KHẢo sáT ĐẶC ĐIỂm một số DỊ TẬt bẩm sinh thưỜng gặp liên quan ống tiêu hóA Ở trẻ SƠ sinh



tải về 154.98 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích154.98 Kb.
#29521
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ DỊ TẬT BẨM SINH THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ỐNG TIÊU HÓA Ở TRẺ SƠ SINH

VỀ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ BỆNH LÝ

Hoàng Thị Minh Trí (1)

Trần Văn Huy (2)

TÓM TẮT

- Đặt vấn đề Khảo sát các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số dị tật bẩm sinh thường gặp liên quan ống tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Tìm hiểu đặc điểm bệnh lý của một số dị tật bẩm sinh này.

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu theo thiết kế phương pháp mô tả, với 48 trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh thường gặp liên quan ống tiêu hóa vào điều trị tại Phòng Sơ sinh Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4/2008 đến tháng 4/2009.

- Kết quả nghiên cứu Trẻ dị tật liên quan ống tiêu hóa gặp nhiều ở nam hơn nữ; phần lớn ở trẻ đủ tháng, cân nặng lúc sinh  2500g; nông thôn chiếm tỉ lệ cao hơn hẵn thành phố. Phần lớn trẻ được phát hiện dị tật sau sinh (72,92%), chỉ 4,17% được phát hiện trước sinh. Có 33 trẻ bị dị tật liên quan ống tiêu hóa có triệu chứng nôn chiếm 68,75%; phần lớn có biểu hiện nôn vào ngày đầu sau đẻ chiếm 73,73%; chất nôn có dịch mật chiếm tỉ lệ lớn 42,42%. Trẻ dị tật liên quan ống tiêu hóa có chậm đào thải phân su chiếm 53,33%. Trẻ dị tật liên quan ống tiêu hóa có bụng chướng chiếm tỉ lệ cao 66,67%. Có 3 trường hợp dính chất nhầy trắng chiếm 7,69%. Dấu hiệu tháo cống không có ở 68,42% trẻ sơ sinh bị bệnh Hirschsprung. 33 trẻ bị dị tật liên quan ống tiêu hóa được chụp X quang ống tiêu hoá không chuẩn bị chiếm 68,75%; 41,67% trường hợp được chụp cản quang. 43,75% trường hợp được siêu âm bụng. Các bệnh lý dị tật liên quan ống tiêu hóa gặp nhiều nhất là bệnh Hirschsprung chiếm 38%; xếp thứ hai là dị tật hậu môn-trực tràng 18%; thoát vị rốn 14% đứng thứ ba; tiếp theo là thoát vị cơ hoành 10%, hở thành bụng 8%, teo thực quản dò thực quản-khí quản 6%, teo ruột non 4%, tắc tá tràng gặp ít nhất 2%. Có 11 trường hợp có dị tật khác đi kèm dị tật liên quan ống tiêu hóa chiếm 22,92%. Trẻ dị tật liên quan ống tiêu hoá có các tình trạng bệnh lý khác kèm gặp nhiều như vàng da, suy hô hấp, nhiễm trùng.

- Kết luận Những trẻ sơ sinh có nôn, bụng chướng cần nghĩ đến dị tật thường gặp liên quan ống tiêu hóa đầu tiên, nhất là có chậm đào thải phân su. X quang và siêu âm bụng hữu ích trong chẩn đoán dị tật liên quan ống tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.

ABSTRACT

Clinical, Paraclinical and Pathological Characterization of Newborns

with Common Congenital Defects Related to Digestive Tract

- Background To survey clinical, paraclinical characters of some common congenital defects related to digestive tract in the newborn and to remark on pathological characters of those congenital defects.

- Methods Descriptive study with 48 newborns with common congenital defects related to digestive tract treated in the pediatric department, Hue center hospital from April 2008 to April 2009.

- Results Newborns with some common congenital defects related to digestive tract are more often male than female; most of them are full term, birth weight  2500g, in rural areas more often than in urban. Most of these congenital defects are detected after delivery (72,92%), and only 4,17% before delivery. There are 33 cases with vomiting (68,75%); a majority in the first day of life (73,73%); 42,42% bile-stained emesis. Newborns with congenital defects related to digestive tract with the delayed passage of meconium are 53,33%. 66,67% with abdominal distention. There are 3 cases with white adhesive in anus (7,69%). 68,42% Hirschsprung disease are without drainage syndrome. There are 33 cases with radiographs of digestive tract (68,75%); 41,67% with contrast studies. 43,75% abdominal ultrasonography, specially in the evaluation of abdominal distention. On pathological characters of some common congenital defects related to digestive tract in the newborn, Hirschsprung disease have the most rate 38%, anorectal malformations the second 18%, omphalocele the third 14%, then diaphragmatic hernia 10%, gastroschisis 8%, esophageal atresia and tracheoesophageal fistula 6%, intestinal atresia 4%, duodenal obstruction the last 2%. There are 11 cases with other defects accompanied by congenital defects related to digestive tract (22,92%). Some common congenital defects related to digestive tract in the newborn are most accompanied by other conditions (jaundice, respiratory distress, infection).

- Conclusions Newborns with vomiting, abdominal distention should be given attention to some common congenital defects related to digestive tract firstly; especially with the delayed passage of meconium. Radiographs and ultrasonography are often useful in diagnosising some common congenital defects related to digestive tract in the newborn.

  1. Th.S BSCK2, Trường Đại học Y Dược Huế

  2. PGS. TS, Trường Đại học Y Dược Huế


1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dị tật bẩm sinh chiếm tỉ lệ không nhỏ ở trẻ em và phần lớn được phát hiện ở giai đoạn sơ sinh, dị tật bẩm sinh chiếm 2% đến 4% ở tất cả trẻ sinh ra sống [8]. Trong số các dị tật nói chung, dị tật ống tiêu hóa luôn là dị tật xếp hàng đầu ở trẻ em tại bệnh viện [8], với một tỷ lệ khá cao khoảng 33,9% đến 44,6% [2], [5]. Riêng với trẻ sơ sinh những dị tật bẩm sinh thường gặp liên quan ống tiêu hóa cũng chiếm tỉ lệ cao nhất, 31,9% đến 55% trong tất cả dị tật [1], [3].

Về thực hành, đứng trước trẻ sơ sinh suy hô hấp trong thái độ chẩn đoán đầu tiên phải nghĩ ngay đến một số bệnh lý thường gặp liên quan ống tiêu hóa cần loại trừ như teo thực quản có dò thực quản - khí quản hoặc thoát vị cơ hoành…, mới hướng tới nguyên nhân thường gặp tại phổi; hoặc với trường hợp nôn, bụng chướng dù chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh là phổ biến nhưng không thể bỏ qua việc phân biệt tắc ruột sơ sinh. Trẻ sơ sinh bị dị tật thường gặp liên quan ống tiêu hóa biểu hiện nặng nề cần được phát hiện sớm, chẩn đoán ngay và xử trí kịp thời mới mong thoát khỏi tử vong.

Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát đặc điểm một số dị tật bẩm sinh thường gặp liên quan ống tiêu hóa ở trẻ sơ sinh về lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh lý” với các mục tiêu nghiên cứu:

-Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số dị tật bẩm sinh thường gặp liên quan ống tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.

-Tìm hiểu đặc điểm bệnh lý một số dị tật bẩm sinh thường gặp liên quan ống tiêu hóa sơ sinh.



2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Những trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh thường gặp liên quan ống tiêu hóa vào điều trị tại Phòng Sơ sinh Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4/2008 đến tháng 4/2009.

- Chẩn đoán dị tật bẩm sinh thường gặp liên quan ống tiêu hóa ở trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn dựa vào các phương tiện chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X quang, siêu âm.

- Phân loại dị tật bẩm sinh theo ICD-10 [12].



2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.



2.2.1. Phương tiện nghiên cứu

- Phiếu nghiên cứu

- Nguồn thu thập thông tin: Hỏi tiền sử, bệnh sử thông qua mẹ hoặc người nhà và thăm khám, xét nghiệm, theo dõi diễn biến quá trình điều trị. Hồ sơ bệnh án, giấy chuyển viện từ nơi khác chuyển đến. Hồ sơ bệnh án tại Phòng sơ sinh Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế.

2.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm chung

- Giới tính: Nam, nữ - Tuổi thai: Đẻ non, đủ tháng, già tháng.

- Cân nặng lúc sinh: < 2500g,  2500g. - Địa chỉ: Thành phố, nông thôn

- Thời điểm phát hiện dị tật: Trước sinh, ngay trong sinh, sau sinh vào 24 giờ đầu, ngày thứ 2-7, >7 ngày.



2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng

- Nôn: Nôn vọt, nôn không liên quan tới cách cho bú, nôn hết sữa vừa bú. Chất nôn không dịch mật (dịch trong hay sữa) hoặc có lẫn dịch mật (vàng hoặc xanh), dịch ruột (như màu phân), máu (tươi hay bầm). Thời điểm xuất hiện: Lần bú đầu tiên hay lần sau vào ngày thứ 1, 2-7, >7 ngày.

- Phân: Đào thải phân su lần đầu <24 hay 24 giờ tuổi.

- Bụng chướng: Không hoặc có. Khởi điểm ngày thứ 1, 2-7, >7 ngày. Mức độ vừa, rõ, căng bóng.

- Có khối thoát vị rốn hoặc thành bụng.

- Đặt ống thông không xuống được dạ dày hoặc đầu ống quay ngược trở lại

- Thăm khám vùng sàng hội âm: Có hoặc không hậu môn (vết tích). Có hoặc không lỗ dò

- Thăm khám trực tràng: Có hoặc không vào được. Dính chất nhầy trắng, phân su. Dấu tháo cống: không hoặc có (phân, dịch và hơi đùn ra nhiều ở hậu môn, bụng xẹp).

- Thăm khám toàn diện phát hiện: Suy hô hấp, sùi nước bọt liên tục…, các dấu hiệu khác (bụng lõm-ngực căng, trung thất bị đẩy…). Các dị tật khác phối hợp. Các tình trạng bệnh lý kèm (vàng da, xuất huyết, nhiễm trùng…).

2.2.4. Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng

- Chụp X quang: Chụp không chuẩn bị (ngực-bụng đứng, thẳng/nghiêng; ngực thẳng, bụng nghiêng tư thế chốc đầu). Chụp cản quang: Ống tiêu hoá trên đứng, thẳng (chụp thực quản, dạ dày, ruột cản quang), ống tiêu hoá dưới đứng, thẳng và nghiêng (chụp đại tràng cản quang).

- Siêu âm bụng, siêu âm vùng tiểu khung.

- Các xét nghiệm khác phát hiện các dị tật phối hợp, bệnh kèm.



2.2.5. Nghiên cứu một số dị tật bẩm sinh thường gặp liên quan ống tiêu hóa ở trẻ sơ sinh:

Các loại dị tật bẩm sinh ống tiêu hoá thường gặp ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán theo hình thái bệnh lý với các tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào tài liệu nhi khoa quốc tế (Nelson Textbook of Pediatrics, xuất bản lần thứ 18, năm 2007) [9].

- Teo thực quản: Tăng tiết dịch, đặt xông không xuống được dạ dày. Chụp X quang thấy hình ảnh túi cùng.

- Hẹp phì đại môn vị: Sờ thấy u cơ môn vị. Chụp X quang dạ dày cản quang hình ảnh “sợi chỉ”.

- Tắc tá tràng: Nôn sớm ngay sau sinh. Chụp X quang bụng đứng không chuẩn bị 2 bóng hơi cao và bậc thang.

- Teo ruột non: Tam chứng tắc ruột sơ sinh. Thăm khám trực tràng chỉ có các kết thể nhầy trắng. Chụp X quang bụng không chuẩn bị có hình ảnh tắc ruột điển hình có nhiều mức hơi nước.

- Bệnh Hirschsprung: Hội chứng tắc ruột với bụng chướng căng bóng có tuần hoàn bàng hệ. Thăm khám trực tràng có dấu tháo cống. Chụp cản quang đại tràng giãn to, hình ảnh “cái phễu”.

- Dị tật hậu môn-trực tràng: Không thấy sự hiện diện của lỗ hậu môn ở vị trí bình thường hoặc đặt xông không vào được trực tràng. Xác định lỗ dò ở tầng sinh môn.

- Thoát vị cơ hoành: Có thể nghe tiếng tim bị đẩy lệch. Chụp X-quang ngực thẳng-nghiêng có hình ảnh của quai ruột ở trên lồng ngực; trung thất bị dời chỗ.

- Thoát vị rốn: Khối thoát vị ở trong túi cuống rốn hoặc nằm ngoài sát ngay túi cuống rốn. Không có cầu da ngăn cách giữa khối thoát vị và cuống rốn.

- Hở thành bụng: Khối thoát vị không có túi. Cuống rốn một bên và ngăn cách với khối thoát vị.

2.2.6. Nghiên cứu loại dị tật bẩm sinh thường gặp liên quan ống tiêu hóa về các bất thường cấu trúc

- Dị tật đơn - Sự phối hợp dị tật: Hội chứng đa dị tật, cơ quan phối hợp dị tật.



3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Một số đặc điểm chung:

Bảng 1: Phân bố trẻ dị tật ống tiêu hóa theo một số đặc điểm chung



Đặc điểm

n

Tỉ lệ (%)

p

Giới

Nam

Nữ


32

16


66,67

33,33


< 0,05

Tuổi thai

Đẻ non

Đủ tháng


9

39


18,75

81,25


< 0,05

Cân nặng lúc sinh

< 2500g

 2500g


13

35


27,08

72,92


< 0,05

Địa dư

Thành phố

Nông thôn



10

38


20,83

79,17


< 0,05

Tổng

48

100




Trẻ dị tật liên quan ống tiêu hóa gặp nhiều ở nam hơn nữ (có ý nghĩa thống kê p<0,05); phần lớn ở trẻ đủ tháng, cân nặng lúc sinh  2500g; nông thôn chiếm tỉ lệ cao hơn hẵn thành phố.

3.2. Thời điểm phát hiện dị tật

Bảng 2: Thời điểm phát hiện dị tật



Thời điểm phát hiện dị tật

n

Tỉ lệ (%)

Trước sinh

2

4,17

Ngay trong sinh

11

22,91

Sau sinh

35

72,92

Tổng

48

100

Phần lớn phát hiện dị tật sau sinh một thời gian 72,92%. Chỉ 4,17% phát hiện trước sinh.

3.3. Các đặc điểm lâm sàng

3.3.1. Tình trạng nôn

Bảng 3: Tình trạng nôn



Tình trạng nôn

n

Tỉ lệ (%)

p

Hiện diện

Không


33

15


68,75

31,25


< 0,05

Khởi điểm

Ngày đầu sau đẻ

Những ngày sau



24

9


73,73

26,27


< 0,05

Chất nôn

Không mật

Dịch mật


Dịch ruột

Lẫn máu


12

14

6



1

36,36

42,42


18,18

3,03





Đa số trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh liên quan ống tiêu hóa có triệu chứng nôn (có ý nghĩa thống kê p<0,05). Phần lớn biểu hiện nôn vào ngày đầu sau đẻ chiếm 73,73%; trong đó có 15,15% nôn ở lần bú đầu tiên. Chất nôn có dịch mật (có trong dịch ruột) chiếm tỉ lệ lớn 60,6%.

3.3.2. Thời điểm thải phân su lần đầu

Bảng 4: Thời điểm thải phân su lần đầu



Thời điểm thải phân su lần đầu

n

Tỉ lệ (%)

<24 giờ tuổi

21

46,67

 24 giờ tuổi

24

53,33

Tổng

45

100

Phân su không thải ra ở 3 trẻ dị tật hậu môn-trực tràng không lỗ dò nên n = 45. Chậm đào thải phân su (≥24 giờ sau sinh) chiếm 53,33%.

3.3.3. Tình trạng bụng chướng

Bảng 5: Tình trạng bụng chướng



Tình trạng bụng chướng

n

Tỉ lệ (%)

p

Hiện diện

Không


32

16


66,67

33,33


< 0,05

Khởi điểm

Ngày đầu

Ngày 2-7


>7 ngày

6

21

5



18,75

65,63


15,62




Mức độ

Vừa



Căng bóng

11

9

12



34,38

28,12


37,50




Đa số trẻ dị tật liên quan ống tiêu hóa có bụng chướng chiếm 66,67% (có ý nghĩa thống kê p<0,05). Hầu hết khởi điểm bụng chướng ở thời kỳ sớm trong tuần đầu, trong đó ngay ngày đầu sau đẻ đã có bụng chướng chiếm 18,75%. Mức độ rõ đến rất rõ chiếm tỉ lệ cao 65,62%.

3.3.4. Bất thường ở vùng sàng hội âm (với n = 9 trường hợp dị tật hậu môn-trực tràng)

Bảng 6: Bất thường ở vùng sàng hội âm



Bất thường

Có vết tích hậu môn

Không vết tích hậu môn

Có dò

3 trường hợp phân ra ở tiền đình

1 trường hợp phân ra ở dương vật

1 trường hợp phân ra vùng sàng hội âm

1 trường hợp phân vùng sàng hội âm

Không dò

2 trường hợp

1 trường hợp

3 trường hợp không vết tích hậu môn có 1 trường hợp ống tiêu hoá tắc hoàn toàn không lỗ dò. 3 trường hợp không lỗ dò (ống tiêu hoá tắc hoàn toàn) có 2 trường hợp thấy vết tích hậu môn.

3.3.5. Thăm trực tràng (với n=39, không thực hiện ở trẻ dị tật hậu môn-trực tràng)

Bảng 7: Thăm trực tràng



Thăm trực tràng

n

Tỉ lệ (%)

Có dính chất nhầy trắng

3

7,69

Phân su không có

3

7,69

Phân su có

25

64,11

Phân vàng

8

20,51

Tổng

39

100

Có 3 trường hợp dính chất nhầy trắng chiếm 7,69%.

3.3.6. Dấu hiệu tháo cống (với các trường hợp bệnh Hirschsprung n=19)

Bảng 8: Dấu hiệu tháo cống



Dấu hiệu tháo cống

n

Tỉ lệ (%)



6

31,58

Không có

13

68,42

Tổng

19

100

Có 68,42% trẻ sơ sinh bệnh Hirschsprung không có dấu hiệu tháo cống, chiếm tỉ lệ cao.

3.4. Các đặc điểm cận lâm sàng

3.4.1. Chụp X quang ống tiêu hoá

Bảng 9: Chụp X quang ống tiêu hoá



Chụp X quang ống tiêu hoá

n

Tỉ lệ (%)

Không chuẩn bị

Không


33

15


68,75

31,25


Cản quang

Không


20

28


41,67

58,33


3.4.2. Siêu âm bụng

Bảng 10: Siêu âm bụng



Siêu âm bụng

n

Tỉ lệ (%)



21

43,75

Không

27

56,25

Tổng

48

100

Siêu âm bụng không thực hiện ở toàn bộ trẻ dị tật; có siêu âm bụng chiếm 43,75%.

3.5. Các loại dị tật bẩm sinh thường gặp liên quan ống tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Bảng 11: Các loại dị tật bẩm sinh thường gặp liên quan ống tiêu hóa



Dị tật

n

Tỉ lệ (%)

Teo thực quản

3

6,00

Tắc tá tràng

1

2,00

Teo ruột non

2

4,00

Bệnh Hirschsprung

19

38,00

DT hậu môn-trực tràng

9

18,00

Thoát vị cơ hoành

5

10,00

Thoát vị rốn

7

14,00

Hở thành bụng

4

8,00

Tổng

50

100

50 dị tật liên quan ống tiêu hoá ở 48 trẻ nghiên cứu, 2 trường hợp phối hợp. Dị tật gặp nhiều nhất là bệnh Hirschsprung 38%, tắc tá tràng gặp ít nhất chỉ chiếm 2%.

3.6. Sự phối hợp dị tật

Bảng 12: Sự phối hợp dị tật



Phối hợp dị tật

n

Tỉ lệ (%)

Không (đơn dị tật)

37

77,08

Có (đa dị tật)

11

22,92

Tổng

48

100

Chiếm một tỉ lệ không nhỏ 22,92% có phối hợp với các dị tật khác.

Bảng 13: Các dị tật phối hợp ở các cơ quan



Dị tật

Cơ quan


phối hợp

Teo thực quản

Teo ruột non

Bệnh

Hirschsprung



Dị tật

hậu môn


trực tràng

Thoát

vị


rốn

Tổng


n (%)

Tiêu hoá khác

1










1

2 (4,17)

Tim mạch

1

1

1

1




4 (8,33)

Hô hấp










1




1 (2,08)

Tiết niệu










1




1 (2,08)

Sinh dục

1










1

2 (4,17)

Cơ xương




1




2




3 (6,25)

Hội chứng Down







1

2




3 (6,25)

Dị tật khác













1

1 (2,08)

Số trường hợp

2

1

1

4

3

11

Tỉ lệ (%)

4,17

2,08

2,08

8,33

6,25

22,92

Dị tật liên quan ống tiêu hoá phối hợp nhiều với dị tật tim mạch, Down và dị tật cơ xương.

Loại thường có phối hợp dị tật là dị tật hậu môn-trực tràng, thoát vị rốn, teo thực quản.

Trong nghiên cứu này không thấy các dị tật liên quan ống tiêu hoá tạo thành các sự phối hợp như VATER / VACTERL, OEIS .v.v…

3.7. Các tình trạng bệnh lý khác kèm

Có 33 trường hợp trẻ dị tật liên quan ống tiêu hoá có các tình trạng bệnh lý khác kèm chiếm 68,75%.

Bảng 14: Các tình trạng bệnh lý khác kèm


Các tình trạng bệnh lý khác kèm

n

Tỉ lệ (%)

Nhiễm trùng

11

22,92

Viêm phúc mạc

2

4,17

Suy hô hấp

14

29,17

Vàng da

15

31,25

Hạ thân nhiệt

12

25,00

Hạ đường máu

12

25,00

Hội chứng xuất huyết

2

4,17

Rối loạn nước điện giải

4

8,33

Suy kiệt

1

2,08

Trẻ dị tật liên quan ống tiêu hoá có các tình trạng bệnh lý khác kèm như vàng da, suy hô hấp, nhiễm trùng gặp nhiều.

4. BÀN LUẬN

4.1. Về giới tính và tuổi thai

Trong số 48 trẻ sơ sinh dị tật bẩm sinh thường gặp liên quan ống tiêu hóa được nghiên cứu gồm có 32 trẻ nam chiếm 66,67% so với 16 trẻ nữ chiếm 33,33%; phù hợp với một vài nghiên cứu khác [4], [10], tuy nhiên vẫn chưa có một giải thích rõ ràng, khoa học cho vấn đề này, cần phải có những công trình nghiên cứu sâu hơn.

Tuổi thai đẻ non có liên quan mật thiết đến vấn đề dị tật nói chung [7] và cả dị tật ống tiêu hoá [8]; trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 9 trường hợp dị tật là non tháng (18,75%) và 39 trẻ đủ tháng nhưng vẫn có dị tật (81,25%). Kết quả cũng được ghi nhận ở những nghiên cứu của các tác giả khác về dị tật ống tiêu hoá [4], [6], [11].

4.2. Về cân nặng, số lần sinh, địa dư

Cân nặng lúc sinh của trẻ dưới 2500g gặp 13 trường hợp chiếm 27,08%, trên 2500g chiếm 72,92% như vậy đa số trẻ em dị tật trong lô nghiên cứu này là trẻ sinh đủ cân, cũng là một điều kiện thuận lợi để xử trí số trẻ này; tuy vậy những trẻ nhẹ cân thì tiên lượng thường dè dặt hơn, nhất là 7 trường hợp chậm phát triển trong tử cung. Kết quả tương tự các tác giả [4], [11].

Phần lớn trẻ ở nông thôn 38 trẻ chiếm 79,17% điều này cũng dễ hiểu vì đa số dân số trong khu vực sống ở nông thôn nên tỉ lệ này cũng chiếm tỉ lệ cao, tuy vậy cũng cần có những nghiên cứu sâu hơn vì nông thôn ở trong khu vực chịu nhiều tác hại của di chứng chiến tranh như chất độc hoá học, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

4.3. Về thời điểm phát hiện dị tật

Nhờ phương tiện chẩn đoán trước sinh đã được triển khai bước đầu, trong lô nghiên cứu của chúng tôi trường hợp dị tật phát hiện trước sinh như siêu âm thấy hình ảnh tắc ruột, đọng dịch hố sau. Đây là loại kỹ thuật cần được triển khai rộng rãi và chú ý hơn để việc xử trí cho trẻ sẽ tốt hơn nhiều ngay sau khi chào đời. Tuy vậy hầu hết là số trẻ được phát hiện dị tật sau sinh một thời gian 35 trường hợp chiếm 72,92% kết quả tương tự tác giả khác [4]; thậm chí có 2 trẻ vào viện lần thứ 2 mới xác định được bệnh Hirschsprung.



4.4. Về các đặc điểm lâm sàng

Tình trạng nôn là biểu hiện đáng lưu ý nhất trong dị tật liên quan ống tiêu hoá, có đến 33 trường hợp trẻ có triệu chứng nôn chiếm phần lớn 68,75% ở nghiên cứu của chúng tôi. Triệu chứng nôn hầu như gặp với tất cả các dị tật gây tình trạng tắc ống tiêu hoá bất kỳ ở đâu từ thực quản đến hậu môn, kết quả này phù hợp với y văn [9]. Trong đó phần lớn (63,64%) trẻ có nôn trong 24 giờ sau sinh, đặc biệt là nôn vào lần bú đầu tiên cần lưu ý đến những trường hợp tắc thực quản. Những trẻ nôn ra dịch ruột nghĩa là có mật trong đó vì thế tỉ lệ chất nôn có chứa mật là cao 60,6% trong các trường hợp dị tật ống tiêu hoá có biểu hiện tắc ruột.

Theo nghiên cứu của chúng tôi trường hợp dị tật ống tiêu hóa có chậm đào thải phân su sau 24 giờ chiếm tỉ lệ cao 53,33%. Điều này phù hợp với các tác giả khác [9], [10].

Một triệu chứng tiêu hoá khám tiếp theo là đánh giá bụng có chướng. Với nghiên cứu của chúng tôi đa số các trường hợp dị tật ống tiêu hóa có bụng chướng (31 trường hợp) chiếm 66,67%. Trong nghiên cứu này ghi nhận hầu hết trẻ sơ sinh dị tật liên quan ống tiêu hoá có bụng chướng thấy ở thời kỳ sớm trong tuần đầu sau sinh, chiếm 84,38%. Trẻ dị tật ống tiêu hoá có chướng bụng từ mức độ rõ đến rất rõ chiếm tỉ lệ cao 65,62%.

Việc thăm trực tràng cũng rất cần thiết với trẻ có hội chứng tắc ruột sơ sinh nghi ngờ có dị tật bẩm sinh ống tiêu hoá. Thăm trực tràng thực hiện để xác định trẻ sau sinh có phân su không. Nhìn kỹ vào đầu ống thông để xem có gì; nếu thấy chất nhầy trắng cần nghĩ đến 2 bệnh cảnh teo ruột non hay tắc ruột phân su. Có 3 trường hợp chỉ có chất nhầy trắng ở hậu môn chiếm 7,69%.

Dấu hiệu tháo cống là tương đối kinh điển với các tác giả nghiên cứu về bệnh Hischsprung, nhưng ở nghiên cứu này chúng tôi chỉ có 6 trường hợp biểu hiện rõ, chiếm 31,58%.



4.5. Về các đặc điểm cận lâm sàng đáng lưu ý

Ngoài 2 loại dị tật liên quan ống tiêu hoá là thoát vị rốn và hở thành bụng, tất cả các trẻ dị tật ống tiêu hoá đều được chụp X quang không chuẩn bị và tùy theo vị trí phần ống tiêu hoá bị dị tật để chụp đặc hiệu. Về lĩnh vực này rất quan trọng, nhiều khi giúp chẩn đoán xác định trong các bệnh lý sơ sinh về dị tật ống tiêu hoá nên cần đặc biệt lưu ý; có khi phải chụp đi, chụp lại nhiều lần để xác định.

Chụp cản quang là một bước quan trọng trong việc chẩn đoán xác định các dị tật bẩm sinh ống tiêu hoá nhưng không phải với mọi trường hợp. Tùy theo vị trí dị tật cao hay thấp để chụp cản quang ống tiêu hoá trên (qua dạ dày) hay chụp cản quang ống tiêu hoá dưới (qua hậu môn).

Trong nghiên cứu của chúng tôi việc siêu âm bụng không được thực hiện ở toàn bộ các trẻ bị dị tật ống tiêu hoá. Đây là điều ghi nhận do thực tế khách quan hoặc/và chủ quan. Cần phải thấy rằng mọi trẻ dị tật liên quan ống tiêu hoá đều nhất thiết được làm siêu âm bụng để không chỉ xác minh chẩn đoán đang nghĩ đến mà còn để tìm và phát hiện các dị tật khác cơ quan khác phối hợp đi kèm. Nhờ siêu âm cũng phần nào giúp củng cố chẩn đoán và đặc biệt là đã có đóng góp bước đầu trong chẩn đoán trước sinh, việc này rất cần được phát triển hơn góp phần cho chẩn đoán và xử trí các dị tật liên quan ống tiêu hóa ở thời kỳ sơ sinh hiệu quả hơn.



4.6. Về các bệnh kèm theo và các dị tật đã phát hiện

Có 50 dị tật liên quan ống tiêu hoá ở 48 trẻ nghiên cứu, có 2 trường hợp phối hợp là 1 dị tật hậu môn-trực tràng kết hợp với thoát vị rốn và 1 kết hợp với teo thực quản. Dị tật liên quan ống tiêu hóa gặp nhiều nhất là bệnh Hirschsprung chiếm 38%; xếp thứ hai là dị tật hậu môn-trực tràng 18%; thoát vị rốn 14% đứng thứ ba; tiếp theo là thoát vị cơ hoành 10%, hở thành bụng 8%, teo thực quản dò thực quản-khí quản 6%, teo ruột non 4%, tắc tá tràng gặp ít nhất chỉ chiếm 2%. Kết quả này tương tự như ở bệnh viện Nhi Đồng I (không kể các dị tật thoát vị) [4].

Ở nghiên cứu của chúng tôi có đến 22,92% dị tật liên quan ống tiêu hoá có phối hợp các dị tật. Các dị tật liên quan ống tiêu hoá đều có phối hợp dị tật với phần lớn các cơ quan. Dị tật ống tiêu hoá phối hợp nhiều nhất với dị tật tim mạch có 4 trường hợp chiếm 8,33%, tiếp theo là hội chứng Down chiếm 6, 25% và dị tật cơ xương 6,25%, kế đến phối hợp với dị tật khác của ống tiêu hoá 4,17% và sinh dục là 4,17% các trường hợp, có 2,08% kết hợp với hô hấp và 2,08% với tiết niệu, 2,08% với dị tật khác đó là khe hở môi hàm.

Có 33 trường hợp trẻ dị tật liên quan ống tiêu hoá có các tình trạng bệnh lý khác kèm chiếm 68,75%; đó là vàng da, suy hô hấp, nhiễm trùng gặp nhiều.



5. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, bệnh lý của 48 trẻ dị tật thường gặp liên quan ống tiêu hóa ở Phòng Sơ sinh Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi kết luận:



5.1. Các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

- Trẻ nam (66,67%) nhiều hơn trẻ nữ (33,33%).

- Trẻ đẻ non chiếm 18,75%. Trẻ nhẹ cân chiếm 27,08%.

- Trẻ dị tật ở nông thôn chiếm 79,17%.

- 72,92% trẻ có dị tật tiêu hóa được phát hiện sau sinh một thời gian.

- Trẻ dị tật bẩm sinh liên quan ống tiêu hóa có triệu chứng nôn chiếm 68,75%, 73,73% ở ngày đầu. Chậm đào thải phân su chiếm 53,33%. Bụng chướng chiếm 66,67% (p<0,05), 84,48% trong tuần đầu sau đẻ. Trẻ sơ sinh bệnh Hirschsprung không có dấu tháo cống chiếm tỉ lệ cao 68,42%.

- Có 68,75% trường hợp dị tật bẩm sinh ống tiêu hoá chụp X quang bụng và/hoặc ngực không chuẩn bị. Chụp cản quang ống tiêu hoá chiếm 41,67%. Có 43,75% trẻ được siêu âm bụng.

5.2. Đặc điểm bệnh lý

- Về phân bố các loại dị tật: bệnh Hirschprung chiếm tỉ lệ cao nhất 38%, dị tật hậu môn-trực tràng 18%, thoát vị rốn 14%, thoát vị cơ hoành 10%, hở thành bụng 8%, teo thực quản dò khí-thực quản 6%, teo ruột non 4%, tắc tá tràng chiếm 2%.



- Sự phối hợp dị tật: đơn dị tật chiếm 77,08%, đa dị tật chiếm 22,92%. Dị tật ống tiêu hoá phối hợp nhiều nhất với dị tật tim, hội chứng Down và dị tật cơ xương. Có 68,75% trẻ dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa có tình trạng bệnh lý kèm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Đức Dũng, Nguyễn Thanh Mạnh (2003). Khảo sát tình hình dị tật bẩm sinh tại Phòng sơ sinh Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế và bước đầu tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa. Trường Đại học Y khoa Huế.

  2. Lương Thị Thu Hiền (2000). Mô hình dị tật bẩm sinh tại Viện Nhi trung ương. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

  3. Tô Thanh Hương, Trần Liên Anh (1990). "Tình hình dị tật bẩm sinh ở khoa sơ sinh của Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em Hà Nội”. Nhi khoa số 1, Tổng hội Y Dược học Việt Nam, tr.20-30.

  4. Nguyễn Trần Nam (2006), Đặc điểm các yếu tố nguy cơ tử vong ở sơ sinh dị dạng bẩm sinh đường tiêu hoá được phẫu thuật tại Khoa Hồi sức Ngoại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

  5. Nguyễn Thị Phượng, Vũ Chí Dũng (1997). “Bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh trong 6 năm 1991-1996 tại Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em Hà Nội”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em, tr. 145-153.

  6. Ali A, Zahad S, Masoumeh A, Azar A (2008), Congenital malformations among live births at Arvand hospital, Ahwaz, Iran – a prospective study, Pakistan Journal of Medical Sciences, 24 (1), pp. 33-37.

  7. Kase JS, Visintainer P (2007), The relationship between congenital malformations and preterm birth, Journal of Perinatal Medicine, 35 (6), pp. 538-542.

  8. Kumar P (2008), Dysmorphology, Gastrointestinal Malformations, Congenital Malformations _ Evidence-Based Evaluation and Management, McGraw-Hill, New York, pp. 3-11, 215-250.

  9. Robert M. Kliegman, Richard E. Behrman, Hal B. Jenson, Bonita F. Stanton (2007), Nelson Textbook of Pediatrics, Saunders, International edition, 18th edition, Philadelphia, pp. 723-728, 746-750, 775-777, 1543-1544, 1555-1562, 1565-1567, 1635-1641.

  10. Tárnok A, Méhes K (2002). Gastrointestinal Malfomations, Associted Congenital Abnormalities and Intrauterine Growth. Journal of Pediatric Gastroenterology and Nutrition, 34: 406-409.

Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 154.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương