Khoa cơ-ĐIỆN-ĐIỆn tử CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 96.47 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích96.47 Kb.
#30631

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM



KHOA CƠ-ĐIỆN-ĐIỆN TỬ




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc





ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


  1. Thông tin chung về môn học

  • Tên môn học: Kỹ thuật điện lạnh

  • Mã môn học: 401055

  • Số tín chỉ: 03

  • Thuộc chương trình đào tạo của khóa, bậc: Khóa 2011, bậc Đại học

  • Loại môn học:

  • Bắt buộc:

  • Lựa chọn:

  • Các môn học tiên quyết: Toán cao cấp, Kỹ thuật điện.

  • Các môn học kế tiếp: Đồ án môn học, Đồ án tốt nghiệp.

  • Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

    • Nghe giảng lý thuyết : 35 tiết

    • Làm bài tập trên lớp : 10 tiết

    • Thảo luận : 15 tiết

    • Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, điền dã, thực tập...): …. tiết

    • Hoạt động theo nhóm : 15 tiết

    • Tự học : 30 giờ

  • Khoa/ Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Điện công nghiệp- Tự động hóa.

  1. Mục tiêu của môn học

  • Môn học này bằng cách dạy phối hợp giữa bài giảng và thảo luận, chủ yếu trang bị những kiến thức cơ bản về bố trí, kết cấu, nguyên lý làm việc của các thiết bị hệ thống lạnh và điều hoà không khí, những phương pháp tính toán thiết kế các thiết bị đó. Trên cơ sở những kiến thức đó, kết hợp với nhũng kiến thức được thu nhận được ở chương trình đã học, sinh viên có thể tính toán kiển tra hệ thống và khai thác tốt hệ thống sau khi tốt nghiệp.

  • Thông qua việc đọc tài liệu, thảo luận và kết hợp nghe bài giảng, sau khi kết thúc chuyên đề này sinh viên có khả năng đọc hiểu, phân tích và thảo luận, đánh giá những tài liệu thiết bị từ góc độ áp dụng lý thuyết đã học.

  • Chuyên đề còn giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng:

  • Chuẩn bị Semenar theo yêu cầu của giáo viên.

  • Thu thập, xử lý và đánh giá tư liệu.

  • Kỹ năng thảo luận, đánh giá, phê phán vấn đề.

  • Thái độ, chuyên cần: Đi học đầy đủ và đúng giờ, tích cực học tập ở lớp và ở nhà.

  1. Tóm tắt nội dung môn học

Giới thiệu khái quát một số phần về kỹ thuật nhiệt là cơ sở để nghiên cứu tiếp các hệ thống lạnh, giới thiệu các phương pháp làm lạnh, các hệ thống lạnh thường gặp trong thực tế, tính nghiệm hệ thống lạnh và các vấn đề quan trọng trong khai thác, sửa chữa hệ thống lạnh.

  1. Tài liệu học tập

4.1. Tài liệu liệu bắt buộc.

[1] PGS. TS Lê Hữu Sơn, “Bài giảng chi tiết môn học Kỹ thuật lạnh 2010”.

[2] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, Đinh Văn Thuận, “Kỹ thuật lạnh ứng dụng”, Nhà xuất bản giáo dục, 2003 .

[3] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, “Bài tập kỹ thuật lạnh”, Nhà xuất bản giáo dục, 1996.


4.2. Học liệu tham khảo

[4] PGS. TS Bùi Hải –TS. Hà Mạnh Thư – KS. Nguyễn Xuân Hùng, “Hệ thống điều hòa không khí và thông gió”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2001.

[5] Lê Chí Hiệp, “Máy lạnh hấp thụ trong hệ kỹ thuật điều hòa không khí”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, 2004.

[6] Trần Thanh Kỳ, “Máy lạnh”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM, 2004.

[7] Nguyễn Đức Lợi, “Tự động hóa hệ thống lạnh”, Nhà xuất bản giáo dục, 2001.

[8] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, “Môi chất lạnh”, Nhà xuất bản giáo dục, 1998.

[9] Nguyễn Đức Lợi, Phạm văn Tùy, “Máy và thiết bị lạnh”, Nhà xuất bản giáo dục, 2003.

[10] Lê Xuân Ôn, “Tính chất vật lý và nhiệt động của các công chất lạnh”, NXB Giao thông vận tải, 1989.

[11] Lê Xuân Ôn, Lê Xuân Hùng, “Thiết kế hệ thống lạnh và tái ngưng tụ khí hóa lỏng tàu thủy”, NXB Giao thông vận tải, 1999.

[12] TS. Nguyễn Xuân Phương, “ Kỹ thuật lạnh thực phẩm”, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004.

[13] TS. Nguyễn Xuân Tiến, “Tính toán thiết kế hệ thống lạnh”, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2003.

[14] Phạm Văn Tùy, “ Phương pháp tính toán và phân tích hiệu quả của hệ thống lạnh”, Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2000.

[15] Bonka Z; Dziubek R., Okretowe Urzadzenie chlodnicze, Podstawy dzialania i ekspoatacji, WSM Gdynia, 1993.

[16] Bonka Z; Dziubek R., Automatyzacja pracy okretowych Urzadzen’ chlodniczych, Wyzsza Szkola Morska, Gdynia, 1993.

[17] Kulesza J.; Dwustopniowy obieg chlodniczy – efectywnosc wewnetrznego chlodzania i dochlodzania czynnika chlodniczego; Chlodnictwo 1988.

[18] Piotrowski I.; Okretowe udzarzenie chlodnicze, dzialaniie i ekspoatacja, Wyd. Morskie, Gdansk 1977.



  1. Các phương pháp giảng dạy và học tập của môn học

  • Nghe giảng trên lớp

  • Làm bài tập

  • Thảo luận

  1. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

Các yêu cầu và kỳ vọng đối với môn học:

  • Sinh viên nghe giảng trên lớp, vận dụng vào giải các bài tập và thảo luận nhóm.

  • Kiểm tra định kỳ sau mỗi chương, kiểm tra giữa kỳ và thi tự luận/trắc nghiệm cuối kỳ.

  • Tìm kiếm bổ sung các tài liệu trên sách, báo, tạp chí, internet.

  • Tìm hiểu các thông số kỹ thuật, đặc điểm, tính năng và qui trình sử dụng một số loại hệ thống lạnh.

  1. Thang điểm đánh giá

Thang điểm đánh giá là thang điểm 10.

  1. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

8.1. Kiểm tra – đánh giá quá trình: Có trọng số chung là 30%, bao gồm các điểm đánh giá bộ phận như sau (việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận, trọng số của từng phần do giảng viên đề xuất, Tổ trưởng bộ môn thông qua):

  • Điểm chuyên cần; 10%

  • Điểm tiểu luận; 10%

  • Điểm thi giữa kỳ; 10%

8.1.2. Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Điểm thi kết thúc học phần có trọng số 70%

  • Hình thức thi: tự luận

  • Thời lượng thi: 90 phút



9. Nội dung chi tiết môn học (ghi tên các phần, chương, mục, tiểu mục…vào cột (1)) và phân bổ thời gian (ghi số tiết hoặc giờ trong các cột (2), (3, (4), (5), (6) và (7))


Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng

Lên lớp

Thực hành, thí nghiệm, thực tập, rèn nghề,...

Tự học, tự nghiên cứu

Lý thuyết

Bài tập

Thảo luận

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

Phần 1. Kỹ thuật nhiệt



















Chương 1: Khái niệm định nghĩa cơ bản về khí lý tưởng, Các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng

- Định nghĩa chất môi giới, các thông số trạng thái của chất môi giới,

- Khí lý tưởng, phương tình trạng thái của khí lý tưởng ,

- Nhiệt dung riêng của khí lý tưởng,

- Hỗn hợp khí lý tưởng


2










10




Chương 2: Định luật nhiệt động 1, Các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng

2.1. Định luật nhiệt động 1

2.2. Các qúa trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng


2

2







3




Chương 3: Định luật nhiệt động 2, Chu trình Cácnô

3.1. Định luật nhiệt động 2

3.2. Chu trình Cácnô thuận nghịch, thuận chiều

3.3. Chu trình Cácnô ngược nghịch, thuận chiều



2










3




Chương 4. Không khí ẩm

4.1. Khái niệm chung

4.2. Các thông số đặc trưng của không khí ẩm

4.3. Đồ thị không khí ẩm

4.4. Các quá trình nhiệt động cơ bản & ứng dụng


2

1













Chương 5. Truyền nhiệt và tính thiết bị trao đổi nhiệt

5.1. Truyền nhiệt qua vách phẳng

5.2. Truyền nhiệt qua vách trụ

5.3. Tính các thiết bị trao đổi nhiệt



2

2







10




Phần 2. Kỹ thuật lạnh



















Chương 6. Cơ sở lý thuyết của chu trình làm lạnh

6.1. Chu trình làm lạnh bằng hơi cơ bản, chu trình làm lạnh bằng hơi có quá lạnh công chất

6.2. Chu trình làm lạnh bằng hơi có tuần hoàn cưỡng bức

6.3. Chu trình làm lạnh nhiều cấp nén

6.4. Chu trình làm lạnh kiểu ghép

6.5. Chu trình hấp thụ một lần, hai lần và chu trình khuyếch tán

6.6. Chu trình làm lạnh bằng không khí, chu trình làm lạnh kiểu ejector, chu trình làm lạnh kiểu nhiệt điện, nhiệt từ


4

2

10




4




Chương 7. Công chất lạnh và các chất tải lạnh

7.1. Yêu cầu đối với công chất lạnh

7.2. Phân loại và ký hiệu của các công chất lạnh

7.3. Tính chất của các loại công chất lạnh

7.4. Hỗn hợp các công chất lạnh

7.5. Yêu cầu đối với các chất tải nhiệt

7.6. Tính chất của một số chất tải nhiệt


3




3










Chương 8. Các thiết bị chính trong hệ thống lạnh

8.1. Phân loại máy nén lạnh

8.2. Nguyên lý làm việc, đặc điểm kết cấu của máy nén kiểu piston

8.3. Phân loại bình ngưng, đặc điểm kết cấu của bính ngưng

8.4. Thành lập đường đặc tính bình ngưng

8.5. Phân loại dàn bay hơi, đặc điểm kết cấu dàn bay hơi

8.6. Thành lập đường đặc tính dàn bay hơi

8.7. Tính nghiệm phụ tải lạnh của hệ thống lạnh, tính chọn máy nén lạnh



6

3

10










Chương 9. Tự động hóa hệ thống lạnh

9.1. Tự động cấp công chất vào dàn bay hơi:

- Tự động cấp công chất kiểu quả phao,

- Van tiết lưu nhiệt cân bằng trong,

- Van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài,

- Van tiết lưu tự động ổn áp,

- Caplilary

9.2. Tự động điều chỉnh nhiệt độ buồng lạnh:

- Rơle nhiệt,

- Rơle bảo vệ áp suất thấp

9.3. Tự động bảo vệ hệ thống lạnh:

- Van an toàn,

- Rơle bảo vệ áp suất cao,

- Rơle bảo vệ áp suất dầu nhờn

9.4. Các tự động khác: Tự động điều chỉnh áp suất bình ngưng; Tự động xả dầu nhờn; Tự động xả không khí; Tự động phá băng dàn bay hơi


6
















Chương 10. Khai thác, vận hành hệ thống lạnh

10.1. Một số vấn đề thường gặp trong khai thác hệ thống lạnh:

- Hiện tượng dầu nhờn có trong hệ thống: nguyên nhân, tác hại, biện pháp phòng ngừa

- Hiện tượng có không khí trong hệ thống: Biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, biện pháp phòng ngừa

- Hiện tượng có nước trong hệ thống: Nguyên nhân, tác hại, biện pháp phòng ngừa

- Ảnh hưởng của hơi nước trong không khí bên ngoài hệ thống. Các phương pháp phá băng cho dàn bay hơi

10.2. Quy trình khởi động và dừng hệ thống lạnh

10.3. Quy trình vận hành, bảo dưỡng hệ thống lạnh

10.4. Các sự cố thường gặp trong hệ thống lạnh: Biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, biện pháp phòng ngừa

10.5. Nạp công chất, nạp dầu nhờn



6
















10. Ngày phê duyệt : 28/07/2012

Người viết

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổ trưởng Bộ môn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trưởng khoa

(Ký và ghi rõ họ tên)



(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)

PGS.TS. Lê Hữu Sơn TS. Nguyễn Hùng TS. Nguyễn Thanh Phương





TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM



KHOA CƠ – ĐIỆN – ĐIỆN TỬ




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc




PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Tên môn học: Kỹ thuật điện lạnh Mã môn học: 401055 Số tín chỉ: 03




Tiêu chuẩn con

Tiêu chí đánh giá




Điểm







2

1

0

1. Mục tiêu học phần

i) Thể hiện được đặc điểm và yêu cầu riêng của môn học, cụ thể hóa được một số yêu cầu trong mục tiêu chương trình, phù hợp và nhất quán với mục tiêu chương trình

2










ii) Đúng mức và khả thi, phù hợp với yêu cầu trình độ sinh viên theo thiết kế cấu trúc chương trình

2










iii) Rõ ràng, cụ thể và chính xác, nhìn từ phía người học, có khả năng đo lường được, chứng minh được và đánh giá được mức độ đáp ứng

2







2. Nội dung học phần

i) Phù hợp với mục tiêu học phần, khối lượng học phần và trình độ đối tượng sinh viên

2










ii) Thể hiện tính kế thừa, phát triển trên cơ sở những kiến thức sinh viên đã được trang bị

2










iii) Thể hiện một phạm vi kiến thức tương đối trọng vẹn để có thể dễ dàng tổ chức giảng dạy và để sinh viên dễ dàng tích lũy trong một học kỳ

2










iv) Thể hiện tính cơ bản, hiện đại, theo kịp trình độ khoa học-kỹ thuật thế giới




1







v) Thể hiện quan điểm chú trọng vào khái niệm (concept), nguyên lý và ứng dụng, không chú trọng tới kiến thức ghi nhớ thuần túy hoặc kỹ năng sinh viên có thể tự học

2










vi) Đủ mức độ chi tiết cần thiết để đảm bảo phạm vi và mức độ yêu cầu kiến thức của học phần, đồng thời đủ mức độ khái quất cần thiết để người dạy linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy và tiếp cận phù hợp

2







3. Những yêu cầu khác

i) Quy định về học phần điều kiện rõ ràng nhất quán, số học phần điều kiện không quá nhiều

2









ii) Mô tả vắn tắt nội dụng học phần ngắn gọn, rõ ràng, nhất quán với mô tả trong phần khung chương trình và bao quát được những nội dung chính của học phần

2










iii) Mô tả các nhiệm vụ của sinh viên phải đầy đủ và thể hiện được vai trò hướng dẫn cho sinh viên trong quá trình theo học

2










iv) Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm đánh giá đưa ra rõ ràng và hợp lý, phù hợp với mục tiêu học phần

2










v) Có đầy đủ thông tin về giáo trình (tài liệu tham khảo chính) mà sinh viên có thể tiếp cận

2










vi) Trình bày theo mẫu quy định thống nhất

2










Điểm TB =

9,33

/3,0




Trưởng khoa Người đánh giá

(hoặc Chủ tịch HĐKH khoa)

Xếp loại đánh giá:

- Xuất sắc: 9 đến 10

- Tốt: 8 đến cận 9

- Khá: 7 đến cận 8

- Trung bình: 6 đến cận 7

- Không đạt: dưới 6.







Каталог: dinhkem -> khoacodientu -> attachments -> article
dinhkem -> Suy tim năM 2014: TÓm tắt các nc quan trọNG
dinhkem -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
dinhkem -> Hướng dẫn số 07-hd/btctw ngày 11/10/2011 của Ban Tổ chức Trung ương về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên
dinhkem -> Danh mụC ĐẦu tư xdcb năM 2006 Nguồn vốn ngân sách huyện
article -> Qui đỊnh về ĐẠO ĐỨc nhà giáo quyếT ĐỊnh của bộ giáo dục và ĐÀo tạo số 16/2008/QĐ-bgdđt ngàY 16 tháng 4 NĂM 2008 ban hành quy đỊnh về ĐẠO ĐỨc nhà giáO
article -> Khoa cơ ĐIỆN ĐIỆn tử CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
article -> Khoa cơ- ĐIỆN-ĐIỆn tử CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
article -> Khoa cơ-ĐIỆN-ĐIỆn tử CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 96.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương