Khoa  tiểu luận môn: Các vấn đề về ngữ nghĩa học


Đối với các chuyên ngành khác



tải về 118.89 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu18.06.2022
Kích118.89 Kb.
#52395
1   2   3   4
TỔNG THUẬT CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Đối với các chuyên ngành khác

Bên cạnh những giáo trình thuộc chuyên ngành Báo chí học, còn có nhiều giáo trình của chuyên ngành Ngôn ngữ học đề cập đến vấn đề ngôn ngữ trong tác phẩm chính luận báo chí hoặc trong phong cách chính luận như:
Giáo trình “Phong cách học và các phong cách chức năng Tiếng Việt” của tác giả Hữu Đạt do Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin phát hành năm 2000. Trong giáo trình này, khi xem xét hoạt động của các phong cách chức năng tiếng Việt trong đó có phong cách chính luận, tác giả đã nêu ra những đặc điểm ngôn ngữ thuộc phong cách này.
Giáo trình “Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Vũ Quang Hào do Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2001, tác giả đã dành 2 phần đề cập đến ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí và ngôn ngữ các phong cách báo chí, trong đó có ngôn ngữ chính luận.
Giáo trình “Các thể loại báo chí chính luận” của tác giả Trần Quang – Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia, năm 2007 nhằm mục tiêu cung cấp cho người học làm báo phần tri thức cơ bản về các thể loại báo chí chính luận. Giáo trình “Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật” của tác giả Dương Xuân Sơn – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011, đã tiếp thu, chọn lọc những tri thức, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn báo chí Việt Nam và thế giới để giới thiều và bổ sung cho nhiệm vụ lý luận báo chí.

  1. Giáo trình nghiên cứu về ngữ pháp chức năng

Năm 1998, Ấn bản lần thứ hai AN INTRODUCTION TO FUNCTIONAL GRAMMAR của nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Anh Michael Alexander Kirkwood Haliiday được xuất bản tại Anh, đến năm 2012, dịch giả Hoàng Vân Vân đã hoàn thành bản dịch tiếng Việt của phiên bản này và xuất bản với nhan đề: “Dẫn luận ngữ pháp chức năng”. Đây là cuốn sách phát triển lý thuyết về ngôn ngữ học chức năng - hệ thống để phục vụ các nhà nghiên cứu ngữ pháp, giảng viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh các chuyên ngành ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng…
Ngoài công trình nghiên cứu này của Halliday, ở trong nước, theo những nghiên cứu của tác giả Luận văn tốt nghiệp đại học “Tìm hiểu cấu trúc cú pháp ca dao Việt Nam theo quan điểm ngữ pháp chức năng” được đăng tải trên trang điện tử: “123doc” cho biết, đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm chức năng có hệ thống đầu tiên. Đó là cuốn: “Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng” quyển 1 của Cao Xuân Hạo do NXB Giáo dục in lần đầu vào năm 1991. Đến năm 2004, công trình này đã được tái bản lần hai. Tập sách này trình bày những kết quả của một quá trình nghiên cứu tiếng Việt trên quan điểm ngữ pháp chức năng.
Năm 2008, tác giả Nguyễn Văn Hiệp – ra mắt cuốn sách “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp”, cuốn sách này hướng tới việc tìm hiểu và xác lập những cơ sở ngữ nghĩa cho việc phân tích cú pháp.
Năm 2012, Khoa Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội giới thiệu đề cương môn học: Nhập môn Ngữ pháp chức năng do GS. TS Nguyễn Văn Hiệp biên soạn. Đây là môn học thuộc chương trình đào tạo Cử nhân Ngôn ngữ học, đào tạo theo nhiệm vụ chiến lược của Đại học Quốc gia Hà Nội. Mục tiêu của môn học là nhằm giúp người học nắm được đường hướng chức năng trong sự đối lập với đường hướng hình thức; Nắm được ba bình diện phân tích câu của ngữ pháp chức năng và nắm được các khái niệm và thao tác phân tích của ngữ pháp chức năng.
Đến năm 2014, Diệp Quang Ban giới thiệu: Công trình nghiên cứu [thử nghiệm] áp dụng mô hình ngữ pháp chức năng của Halliday để phân tích câu tiếng Việt.


  1. tải về 118.89 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương