Khoa luật chưƠng trình đÀo tạo trình đỘ thạc sĩ ngàNH: luật học chuyêN ngàNH: luật hiến pháp và luật hành chíNH



tải về 0.67 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích0.67 Mb.
#34058
  1   2   3   4   5   6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



KHOA LUẬT

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

NGÀNH: LUẬT HỌC

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

MÃ SỐ:60 38 01 02

Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ


NGÀNH: LUẬT HỌC

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

MÃ SỐ: 60 38 01 02

Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính được ban hành theo Quyết định số……../QĐ-ĐHQGHN, ngày…..tháng……năm 2014 của Giám đốc ĐHQG Hà Nội.



Trưởng Ban Đào tạo
Nguyễn Đình Đức

MỤC LỤC


Nội dung

Trang

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1

1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo

1

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

1

3. Thông tin tuyển sinh

2

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

4

1. Về kiến thức

4

2. Về kỹ năng

4

3. Về năng lực

5

4. Về phẩm chất đạo đức

6

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

7

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

7

2. Khung chương trình đào tạo

8

3. Danh mục tài liệu tham khảo

12

4. Đội ngũ cán bộ giảng dạy

52

5. Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo

61

6. So sánh chương trình đào tạo đã xây dựng với chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài (đã sử dụng để xây dựng chương trình)

61

7. Tóm tắt nội dung các học phần

70


PHẦN I

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo

1.1. Tên chuyên ngành

+ Tiếng Việt: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

+ Tiếng Anh: Constitutional Law and Administrative Law



1.2. Mã số chuyên ngành: 60 38 01 02

1.3. Tên ngành:

+ Tiếng Việt: Luật học

+ Tiếng Anh: Laws

1.4. Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

1.5. Tên văn bằng sau tốt nghiệp

+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Luật học

+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Laws.

1.6. Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Khoa Luật ĐHQGHN.

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

Chương trình thạc sĩ luật học chuyên ngành Luật hiến pháp và Luật hành chính có mục tiêu chung là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, toàn diện và chuyên sâu về các vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn về luật hiến pháp, luật hành chính ở các cấp độ quốc gia, khu vực, quốc tế, đặc biệt là ở Việt Nam. Thông qua chương trình, học viên được trang bị những kiến thức toàn diện, ở trình độ nâng cao về luật hiến pháp, luật hành chính và ngoại ngữ chuyên ngành. Ngoài ra, học viên có khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết các công việc có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến các vấn đề của luật hiến pháp, luật hành chính khi làm việc cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức (tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế) cũng như có khả năng làm các công việc giảng dạy, nghiên cứu về những lĩnh vực này khi làm việc cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu chuyên ngành.



3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh:

- Thi tuyển với các môn sau:

+ Môn thi cơ bản: Triết học Mác Lê-nin

+ Môn thi cơ sở: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

+ Môn ngoại ngữ: Theo quy định của ĐHQG Hà Nội

3.2. Đối tượng tuyển sinh:

- Có lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng (hoặc phù hợp) với chuyên ngành đăng ký dự thi; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành gần với ngành có chuyên ngành đăng ký dự thi, đã học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành có chuyên ngành dự thi;

- Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi), trừ người có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại khá trở lên, ngành đúng (hoặc phù hợp) với chuyên ngành đăng ký dự thi.

- Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Khoa Luật.

3.3. Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần:


  • Danh mục các ngành phù hợp (không cần bổ sung kiến thức): Luật Kinh doanh (mã ngành 52380109 của Khoa Luật ĐHQGHN); Luật quốc tế (mã ngành D380108 của Học viện Ngoại giao, Trường Đại học Kinh tế - Luật); Luật Kinh tế (mã ngành D380107 của Trường Đại học Thương mại, Viện Đại học Mở Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế- Luật, Trường Đại học Kinh tế).

  • Danh mục các ngành gần (phải bổ sung kiến thức theo mục 3.4): Luật Quốc tế (mã ngành D370108 của Viện Đại học Mở Hà Nội); Điều tra trinh sát (mã ngành D860102 của Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân); Điều tra hình sự (mã ngành D860104 của Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân); Quản lý nhà nước (mã ngành D310205 của Học viện Hành chính, Học viện Chính sách và phát triển).


3.4. Danh mục các môn học bổ sung kiến thức:

- Luật Hiến pháp, mã số CAL2001, 4 tín chỉ.

- Luật Hiến pháp nước ngoài, mã số CAL 3006, 2 tín chỉ.

- Luật hành chính, mã số CAL 2002, 4 tín chỉ.



- Luật tố tụng hành chính, mã số CAL 3004, 2 tín chỉ.

(Nội dung chi tiết xem Khung chương trình đào tạo hệ chính quy ngành Luật học, mã ngành 505, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, 2011).


PHẦN II 

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Về kiến thức

1.1. Khối kiến thức chung

Người học hiểu rõ và biết vận dụng thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác – Lê nin trong công việc chuyên môn.

Người học có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ (tiếng Anh), sử dụng được (viết, nghe, nói, đọc) trong học tập, nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp.

1.2. Khối kiến thức nhóm chuyên ngành

Người học nắm vững kiến thức chuyên sâu về ngoại ngữ học thuật, có thể đọc, dịch tài liệu chuyên ngành, viết và trình bày tham luận với vốn thuật ngữ chuyên ngành chuẩn xác.

Người học biết áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ thông và chuyên ngành trong học tập, nghiên cứu tài liệu, viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp cũng như trong các hoạt động chuyên môn sau khi kết thúc khóa học.

1.3. Khối kiến thức chuyên ngành

Người học nắm vững những kiến thức lý luận và thực tiễn chuyên sâu về Luật hiến pháp và Luật hành chính trên thế giới và Việt Nam.

Người học có khả năng vận dụng những kiến thức lý luận chuyên sâu nêu trên trong hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp sau khi kết thúc khóa học.

2. Về kỹ năng

2.1. Kỹ năng cứng

- Có các kỹ năng nghiên cứu khoa học: Phát hiện vấn đề nghiên cứu; tổ chức nghiên cứu độc lập, sáng tạo; đánh giá, phản biện, tiếp nhận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực luật hiến pháp và luật hành chính;

- Nhận thức, phân tích, đánh giá đúng các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực cụ thể của luật hiến pháp và luật hành chính;

- Kỹ năng nghiên cứu, phân tích các quy phạm pháp luật, lựa chọn và áp dụng đúng các quy định của luật hiến pháp và luật hành chính để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn tổ chức và quản lý nhà nước;

- Tự cập nhật các kiến thức mới và thực tiễn áp dụng luật hiến pháp và luật hành chính;

- Có kỹ năng tư vấn pháp luật hoặc giải quyết vụ việc có liên quan đến luật hiến pháp và luật hành chính một cách độc lập;

- Sử dụng ngoại ngữ để tiếp cận tài liệu nước ngoài về luật hiến pháp và luật hành chính; có đủ khả năng ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài (có chứng chỉ B1);

2.2. Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng truyền đạt thông tin, biết trình bày kết quả nghiên cứu trong các diễn đàn khoa học, kỹ năng viết báo cáo khoa học trong lĩnh vực luật hiến pháp và luật hành chính;

- Có kỹ năng viết và trình bày các vấn đề khoa học trong lĩnh vực luật hiến pháp và luật hành chính;

- Có khả năng làm việc độc lập, giải quyết công việc với tư duy lôgíc và sáng tạo; đề xuất các vấn đề liên quan đến luật hiến pháp và luật hành chính giúp cho Chính phủ, Quốc hội;

- Có kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, trình bày và truyền thông;

- Có khả năng tra cứu thông tin, nghiên cứu, cập nhật kiến thức pháp luật, thích ứng với sự thay đổi của luật hiến pháp và luật hành chính;

- Có kỹ năng đàm phán, tư vấn pháp luật trong lĩnh vực luật hiến pháp và luật hành chính.

3. Về năng lực

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ Luật học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, học viên có thể sử dụng các kiến thức và kỹ năng được đào tạo để tham gia và đảm nhiệm ở nhiều cương vị công tác khác nhau như:

- Nhóm 1: Công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật như: Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án; Công tác tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan đảng và tổ chức chính trị-xã hội; Công tác tại các cơ quan chính quyền các cấp, gồm các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương như Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, Văn phòng Quốc hội.

- Nhóm 2: Công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật, hành chính-chính trị (các trung tâm, viện nghiên cứu về pháp luật, hành chính-chính trị; các trường đại học, cao đẳng (chuyên hoặc không chuyên luật)).

- Nhóm 3: Làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên trong các doanh nghiệp, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế trong các cơ quan nhà nước, tư vấn viên trong các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

- Nhóm 4: Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế.



4. Về phẩm chất đạo đức:

a. Phẩm chất đạo đức cá nhân:

Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan.



b. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp:

- Có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp cần thiết của một luật gia.

- Yêu nghề và có ý thức tích cực, trách nhiệm với công việc.

- Trọng chữ tín, có thái độ chuyên nghiệp trong công việc, tôn trọng đồng nghiệp, khách hàng.

- Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và thân thiện với các đồng nghiệp và tổ chức.

- Có ý thức tự học hỏi trau dồi, nâng cao năng lực, nghiệp vụ.

- Chủ động, tự tin, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và biết lắng nghe.

c. Phẩm chất đạo đức xã hội:

- Có ý thức bảo vệ lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

- Có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.

- Đấu tranh với những sai phạm, vi phạm pháp luật.


PHẦN III

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. TÓM TẮT YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 51, trong đó:

- Khối kiến thức chung (bắt buộc): 8 tín chỉ

- Khối kiến thức nhóm chuyên ngành: 5 tín chỉ, bao gồm:

+ Bắt buộc: 3 tín chỉ

+ Tự chọn: 2/4 tín chỉ

- Khối kiến thức chuyên ngành: 24 tín chỉ, bao gồm:

+ Bắt buộc: 16 tín chỉ

+ Tự chọn: 08/24 tín chỉ



- Luận văn thạc sĩ: 14 tín chỉ

2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:


Số

TT

Mã học phần

Học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Mã số các học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

I.

Khối kiến thức chung trong Đại học Quốc gia Hà Nội

08













1

PHI5001

Triết học (Philosophy)

04













2

ENG5001

Tiếng Anh cơ bản (General English)

04













II.

Khối kiến thức nhóm chuyên ngành















II.1

Các học phần bắt buộc

03













3

ENG6001

Tiếng Anh học thuật (Academic English)

03












II. 2

Các học phần lựa chọn

02/04













4

ASL6011

Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý (Legal research methods)

02

16

6

8




5

ASL6012

Phương pháp giảng dạy môn luật bậc đại học (Legal teaching methods in university)

02

16

6

8




III.

Khối kiến thức chuyên ngành Luật Hiến pháp – Luật Hành chính















III.1

Các học phần bắt buộc

16













6

ASL6013

Lý thuyết về Hiến pháp và tổ chức quyền lực nhà nước (Theory of Constitution and State Power Organization)

2

24

0

6




7

ASL6014

Lý thuyết về quản lý nhà nước

Theory of State Management

2

24

0

6

ASL6013

8

ASL6015

Tổ chức và thực hiện quyền lực lập pháp

Legislative Organization and Implementation

2

24

0

6

ASL6013

ASL6014


9

ASL6016

Tổ chức và thực hiện quyền lực hành pháp

Executive Organization and Implementation

2

24

0

6

ASL6013

ASL6014


10

ASL6017

Tổ chức và thực hiện quyền lực tư pháp

Judicial Organization and Implementation

2

24

0

6

ASL6013

ASL6014


11

ASL6018

Quyền con người, quyền công dân

Human Rights, Citizen’s Rights

2

24

0

6

ASL6013

ASL6014


12

ASL6019

Chế độ bảo hiến

Mechanism of Judicial Review

2

24

0

6

ASL6013

ASL6014


13

ASL6020

Tài phán hành chính

Administrative Jurisdiction

2

24

0

6

ASL6013

ASL6014


III.2.

Các học phần lựa chọn

8/24













14

ASL6021

Chính trị học

Political science

2

24

0

6

ASL6013

ASL6014


15

ASL6022

Luật hành chính so sánh

Comparative Administrative Law

2

24

0

6

ASL6013

ASL6014


16

ASL6023

Luật hiến pháp so sánh

Comparative Constitutional Law

2

24

0

6

ASL6013

ASL6014



tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương