.2. Giải pháp về phương thức tổ chức hoạt động thảo luận nhóm 47

3.3. Giải pháp về phương thức đánh giá, cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động thảo luận 47

3.4. Giải pháp từ phía sinh viên: 48

HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM 51

MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN 51

11. Lê Thị Sơn (chủ biên), Giáo trình tội phạm học, Trường ĐH Luật Hà Nội 62

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG 63

LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ THỰC TIỄN 63

THI HÀNH TẠI TỈNH NGHỆ AN 63

2. Mục đích nghiên cứu 64

3. Phương pháp nghiên cứu 64

4. Kết cấu của đề tài 64

1.1.Một số khái niệm có liên quan 65

1.2Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm 65

1.3. Các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHOA LUẬT, 77

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 77

PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH VI QUẢNG CÁO NHẰM 89

CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 89

PHÁP LUẬT VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀNG THỊ LOAN 106

VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG 123

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 123

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN 123

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUA MẠNG INTERNET 136

NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2014 150

MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 160

GIÚP VIỆC HỘ GIA ĐÌNH 160



TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 160

TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT 173

TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN 173

THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 173

THỰC TIỄN VỤ KIỆN GIỮA PHI-LÍP-PIN VÀ TRUNG QUỐC 185

VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TRONG TRANH CHẤP HOÀNG SA GIỮA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC 185

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ THỰC TRẠNG XÂM PHẠM 199

QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI GIÁO TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN 199

LÂN CẬN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 199



THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG 208

CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN KHẢO SÁT SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 208

PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN BAN HÀNH 224

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 224

Ở CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY 224

Tác giả: Nguyễn Văn Lưu 224



1. Tính cấp thiết của đề tài 224

2. Phương pháp nghiên cứu 225

3. Đối tượng nghiên cứu 225

4. Phạm vi nghiên cứu 225

5. Nội dung nghiên cứu 225



Chương 1 225

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN 225

QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN Ở ĐỊA PHƯƠNG 225



1.1. Một số vấn đề lý luận về văn bản quy phạm pháp luật 225

1.1.2. Phân biệt VBQPPL với một số văn bản hành chính khác 226

Chương 2 229

THỰC TRẠNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP HIỆN NAY 229

2. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An 229

2.1. Thực trạng ban hành văn bản ở ủy ban nhân dân các cấp hiện nay. 229

2.1.1. Kết quả của đạt được của hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân các cấp. 229

KẾT LUẬN 235

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 236




TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA LUẬT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



BÁO CÁO

Tổng kết công tác sinh viên NCKH năm học 2015 - 2016

và định hướng hoạt động năm học 2016 - 2017
A. TỔNG KẾT CÔNG TÁC SINH VIÊN NCKH NĂM HỌC 2015 - 2016

1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1.1 Thuận lợi

Thứ nhất, khoa Luật là khoa có số lượng sinh viên đông, sáng tạo và có ý thức tốt trong học tập. Bởi vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học hàng năm luôn nhận được sự hưởng ứng từ sinh viên ở tất cả các khoá đào tạo của khoa.

Thứ hai, cùng với sự chỉ đạo của Đảng uỷ - BGH Nhà trường, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Luật luôn nhận được sự quan tâm và hỗ trợ sát sao từ phía Ban chủ nhiệm khoa. Hơn nữa, BCN khoa Luật đã có nhiều cơ chế thu hút và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia NCKH, ngoài phần thưởng, sinh viên có đề tài còn được khen thưởng, khuyến khích trong các học phần có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

Thứ ba, với đội ngũ giảng viên trẻ đầy nhiệt huyết nên mặc dù khối lượng công việc lớn, hoạt động NCKH của sinh viên khoa Luật luôn có sự đồng hành của các giảng viên từ những công việc đầu tiên như lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương đến hoàn thiện báo cáo. Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, hoạt động NCKH của đội ngũ cán bộ giảng viên trong khoa cũng được đẩy mạnh, bởi vậy các giảng viên đã và đang chia sẻ các vấn đề đáng quan tâm thuộc đề tài nghiên cứu của bản thân cho sinh viên trong những giờ lên lớp



1.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, công tác sinh viên NCKH của Khoa Luật vẫn phải đối diện với một số khó khăn, thách thức sau:

Trước hết, NCKH lĩnh vực Luật đòi hỏi sinh viên phải có kiến thức sâu và tương đối rộng; kết quả nghiên cứu sẽ là sự góp ý, sửa đổi các quy định của pháp luật hiện hành hoặc đề xuất các giải pháp pháp lý nhằm giải quyết các vấn đề trong đời sống, mà khó có thể đề xuất sáng tạo ra các phát minh, sáng chế có tính mới.

Thứ hai, có thể do sinh viên khoa Luật đã được học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học ngành Luật từ năm nhất và có khả năng nhận thức về các vấn đề trong nghiên cứu khoa học nên có sự thận trọng hơn khi đánh giá mức độ khó khăn khi nghiên cứu, dẫn đến bế tắc trong quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng, đa số sinh viên gặp khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng tài liệu nghiên cứu. Cụ thể, sinh viên chưa sử dụng được tiếng Anh để tham khảo tài liệu nước ngoài nên bài báo cáo chưa thể hiện được đánh giá trên nhiều góc độ tiếp cận. Việc thu thập và tìm hiểu số liệu thực tế cũng là khó khăn rất lớn cho các bạn sinh viên khi muốn chứng minh thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu.

2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

2.1. Tổ chức Hội nghị phương pháp học tập

Đây là hoạt động có tính thường niên của Khoa Luật. Bên cạnh việc tuyên dương các sinh viên có kết quả học tập và nghiên cứu tốt, Hội nghị chú trọng vào các phương pháp học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả thông qua các bài tham luận của sinh viên thuộc nhiều lĩnh vực: học tập, kỹ năng mềm, học tiếng Anh và nghiên cứu khoa học



2.2. Viết và công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học

Trong năm học 2015 – 2016, sinh viên khoa Luật đã có ba đề tài được đăng tại các tạp chí khoa học trường Đại học Vinh và Tạp chí Dân chủ và pháp luật. Đó là các đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên trường đại học Vinh”. “Thực trạng chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của sinh viên Trường Đại học Vinh”; “Pháp luật về thẩm quyền giải quyết và biện pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh”



2.3. Tổ chức các câu lạc bộ học thuật, seminar chuyên ngành

Với việc duy trì và tiếp tục nâng cao hoạt động của CLB Thực hành pháp luật sinh viên có nhiều cơ hội nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên ngành của mình thông qua các hoạt động ngoại khoá. Ví dụ: Semina với chủ đề “ Nên hay không hợp pháp hóa mại dâm”; Giảng dạy pháp luật cộng đồng tại làng trẻ em SOS; Phiên tòa giả định tháng; Diễn Án dân gian và trò chơi dân gian; Diễn kịch tuyên truyền bầu cử QH và HĐND trong khuôn khổ chương trình do tỉnh đoàn Nghệ An tổ chức; Góp ý dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự 1999.



2.4. Sinh viên tham gia các đề tài NCKH

Trong năm học 2015-2016, BCN Khoa Luật triển khai công tác sinh viên NCKH từ tháng 10 năm 2015 nhằm giúp sinh viên có thời gian nghiên cứu và nâng cao chất lượng báo cáo đề tài. Theo đó, năm học này đã có 57 đề tài thuộc các lĩnh vực pháp luật do sinh viên/nhóm sinh viên đăng ký. Khắc phục hạn chế của những năm trước, với sự phổ biến của các giảng viên trong khoa, trong năm học này, sinh viên năm thứ nhất và thứ hai tham gia hoạt động NCKH khá tích cực với 27 đề tài (chiếm 47%) tổng số đề tài, trong đó có 9 đề tài của sinh viên năm thứ nhất.

Hưởng ứng sự chỉ đạo của BGH – Đảng uỷ Nhà trường đinh hướng về công tác sinh viên NCKH, ngoài các đề tài đi sâu vào chuyên ngành, sinh viên khoa Luật đã có nhiều đề tài gắn liền và có mục đích nâng cao việc học và kỹ năng của sinh viên như: giái pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm, nâng cao hiệu quả học tiếng Anh, đảm bảo an toàn giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Vinh, kết hợp giáo dục pháp luật và đạo đức cho sinh viên, việc làm bán thời gian của sinh viên hay bảo vệ quyền nhân thân trong việc sử dụng thẻ sinh viên. Ngoài ra, các đề tài cũng thể hiện sự cập nhật các quy định và quan điểm mới trong pháp luật như sự thừa nhận án lệ (đề tài Áp dụng phong tục tập quan trong giải quyết tranh chấp hôn ngân gia đình), quyền chuyển đổi giới tính trong BLDS 2015. Bên cạnh đó, với sự nhanh nhạy, đề tài của sinh viên cũng thể hiện quan điểm cá nhân về các vấn đề có tính thời sự như: pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm; xâm phạm quyền tác giả của các cửa hàng photo. Một ưu điểm lớn của NCKH năm học này là sự gắn liền với địa phương nơi cư trú, học tập của sinh viên nhằm nâng cao tính khả thi và khả năng ứng dụng của đề tài.

2.5. Các hoạt động KH&CN khác của sinh viên

Hưởng ứng Chương trình “Rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho SV”; LCĐ đã phối hợp với Hội động khoa học của khoa tổ chức thành công chương trình rèn nghề với các hoạt động như: Tổ chức cuộc thi Hùng biện; Tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức và tiến tới tổ chức 2 đêm chung kết cuộ thi rèn nghề cho chuyên ngành Luật Kinh tế và Luật học. Chương trình đã thu hút toàn bộ sinh viên tham gia và có phản hồi tích cực

CLB Tiếng Anh với các hoạt động học tiếng anh thông qua các trò chơi; Luyện nói theo các chủ đề gần gũi với sinh viên và có tính thời sự; luyện Tiếng Anh hay luyện nói hàng tuần, giúp sinh viên có tự tin và môi trường tự học và nâng cao khả năng đọc – hiểu tiếng Anh, hướng tới sử dụng trong việc đọc tài liệu phục vụ việc học và NCKH

3. TỒN TẠI, HẠN CHẾ

Mặc dù đã đạt được một số khích lệ như trên, nhưng nhìn chung phong trào NCKH của sinh viên khoa vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Số lượng đề tài do sinh viên đăng ký chưa nhiều so với tổng số sinh viên của Khoa, nói cách khác, hoạt động NCKH vẫn chưa trở thành một hoạt động được hưởng ứng nhiều so với các hoạt động có tính giải trí khác

Không ít sinh viên chưa có đủ kỹ năng cần thiết để nghiên cứu khoa học (xác định vấn đề, đưa ra giả thuyết khoa học, lựa chọn nguồn tài liệu, xử lý tài liệu). Nhiều sinh viên có ý tưởng nghiên cứu rất hay nhưng các em không biết bắt đầu từ đâu, đặc biệt là với cách tiếp cận ở góc độ pháp lý.

Về đề tài, một số đề tài có phạm vi quá rộng hoặc quá sức với khả năng thực hiện của sinh viên dẫn đến chất lượng báo cáo bị hạn chế hoặc nặng tính lý luận, chưa giải quyết được vấn đề pháp lý đã đề ra. Trong quá trình nghiên cứu, một số tác giả chưa đảm bảo đúng quy trình khi thực hiện NCKH, đặc biệt là việc liên hệ với giảng viên để được định hướng, hướng dẫn hoặc sau khi đã liên hệ và được sự định hướng của giảng viên lại không chỉnh sửa, báo cáo lại kết quả của mình

B. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC SINH VIÊN NCKH NĂM HỌC 2016-2017

Về hoạt động NCKH của sinh viên

Tiếp tục triển khai công tác sinh viên NCKH từ sớm. Tuy nhiên, BCN khoa mà trực tiếp là LCĐ khoa sẽ bám sát việc NCKH của sinh viên, tránh hiện tượng sinh viên liên hệ với giáo viên hướng dẫn rồi không tiếp tục nghiên cứu hoặc nghiên cứu không theo sự hướng dẫn của giáo viên

Tiếp tục tăng cường nội dung thực hành trong học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học để sinh viên có thêm kỹ năng khi NCKH

Nghiên cứu và xây dựng nhóm SV NCKH, là bộ phận thuộc LCĐ khoa Luật. Đây sẽ là lưc lượng quản trị kênh thông tin chính thức và thường xuyên về hoạt động NCKH nhằm kịp thời giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ kịp thời các khó khăn của sinh viên trước, trong và sau khi hoàn thành báo cáo.

Về các hoạt động ngoại khoá

- Tổ chức thường xuyên các buổi Seminar khoa học cho sinh viên theo định kì;

- Phát triển hoạt động của CLB tiếng Anh đặc biệt là kỹ năng đọc – hiểu tiếng Anh giúp sinh viên làm quen và vận dụng tài liệu bằng tiếng Anh trong quá trình nghiên cứu.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản của phong trào sinh viên NCKH năm học 2015- 2016 và định hướng công tác NCKH năm 2016-2017.của Khoa Luật. Hi vọng rằng, phòng trào NCKH của khoa sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Với sự chỉ đạo của Đảng uỷ, BGH Nhà trường, sự hỗ trợ sát sao của BCN Khoa và sự nỗ lực của toàn giảng viên, sinh viên, chúng ta có quyền tin tưởng vào một năm học mới sôi động và đầy thành công trong phong trào NCKH của sinh viên trong toàn Khoa.

Xin trân trọng cảm ơn!



GIÁO DỤC PHÁP LUẬT KẾT HỢP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP



Nhóm tác giả: Trương Hồ Khánh Ly- 55B4 Luật học;

Đinh Thị Vân Oanh- 55B3 LKT;

Hoàng Thị Xoan- 55B3 LKT;

Lê Thị Duyên- 55B3 LKT;

Lê Văn Triều- 55B6 LKT

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Văn Liêm

ThS .Cao Thị Ngọc Yến


  1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân với một trong những đặc trưng cơ bản là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân sống và làm việc theo Hiếp pháp và pháp luật, tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật đã trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, pháp luật dù hoàn thiện đến đâu cũng không thể điều chỉnh hết mọi quan hệ xã hội. Do đó, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân dựa trên lòng tự trọng, danh dự phẩm giá, lương tâm- biểu hiện của một nhân cách đạo đức là những yếu tố điều chỉnh xã hội không gì có thể thay thế được. Vì vậy mà việc giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức phải có sự kết hợp với nhau, là vấn đề hết sức cần thiết trong tổ chức quản lý xã hội cũng như trong hoạt động giáo dục.

Dù có một vị trí quan trọng là vậy nhưng việc kết hợp giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật cho sinh viên hiện nay ở các trường đại học nói chung, trường đại học Vinh nói riêng vẫn chưa được đề cao, chưa được chú ý, sự liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục chưa chặt chẽ; tình trạng học sinh vi phạm nội quy, kỷ luật trường học - một biểu hiện của vi phạm đạo đức có xu hướng gia tăng, nhất là một bộ phận học sinh đã vi phạm pháp luật với tính chất ngày càng phức tạp. Theo số liệu thống kê gần đây nhất của phòng CTHSSV trường Đại học Vinh thì kể từ ngày 2/2/2016 đến ngày 1/4/2016 có 1841 trên tổng số 22.764 học sinh, sinh viên bị nhắc nhở về việc đi học muộn, trang phục không phù hợp, đeo thẻ…chiếm 8.11%. Đặc biệt có 19 sinh viên bị kỉ luật, trong đó có 5 trường hợp do học hộ, 6 trường hợp nhờ học hộ, 1 trường hợp thi hộ, và 2 trường hợp là nhờ thi hộ. Với thực trạng như vậy đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cả về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải nghiên cứu, giải quyết. Là sinh viên trường Đại học Vinh, sinh viên khoa Luật hơn ai hết chúng tôi thấy rất cần thiết để nhìn thẳng vào vấn đề trên và đó là lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Giáo dục pháp luật kết hợp giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học Vinh. Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.



  1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác này.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

+ Phạm vi không gian: đề tài thực hiện trong phạm vi trường Đại học Vinh

+ Phạm vi thời gian: các số liệu thu thập từ năm 2015- 2016. Số liệu thực trạng chủ yếu điều tra trong năm 2016



  1. Đóng góp của đề tài

- Đề tài đưa ra những luận cứ khoa học để làm sáng tỏ một cách hệ thống vấn đề kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay. Những kết quả nghiên cứu của đề tài là những bổ sung vào lý luận pháp luật vấn đề kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức trong quản lý xã hội nói chung, trong hoạt động giáo dục nói riêng, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về ý nghĩa, vai trò của sự kết hợp đó.

- Phân tích làm rõ thực trạng, đánh giá những kết quả, hạn chế, nguyên nhân trong việc kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh. Qua đó, đề xuất một cách đồng bộ các giải pháp kết hợp có hiệu quả giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh.

Đề tài của chúng tôi có thể được ứng dụng để làm:

- Tài liệu nghiên cứu khoa học

- Cẩm nang cho sinh viên


  1. Kết cấu của đề tài

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên

Chương 2:Thực trạng giáo dục pháp luật kết hợp giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Trường Đại học Vinh

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh

CHƯƠNG 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN

1.1. Một số khái niệm

- Giáo dục pháp luật (GDPL) là “Hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành”.

- Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) là “Hoạt động có tổ chức, có mục đích, có tính định hướng nhằm tác động lên các đối tượng giáo dục nhằm điều chỉnh hành vi con người mang tính tự nguyện, tự giác trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội theo hướng giảm bớt và loại trừ những cái ác, cái tác hại đến con người”.

- Vi phạm pháp luật (VPPL)  “Hành vi trái luật và có lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ”.

- Vi phạm đạo đức (VPĐĐ) là “Những hành vi xâm phạm các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội, bao hàm đạo đức truyền thống dân tộc và đạo đức tiến bộ của nhân loại”.

Có thể thấy, VPPL và VPĐĐ đều là những hành vi vi phạm quy tắc ứng xử của cộng đồng, trái với những chuẩn mực chung của xã hội. Tuy nhiên, VPPL là hành vi trái với các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, và người vi phạm sẽ phải chịu các hình thức giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế hoặc bị xử lí theo quy định của pháp luật. Còn VPĐĐ là hành vi trái với các quan niệm, chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Người VPĐĐ sẽ bị dư luận xã hội lên án.

Theo nguyên tắc, VPPL cũng là VPĐĐ vì đạo đức là cơ sở của pháp luật, VPPL tức là đã VPĐĐ, nhưng VPĐĐ thì chưa hẳn đã là VPPL nếu như hành vi đó chưa xâm phạm đến những khách thể được pháp luật bảo vệ và ngược lại.

Từ việc phân biệt và tìm ra ranh giới giữa hai loại vi phạm này chúng ta sẽ có thể định ra phương pháp và cách thức hạn chế chúng bằng phương thức giáo dục pháp luật hay giáo dục đạo đức.



1.2. Tính tất yếu của việc kết hợp giáo dục pháp luật và đạo đức cho sinh viên

- Xuất phát từ yêu cầu xây dựng con người phát triển toàn diện

- Do những biến đổi chuẩn mực đạo đức, hành vi, lối sống dưới tác động của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa

- Xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa



1.3. Vai trò của Nhà trường trong việc giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên

- Vai trò của nhà trường được biểu hiện cụ thể qua vai trò của người thầy

- Trong trường học, các ban ngành, Đoàn, Hội luôn cùng phối hợp để giáo dục toàn diện nhân cách và ý thức toàn diện cho sinh viên

- Nhà trường có cơ chế phối hợp với gia đình và xã hội trong việc quản lý, giám sát học sinh



1.4. Nội dung và hình thức giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức trong các trường Đại học

  1. Nội dung giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức trong trường Đại học

        1. Đối với giáo dục pháp luật

- GDPL trước hết là phải giáo dục những kiến thức cơ bản về Nhà nước và Pháp Luật, giáo dục cho sinh viên hiểu được vai trò của pháp luật trong cuộc sống.

-Nội dung của GDPL còn phải hướng tới là giáo dục các quy định của pháp luật tương ứng về ngành, nghề đào tạo mà sinh viên đang theo học.



        1. Đối với giáo dục đạo đức

- Phải coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong các trường đại học.

- Nhà trường cũng cần chú trọng đến công tác giáo dục truyền thống cho sinh viên như: truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc; tôn sư trọng đạo; truyền thống hiếu học, truyền thống hiếu nghĩa, yêu thương con người…

-Giáo dục đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp trong các trường đại học.


  1. Các hình thức giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức

Theo quy định điều 24, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật thìhình thức giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức có thể sử dụng kết hợp 2 hình thức cơ bản:

- Hình thức Giáo dục chính khóa

- Hình thức giáo dục thông qua giáo dục ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

2.1. Kết quả đạt được của giáo dục pháp luật giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh hiện nay

2.1.1. Về nội dung giảng dạy

- Trong giáo dục pháp luật:

+ Đối với sinh viên thuộc khoa Luật: bên cạnh kiến thức chung về Nhà nước và pháp luật, sinh viên còn được giảng dạy theo từng lĩnh vực cụ thể như: kiến thức về pháp luật dân sự và tố tụng dân sự; kiến thức cơ bản về pháp luật hình sự; kiến thức về các lĩnh vực pháp luật thương mại;…Và mỗi chuyên nghành lại được đi sâu nghiên cứu về vấn đề pháp luật khác nhau, tạo cho các em những hiểu biết sâu sắc về hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa.

+ Đối với sinh viên không chuyên các em được học tập môn Pháp luật đại cương, môn học nàycung cấp những kiến thức cơ bản nhất về nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước và pháp luật; đồng thời khái quát nội dung cơ bản của một số ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

- Về giáo dục đạo đức:

Qua công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên, nhà trường Đại học Vinh đã giáo dục cho các em những nội dung chủ yếu như; Bồi dưỡng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước nhằm rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí cách mạng của học sinh, sinh viên.Bên cạnh đó, sinh viên Đại học Vinh được giáo dục tinh thần yêu nước trong thời đại mới, tinh thần yêu nước đó gắn với lòng nhân ái, đồng cảm, tương thân tương ái với những người gặp khó khăn trong cuộc sống ngay từ Tuần sinh hoạt công đầu tiên khi vào trường.



      1. Về hình thức giảng dạy

Sinh viên Đại học Vinh được giáo dục một cách có hệ thống những môn Pháp luật trong hệ thống pháp luật quốc gia theo khung chương trình đối với cả sinh viên chuyên và sinh viên không chuyên. Song song với công tác đó, giáo dục đạo đức cũng được nhà trường chú trọng phát triển qua chương trình đào tạo chính khóa với các môn như môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam...với phương thức giảng dạy tiến bộ và phương thức đánh giá năng lực hợp lý.

Bên cạnh đó, Nhà trường đã tổ chức hoạt động Đoàn hội như tổ chức “ Tuần sinh hoạt công dân” đầu mỗi khóa học, cuộc thi “ Rèn nghề”; “Ánh sáng soi đường”, “Thủ lĩnh sinh viên”; “Olimpic Luật Doanh nghiệp”, cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp và Pháp luật”… Thông qua các hình thức giáo dục phong phú này cùng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, các phòng ban mà nhà trường đã thu hút được đông đảo sinh viên tham gia, giúp sinh viên được nâng cao phẩm chất đạo đức và ý thức pháp luật.



2.1.3. Về sự phối hợp giữa các trung tâm, phòng ban chức năng của Nhà trường trong việc giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên

- Trường Đại học Vinh có 1 trung tâm Tư vấn pháp luật, bên cạnh việc thực hiện tư vấn pháp lý miễn phí cho các cộng đồng yếu thế, trung tâm còn tư vấn pháp lý cho chính sinh viên trong trường.

- Trong cơ cấu tổ chức phòng ban của trường Đại học Vinh, phòng Công tác Chính trị học sinhsinh viênthực hiện việc quản lý học sinh, sinh viên tạm trú và các hoạt động học tập, rèn luyện.

2.2. Hạn chế và nguyên nhân trong việc kết hợp giáo dục pháp luật với

giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh hiện nay

2.2.1. Hạn chế trong việc giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho

sinh viên Đại học Vinh

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát mức độ sinh viên vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật đối với 200 sinh viên của 3 khóa 54,55,56 một số khoa đào tạo trong phạm vi trường và kết quả đạt được như sau:



Bảng 2.1. Sinh viên tự đánh giá việc vi phạm đạo đức của bản thân.

TT

Mức độ

Kết quả đánh giá

Số lượng

Tỉ lệ

1

Đã vi phạm nhiều lần

15

7,5%

2

Vi phạm một vài lần

98

49%

3

Chưa bao giờ

87

43,5%

(Nguồn: Tác giả khảo sát sinh viên tại Trường Đại học Vinh tháng 4 năm 2016)

Như vậy có thể thấy có tới 7.5% (15/200 sinh viên) nói rằng mình vi phạm rất nhiều lần, đây là một tỉ lệ không hề nhỏ.



Bảng 2.2. Sinh viên tự đánh giá việc vi phạm pháp luật của bản thân.

TT

Mức độ

Kết quả đánh giá

Số lượng

Tỉ lệ

1

Đã vi phạm nhiều lần

13

6.5%

2

Vi phạm một vài lần

146

73%

3

Chưa bao giờ

41

20.5%

(Nguồn: Tác giả khảo sát sinh viên tại Trường Đại học Vinh tháng 4 năm 2016)

Như vậy số lượng sinh viên vi phạm đạo đức và pháp luật có tỉ lệ đều khá cao.

Trong khi đó, mức độ công tác giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức trong nhà trường còn hạn chế. Số liệu khảo sát của chúng tôi cho thấy như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của sinh viên đối với công tác giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức cho sinh viên tại Trường Đại học Vinh hiện nay

TT

Mức độ

Kết quả đánh giá

Số lượng

Tỉ lệ

1

Rất phổ biến

25

12,5%

2

Khá phổ biến

93

46,5%

3

Không phổ biến

82

41%

(Nguồn: Tác giả khảo sát sinh viên tại Trường Đại học Vinh tháng 4 năm 2016)

Như vậy có tới 41% (82/200 sinh viên) cho rằng công tác kết hợp giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật không phổ biến trong trường. Mặc dù được sự quan tâm của nhà trường tuy nhiên công tác này còn chưa thật sự phổ biến đối với sinh viên.



2.2.1.1. Đối với giáo dục pháp luật

- Mặc dù nhà trường đã giảng dạy nhiều nội dung cần thiết để giáo dục pháp luật cho sinh viên, nhưng đối tượng tiếp nhận các nội dung ấy chưa phổ biến được rộng rãi với toàn thể sinh viên trong trường như môn “Pháp luật đại cương” hiện nay chỉ thực hiện giảng dạy ở một số khoa như chuyên ngành Báo chí của sư phạm Ngữ Văn; khoa Giáo dục chính trị trong tổng số 19 khoa đào tạo trong trường.

- Hiện nay, nhận thức về tầm quan trọng giáo dục pháp luật đối với lĩnh vực chuyên ngành đào tạo chưa được các khoa đào tạo đề cập, chú ý đến do đó môn học về pháp luật liên quan đến chuyên ngành của mình chưa có trong hệ thống chương trình học của các khoa.

- Đội ngũ tuyên truyền pháp luật, nòng cốt là Khoa Luật chủ yếu vẫn là đội ngũ nòng cốt của CLB Thực hành pháp luật– CLE nên chưa phát huy được những sinh viên trong khoa có năng lực khác và chưa thu hút được đông đảo sinh viên Luật tham gia. Mặt khác, nguồn kinh phí dùng để trang trải cho công tác công tác giáo dục pháp luật và đạo đức như: chuẩn bị các dụng cụ trợ giảng, các hoạt động phiên tòa giả định, seminar… còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác này một cách hiệu quả nhất.



- Sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập kiến thức pháp luật, cũng như ít tìm hiểu, thậm chí là lười tiếp xúc, lười đọc các quy định của pháp luật.

Biểu đồ thể hiện mức độ tiếp xúc văn bản quy phạm pháp luật của sinh viên trường Đại học Vinh



(Nguồn: Tác giả khảo sát sinh viên tại Trường Đại học Vinh tháng 4 năm 2016)

2.2.1.2. Đối với giáo dục đạo đức

- Một số giảng viên nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, cho nên việc bố trí, sắp xếp thời gian giảng dạy cũng như việc sử dụng, biên soạn tài liệu phục vụ môn học hướng tới việc giáo dục đạo đức hầu như chưa được đầu tư.

- Về hoạt động ngoại khóa, các phong trào Đoàn, Hội, các Câu lạc bộ ở các khoa thường chỉ chú ý đến bề nổi, tích cực hoạt động về mảng nghệ thuật, giải trí là chính còn tính học thuật, giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật lại chưa thật sự được quan tâm. Bên cạnh đó, mỗi Câu lạc bộ lại có nội dung và hình thức hoạt động riêng, phục vụ cho chuyên nghành học là chủ yếu nên việc giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật chưa được đồng đều, và công tác hỗ trợ, phối hợp giữa các Câu lạc bộ lại càng không được chú tâm.

- Từ góc độ người học - sinh viên, bên cạnh những sinh viên tích cực, chịu khó học hỏi, tìm tòi, coi trọng các môn học liên quan về giáo dục đạo đức ở nhà trường... cũng còn không ít sinh viên lười học, có lối sống thực dụng, chỉ ham tiếp nhận những trào lưu văn hóa mới mà không trau dồi đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Theo bảng thống kê “Số lượng sinh viên vi phạm nề nếp học tập và nếp sống văn hóa” theo kết quả kiểm tra tháng 4,5 năm 2015 của Ban kiểm tra NNHT và NSVH trường Đại học Vinh cho thấy tỉ lệ phần trăm như sau: khoa Điện tử - Viễn thông 15%; khoa Xây dựng 15%; khoa Công nghệ - Thông tin là 13%; khoa Kinh tế và khoa Thể dục đều chiếm 10%;… Đây là những khoa có tỉ lệ % sinh viên vi phạm cao nhất trong toàn trường, và cũng là các khoa ít được giáo dục pháp luật và đạo đức trong mặt bằng chung với toàn trường.

Theo số liệu thống kê mới nhất gần đây của phòng CTHSSV kể từ ngày 2/2/2016 đến ngày 1/4/2016 có 1841 trên tổng số 22.764 học sinh, sinh viên bị nhắc nhở về việc đi học muộn, trang phục không phù hợp, đeo thẻ…chiếm 8.11%. Tăng 0.11% so với tháng 4,5 năm 2015. Mục đích của việc nhắc nhở nhằm răn đe giáo dục, trừ điểm rèn luyện thi đua của sinh viên, của các lớp và các khoa. Đặc biệt có 19 sinh viên bị kỉ luật, trong đó có 6 bạn đang chờ quyết định kỉ luật của nhà trường và 13 bạn đã có quyết định. Lý do bị kỉ luật đó là có 5 trường hợp do học hộ, 6 trường hợp nhờ học hộ, 1 trường hợp thi hộ, và 2 trường hợp là nhờ thi hộ. Sinh viên bị kỉ luật chịu các hình thức xử phạt như cảnh cáo, khiển trách, đình chỉ, buộc thôi học.

Việc chấp hành ý thức pháp luật có liên quan chặt chẽ đến việc các bạn học sinh, sinh viên có chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của nhà trường hay không. Có thể nói rằng chính số sinh viên này là những tấm gương "phản diện", có ảnh hưởng không tốt đối với số sinh viên khác trong công tác giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật.

2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên Đại học Vinh

- Trong nhận thức, chúng ta chưa thấy hết tính cấp thiết và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật kết hợp giáo dục đạo đức cho sinh viên

- Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế đã làm xuất hiện nhiều vấn đề mà chúng ta chưa lường hết được sự tác động tích cực lẫn mặt tiêu cực của nó đến sự phát triển ý thức đạo đức và pháp luật của thế hệ trẻ.

- Xuất phát từ đặc thù đào tạo của các khoa là khác nhau, mỗi khoa với mỗi chuyên nghành có một cách đào tạo và khung chương trình khác nhau nên việc quan tâm đến giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức, hay việc liên kết với các khoa đào tạo có trình độ chuyên môn về loại hình giáo dục trên không được quan tâm chú trọng.

- Phương pháp và cách tiếp cận kiến thức của sinh viên chưa hiệu quả, chưa biết tiếp thu và áp dụng vào thực tiễn.

- Ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức và hiểu biết pháp luật từ chính sinh viên còn rất thấp.



CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN

ĐẠI HỌC VINH

3.1. Giải pháp lý luận chung

- Đổi mới nhận thức về giáo dục nói chung, giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức nói riêng

- Đổi mới chương trình giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên

- Cần gắn kết ba chủ thể gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật cho sinh viên



3.2. Giải pháp cụ thể cho sinh viên trường Đại học Vinh

3.2.1. Giải pháp về giáo dục pháp luật cho sinh viên trường Đại học Vinh

Thứ nhất, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các chủ thể về công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên.

Đối với các quy định của pháp luật, cần quán triệt “Luật phổ biến giáo dục pháp luật”, “Chỉ thị số 32/CT-TW” của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, qua đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của các trường Đại học, cao đẳng. Đồng thời, bổ sung thêm các quy định pháp luật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho đối tượng là học sinh, sinh viên. Các quy định pháp luật phải phù hợp với thực tiễn và kèm theo hướng dẫn cụ thể để các trường đại học chú trọng thực hiện.

Về phía nhà trường: Phải đưa ra những chính sách cổ vũ, tạo điều kiện cho công tác giáo dục pháp luật kết hợp đạo đức. Gần đây nhất đầu năm 2016, Phòng Công tác chính trị học sinh sinh viên thực hiện công tác “Tổ chức cho học sinh sinh viên ký cam kết về chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông”; đưa ra “Kế hoạch giáo dục pháp luật về an toàn giao thông năm học 2015- 2016”; và thực hiện “Kế hoạch triển khai công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2016”… Những quy định ấy chỉ là chủ quan nếu chỉ để trên giấy tờ mà không được quán triệt rộng rãi cho sinh viên, không có các biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả từ đó thay đổi và khắc phục.

Đối với khoa Luật: Nói về việc giáo dục pháp luật, thì khoa Luật có vai trò nòng cốt. Sinh viên của khoa không chỉ học tập kiến thức luật mà còn phải biết tuyên truyền giáo dục pháp luật cả trong và ngoài trường học. Bởi vậy khoa luậtcần chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật. Kế hoạch phải phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật, Quyết định của nhà trường. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời những cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục pháp luật.

Thứ hai, đưa vào giảng dạy môn học “Pháp luật đại cương” cho tất cả khoa đào tạo, đồng thời nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng giảng dạy các môn này.

Để cho công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên mang lại những hiệu quả tốt, theo quan điểm của nhóm chúng tôi, thì cần đưa vào giảng dạy môn học “Pháp luật đại cương” cho tất cả khoa đào tạo.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hơn 200 sinh viên, với kết quả khảo sát đã cho thấy có 96,5% ý kiến của sinh viên cho rằng việc đưa môn “Pháp luật đại cương” vào giảng dạy ở các khoa là rất cần thiết vì nó sẽ giúp sinh viên trang bị những kiến thức pháp lý nhất định, có xử sự phù hợp với xã hội. Có thể thấy, đại bộ phận sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật và đòi hỏi phải có môn pháp luật đại cương làm nền tảng pháp lý.

Thứ ba, đổi mới, nâng cao chất lượng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật ngoại khóa.

Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường Đại học Vinh cần kết hợp với khoa Luật để tổ chức nhiều hình thức giáo dục pháp luật, với sự tư vấn, hỗ trợ về kiến thức do giảng viên khoa Luật phụ trách qua các hình thức như: xây dựng và tổ chức các câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật, nghe nói chuyên về pháp luật (tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông địa phương, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội...); tổ chức tham dự phiên tòa xét xử các vụ án vị thành niên phạm tội, tham quan trụ sở các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp; biên soạn và cấp phát rộng rãi các tài liệu phổ biến pháp luật (sổ tay phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, HIV/AIDS, tài liệu giáo dục an toàn giao thông, tài liệu giáo dục giới tính).

Cần nhân rộng và phát triển mô hình Câu lạc bộ thực hành Pháp luật thuộc khoa Luật và Trung tâm tư vấn pháp luật. Cần có sự đầu tư về hỗ trợ nguồn kinh phí để CLB thực hiện các hoạt động ngoại khóa với quy mô rộng hơn trong phạm vi trong trường.

Ngoài ra, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần kết hợp với một số cơ quan nhưSở Tư pháp; Công an, Tòa Án….tổ chức nhiều chương trình thực tế để sinh viên được tham gia.

Thứ tư, tăng cường vai trò của phương tiện truyền thông đại chúng trong việc giáo dục pháp luật cho sinh viên.

Thứ năm, bản thân mỗi sinh viên cần động viên nhắc nhở chính mình và bạn bè tham gia các chương trình về giáo dục pháp luật và có ý thức trong việc tìm hiểu về văn bản quy phạm pháp luật.

Trong các buổi họp lớp, ngoài trao đổi các thông tin và triển khai hoạt động thì sinh viên nên cùng nhau trao đổi các vấn đề vi phạm đạo đức và pháp luật, ngăn ngừa, lên án các hành vi đó đồng thời tìm ra các giải pháp khắc phục. Mặt khác, cần tích cực tham gia các hoạt động đoàn, hội để tránh dư thừa những thời gian vô bổ, dễ bị lôi kéo bởi các thành phần xấu, sa vào các tệ nạn xã hội. Mỗi một đơn vị chi đoàn cần làm tốt công tác nêu gương sinh viên tốt đồng thời phê phán những sinh viên có hành vi lệch lạc.



3.2.2. Giải pháp về giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh hiện nay

Thứ nhất, nhận thức đúng, đầy đủ tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên trường Đại học Vinh

Thứ hai, củng cố và phát huy nội dung về giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên cần gắn liền với giáo dục ý thức chính trị, trước hết là giáo dục cho sinh viên lý tưởng xã hội chủ nghĩa, về độc lập dân tộc. Những bài học này giúp cho sinh viên có cách hiểu đúng và niềm tin vào con đường Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, từ đó có thái độ tích cực trong xác định lập trường, thế giới quan, cố gắng phấn đấu vì sự nghiệp chung của nước nhà, đồng thời không bị dao động trước những tư tưởng phản nghịch, chống phá. Bên cạnh đó cần tích cực nêu gương những tấm gương đạo đức cho sinh viên noi theo. Những bài học đạo đức chỉ thực sự có giá trị, có tính thuyết phục khi người thuyết giảng bài học đó là tấm gương mẫu mực.



Thứ ba, cần tăng thêm các học phần về giáo dục đạo đức chuyên sâu cho sinh viên toàn trường.

Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của các bạn sinh viên về vấn đề: “Bạn nghĩ thế nào về việc tăng thêm các học phần về GDĐĐ chuyên sâu cho sinh viên toàn trường?” và kết quả khảo sát đã cho thấy đa số sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của GDĐĐ và mong muốn có thêm các học phần về GDĐĐ chuyên sâu trong chương trình học của mình. Có đến 177 bạn sinh viên trong tổng số 200 bạn được hỏi (88,5%) nói rằng cần bổ sung các học phần này cho sinh viên toàn trường. Điều đó để nói lên rằng Nhà trường cần lên kế hoạch và thảo luận với Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục chính trị để có thể đưa vào trong khung chương trình học của tất cả các ngành học một số học phần với mục đích giúp sinh viên rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao tinh thần đoàn kết, tình thương người…



Thứ , nhà trường cần phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn thanh viên và Hội sinh viên trường trong giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Thứ năm, quan trọng nhất cần nâng cao tính tự giác rèn luyện, học tập các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên trường hiện nay.

KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng, công tác kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên không phải là vấn đề quá mới mẻ, và nó lại ngày một trở nên cần thiết trong Nhà nước pháp quyền. Đề tài đã phân tích làm rõ thực trạng, đánh giá những kết quả, hạn chế, nguyên nhân trong việc kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh. Qua đó, đề xuất một cách đồng bộ các giải pháp kết hợp có hiệu quả giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Từ điển Từ và ngữ Hán – Việt

2. Luật Giáo dục năm 2005

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật” năm 2013

4. Bảng “Tổng hợp số lượng sinh viên vi phạm nền nếp học tập và nếp sống văn hóa” tháng 4, 5 năm 2015 của Ban kiểm tra NNHT và NSVH trường Đại học Vinh.


Каталог: DATA -> upload
upload -> 1. Kiến thức : hs phải làm được 1 tiêu bản tbtv ( tb vảy hành hoặc tb thịt quả cà chua chín). Kĩ năng
upload -> Thuật ngữ hàng hải quốc tế: a abatement Sự giảm giá
upload -> CÁP ĐIỆn lực hạ thế 1  4 LÕI, ruộT ĐỒNG, CÁch đIỆn xlpe, VỎ pvc low voltage 1 4 core Cable Copper conductor, xlpe insulation, pvc sheath
upload -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
upload -> BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chíNH
upload -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
upload -> Ớt cay f1 SỐ 20 Trái to, dài 14 15 cm, thẳng, cay vừa, chín tập trung, màu xanh trung bình khi non, màu đỏ đẹp khi chín, thịt dày, thích hợp ăn tươi và chế biến. Năng suất rất cao, 30 40 tấn/ ha. ỚT sừng vàng 1039

tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương