KHẢo sát kiến thức tháI ĐỘ HÀnh VI về BƠm kim tiêm khoảng chết thấp của nhóm nghiện chích ma túy tại tp. Hcm



tải về 218.82 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.11.2017
Kích218.82 Kb.
#34499
KHẢO SÁT KIẾN THỨC THÁI ĐỘ HÀNH VI VỀ BƠM KIM TIÊM KHOẢNG CHẾT THẤP CỦA NHÓM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY

TẠI TP.HCM

Nguyễn Thị Huệ, Phạm Thị Thu Thúy, Nguyễn Thị Duyên Anh

Ủy ban phòng chống AIDS Tp.HCM
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tỉ lệ người nghiện chích ma túy (NCMT) tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) có kiến thức, thái độ đúng và đang sử dụng bơm kim tiêm có khoảng chết thấp (BKT/LDS (low dead space). Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang với cỡ mẫu 384 NCMT, thực hiện từ tháng 09 đến tháng 12/2013 tại 10 Quận có số ước tính người NCMT lớn hơn 400 người/quận (1, 3, 4, 6, 8, 11, Tân Bình, Bình Tân, Gò vấp, Bình Thạnh). Kết quả nghiên cứu cho thấy BKT/LDS có thể sử dụng thích hợp trên tất cả các nhóm NCMT bất kể tuổi tác, người mới hay người có thâm niên tiêm chích. 98,4% NCMT trả lời “đã từng sử dụng BKT/LDS cao, nhưng số trả lời thường xuyên sử dụng BKT/LDS chỉ chiếm 29,6%. Rào cản lớn nhất khiến việc luôn sử dụng BKT/LDS thấp là do BKT/LDS chưa sẳn có, giá cả quá mắc. Cần thiết kế các can thiệp nhằm gia tăng sự sẳn có của BKT/LDS và tăng sử dụng BKT/LDS nhằm giúp giảm lây nhiễm HIV cho NCMT và cho cộng đồng.

Từ khóa: NCMT, BKT/LDS, giáo dục viên đồng đẳng (GDVĐĐ), TP.HCM
Survey knowledge attitude behavior about low dead space needles and syringe for injecting drug users at ho chi minh city
This survey was conducted to assess the proportion of injecting drug users (IDUs) in Ho Chi Minh City (HCMC) have the knowledge, attitude and behavior have using low dead space needles and syringe (N&S/LDS). The survey using the Cross-sectional design with a sample of 348 IDUs, is conducted from Sep to Dec 2013 in 10 Districts have size estimation are from 400 upwards IDUs (Districts 1, 3, 4, 6, 8, 11, Tân Bình, Bình Tân, Gò vấp, Bình Thạnh). Results showed that: N&S/LDS can be used appropriately in all IDUs regardless of age, the new or the perennial IDUs. 98,4% of IDUs were used to N&S /LDS but the proportion frequently have using N&S/LDS only 29,6%. The biggest barrier makes IDUs HCMC to use N&S/LDS were low because the IDUs in HCMC can't accessible N&S/LDS at night while N&S/LDS only sold in pharmacies and price of N&S/LDS are higher than affordability of IDUs in HCMC. Therefore, need to increase availability of N&S/LDS, to encourage IDUs use N&S/LDS to reduce HIV transmission in IDUs and community.

Keywords: IDUs, N&S/LDS, peer educator (PE), HCMC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Năm 2012 ước tính tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) có khoảng 13.000 người nghiện chích ma túy (NCMT) tần suất tiêm chích trung bình là 2 lần/ngày Như vậy mỗi năm thành phố sẽ cần khoảng gần 10 triệu BKT sạch cho hành vi tiêm chích ma túy. Số liệu phân phát miễn phí Bơm kim tiêm (BKT) hàng năm cao nhất cũng chỉ khoảng 1.700.00 BKT (năm 2011), năm 2012 1.500.000 BKT đã được phân phát miễn phí cho NCMT tại thành phố HCM. Số BKT bẩn được giáo dục viên đồng đẳng (GDVĐĐ) thu nhặt hàng năm trung bình khoảng 80% số lượng BKT miễn phí phát ra, tuy nhiên qua hệ thống báo cáo của GDVĐĐ tại Quận/Huyện, số BKT bẩn thu nhặt được ngoài loại BKT miễn phí do chương trình cung cấp còn sự hiện diện của các loại BKT khác trên thị trường. Đây cũng là thời điểm nguồn lực từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ miễn phí cho chương trình cung cấp BKT sạch giảm nhanh, các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trên NCMT ngoài việc cung cấp miễn phí BKT cho NCMT không có khả năng chi trả, đôi ngũ GDVĐĐ còn đề cập đến việc khuyến khích NCMT chi trả một phần (mua trợ giá) hoặc toàn phần (mua tại các nhà thuốc tây).

Một nghiên cứu mới đây do giáo sư William Zule thực hiện đã xác định mối tương quan giữa loại bơm tiêm/kim tiêm và nguy cơ lây nhiễm HIV giữa những người nghiện tiêm chích ma túy, nghiên cứu cho thấy bơm kim tiêm có khoảng chết thấp (LDS) có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV ở những người nghiện tiêm chích ma túy Những nghiên cứu gần đây tại TP HCM cũng cho thấy bằng chứng về tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT đang giảm xuống mặc dù tỷ lệ tiêm chích chung trên nhóm NCMT vẫn còn cao. Nghiên cứu định tính của PSI cũng cho thấy nhóm NCMT tại thành phố rất thích sử dụng BKT “đầu đỏ” của B.braun đây là loại BKT mà nghiên cứu của giáo sư William Zule đã đề cập. Nghiên cứu này sẽ giúp trả lời câu hỏi năm 2013 có bao nhiêu % người NCMT tại TP HCM có kiến thức thái độ và hành vi sử dụng BKT/LDS?, có mối liên quan giữa đặc tính mẫu (tuổi, trình độ học vấn, thời gian tiêm chích và nguồn tiếp cận thông tin) với kiến thức, thái độ, hành vi sử dụng BKT/LDS trong nhóm NCMT hay không? Trả lời được câu hỏi trên sẽ đánh giá được tỷ lệ NCMT tại thành phố có hiểu biết và đang sử dụng BKT/LDS qua đó kiến nghị các hoạt động mới giúp gia tăng tỷ lệ NCMT sử dụng BKT/LDS.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả. Dữ liệu được thu thập thông qua nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu N=384.

- Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ tháng 09 - 12/2013 tại 10 Quận có số lượng ước tính người TCMT lớn hơn 400 người/Quận dựa trên mapping của đội ngũ giáo dục viên đồng đẳng (PE) bao gồm quận 1, 3, 4, 6, 8, 11, Tân Bình, Bình Tân, Gò vấp, Bình Thạnh).

- Đối tượng nghiên cứu: nam /nữ NCMT từ 16 tuổi trở lên và có hành vi tiêm chích liên tục trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra.

Kỹ thuật chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu cụm - thời gian được áp dụng bằng cách sử dụng bản đồ tụ điểm TCMT được cập nhật nhất của năm 2012 sao cho đảm bảo các tiêu chí như: các tụ điểm này có các đặc điểm khác biệt nhau, ở nhiều địa điểm khác nhau, và có số lượng TCMT lớn hơn 400 người. Năm 2012 có 10 quận/huyện hội đủ yêu cầu trên (bao gồm quận 1, 3, 4, 6, 8, 11, Tân Bình, Bình Tân, Gò vấp, Bình Thạnh). Trên cơ sở 10 Quận/huyện được lựa chọn và số ước tính NCMT, tiến hành phân bổ cở mẫu tỷ lệ thuận với số NCMT tại mỗi quận. Tại mỗi Quận, điều tra viên tiếp cận đối tượng tại các tụ điểm NCMT, sau đó tiếp cận và sàng lọc những đối tượng đủ tiêu chuẩn, mời tham gia nghiên cứu. Trong quá trình phỏng vấn, người NCMT tham gia phỏng vấn có thể trở thành người giới thiệu các tụ điểm tụ tập NCMT mới để nhóm nghiên cứu tiến hành các hoạt động tiếp cận và sàng lọc đối tượng cho đến khi nào đủ cở mẫu nghiên cứu.

- Phương pháp xử lý- phân tích dữ liệu: Số liệu được thu thập và được nhập trên phần mềm access sau đó được kiểm soát chất lượng và làm sạch, phân tích bằng chương trình STATA phiên bản 10.0.


3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Kết quả ghi nhận về giới tính nam chiếm đa số với 83.6% (321), nữ giới chiếm 16.4% (63). Về nhóm tuổi, có 3 trường hợp không thể nhớ cụ thể năm sinh, với 381 mẫu còn lại, nhóm tuổi từ 25-34 chiếm cao nhất 58,3% (222), nhóm tuổi trên 35 chiếm 27.8% (106 ), nhóm tuổi <25tuổi chiếm 13.9% (53). Về học vấn, số có trình độ học vấn cấp 2 chiếm 51.6% (198), mù chữ và cấp 1 chiếm 35.4% (136), học vấn cấp 3 trở lên chỉ chiếm 13% (50). Về nghề nghiệp, số NCMT làm nghề tự do (thợ hồ, bốc vác, xe ôm, làm thuê theo yêu cầu, phụ việc gia đình, bán vé số… ) chiếm tỷ lệ 84% (323), có 11% (42) NCMT khai báo làm nghề khác, qua ghi nhận cụ thể các trường hợp này là đang đi học, thất nghiệp, hoặc ở nhà gia đình nuôi, một số khai báo hành nghề trộm cắp và mại dâm..., có 5% (19) khai báo làm nghề kinh doanh. Về thời gian tiêm chích- được tính từ lần đầu tiêm chích đến thời điểm tham gia nghiên cứu - có 371 NCMT tham gia trả lời câu hỏi này, ghi nhận thời gian NCMT lâu nhất là 20.3 năm, thấp nhất là 6 tháng, trung bình là 9 năm. Trong đó tỷ lệ NCMT có thời gian tiêm chích từ 10-<15 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 36.4% (135), từ 5 năm đến <10 năm chiếm 26.9% (100), tỷ lệ NCMT khai báo có thời gian tiêm chích dưới 5 năm chiếm 26,2% (97).



Bảng 1: Đặc điểm nhóm NCMT

Đặc điểm

Tần số

Tỷ lệ

Giới tính :

n=384

 

     Nam

321 

83,6

Nữ

63 

16,4

Nhóm tuổi:

n= 381




      < 25 tuổi

53

13,9

25- <35 tuổi

222

58,3

=<35 tuổi

106

27,8

Học Vấn:

n=384

%

Mù chữ - cấp 1

136

35,4

Cấp II

198

51,6

Từ cấp III trở lên

50 

13

Nghề nghiệp hiện nay

n= 384

%

Kinh doanh

19

5,0

Nghề tự do

323

84,0

  Khác

42

11,0

Thời gian tiêm chích

n= 371

 %

< 5 năm

97

26,2

Từ 5 - < 10 năm

100

26,9

Từ 10 -<15

135

36,4

Trên 15 năm

39

10,5

Nghiên cứu ghi nhận có 99% (380) NCMT trả lời có biết BKT/LDS. Trong những đối tượng tham gia trả lời có, số NCMT biết về lợi ích BKT/LDS chiếm tỷ lệ cao nhất 82.3% với các nội dung: dấu chích của kim nhỏ, dễ giấu gia đình và mọi người chung quanh, các lợi ích khác lần lượt được liệt kê như có 56,7% trả lời BKT/LDS giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và viêm gan C, có 52.8% trả lời BKT/LDS nhỏ gọn dễ mang theo, 49% trả lời BKT/LDS có thể tháo rời kim và pittong một cách dễ dàng khi bị nghẹt thuốc… Về thái độ, có 97.4% (374) nghĩ rằng nếu biết lợi ích BKT/LDS thì sẽ mua và sử dụng thường xuyên. Về hành vi sử dụng BKT/LDS, ghi nhận số NCMT trả lời có sử dụng BKT/LDS chiếm 98.4% (378), trong đó có 93.4% (352) trả lời “có” sử dụng BKT/LDS trong lần tiêm chích gần đây, tuy nhiên chỉ có 29.6% (112) trả lời luôn sử dụng BKT/LDS ở tất cả các lần tiêm chích trong tháng qua.
Bảng 2: Kiến thức, thái độ, hành vi về BKT khoảng chết thấp

Kiến thức

Tần suất

Tỷ lệ

Khoảng tin cậy 95%

Biết về BKT khoảng chết thấp

n= 380

99,00

97,9 – 100

Biết lợi ích BKT/LDS

N =379







BKT này giúp giảm lây nhiễm HIV và viêm gan C

215

56,7

51,7 – 61,7

BKT này nhỏ gọn nên dễ dàng mang theo không sợ bị phát hiện

200

52,8

47,7 – 57,8

Dấu chích của kim nhỏ, dễ giấu gia đình và mọi người chung quanh

312

82.3

78,5 – 86,2

Có thể tháo rời kim và pittong 1 cách dễ dàng khi bị nghẹt thuốc

186

49,1

44,0 – 54,1

Khác

144

38,0

33,1 – 42,9

Thái độ

n=384







Đồng ý mua và sử dụng BKT LDS nếu biết kiến thức và thông tin.

374

97,4

95,8 – 99,0



Hành vi

n= 378







Có sử dụng BKT/LDS lần gần đây nhất (n=377)

352

93,4

90,8 – 95,9

Sử dụng BKT/LDS trong 1 tháng qua

n=378







Tất cả các lần

112

29,6

25,0 – 34,3

Đa số các lần

198

52,4

47,3 – 57,4

Thỉnh thoảng

67

17,7

13,9 – 21,6

Không bao giờ

1

0,3

-0,3 – 0,8

Qua phân tích phát hiện nhóm tuổi từ 25-34 đã từng sử dụng BKT/LDS cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi còn lại (58.67%). Khi phân tích nhóm tuổi nào luôn sử dụng BKT/LDS trong tất cả các lần tiêm chích tháng qua, kết quả cho thấy nhóm tuổi từ 25-34 cũng là nhóm tuổi có tỷ lệ luôn sử dụng BKT/LDS trong tháng cao nhất chiếm 55.8%, đứng thứ nhì là nhóm tuổi từ 35 trở lên chiếm 30.6% và thấp nhất là nhóm dưới 25 tuổi chiếm 13.5%. Phân tích cũng cho thấy nhóm nghề kinh doanh có tỷ lệ khai báo tất cả các lần và đa số các lần đều sử dụng BKT/LDS trong tháng qua cao trong khi hai nhóm nghề còn lại tỷ lệ thỉnh thoảng dùng BKT/LDS trong tháng qua lại khá cao. Khi phân tích thời gian tiêm chích với đã từng sử dụng BKT/LDS cho kết quả 100% ở cả hai nhóm có thời gian tiêm chích dưới 5 năm và từ 10 đến dưới 15 năm đã từng sử dụng BKT/LDS, tuy nhiên khi xem xét ở tần suất tất cả các lần có sử dụng BKT/LDS thì nhóm có thời gian TCMT từ 10 đến dưới 15 năm chiếm cao nhất 36.04%.





Biểu đồ 1 : nhóm tuổi với hành vi sử dụng BKT/LDS
Mặc dù có 367/379 NCMT trả lời mua BKT/LDS từ các nhà thuốc tây, tuy nhiên có đến 60.2% NCMT trả lời lý do không thường xuyên sử dụng BKT/LDS do không mua được vào ban đêm khi nhà thuốc đóng cửa, hoặc loại BKT này không có ở những nơi họ tiêm chích (31.2%). Ngoài khó khăn trên thì vấn đề giá cả của BKT/LDS cũng là trở ngại lớn cho việc thường xuyên sử dụng loại kim này. Khi phân tích câu trả lời của 376 đối tượng, những mẫu trả lời đã từng sử dụng BKT/LDS cho thấy giá tiền mua BKT/LDS khác nhau tùy vào từng nhà thuốc cũng như vào từng thời điểm mua (từ 5.000đ đến 15.000đ/ cây). ghi nhận từ nghiên cứu cho thấy giá mà NCMT mua vào ban đêm cao hơn hẳn so với mua ban ngày, đặc biệt càng về khuya thì giá BKT/LDS càng cao hơn.

Bảng 3: lý do không sử dụng BKT/LDS

Lý do anh/chị không luôn luôn sử dụng BKT/LDS

N=266

%

Khoảng tin cậy 95%

Giá BKT này quá mắc

50

18,8

14,1 – 23,5

Thỉnh thoảng tôi không mua được BKT này ở những nơi tôi thường tiêm chích

83

31,2

25,6 – 36,8

Nơi tôi thường mua BKT này hết hàng

50

18,8

14,1 – 23,5

Bạn chích của tôi đưa cho tôi loại khác

48

18,1

13,4 – 22,7

Tôi không mua được BKT này vào ban đêm

160

60,2

54,2 – 66,1

Khác

22

8,3

5 – 11,7

Qua phân tích bảng 4 cho thấy NCMT có gặp GDVĐĐ thì có hành vi sử dụng BKT/LDS đúng cao hơn hẳn so với không gặp GDVĐĐ: 83.3% so với 16.7%, với P=0,00<0,05. Phân tích cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa hành vi sử dụng BKT/LDS với nguồn nhận từ nhân viên y tế, báo đài ti vi.

Bảng 4: Nguồn thông tin tiếp cận với thực hành sử dụng BKT LDS

Nguồn thông tin về BKT LDS

Thực hành

P (value)

KTC 95%

Đúng (%)

Chưa đúng (%)

PE



30(83.3)

164(47.3)

0.00*

2.2-16.8

Không

6(16.7)

184(52.9)

NV y tế, cộng tác viên



3(8.3)

40(11.5)

0.56

0.1-2.3

Không

33(91.7)

308(88.5)

Báo, đài, tờ bướm



1(2.8)

5(1.4)

0.53

0,04 -13,2

Không

35(97.2)

343(98.6)

Bảng 5 cho thấy các yếu tố như giới, tuổi, trình độ học vấn, thời gian tiêm chích không có sự khác biệt khi xem xét với hành vi sử dụng BKT/LDS, tuy nhiên với các nhóm nghề nghiệp thì nhóm nghề kinh doanh có hành vi đúng (sử dụng BKT/LDS nhiều hơn) so với các nhóm nghề khác và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P=0,02

Bảng 5: Đặc điểm mẫu với hành vi sử dụng bơm kim tiêm khoảng chết thấp

Yếu tố

Tổng

Hành vi

P (value)

OR

KTC 95%


Đúng (%)

Chưa đúng (%)




Giới

Nam

321

86(82.7)

235(83,9)

0.77

1,1 (0,56 – 2,02)

Nữ

63

18(17.3)

45(16.1)

Tuổi

<25

53

14(13.6)

39(14.0)




1

25-34

222

63(61.2)

159(58.2)

0,76

1,1 (0,56 - 2,2)

>=35

106

26(25.2)

80(28.8)

0,80

0,9 (0,43 -1,92)

Trình độ học vấn

Mù chữ và cấp 1

136

36(34.6)

100(35.7)




1

Cấp 2

198

54(51.9)

144(51.4)

0,87

1,04(0,63 – 1,7)

Cấp 3 trở lên

50

14(13.5)

36(12.9)

0,83

1,08 (0,52 – 2,23)

Nghề nghiệp

Kinh doanh

19

14(13.9)

5(4.0)




1

Nghề tự do

281

22(61.1)

259(74.4)

0,40

0,65 (0,25 – 1,73)

Khác

84

9(25.0)

75(21.6)

0,20

0,5 (0 17,- 1,45)

Thời gian tiêm chích

< 5 năm

97

5(14.3)

92(27.4)




1

Từ 5 năm - <10 năm

100

12(34.3)

88(26.2)

0,52

1,22 (0,66 – 2,25)

Từ 10 - <15 năm

135

15(42.9)

120(35.7)

0,75

0,9,(0,5 – 1,6)

Từ 15 năm trở lên

39

3(8.6)

36(10.7)

0,57

0,8 (0 33 – 1,85)

Khi phân tích tương quan giữa kiên thức với thái độ, kết quả NCMT có kiến thức đúng về BKT/LDS thì có tỷ lệ thái độ đúng bằng 22,4 lần (KTC 95%: 8,1- 85,7) so với những NCMT có kiến thức chưa đúng. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Khi phân tích tương quan giữa thái độ với hành vi cho thấy những NCMT nào có thái độ đúng sẽ có hành vi đúng bằng 6,02 lần (KTC 95% 1,49 -52,6), Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Khi phân tích tương quan giữa kiến thức với hành vi cho thấy những NCMT nào có kiến thức đúng sẽ có hành vi đúng bằng 5,49 lần (KTC 95%: 2,4 -13,6), Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Bảng 6 Tương quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi





Tổng

Thái độ

P (value

OR

KTC 95%


Đúng (%)

Chưa đúng (%)

Kiến thức

Chưa đúng

234

145(49.8)

89 (95.7)

0,00

22,4

(8,1 – 85,7)



Đúng

150

146 (50.2)

4 (4.3)

Tổng

291 (100)

93 (100)




Tổng

Hành vi

P (value)

OR

KTC 95%


Đúng (%)

Chưa đúng (%)

Thái độ

Chưa đúng

93

8(7.7)

85(30.4)

0,00

6,02

(1,49 – 52,6)



Đúng

291

96 (92.3)

195 (69.6)

Tổng

104 (100)

280 (100)




Tổng

Hành vi

P (value)

OR

KTC 95%





Đúng (%)

Chưa đúng (%)

Kiến thức

Chưa đúng

234

46(44.2)

118(67.1)

0,00

5,49

(2,4 – 13,6)






Đúng

150

58(55.8)

92(32.9)

Tổng

46(44.2)

118(67.1)


BÀN LUẬN

Phân bố nhóm nghiện chích ma túy trong nghiên cứu cho thấy về giới tính nam vẫn chiếm số đông (84%), Nhóm tuổi từ 25-34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,3%, trung vị là 32 tuổi. So với tuổi trung vị của NCMT trong giám sát trọng điểm năm 2012 là 29,4 tuổi cho thấy đối tượng tham gia nghiên cứu này già hơn. Đa phần NCMT tham gia nghiên cứu có học vấn thấp với tỷ lệ mù chử và cấp một chiếm hơn 1/3, gần 52% trả lời học vấn cấp hai, tương đồng với tỷ lệ cao (84%) NCMT báo cáo làm nghề tự do, cho thấy tính bấp bênh của thu nhập và năng lực chi trả cho các hoạt động tiêm chích ma túy trong nhóm này thấp. Qua phân tích cũng cho thấy thời gian tiêm chích của nhóm tham gia nghiên cứu trung bình là 9 năm, trong đó thấp nhất ½ năm qua và dài nhất là 20 năm, có 47% NCMT trả lời có thời gian tiêm chích từ 10 năm trở lên, và tỷ lệ chích từ 3 lần trở lên chiếm trên 72%, tần suất này là cao hơn nếu so sánh với số lần chích trong ngày 2,2 lần được phát hiện qua giám sát trọng điểm (HSS) 2012. Từ kết quả phân tích đặc điểm mẫu nghiên cứu cho chúng ta thấy năm 2013 các tụ điểm của người nghiện chích ma túy là nơi tập trung chủ yếu của nhóm nghiện chích ma túy có tuổi đời cao, có học vấn thấp, có nghề nghiệp không ổn định, có thời gian tiêm chích dài và số lần tiêm chích trung bình trong ngày cao. Những thông tin trên càng khẳng định đây là đối tượng có nhiều nguy cơ dễ lây nhiễm HIV/AIDS và cần được ưu tiên can thiệp.

Kiến thức, thái độ, hành vi về BKT LDS: có 99% người NCMT tham gia nghiên cứu trả lời biết về BKT/LDS với thông tin phổ biến đây là loại BKT ít hao thuốc “dấu chích nhỏ, dễ giấu, dễ chích, chích không đau, ít mất máu, không bị tình trạng nghẹt thuốc, ít hao thuốc” cho thấy BKT/LDS đáp ứng được nhu cầu tiết kiệm và giúp họ đối phó, dấu tình trạng nghiện chích của mình với gia đình và cộng đồng cho thấy “BKT/LDS là loại thông dụng hiện nay của người NCMT theo phát hiện của đánh giá nhanh tháng 05/2012 của tổ chức dân số gia đình quốc tế (PSI). Tuy tỷ lệ báo cáo đã từng sử dụng BKT/LDS cao (98,4%) nhưng chỉ có 29.6% người NCMT trả lời tất cả các lần tiêm chích trong tháng qua đều sử dụng BKT/LDS, số còn lại (gần 70% ) trả lời ở các mức độ đa số, thỉnh thoảng có tiêm chích bằng BKT/LDS trong 1 tháng qua cho thấy tỷ lệ sử dụng các loại kim có khoảng chết cao (BKT/HDS) vẫn rất cao trong nhóm NCMT tại thành phố, và tỷ lệ chích chung phát hiện 42% cho thấy tiềm ẩn nguy cơ dịch rất lớn trong NCMT.

Nghiên cứu phát hiện rào cản lớn nhất khiến NCMT ít sử dụng BKT/LDS là do không mua được BKT này vào ban đêm (60,2%). Đối chiếu câu trả lời này với câu hỏi có được BKT/LDS từ đâu, 97.4% (369/379 người) trả lời mua BKT/LDS từ các hiệu thuốc tây cho thấy thực tế khi nhà thuốc tây đóng cửa những người NCMT dù có khả năng kinh tế vẫn không thể có BKT/LDS để tiêm chích và điều đó lý giải cho việc hầu hết người NCMT biết về BKT/LDS (kiến thức), muốn sử dụng nó (mục đích đối phó) nhưng không thể sử dụng thường xuyên do không thể tìm thấy BKT/LDS để mua. Ngoài ra giá của BKT/LDS cũng là một rào cản cần lưu tâm với 18,8% trả lời giá BKT/LDS quá mắc, trong khi NCMT năm 2013 qua phân tích có tỷ lệ nghề tự do và nghề khác chiếm khá cao (95%), cộng với việc trung bình ngày chích 3 lần sẽ là gánh nặng khiến những người NCMT không có thu nhập hoặc thu nhập thấp không có khả năng mua BKT/LDS để sử dụng. Điều này lại lần nữa lý giải cho việc dù người NCMT rất muốn sử dụng BKT/LDS nhưng tính sẳn có của BKT/LDS không cao chưa kể giá quá đắt đỏ đã hạn chế hành vi luôn sử dụng BKT/LDS của họ.

Phân tích tương quan giữa kiến thức với thực hành bơm kim tiêm khoảng chết thấp cho thấy nhóm có kiến thức đúng sẽ tác động đến thực hành đúng (55.8%) và tương tự nhóm kiến thức chưa đúng sẽ tỷ lệ thuận với thực hành chưa đúng (67.1%). Tuy nhiên phân tích cũng cho thấy nhóm kiến thức chưa đúng nhưng luôn có hành vi sử dụng BKT/LDS chiếm tỷ lệ 44.2%, khả năng có thể nhóm NCMT này không biết các kiến thức về BKT/LDS nhưng lại có điều kiện về kinh tế nên dẫn đến hành vi sử dụng BKT/LDS cao. Ngược lại một nhóm có kiến thức hiểu biết đúng về BKT/LDS nhưng tỷ lệ sử dụng chỉ 32.9%, có thể lý giải nhóm này có tiếp cận nguồn thông tin BKT/LDS, có kiến thức tốt về BKT/LDS nhưng do các yếu tố bên ngoài tác động như giá cả loại BKT này cao, khi cần không sẳn có… đã khiến họ không thể sử dụng thường xuyên BKT/LDS.

4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Các tụ điểm của nhóm NCMT năm 2013 là nơi tập trung chủ yếu của nhóm nghiện chích ma túy có tuổi đời cao, học vấn thấp, có nghề nghiệp không ổn định, có thời gian tiêm chích dài và số lần tiêm chích trung bình trong ngày cao. Đội ngũ PE đang tiếp cận đúng những đối tượng có nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.

2. Hầu hết các nhóm NCMT tại các tụ điểm có biết về BKT/LDS, thông qua mạng lưới “truyền miệng” về BKT/LDS của chính người NCMT.

3. Tỷ lệ sử dụng thường xuyên BKT/LDS ở người NCMT thấp (29,6%) như vậy người NCMT thành phố vẫn đang sử dụng các loại BKT/HDS có nguy cơ làm lây nhiễm HIV cao.

4. Rào cản khiến việc luôn sử dụng BKT/LDS thấp là do việc không thể tiếp cận loại BKT/LDS vào ban đêm và mức giá quá cao so với khả năng của NCMT.

5. BKT/LDS có thể sử dụng thích hợp trên tất cả các nhóm NCMT bất kể tuổi tác, người mới tiêm chích, cho đến người có thâm niên tiêm chích.



KHUYẾN NGHỊ

Cần tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động can thiệp giảm tác hại trên nhóm NCMT, đẩy mạnh cuộc vận động nhà thuốc tây tại các điểm nóng của chương trình tham gia hoạt động nhà thuốc thân thiện giúp bảo tính sẳn có, tính dể tiếp cận, tính thân thiện và vận động nguồn cung có giá BKT/LDS hợp lý, ngoài ra nên vận động them kênh phi truyền thống và nhà thuốc 24 giờ tham gia bán BKT/LDS.

Chương trình giảm hại thành phố cần phân nhóm đối tượng cụ thể, có các can thiệp phù hợp (BKT sạch cung cấp ban đêm) một mặt cung cấp thông tin thay đổi hành vi mặt khác có chiến lược cụ thể hỗ trợ cho các đối tượng không thể tiếp cận kênh thị trường có được nguồn cung BKT sạch miễn phí.

Cần có nghiên cứu để tìm hiểu xem các nhóm TCMT khác thường tụ tập ở đâu, có đặc điểm hành vi nguy cơ gì (tuổi trẻ hơn, học vấn cao hơn, thời gian tiêm chích thấp hơn…) để qua đó tiếp tục có can thiệp hiệu quả làm giảm nguy cơ lây lan cho nhóm NCMT tại TP.


Tài liệu tham khảo

[1]. Kế hoạch 5 năm phòng chống HIV/AIDS của thành phố HCM: ước tính cao nhóm NCMT khoảng 15.998, ước tính trung bình 12.938, ước tính thấp 9.621 .

[2]. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (PSI/USAID), Đánh giá Thị trường BKT, Dự án Tiếp thị Xã hội Dự phòng HIV, 9/2012

[3]. Giáo sư William Zule tiên phong thực hiện, có thể tìm đọc ở Ibragimov, U. & Latypov, A. (2012). Vilnius: Eurasian Harm Reduction Network.

[4]. Giám sát trọng điểm hành vi và sinh học từ 2010 -2012 tại thành phố HCM – VPUBPC AIDS TP- Viện Pastuer- TTYT dự phòng TP.

[5]. Trung Nam Tran- Roger Detels, vi TCMT và hành vi tình dục của NCMT tại Hà Nội, 6/2003



[6]. Viện Vệ Sinh Dịch Tể Trung Ương, nghiên cứu hành vi và sinh học (IBBS, (2006 – 2009 - 2012)

[7]. WorldBank , Nhu cầu BKT, BCS trên nhóm nguy cơ cao tại thành phố HCM - thực trạng và giải pháp, 2010

tải về 218.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương