Khoa công nghệ thông tin


NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HẠN HÁN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TẠI HẠ LƯU HỒ CAO THẮNG, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH



tải về 1.53 Mb.
trang17/22
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích1.53 Mb.
#39701
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

12. NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HẠN HÁN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TẠI HẠ LƯU HỒ CAO THẮNG, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH


SVTH:

Ngô Hữu Huy - 54NTK




Trần Thị Thùy Linh - 54NQL

GVHD:

TS Lê Văn Chín




ThS Vũ Trọng Bằng

1. Mục tiêu đề tài:

- Tiếp cận và ứng dụng các mô hình toán, mô hình thủy văn trong nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức thủy văn, thủy nông…

- Biết cách tính toán lượng nước đến hồ, lượng nước yêu cầu của các đối tượng dùng nước, tính toán cân bằng nước…

- Hiểu và có cái nhìn tổng quan về hạn hán và giải pháp giảm thiểu: Các loại hạn hán, nguyên nhân, hậu quả. Từ đó tính toán, đưa ra các giải pháp giảm thiểu cụ thể áp dụng cho hạ lưu hồ Cao Thắng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Thu thập số liệu vùng nghiên cứu như: Bản đồ số về địa hình, sử dụng đất, đất đai thổ nhưỡng, hệ thống sông, số liệu về khí hậu, thủy văn, thời vụ, cây trồng;

- Đánh giá hiện trạng tình hình hạn hán (hạn thủy văn) đã xảy ra tại vùng nghiên cứu;

- Tính toán cân bằng nước cho hồ trong các kịch bản lượng mưa thay đổi theo tần suất 75%, 85%, 90% từ đó xác định mức độ hạn hán của vùng nghiên cứu theo các kịch bản.

- Đề xuất giải pháp giảm thiểu tình trạng hạn hán nhằm đảm bảo ổn định phát triển sản xuất cho hạ lưu hồ Cao Thắng.

3. Kết luận và kiến nghị:

Kết luận: Theo kết quả tính toán hạn với các kịch bản lượng mưa thay đổi theo tần suất 75%, 85%, 90% và số liệu khí tượng, thủy văn của chuỗi số liệu từ 1980 - 2014 (35 năm) cho hồ Cao Thắng đã chỉ ra rằng:

Thời gian hạn hán thường tập trung vào các tháng 6 và tháng 7. Trường hợp tần xuất mưa từ 85% trở lên, thời gian xuất hiện hạn hán xảy ra trong 4 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7). Lượng nước thiếu hụt trung bình trong năm ứng với các kịch bản thay đổi lượng mưa 75%, 85%, 90% lần lượt là 1,93.106m3; 2,39.106m3; 2,71.106m3 tương đương lượng nước thiếu hụt 31%; 38% và 43% so với lượng nước yêu cầu thực tế.

Cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ diện tích lúa sang cây trồng cạn, ứng với các kịch bản thay đổi lượng mưa lần lượt là 32%; 72% và 79%.

Cần phải nâng cấp các hạng mục công trình hồ chứa, nạo vét hệ thống kênh mương, xây dựng quy trình vận hành trong điều kiện hạn hán, thiếu hụt nước sản xuất.



Kiến nghị: Kết quả của đề tài có thể tham khảo ứng dụng để đánh giá sơ bộ tình trạng hạn hán và giải pháp giảm thiểu đối với các 5 hồ lớn còn lại của huyện Hương Sơn là cơ sở để xây dựng chương trình phòng tránh tình trạng hạn hán đối với vùng nghiên cứu.

13. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC ĐẾN LƯỢNG MẤT ĐẤT DO XÓI MÒN

SVTH:

Phan Thị Hà Linh




Ngô Thị Vân Anh




Nguyễn Thanh Tùng

GVHD:

ThS Hoàng Cẩm Châu

1. Mục tiêu đề tài:

Phân tích, đánh giá và so sánh ảnh hưởng của các biện pháp canh tác như làm đất theo đường đồng mức và mật độ thảm phủ đến mức độ giảm lượng đất mất do dòng chảy mặt gây ra. Từ đó đưa ra những kiến nghị về việc áp dụng kết hợp nhiều biện pháp canh tác cùng nhau để giảm nhanh lượng đất mất do xói mòn.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu lý thuyết về xói mòn do nước và cơ sở xây dựng các biện pháp canh tác làm giảm lượng đất mất do xói mòn;

- Xây dựng công thức thí nghiệm với các nhân tố ảnh hưởng đến lượng đất mất do xói mòn;

- Phân tích, so sánh và đánh giá các kết quả của lượng đất mất do xói mòn của các công thức thí nghiệm. So sánh giữa kết quả thực nghiệm và lý thuyết về lượng đất mất của phương trình mất đất phổ dụng.



3. Kết luận và kiến nghị:

Kết luận: Kết quả thí nghiệm phù hợp với những lý luận lý thuyết của phương trình mất đất phổ dụng. Trong những điều kiện nhất định, lượng đất mất do xói mòn tỷ lệ nghịch với mức độ tăng của mật độ thảm phủ và tỷ lệ thuận với mức độ tăng của độ dốc địa hình.

Kiến nghị:

Kết quả nghiên cứu cần mở rộng để với nhiều loại đất khác nhau ở các vùng đất dốc.

Lượng đất mất do xói mòn sẽ giảm đi nhiều nếu kết hợp đồng thời các biện pháp canh tác cùng nhau.

14. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SWMM VÀ SEWER CAD TRONG TÍNH TOÁN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI THÀNH PHỐ PLEIKU


SVTH:

Đỗ Văn Đức -54 CTN




Đinh Thị Luyến - 54 CTN




Vũ Thị Ngọc Trâm - 54 CTN

GVHD:

PGS.TS Đoàn Thu Hà




ThS Nguyễn Minh Đức 

1. Mục tiêu của đề tài:

Đề xuất được phương án thoát nước thải cho thành phố.

Đánh giá,so sánh của việc ứng dụng phần mềm SWMM và SewerCAD trong việc tính toán mạng lưới thoát nước thải của thành phố.

2. Nội dung nghiên cứu:

Đánh giá tổng quan khu vực nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng thoát nước và tình hình mạng lưới thoát nước của thành phố Pleiku.

Thiết lập cơ sở dữ liệu để tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước thành phố Pleiku.

Đề xuất phương án thoát nước thải, mô phỏng mạng lưới thoát nước, so sánh kết quả chạy thủy lực của phần mềm SWMM với phần mềm SewerCAD.

3. Kết luận và kiến nghị:

Sử dụng 2 phần mềm SWMM và SeweCAD.

Đưa ra và so sánh kết quả chạy thủy lực của mạng lưới thoát nước thải thành phố Pleiku.

15. NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ NHIỄM MẶN VÙNG CỬA BIỂN HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG


SVTH:

Vũ Thị Thu Thảo - 54NKQ




Đặng Thị Lệ - 54NQH

GVHD:

ThS Lê Xuân Hiền




ThS Nguyễn Thị Hảo

1. Mục tiêu đề tài:

Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở quy mô toàn cầu do các hoạt động của con người làm phát thải quá mức khí nhà kính vào bầu khí quyển. Biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường. Là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn.

Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình là huyện ven biển, đã từ lâu nguồn nước phục vụ chính cho tưới tiêu của huyện được lấy từ sông Kem. Nhưng năm gần đây, nguồn nước lấy từ sông Kem đã có dấu hiệu bị nhiễm mặn với mức độ cho phép của cây trồng. Đề tài nghiên cứu sử dụng mô hình Mike 11 - mô hình thương mại do Viện Thuỷ lực Đan Mạch xây dựng, thuộc lớp mô hình thuỷ lực và chất lượng nước loại một chiều (trường hợp riêng là xâm nhập mặn) để nghiên cứu mức độ xâm nhập mặn và nhiễm mặn tại vị trí cống Kem.

2. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng xâm nhập mặn, nhiễm mặn trên sông Hồng, đoạn qua huyện Tiền Hải, Thái Bình.

Sử dụng phần mềm Mike 11 để tính toán mức độ nhiễm mặn tại cống Kem, Thái Bình dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng dựa trên kịch bản phát thải trung bình đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng.

3. Kết luận và kiến nghị:

Đánh giá mức độ xâm nhập mặn và nhiễm mặn tại cống Kem dưới ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến năm 2050.

Tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp lấy nước ở cống Kem phục vụ tưới tiêu cho khu vực nội đồng huyện Tiền Hải hợp lý.

16. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH MƯA TIÊU THIẾT KẾ ÁP DỤNG CHO CÁC HTTL DỰA THEO SỐ LIỆU THỐNG KÊ CÁC TRẬN MƯA GÂY ÚNG


SVTH:

Lê Quỳnh Anh -54NTK




Lê Thị Thanh Vân - 54NTK




Nguyễn Thị Duyên -54NTK

GVHD:

ThS Lê Thị Thanh Thủy




PGS.TS Lê Quang Vinh

1. Mục tiêu đề tài:

Góp phần làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của phương pháp tính toán xác định mô hình mưa tiêu thiết kế quy định trong TCVN 10406:2015 Công trình thủy lợi - Tính toán hệ số tiêu thiết kế



2. Nội dung nghiên cứu:

- Thu thập tài liệu mưa ngày của trạm khí tượng Bắc Ninh.

- Tính toán xác định mô hình mưa tiêu thiết kế theo quan điểm cũ: Mô hình mưa tiêu thiết kế là trận mưa lớn nhất năm có thời đoạn ngắn (1, 3, 5 hoặc 7 ngày) tương ứng với tần suất thiết kế. Số liệu thống kê để tính toán là các trận mưa lớn nhất năm tương ứng với các thời đoạn ngắn.

- Tính toán xác định mô hình mưa tiêu thiết kế theo TCVN 10406:2015, mô hình mưa tiêu thiết kế là trận mưa gây úng có thời đoạn ngắn (1, 3, 5 hoặc 7 ngày) tương ứng với tần suất thiết kế (trận mưa gây úng là trận mưa có lượng mưa trung bình một ngày từ 51 mm trở lên).

- Phân tích, so sánh và bình luận về kết quả tính toán xác định mô hình mưa tiêu thiết kế theo hai quan điểm nêu trên.

- Phân tích một số cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của phương pháp tính toán xác định mô hình mưa tiêu thiết kế dựa theo số liệu thống kê các trận mưa gây úng.



3. Kết luận và kiến nghị

Kết luận: Kết quả nghiên cứu, so sánh một số chỉ tiêu của mô hình mưa tiêu thiết kế xác định theo hai phương pháp (cũ và mới) cũng như các phân tích đánh giá của đề tài đã chứng minh tính khoa học, hợp lý và tính thực tiễn của phương pháp tính toán xác định mô hình mưa tiêu thiết kế theo TCVN 10406:2015.

Kiến nghị: Tính toán xác định mô hình mưa tiêu thiết kế theo TCVN 10406:2015 nên áp dụng các bước và phương pháp phân tích, tính toán như đã nêu trong đề tài nghiên cứu này.

17. NGHIÊN CỨU XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT NÔNG THÔN BẰNG CÔNG NGHỆ CHI PHÍ THẤP

SVTH:

Đỗ Khắc Toàn - 54NKQ




Dương Thị Thủy - 54NKQ




Nguyến Duy Mạnh - 54NKQ




Nguyễn Trần Hoàng Anh - 54NKQ

GVHD:

Nguyễn Thị Hằng Nga

1. Mục tiêu đề tài:

Dựa vào đặc tính hấp phụ của một số vật liệu tự nhiên sẵn có ở các vùng nông thôn Việt Nam bao gồm đất sét, đá vôi, cát sỏi, đá ong, nghiên cứu tìm ra công nghệ chi phí thấp áp dụng cho các vùng nông thôn để xử lý và tái sử dụng nước thải sinh hoạt nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn nước cho tương lai.



2. Nội dung nghiên cứu:

  • Thí nghiệm nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn bằng công nghệ chi phí thấp : Dựa trên đặc tính hấp phụ chất ô nhiễm của các loại vật liệu địa phương (cát , sỏi, đá vôi, đất sét, đá ong) bố trí các thí nghiệm trong phòng về kỹ thuật kết hợp các lớp vật liệu để xử lý nước thải.

  • Thí nghiệm nghiên cứu tái sử dụng nước thải sinh hoạt nông thôn bằng công nghệ chi phí cho các mục đích tưới, nuôi cá, sinh hoạt.

3. Kết luận và kiến nghị:

Xử lý được nước thải đạt tiêu chuẩn đầu ra bảo vệ môi trường, đồng thời có thể sử dụng để lọc nước thải tái sử dụng cho các mục đích tưới, nuôi cá và nước sinh hoạt rửa bồn cầu… bằng sử dụng vật liệu tự nhiên thân thiện với môi trường, không độc hại, không tốn chi phí, dễ sử dụng và vận hành, hoàn toàn phù hợp với điều kiện áp dụng của khu vực nông thôn nước ta. Sau khi hết thời gian xử lý, có thể tiếp tục tái sử dụng phế thải sau xử lý để làm phân bón.

Kiến nghị: áp dụng cho các khu vực nông thôn (quy mô hộ gia đình hoặc cụm gia đình) trong xử lý và tái sử dụng nước thải góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn nước.

18. PHÂN VÙNG HẠN HÁN, ĐÁNH GIÁ RỦI RO DO HẠN HÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM


SVTH:

Nguyễn Thị Mai - 54 NQH




Bùi Thị Phương Thảo - 54 NTK

GVHD:

PGS.TS Phạm Việt Hòa

1. Mục tiêu đề tài:

Mục tiêu: Phân vùng hạn hán từng thỏng, đánh giá rủi ro do hạn hán cho từng cấp hạn hạn hỏn, phục vụ cho việc quy hoạch, chỉ đạo sản xuất, phòng chống thiên tai.

Nhiệm vụ của đề tài:

- Khảo sát thực tế, nghiên cứu, tính toán, xây dựng cơ sở số liệu khí hậu cho từng khu vực cụ thể (xã, phường, thị trấn).

- Xây dựng bản đồ phân vùng hạn hán, phục vụ quy hoạch sản xuất, phòng chống thiên tai.

- Đánh giá rủi ro do hạn hán, các tác hại do hạn hán mang lại, đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại do hạn hán mang lại.

- Chuyển giao sản phẩm đến các cơ quan trực tiếp sử dụng là: sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi cục thủy lợi, phòng kinh tế thành phố kon tum.

Phạm vi đề tài: thành phố Kon Tum

2. Kết quả:

Kết quả đề tài đã đạt được các nội dung sau:

+ Tính toán, phân vùng hạn hán cho Thành phố Kon Tum trong 08 tháng ( tháng 10, 11, 12, 01, 02, 03, 04, 05).

+ Trên cơ sở tình hình hạn hán đã được tính toán, và tình hình sản xuất nông nghiệp hiện tại địa bàn Thành phố Kon Tum, đề tài đã đánh giá rủi ro do hạn hán đối với từng mức độ hạn hán đối với từng địa bàn cụ thể. Tại địa bàn thành phố Kon Tum, hiện tình sản xuất nông nghiệp và đời sống đã và đang có nguy cơ rủi ro thiệt hại cao do ảnh hưởng của hạn hán. Đó là thực tại năng lực tưới của các công trình thủy lợi chưa đủ đáp ứng với nhu cầu sản suất nông nghiệp; với mức hạn hán trung bình trở lên thì lượng nước ngầm, sông suối tại chỗ cũng không đủ để phục vụ sản suất. Trong khi đó với sự nóng lên của toàn cầu, mức độ hạn hán ngày càng gia tăng thì mức độ rủi ro do hạn hán tại địa bàn thành phố Kon Tum càng gia tăng.



3. Kết luận và kiến nghị:

Đề tài đã đề nghị một số giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do hạn hán.

1. Phải làm giảm thiểu lượng bốc hơi nước thực tế, tăng độ ẩm mục đích là làm giảm mức độ hạn khí tượng.

2. Phải duy trì được nguồn nước ngầm ổn định, vì đây là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho các sông suối, hồ đập trong mùa khô.

3. Đầu tư, xây dựng những công trình thủy lợi đủ lớn để bảo đảm nước tưới, sinh hoạt trong mùa khô, sản xuất nông nghiệp, đời sống phải phù hợp với tình tình nguồn nước trong mùa khô.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương